Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Cách Hay Giúp Bé Sơ Sinh Ngủ Ngon, Không Quấy Khóc mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhiều cha mẹ lần đầu nuôi con nhỏ sẽ rất lóng ngóng trong cách xử lý làm sao khi con khó ngủ, ngủ không sâu giấc, giật mình, vặn mình hoặc quấy khóc nhiều. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu 10 cách hay giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, không quấy khóc các mẹ cũng tham khảo nha.
Tập cho bé tự ngủ
Một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà ít ai nghĩ tới, đó là cần cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi hoặc một góc riêng của bé chứ không phải nhờ sự dỗ dành của mẹ. Khi cha mẹ thấy trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, các mẹ nên đặt trẻ vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang, bạn nên kết hợp trò chuyện, hát … để giữ bé tỉnh ngủ. Cho đến khi bé hoàn thành cữ bú, bạn mới nên chuyển sang “ dỗ ngủ” cho bé.
Cho bé bú đủ trước khi ngủ
Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ khi bé có nhu cầu cần bú sữa mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Vì dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên khoảng 3-4 tiếng bạn nên cho bé bú 1 lần, đừng để bé ngủ lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú. Bạn có thể đánh thức bé dậy và cho bú, sau đó mới đặt bé ngủ lại.
Để bé nằm ngửa
Đặt bé nằm thẳng, nằm ngửa sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn đồng thời làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) do các bé không thể tự lật sấp hay lật nghiêng và khiến mình bị ngộp thở.
Quấn bé trong chăn mỏng
Khi ngủ và được quấn mình trong một chiếc chăn mỏng, bé sẽ có cảm giác an toàn và được che chở như khi nằm trong vòng tay mẹ. Cách này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình khi ngủ.
Cho bé nằm nôi
Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, cần đặt trẻ vào trong nôi chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay của mẹ vì thật là một sự báo động cho trẻ nếu ngủ trong tay mẹ mà lại thức giấc ở một nơi khác.
Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn đặt trẻ vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang, mẹ nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú bạn mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ
Dọn “chuồng” cho bé ngủ
Chỗ ngủ của bé cần thoáng mát và nhất là không nên để các đồ chơi, các vật dụng khiến chỗ ngủ của bé không được thoải mái và có thể gây nguy hiểm cho bé. Ngoài ra các mẹ cũng cần chú ý nên để cho bé 1 cái gối ôm hoặc 1 cái túi ngủ.
Mát xa cho bé
Từ sơ sinh cho đến bé tập đi đều sẽ dễ ngủ hơn nếu được mát xa 15 phút trước khi đi ngủ. Các mẹ thoa đều một lớp dầu mát xa dành cho bé rồi kết hợp với những động tác mát xa nhẹ nhàng, vừa phải giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn.
Chú ý giấc ngủ ban ngày
Để ban đêm bé ngủ sâu giấc thì những giấc ngủ ban ngày nên hạn chế lại không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày.
Dỗ trẻ bằng âm nhạc
Bạn có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ.
Lựa chọn thảo dược cho bé
Nếu các mẹ đã thử đủ mọi cách mà bé vẫn khó ngủ, giật mình, quấy khóc … thì mẹ nên tham khảo bổ sung siro thảo dược chuẩn hóa như Tía tô đất, hoa Lạc tiên tây, hoa Đoạn lá bạc.
Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý nghe nói lá cây này, hoa cây kia có tác dụng chữa bệnh này, bệnh kia mà tự ý hái về tự chế biến và sử dụng cho bé. Việc lựa chọn sản phẩm nào giúp bé ngủ ngon, mẹ cần lưu ý đến thành phần sử dụng, nguồn gốc, tổ chức đứng ra chuẩn hóa dược tính và cấp giấy phép sử dụng, đảm bảo an toàn và sử dụng đươc trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Fitobimbi Sonno, một sản phẩm thuộc nhóm Fitobimbi Sơ sinh – Khởi đầu cho sự phát triển của bé có thành phần gồm:
Chiết xuất hoa Lạc tiên tây
Chiết xuất hoa Đoạn lá bạc
Chiết xuất lá Tía tô đất
Tinh dầu Tía tô đất
Fitobimbi Sonno hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ ngon giấc, dễ đi vào giấc ngủ, hỗ trợ giảm căng thẳng ở trẻ. Fitobimbi Sonno dùng được cho trẻ từ 1 ngày tuổi. Sản phẩm thích hợp dùng cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay thức giấc ban đêm, quấy khóc; trẻ bị căng thẳng thần kinh.
Cách dùng Fitobimbi Sonno: 1 lần hút tương đương với 15 giọt. Siro vị ngọt thanh dễ uống. Trẻ từ sơ sinh đến 12 tuổi: Dùng 10 đến 20 giọt vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc khi có nhu cầu. Có thể sử dụng liên tục trong ít nhất 1 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể sử dụng thành nhiều đợt trong một năm, mỗi đợt kéo dài không quá 3 tháng. Sản phẩm có thể dùng trực tiếp hoặc pha loãng với nước, đồ uống khác (trà, sữa, trà hoa cúc, nước hoa quả). Lắc kĩ trước khi dùng.
Fitobimbi Sonno với nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại và kiểm soát nghiêm ngặt từ Italia (theo GMP, ISO 22000) nên phù hợp với trẻ nhỏ.
Trẻ Sơ Sinh Gắt Ngủ Quấy Khóc Làm Thế Nào Giúp Bé Ngủ Ngon Giấc
Nuôi con là một hành trình mà bố mẹ cần phải vượt qua, bố mẹ phải đồng hành cùng con trên suốt hành trình đó. Chăm sóc cho con là một trong những niềm vui và hạnh phúc của các ông bố và bà mẹ.
Và việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh cực kỳ quan trọng, đòi hỏi bố mẹ quan tâm và chăm sóc rất kỹ cho con. Nhưng có nhiều ông bố bà mẹ lần đầu tiên làm bố mẹ thì cảm thấy rất là bỡ ngỡ trong việc chăm sóc cho con.
Nếu như trường hợp trẻ sơ sinh gắt ngủ quấy khóc thì bố mẹ phải làm như thế nào?
Trước hết các bạn phải tìm hiểu nguyên nhân làm sao bé gắt ngủ và quấy khóc.
Nguyên nhân dẫn đến bé gắt ngủ?
Đối với những em bé chưa biết nói đặc biệt là trẻ sơ sinh thì bé sẽ thể hiện qua tiếng khóc. Tiếng khóc của bé sẽ truyền cảm xúc mong muốn của bé đối với người lớn. Và trẻ khóc có thể là do nhiều nguyên nhân:
Trẻ quá buồn ngủ
Nếu như bạn không cho bé đi ngủ sớm, không đi ngủ theo nhu cầu của bé dẫn đến bé buồn ngủ và mệt mỏi thì bé cũng quấy khóc.
Trẻ ngủ chưa đủ giấc
Khi trẻ ngủ chưa đủ giấc mà chợt tỉnh dậy là một trong những nguyên nhân dẫn đến bé gắt gỏng khóc lóc.
Trẻ bị đầy bụng
Nếu như trẻ ti quá nhiều sữa sẽ dẫn đến NO và không thể ngủ ngay được, trường hợp trẻ bị đầy bụng ảnh thì sẽ gắt gỏng khó ngủ dữ dội. Hãy làm cho bé ợ hơi rồi hãy cho bé đi ngủ.
Trẻ ngủ gặp mộng
Lúc này trẻ sẽ khóc thét lên, nếu như trẻ gặp một giấc mơ sợ hãi và căng thẳng.
Thiếu vitamin
Trường hợp trẻ bị thiếu Vitamin D ê dẫn đến thiếu canxi, Điều này thể hiện qua sự gắt ngủ, đêm khóc dữ dội, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
Nói chung còn rất nhiều nguyên nhân làm cho trẻ trở nên quấy khóc, và gắt ngủ.
Khắc phục tình trạng gắt ngủ cho trẻ?
Với những thói quen sau đây sẽ giúp cho bạn giải quyết được tình trạng trẻ gắt ngủ và quấy khóc.
Tập cho bé ngủ đúng giờ giấc
Tập cho trẻ thói quen ngủ sớm hơn và đúng giờ hơn: đừng cho trẻ ngủ muộn quá cũng như đừng cho trẻ thức quá khuya bởi vì sẽ dẫn đến hiện tượng trẻ gắt ngủ và quấy khóc, điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lý của bố mẹ.
Tạo môi trường giúp bé ngủ ngon
Và khi bé đi ngủ thì hãy tạo một môi trường mát mẻ để bé dễ ngủ hơn cũng như giúp cho bé ngủ ngon giấc hơn.
Vỗ về an ủi trẻ
Vỗ về an ủi trẻ để trẻ cảm thấy yên tâm, nếu như bé có gặp những giấc mơ và trở nên gắt gỏng. Hãy ôm bé vào lòng vỗ về vuốt ve để cho bé ngủ trở lại.
Bổ sung vitamin theo chỉ định bác sĩ
Nếu trường hợp trẻ bị thiếu Vitamin D thì hãy bổ sung thêm cho trẻ. Nhu cầu vitamin D của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 400 đơn vị trên một ngày, có thể bổ sung bằng thực phẩm hoặc là bằng đường uống cho trẻ, Nếu sử dụng vitamin D từ thuốc bổ sung thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Phơi nắng sớm
Tốt nhất là nên phơi nắng cho trẻ 15 đến 20 phút mỗi ngày vào sáng sớm từ 6 giờ đến 8 giờ sáng.
Không cho trẻ ăn quá no khi ngủ.
Dinh dưỡng đầy đủ
Cung cấp đủ hàm lượng sắt cho bé. Khi bé ăn dặm thì không nên cho ăn quá nhiều đồ ăn giàu năng lượng đặc biệt là buổi tối.
Nếu như trẻ gặp những tình trạng bất thường về sức khỏe thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất. Bởi vì bé thường xuyên gắt gỏng khó ngủ và quấy khóc cũng có thể là do bệnh lý cho người.
Và bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, chúng tôi không đưa ra bất kỳ lời khuyên hoặc thay thế phương pháp điều trị y khoa nào.
Bé 2 Tuổi Ngủ Không Ngon Giấc Hay Giật Mình, Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc phải làm sao đang là câu hỏi thắc mắc của các bậc phụ huynh khi chăm sóc con mình. Việc trẻ gặp phải những triệu chứng trên có thể là hiện tượng sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là triệu chứng của một loại bệnh lý nào đó. Do đó, việc cần thiết nhất ngay lúc này là các mẹ cần phải theo dõi, khắc phục những vấn đề trên một cách sớm nhất.
Theo Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh, chuyên gia đầu ngành về Thần kinh cho biết; Ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc là triệu chứng thường gặp ở nhiều trẻ hiện nay. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do môi trường sống, hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn chỉnh, các mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc do trẻ tè ướt bỉm nhưng không thay, cũng có thể là do trẻ đang mắc phải các bệnh lí về tiêu hoá, bệnh còi xương, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp, giun kim hoặc côn trùng cắn… gây nên. Đối với các dạng mất ngủ do tác động bởi yếu tố bên ngoài gây ra thì các mẹ nên áp dụng ngay 7 cách giúp bạn khắc phục hiệu quả chứng ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc ở bé 2 tuổi.
7 mẹo giúp khắc phục tình trạng bé 2 tuổi ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc
1. Phòng ngủ cho bé phải đảm bảo:
Phòng ngủ của bé cần phải đảm bảo ấm áp về mùa đông và mát mẻ vào mùa hè (không nên dùng máy lạnh cho bé). Cần phải tắt hết đèn khi bé ngủ và nếu dùng đèn ngủ phải dùng màu tối và dịu để tránh chói mắt làm trẻ giật mình.
2. Cho bé ngủ chung giường với ba mẹ:
Theo các chuyên gia y tế, việc cho trẻ ngủ chung giường với bố mẹ là điều rất tốt nếu như cả hai vợ chồng đảm bảo sự an toàn và không chuyển chỗ ngủ của bé trong đêm. Khi bé ngủ chung giường sẽ có cảm giác an toàn, không bị giật mình và quấy khóc.
Lưu ý: Khi cho trẻ ngủ chung giường, cha mẹ cần phải tập thói quen sinh hoạt giống với trẻ (ngủ cùng giờ với bé, thức cùng giờ, hạn chế nói chuyện trong lúc bé ngủ, hạn chế tiếng động….) giúp bé có giấc ngủ ngon giấc.
3. Cho trẻ uống sữa vừa đủ no trước khi ngủ:
Trước khi ngủ để tránh tình trạng bé đói bụng lúc nửa đêm, xuất hiện những biểu hiện trên làm ảnh hưởng đến giấc ngủ thì các mẹ nên cho bé uống sữa vừa đủ no trước khi đi ngủ.
4. Bổ sung thực phẩm tốt cho giấc ngủ của bé:
Một số loại vitamin cần thiết bé như: Vitamin D, kẽm, vitamin nhóm B, thực phẩm giàu omega 3… có tác dụng điều trị chứng ngủ không ngon giấc, biếng ăn, phát triển hoàn thiện hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thức ăn một cách tốt nhất. Ngoài ra, việc bổ sung đủ vitamin D giúp phòng tránh được bệnh còi xương ở trẻ nhỏ.
5. Tắm cho bé trước khi ngủ:
Một giấc ngủ ngon giấc, thoải mái và lâu dài (đủ 8 tiếng) nếu như các mẹ chịu khó tắm cho bé trước khi bé đi vào giấc ngủ 30 phút. Điều này không chỉ giúp cơ thể bé luôn sạch sẽ, dễ chịu hơn mà còn phòng tránh được một số tác nhân gây bệnh viêm da cho trẻ.
Khi tắm cho bé các mẹ nên dùng nước ấm để tắm, sau khi tắm xong dùng khăn mềm lau khô cho bé rồi sau đó mặc đồ ngủ cho bé để bé có một giấc ngủ ngon hơn.
6. Massage cho bé trước khi ngủ:
Muốn bé nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ngủ ngon giấc… ngoài những cách làm trên, các bậc phụ huynh nên dành ít nhất 15 -20 phút để massage tay, chân, bụng, lưng cho bé trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu dành cho trẻ em lên vùng da chân hoặc bụng rồi dùng tay massage nhẹ nhàng theo vòng kim đồng hồ hoặc theo hướng từ ngoài vào trong.
* CHÚ Ý: Sau khi thực hiện các giải pháp trên nhưng tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay giật mình, quấy khóc vẫn thường xuyên xuất hiện và không có phần cải thiện thì rất có thể bé đang mắc phải bệnh lí nào đó bên trong cơ thể. Do đó, các mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để được bác sĩ khám và hướng dẫn cách điều trị. Nhằm khắc phục tình trạng giấc ngủ bị gián đoạn ở trẻ và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm xuất hiện ở trẻ do ảnh hưởng giấc ngủ.
CHIA SẺ THÊM:
Mẹo Rèn Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngoan Xuyên Đêm, Không Quấy Khóc
Thức đêm ngủ ngày là thói quen của rất nhiều bé và là nỗi sợ của nhiều bậc cha mẹ. Làm thế nào để bé ngủ khoa học, ít quấy đêm? Trong 2 tháng đầu, trẻ sơ sinh ăn ngủ không theo quy luật. Con có thể ngủ từ 10-18 tiếng/ngày và mỗi lần từ 3-4 tiếng. Tuy nhiên, bé không phân biệt được ngày và đêm. Và vì thế, bé có thể thức dậy lúc 1h- 5h sáng. Từ 3-6 tháng tuổi, nhiều bé có thể ngủ liền 6 tiếng. Nhưng thời gian để trẻ học thói quen tốt nhất là từ 6 -9 tháng tuổi.
Tạo thói quen ngủ cho bé
1 nghiên cứu với 405 bà mẹ có con từ 7-36 tháng tuổi chỉ ra rằng những đứa trẻ có thói quen ngủ tốt sẽ dễ ngủ hơn, ngủ sâu hơn và ít quấy khóc về đêm hơn.
Bố mẹ thường tập thói quen này cho con từ sớm 6-8 tuần tuổi. Thói quen của bé có thể được tạo thành từ nhiều hoạt động khác nhau, mấu chốt nằm ở :
– Chơi đùa ban ngày và giữ yên lặng vào buổi tối. Điều này giúp bé không quá phấn khích trước khi đi ngủ, mà lại đủ mệt vì những hoạt động từ ban ngày.
– Hành động lặp đi lặp lại, ngày cũng như đêm để tạo thói quen cho bé
– Giữ mọi thứ ổn định, nhất là khoảng thời gian sau.
– Nhiều bé thích được tắm trước khi đi ngủ, điều này giúp bé thoải mái hơn.
– Làm những thứ con thích vào cuối ngày để khuyến khích bé đi ngủ.
– Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé ngủ say.
Duy trì điều kiện ngủ trong phòng. Nếu bé thức dậy lúc nửa đêm, hãy đảm bảo rằng âm thanh và ánh sáng trong phòng vẫn giống như lúc bé ngủ say.
Để bé ngủ trên giường
Từ khi bé được 6-12 tuần tuổi, cha mẹ chỉ cần ru cho bé buồn ngủ, sau đó nên đặt con xuống giường và để bé tự đi vào giấc ngủ. Đừng chờ đến khi con ngủ say trên tay bạn, điều này sẽ tạo thói quen để bé tự xoay sở, cha mẹ sẽ không cần dỗ dành con nếu bé có thức giấc lúc nửa đêm.
– Luôn để bé nằm ngửa
– Để bé ngủ trên mặt phẳng kiên cố, xe hơi và các thiết bị khác không được khuyến khích cho chỗ ngủ thường xuyên của bé.
– Bé nên ngủ cùng phòng nhưng không cùng giường với bố mẹ
– Bỏ các đồ vật mềm như chăn, gối, gấu bông ra khỏi cũi ngủ
– Không sử dụng thiết bị định vị
– Cho bé ngậm núm vú lúc ngủ trưa và trước lúc đi ngủ
– Tránh giữ đầu bé quá ấm
– Tiêm cho bé các loại vắc xin được khuyến cáo
– Không hút thuốc
– Nuôi con bằng sữa mẹ
– Đặt em bé trong cũi khi bé buồn ngủ, nhưng vẫn tỉnh táo. Sau khi hoàn thành thói quen của bé trước khi ngủ, hãy rời khỏi phòng.
– Nếu bé khóc, chờ đợi một vài phút trước khi quay lại. Thời gian chờ đợi phụ thuộc vào bạn và bé. Bạn có thể đợi từ 1-5 phút.
– Khi bạn quay lại, cố gắng dỗ dành bé. Nhưng đừng bế bé lên và không ở lại trong hơn 2 hoặc 3 phút, ngay cả khi bé vẫn khóc. Nhìn thấy bạn là đủ để bé biết bạn ở gần và có thể tự quay trở lại giấc ngủ.
– Nếu bé vẫn khóc, tăng dần số lượng thời gian chờ đợi trước khi đi quay lại.
Những ngày đầu áp dụng phương pháp này, cha mẹ có thể gặp khó khăn nhưng bạn sẽ nhận ra sự thay đổi trong thói quen ngủ của con sau 3-4 ngày hoặc 1 tuần.
Theo Thu Hiền (webmd) (Khám phá)
Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Cách Hay Giúp Bé Sơ Sinh Ngủ Ngon, Không Quấy Khóc trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!