Đề Xuất 3/2023 # 5 Cách Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # 5 Cách Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Cách Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giai đoạn từ trong bào thai tới khi dậy thì sẽ trải qua những cột mốc tăng chiều cao cho trẻ không thể bỏ qua. Nhưng để giúp phát triển chiều cao cho trẻ hiệu quả, các bậc phụ huynh đừng bỏ lỡ 5 cách tăng chiều cao lý tưởng được các chuyên gia tư vấn.

1. Các giai đoạn tăng trưởng chiều cao ở trẻ

Có ba giai đoạn phát triển chiều cao vượt bậc ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý đến như:

Thời kỳ trẻ còn trong bụng mẹ

Trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sẽ nhận hoàn toàn dinh dưỡng từ người mẹ. Do đó, để con phát triển tốt nhất, mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bản thân và thai nhi qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ có thể tăng từ 10 – 20 kg và con sẽ nặng trung bình từ 2,5 – 4 kg, chiều cao từ 45 – 50cm khi chào đời. Đây được coi là “bước nền” rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Giai đoạn trẻ sơ sinh đến khi trẻ lên 3 tuổi

12 tháng đầu tiên sau khi chào đời trẻ sẽ phát triển rất nhanh về chiều cao, trung bình bé tăng khoảng 20 – 25 cm, thậm chí còn cao hơn. Trong 2 năm tiếp theo, mỗi năm trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm nếu được chăm sóc tốt với chế độ dinh dưỡng cân bằng và môi trường sống thuận lợi.

Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì

Độ tuổi bắt đầu dậy thì của bé gái là từ 9 – 11 tuổi và với trẻ trai là từ 11 – 13 tuổi. Trong giai đoạn dậy thì này, cơ thể trẻ có sự phát triển mạnh mẽ về vóc dáng và tâm sinh lý. Đặc biệt, trẻ sẽ tăng vọt về chiều cao, trung bình trẻ có thể cao lên 8 – 12 cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, vận động hợp lý và lối sống sinh hoạt lành mạnh.

Sau giai đoạn dậy thì, cơ thể trẻ sẽ vẫn có sự thay đổi về chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, thậm chí là không phát triển nữa. Chính vì vậy, đây là “cơ hội” cuối cùng để cải thiện chiều cao ở trẻ. Do đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động, thói quen sinh hoạt của trẻ trong từng giai đoạn phát triển, để giúp con đạt được chiều cao lý tưởng.

2. Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu phát triển chiều cao

Trẻ thèm ăn, ăn nhiều hơn

Nếu con có dấu hiệu đòi ăn, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn bình thường chứng tỏ cơ thể bé đang cần cung cấp “nguyên liệu” để phát triển chiều cao và cân nặng mạnh mẽ nhất. Lúc này, cha mẹ nên cho bé ăn uống đầy đủ dưỡng chất cần thiết và bổ sung thêm một số thành phần có lợi đối với phát triển chiều cao để bé tăng trưởng một cách tốt nhất.

Bé ngủ hay đạp chân

Trẻ em trong giai đoạn phát triển chiều cao thường dễ bị rơi vào trạng thái hoạt động trong giấc mơ, như mơ thấy mình đang chạy nhảy, chơi đùa… nên thường có những hành động vô thức là đạp chân hay đá chân, vung tay. Vì vậy, nếu bạn thấy trẻ có những hành động này trong khi ngủ thì tức là trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển mạnh.

Bé hay kêu đau chân

Ngoài lí do va chạm, chấn thương trong khi vui chơi, vận động thì khi bé kêu đau chân hay tê chân cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phát triển vượt trội về chiều cao. Khi thấy con có biểu hiện này, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi cơ thể bé đang trong giai đoạn tăng trưởng chiều cao nhanh nhất. Lúc này, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn và tác động mạnh đến các khớp xương. Các khớp xương phát triển dài ra có thể xuất hiện các cơn đau nhẹ, tê buồn ở chân, nhất là vào buổi tối.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ kêu đau nhiều, đau liên tục thì phụ huynh cần đưa bé đi khám để phòng ngừa nguy cơ thiếu canxi hay gặp một vấn đề gì đó về xương khớp.

3. Những yếu tố làm bé thấp lùn

Bên cạnh gen di truyền không thể can thiệp thì có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà hầu hết các bậc phụ huynh thường hay bỏ qua hoặc rất dễ mắc phải trong quá trình nuôi con như:

Uống quá nhiều nước ngọt, đồ uống có ga, đồ ăn nhiều muối

Các loại nước trên không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mà còn cản trở sự hấp thụ canxi của xương, khiến xương yếu đi và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao. Vì thế, bố mẹ nên hạn chế bé sử dụng các loại đồ uống này và thay vào đó bằng các loại nước ép trái cây, củ quả tươi vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thu canxi tốt hơn.

Hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn

Theo một kết quả nghiên cứu về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại 4 quốc gia đang phát triển, các bé dưới 2 tuổi gặp vấn đề về tiêu hóa như bị tiêu chảy từ 28 ngày mỗi năm sẽ giảm 0.38 cm khi các bé qua 2 tuổi. Khi hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm khuẩn sẽ hoạt động yếu đi, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Trẻ rất dễ bị biếng ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng… khiến chiều cao trẻ luôn “dậm chân” tại chỗ.

Do đó, cha mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế sự lây nhiễm các bệnh tiêu hóa do nhiễm khuẩn.

Môi trường sống

Yếu tố môi trường sống xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ sống trong môi trường lành mạnh, không bị ô nhiễm sẽ phát triển thuận lợi hơn những trẻ sống trong những nơi kém phát triển, không đủ nước sạch, ồn ào, ẩm thấp hoặc bị ô nhiễm.

Dậy thì sớm

Đậy thì sớm là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chiều cao ở trẻ vị thành niên. Khi trẻ dậy thì sớm hơn tuổi, cơ thể sẽ tiết ra các hormone tăng trưởng để kích thích sự phát triển xương khiến trẻ cao lên rất nhanh. Thế nhưng, các đầu xương cũng cứng lại rất nhanh khiến trẻ không thể cao lên được nữa. Thực tế, những trẻ bị dậy thì sớm thường có chiều cao khiêm tốn hơn các bạn cùng trang lứa. 

Không chăm sóc tốt giai đoạn thai kỳ

Trong quá trình mang thai, người mẹ không đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bản thân, dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi như canxi, vitamin B, C, sắt, kẽm… Điều này làm ảnh hưởng đến vóc dáng, cân nặng của bé. Vì thế, một số bé sinh ra bị nhẹ cân hoặc phát triển thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Ngồi xem tivi, chơi điện tử quá nhiều

Nhiều phụ huynh vì muốn dỗ con ăn ngon mà thường bật tivi hay điện thoại, ipad để cho con xem. Điều này vô tình khiến các bé tiếp xúc với đồ công nghệ từ sớm, dẫn đến thói quen “nghiện” các thiết bị điện tử. Mặt khác, trẻ ngồi một chỗ hàng tiếng chỉ để xem tivi hay chơi điện tử sẽ ảnh hưởng đến cột sống và kìm hãm sự phát triển chiều cao.

Chính vì thế, các bậc phụ huynh cần rèn cho trẻ cách ngồi đúng tư thế để tránh bị cong vẹo cột sống. Ngoài ra nên hạn chế trẻ sử dụng thiết bị điện tử, thay vào đó nên khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, vừa giúp trẻ vui chơi thoải mái vừa có thể bổ sung vitamin D giúp cải thiện sức khỏe và hỗ trợ tăng chiều cao đáng kể.

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi, vitamin D, MK7, kẽm, vitamin…

Chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn đầu đời có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất cũng như vóc dáng của trẻ. Nếu bé không được cung cấp đầy đủ các khoáng chất như kẽm, vitamin A và vitamin nhóm B1, B2 và B3 sẽ khiến cơ thể và trí não chậm phát triển, dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Đặc biệt nếu thiếu canxi – thành phần quan trọng cấu tạo nên xương, vitamin D và MK7 (có vai trò vận chuyển canxi vào xương) trẻ rất dễ bị còi xương và dẫn đến nguy cơ thấp lùn sau này.

Bổ sung quá nhiều canxi

Bất cứ chất dinh dưỡng nào dù tốt đến đâu nếu dư thừa cũng gây nên tác dụng phụ, và canxi cũng không ngoại lệ. Không thể phủ nhận vai trò của canxi đối với sự phát triển chiều cao của cơ thể. Thế nhưng cơ thể của trẻ chỉ tiếp thu một lượng canxi vừa đủ để xương hoàn thiện và phát triển tốt nhất. Chính vì vậy, nếu cha mẹ không hiểu kỹ và bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ gây dư thừa và tích tụ canxi trong máu. Canxi này sẽ đi vào xương khiến xương cứng sớm, điều này không chỉ khiến chiều cao chậm phát triển mà còn dẫn tới 1 loạt ảnh hưởng về sức khỏe khác.

4. Cách tăng chiều cao cho trẻ đúng chuẩn?

Khoa học đã chứng minh chiều cao của một người chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%), chế độ sinh hoạt (25%), di truyền (23%) và luyện tập thể dục thể thao (20%). Như vậy, bên cạnh yếu tố di truyền không thể can thiệp, cha mẹ có thể tác động đến dinh dưỡng, luyện tập và thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện chiều cao cho con. 

4.1. Chú ý hơn trong thời kỳ mang thai và sau sinh

Trong suốt giai đoạn thai kỳ, mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình, bởi thời điểm trẻ còn nằm trong bụng mẹ, trọng lượng và chiều cao của trẻ sẽ quyết định khá nhiều đến sự tăng trưởng của trẻ sau khi chào đời.

Chính vì vậy trước thời khi mang thai, trong quá trình mang thai và khi cho con bú, chị em cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như đạm, sắt, kẽm, canxi, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA),… để con phát triển khỏe mạnh, đạt chiều cao và cân nặng chuẩn khi còn trong bụng mẹ.

4.2. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất

Dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, chiều cao của trẻ, và trong từng giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng khác nhau.

Bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất sau: đạm (chiếm 10 – 15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60 – 65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và các vitamin, khoáng chất thiết yếu khác. Các nhóm thực phẩm này cần được đưa vào các bữa ăn một cách cân bằng và đa dạng các món ăn. Không nên ăn nhiều quá hoặc bỏ sót bất kỳ một chất nào dễ gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Trong nhóm đạm cần thay đổi món liên tục với thịt, cá, tôm, cua, lươn, đậu hũ… Ngoài 3 bữa chính một ngày, bạn nên bổ sung cho con từ 2-3 bữa ăn phụ.

Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các dưỡng chất giúp phát triển chiều cao tối đa như canxi, vitamin D3, vitamin K2, kẽm… và thành phần tăng cường sức đề kháng như vitamin A, E, C, Selen… Ngoài ra, cần thường xuyên cho trẻ vận động, chạy nhảy ngoài trời để cơ thể hấp thụ vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời giúp hấp thụ canxi một cách hiệu quả hơn.

Nhu cầu canxi ở mỗi lứa tuổi là khác nhau, chính vì thế, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung lượng canxi phù hợp với con. Các loại thực phẩm như sữa, cá con, xương ống động vật, cua, rong biển… là nguồn cung cấp canxi hiệu quả và an toàn. Việc bổ sung canxi bằng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác hại của thừa canxi.

4.3. Tạo thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cha mẹ cần tạo cho con những thói quen sinh hoạt khoa học để giúp con tăng chiều cao hiệu quả.

Hạn chế trẻ tiếp xúc với đồ công nghệ cao

Thói quen dùng điện thoại, xem ti vi hay chơi điện tử quá lâu không chỉ tạo tư thế xấu gây cản trở sự phát triển của xương mà còn làm ảnh hưởng đến thị lực.

Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc

Thời điểm xương phát triển mạnh nhất là lúc bé đang ngủ say, đặc biệt từ 23h đến 3h sáng. Đây là khoảng thời gian tuyến yên hoạt động mạnh nhất và tiết lượng lớn hormone tăng trưởng giúp xương phát triển tốt hơn. Vậy nên cha mẹ hãy chú ý cho con ngủ đủ trước 22h và ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối.

Để giúp bé nhanh đi vào giấc ngủ, mẹ nên đảm bảo điều kiện không ánh sáng, hạn chế tiếng ồn, nên sử dụng nệm, gối giúp bé có tư thế ngủ thoải mái, mặc quần áo mềm mại, rộng rãi, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ… để giúp bé ngủ ngon và sâu hơn.

Chia nhỏ bữa ăn

Thay vì ăn no vào 3 bữa chính, bạn nên cho bé ăn vừa phải và bổ sung thêm 2-3 bữa phụ mỗi ngày để kích hoạt khả năng chuyển hoá của cơ thể, tăng cường khả năng hấp thụ và bổ sung thêm năng lượng cho trẻ một ngày hoạt động hiệu quả.

Tham gia các hoạt động thể chất

Để xương phát triển khỏe mạnh, việc rèn luyện thể dục, thể thao là rất cần thiết. Trẻ quen lối sống thụ động, ngồi một chỗ, lười vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương và ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao. Bởi vậy, cha mẹ hãy hướng con tham gia các hoạt động vui chơi, tập luyện hàng ngày cũng là cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả.

Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời

Ánh nắng mặt trời cung cấp nguồn vitamin D tự nhiên rất cần thiết đối với sự phát triển của xương. Nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D thì xương sẽ không hấp thụ được canxi sẽ trở nên yếu dần, chiều cao vị thế cũng “đứng yên”. Chính vì vậy, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 15 phút mỗi ngày cũng là một trong những phương pháp cải thiện chiều cao cho trẻ hiệu quả.

Sinh hoạt đúng tư thế

Tư thế sinh hoạt hàng ngày cũng rất quan trọng đối với việc tăng chiều cao của trẻ. Tư thế đúng là đi đứng thẳng người, ngồi học đầu và cổ phải thẳng ngay ngắn, không cúi gập người hoặc gục trên bàn.

Tạo cho trẻ môi trường sống tốt nhất

Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển trí tuệ và thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch… có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, thấp còi cao. Bởi vậy, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con sống trong môi trường lành mạnh với điều kiện đầy đủ để con phát triển toàn diện.

Mặt khác, cha mẹ cũng cần hạn chế hút thuốc lá, bởi việc hít phải khói thuốc thụ động gây ức chế quá trình tiết hormone, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của xương và gây nhiều bất lợi đến sức khỏe và chiều cao của trẻ.

4.4. Tích cực tập luyện các bài tập giúp tăng chiều cao phù hợp với từng lứa tuổi

Tập luyện khoa học không chỉ giúp tăng chiều cao cho bé, mà còn tăng cường sức đề kháng, giúp con có một cơ thể khỏe mạnh. Tùy vào từng độ tuổi mà có những phương thức tập luyện phù hợp:

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này trẻ chưa thể tự mình vận động nhưng mẹ cũng không nên để bé nằm một chỗ quá nhiều. Thay vào  đó, mẹ có thể thực hiện các động tác massage toàn thân cho bé, nhất là các động tác vuốt chân, vuốt tay, xoa lưng… để giúp máu được lưu thông tốt hơn.

Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi

Bé bắt đầu biết tập lẫy, bò và chập chững những bước đi đầu tiên.

Với trẻ từ 3 – 4 tuổi

Ở độ tuổi này, cha mẹ có thể dạy con các động tác tập thể dục nhẹ nhàng. Đồng thời khuyến khích bé đi bộ thường xuyên để tăng cường hoạt động của cơ và kích thích hệ xương khớp phát triển.

Từ 5-10 tuổi

Đây là thời kỳ tiền dậy thì ở trẻ, lúc này hệ xương của trẻ đã phát triển chắc chắn hơn. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tập luyện các bài tập như chạy bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu… để kích thích xương khớp phát triển tốt hơn.

Tuổi dậy thì

Đây là lúc chiều cao đạt mức tăng trưởng cao nhất. Trong giai đoạn dậy thì, nếu được chăm sóc cơ thể đúng cách, trẻ có thể tăng từ 10 – 15 cm mỗi năm. Lúc này, chế độ tập luyện đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất, nhất là chiều cao. Do đó, bạn hãy khuyến khích bé tích cực tập luyện và chơi các môn thể thao giúp xương phát triển tốt như: bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ, xà đơn, các bài tập yoga, nhảy dây…

Các mẹ lưu ý, nên khuyến khích con vận động ngoài trời để giúp cơ thể hấp thụ Vitamin D từ ánh sáng mặt trời, giúp xương phát triển chắc khỏe.

4.5. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ phát triển chiều cao

Bên cạnh việc chăm chút chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý, để giúp tăng chiều cao cho trẻ, cha mẹ nên cho con sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp, an toàn, hiệu quả trong vô số những sản phẩm tràn lan trên thị trường hiện này không phải là điều đơn giản. Vì thế, phụ huynh cần quan tâm đến thành phần, cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.  

Theo các chuyên gia đầu ngành, sản phẩm chất lượng tốt và mang lại hiệu quả tăng chiều cao phải có sự kết hợp của các thành phần tốt cho xương như vitamin D3 và MK7 để giúp tăng hiệu quả hấp thụ canxi cho trẻ phát triển tốt nhất. Trong đó:

Canxi nano: Khác với canxi thông thường, canxi nano có kích thước siêu nhỏ nên có khả năng hấp thụ gấp 200 lần. Nhờ vậy, nó dễ dàng thẩm thấu qua thành ruột vào máu mà không bị lắng đọng tại các cơ quan khác.

Vitamin D3: Một loại vitamin D có khả năng tan trong dầu, vitamin D3 được ví như cầu nối để đưa canxi vào máu và giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương. Tuy nhiên, vitamin D3 chưa vận chuyển canxi vào xương ngay, mà cần có sự hoạt hóa của MK7 (vitamin K2 có nguồn gốc tự nhiên, được chiết xuất từ đậu tương lên men của Nhật Bản). MK7 “vận hành” khâu cuối cùng là đưa canxi từ máu vào xương. Nhờ vậy, cơ thể được hấp thụ tối đa canxi, giúp xương phát triển dài ra. Nếu thiếu MK7 lượng canxi sẽ không được vận chuyển hoàn toàn vào xương và lắng đọng canxi tại mạch máu, mô mềm. Ngoài ra, MK7 còn kích thích sản sinh collagen ở sụn giúp xương thêm dẻo dai, cứng cáp.

Các sản phẩm gắn mác giúp phát triển chiều cao xuất hiện tràn lan trên thị trường, do đó, bạn cần lựa chọn các sản phẩm uy tín lâu năm, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được sản xuất tại nhà máy dược đạt chất lượng. Đặc biệt chỉ nên tin dùng những sản phẩm được Bộ Y tế chứng nhận về độ an toàn. Và tùy thuộc vào độ tuổi của bé để chọn những sản phẩm phù hợp:

Với trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi: Ở độ tuổi này, cha mẹ nên ưu tiên cho bé dùng sản phẩm ở dạng cốm bởi chúng có mùi thơm, vị ngọt giúp kích thích vị giác của trẻ.

Nếu trẻ trên 10 tuổi, cha mẹ nên cho bé dùng dạng viên nén vì sự tiện lợi và hiệu quả.

Mỗi trẻ đều có những giai đoạn phát triển và tăng trưởng chiều cao nhất định. Chính vì vậy, cha mẹ hãy nắm bắt ngay và áp dụng những biện pháp tăng chiều cao hiệu quả để giúp con phát triển khỏe mạnh về vóc dáng lẫn trí tuệ và đạt được chiều cao mong ước về sau.

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí các cách tăng chiều cao cho trẻ khoa học nhất hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn.

Trẻ 5 Tuổi Cao Bao Nhiêu Và Cách Tăng Chiều Cao Cho Trẻ

Trẻ 5 tuổi sở hữu chiều cao bao nhiêu là phù hợp so với chiều cao trung bình hiện nay luôn là điều được rất nhiều người quan tâm, chú ý. Mặc dù vậy, không phải ai cũng nắm rõ được điều này. Hôm nay, Cao lớn khỏe mạnh sẽ giúp cho bạn có thể nắm rõ hơn được chiều cao chuẩn của trẻ 5 tuổi cũng như những bí quyết giúp cho trẻ có thể phát triển chiều cao nhanh chóng và hiệu quả nhất!

Chiều cao trung bình của trẻ 5 tuổi

Đối với trẻ 5 tuổi, mỗi năm, chiều cao của trẻ sẽ tăng khoảng 5cm. Ở độ tuổi này, chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm hơn so với giai đoạn từ 0-3 tuổi. Ở giai đoạn này, chiều cao chuẩn của bé trai sẽ đạt 109,2 cm, nặng 18.4 kg, với bé gái, chiều cao chuẩn của bé sẽ là 107,9cm, cân nặng khoảng 17,9kg.

Những mẹo giúp trẻ 5 tuổi tăng chiều cao

Hạn chế trẻ sử dụng điện thoại trước khi ngủ

Tránh bật đèn ngủ trong phòng của trẻ

Giữ cho trẻ ngủ với tư thế nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng

Tránh cho trẻ mặc quần áo chật khi ngủ

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất

Cho trẻ vận động thường xuyên

Với trẻ 5 tuổi, trẻ đã có thể tập luyện một số bài tập tăng chiều cao hoặc chơi những môn thể thao đơn giản, vì vậy mà các bạn hãy chú ý khuyến khích trẻ vận động thường xuyên để có thể cải thiện vóc dáng cơ thể nhanh chóng.

Việc trẻ vận động nhiều không chỉ giúp cho trẻ cứng cáp hơn, cải thiện thể lực… mà nó còn tác động rất lớn đến sự phát triển chiều cao của trẻ 5 tuổi bởi khi trẻ vận động, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ.

Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên dồi dào giúp cho trẻ tăng chiều cao nhanh chóng và hiệu quả.

Vitamin D có vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi được bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, nếu không có vitamin D thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được canxi, khiến cho lượng canxi dư thừa bị đào thải ra ngoài, điều này sẽ ảnh hưởng đến sư phát triển chiều cao của trẻ 5 tuổi.

Chú ý tư thế đứng, ngồi của trẻ

Tư thế đừng, ngồi của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến chiều cao của trẻ bởi nếu trẻ đứng, ngồi sai tư thế trong thời gian dài sẽ khiến cho trẻ dễ mắc phải những căn bệnh như cong vẹo cột sống…. Việc cột sống bị cong vẹo sẽ khiến cho chiều cao của trẻ tăng chậm cũng như ảnh hưởng đến vóc dáng của trẻ trong tương lai.

Cho trẻ uống đủ nước

Nước có tác dụng lọc độc tố và là nguyên liệu cho nhiều cơ quan hoạt động. Nếu không cung cấp đủ nước, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về chiều cao.

Do đó, độ tuổi này nên cung cấp 1,5-2l nước mỗi ngày. Ăn nhiều trái cây tươi có chứa nước để bổ sung đủ nước.

Phòng ngừa thiếu kẽm, thiếu sắt

Các bà mẹ nên chú ý cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất sắt: gan, máu, thịt, cá, tôm, đậu … và trẻ em cứ sau sáu tháng để đảm bảo Lượng sắt ở trẻ em không bị lãng phí. Người mẹ cũng nên cho bé ăn thịt, cá, trứng, sữa và đặc biệt là động vật có vỏ (nghêu, sò, sò …) để cung cấp đủ kẽm để đảm bảo sự phát triển của hệ cơ xương.

Giữ cho trẻ tinh thần thoải mái

Sự gia tăng căng thẳng kéo dài (căng thẳng) có thể có tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, làm thay đổi nồng độ của hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và hệ thần kinh. Chiều cao cho trẻ em là tạo ra một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi.

Làm Cách Nào Để Tăng Chiều Cao Cho Trẻ

Cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả

Các bài tập tăng chiều cao cho trẻ

Có nên sử dụng thực phẩm tăng chiều cao cho trẻ?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chiều cao của cá nhân phụ thuộc nhiều yếu tố: Di truyền (23%), dinh dưỡng (32%), tập luyện (20%), giấc ngủ và môi trường (25%). Trong các yếu tố này, di truyền khó thay đổi, còn yếu tố hoàn cảnh (dinh dưỡng, luyện tập, giấc ngủ và môi trường) có thể thay đổi được. Do vậy, tác động vào yếu tố hoàn cảnh là cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả nhất.

Vận động là cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả

So với thời kỳ dậy thì và trưởng thành, giai đoạn trẻ từ 2 – 10 tuổi có nhiều điểm khác biệt về cơ địa và nhận thức nên chế độ sinh hoạt (ngủ nghỉ, vận động), khẩu phần dinh dưỡng của trẻ cũng khác. Về cơ địa, bộ máy tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn còn yếu ớt, khả năng hấp thụ dinh dưỡng còn hạn chế. Vì vậy, khẩu phần ăn trong bữa chính chỉ góp một phần vào chế độ dinh dưỡng, phần còn lại được bổ sung qua bữa phụ và quà vặt như: sữa, bánh kẹo, trái cây,…

Khẩu phần ăn, các hoạt động của bé trong giai đoạn này đều được thực hiện từ sự điều phối và hỗ trợ của cha mẹ. Bản thân trẻ chưa nhận thức được tầm quan trọng của chiều cao, cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển vóc dáng. Cách tăng chiều cao cho trẻ hiệu quả trong giai đoạn này là cho bé ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrat, lipid, protid, khoáng chất và vitamin, đồng thời tập cho bé đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ (trước 9h đêm).

Các bậc cha mẹ nên cho bé đi tắm nắng vào sáng sớm trước 7h hoặc sau 5h chiều để cơ thể tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hỗ trợ hấp thụ canxi. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động thông qua các một số bài tập hay môn thể thao phù hợp cho bé như: gym, yoga, bơi lội, bóng rổ, nhảy dây,… để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và chiều cao.

Ở độ tuổi mới lớn, các bài tập tăng chiều cao như vươn cao, kéo giãn cơ, xương và toàn thân sẽ giúp các bé tăng trưởng tốt về chiều cao. Các bài tập phải được lựa chọn phù hợp lứa tuổi, với cường độ hợp lý và có sự hỗ trợ của cha mẹ.

Có thể tác động vào yếu tố sinh hoạt để tăng chiều cao cho trẻ

Đu xà 5 phút mỗi ngày: Theo các chuyên gia thể chất hàng đầu thế giới, việc đu xà đơn 5 phút mỗi ngày giúp thúc đẩy tối đa sự phát triển chiều cao ở trẻ em. Bài tập tăng chiều cao đơn giản này sẽ hỗ trợ khá hiệu quả cho mong muốn thúc đẩy chiều cao ở trẻ của bố mẹ. Tuy nhiên, cường độ đu xà phải phù hợp với thể trạng của trẻ và có sự trợ giúp, hướng dẫn của cha mẹ.

Duỗi thẳng cột sống: Bài tập giúp kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh cho các cơ vùng lưng. Yêu cầu của bài tập này là bé phải duỗi thẳng bàn chân trườn người lên, ưỡn cổ, uốn cong cột sống ra sau và hợp hít thở đều. Thực hiện động tác này mỗi sáng ngủ dậy từ 3 – 5 phút giúp phát huy tối đa sự phát triển của hệ xương. Duỗi thẳng cột sống là bài tập và cũng là cách tăng chiều cao cho trẻ 3 tuổi và dưới 3 tuổi hiệu quả.

Yoga: Một số động tác yoga giúp tăng chiều cao được thiết kế cho bé như đứng thẳng một chân, hai tay qua đầu, duỗi thẳng người hết mức có thể, giúp kéo căng cơ, cải thiện cơ bắp, tăng chiều cao cho trẻ. Thực hiện các bài tập đều đặn đúng cách từ 30 – 40 phút mỗi ngày, sẽ giúp cho xương, các cơ phát triển lớn hơn, đồng thời chiều cao của trẻ cũng nhờ đó mà tăng lên.

Bóng rổ: Các động tác bật nhảy, vươn người khi chơi bóng rổ sẽ giúp các đĩa đệm giữa các khớp xương giãn nở một cách tích cực, đồng thời giúp lượng hooc-môn tăng trưởng sản sinh nhiều hơn. Nhờ đó, chơi bóng rổ thường xuyên, vừa sức mỗi ngày sẽ giúp chiều cao của trẻ được tăng trưởng tốt hơn.

Bơi lội: Các động tác vươn tay, rướn người về trước và co duỗi chân khi bơi lội giúp giãn các khớp-sụn, gia tăng sản xuất hoóc-môn tăng trưởng cho cơ thể, cải thiện khả năng tăng chiều cao của trẻ. Vậy nên, bơi lội được xem là một trong những bài tập phát triển chiều cao toàn diện dành cho trẻ. Bơi lội là một trong các cách tăng chiều cao cho trẻ 4 – 10 tuổi được đông đảo bậc phụ huynh áp dụng cho con.

Bơi lội là cách tăng chiều cao cho trẻ nhanh chóng

Đạp xe: Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cho trẻ tập đi xe đạp sớm sẽ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đi xe đạp đúng cách từ 3-6 giờ/tuần một cách thường xuyên còn giúp bé tăng chiều cao đáng kể. Cách tốt nhất để tăng chiều cao cho trẻ từ xe đạp là nâng yên xe sao cho bàn chân của bé phải duỗi thẳng ra mới chạm tới bàn đạp. Áp dụng cách đạp xe này, chân bé sẽ dài ra nhanh hơn.

Trong kế hoạch cải thiện chiều cao cho con, câu hỏi: Có nên sử dụng thực phẩm chức năng tăng chiều cao cho trẻ hay không? Và nếu sử dụng thì nên dùng sản phẩm nào? được không ít các bậc cha mẹ quan tâm, cân nhắc. Đã có nhiều bậc cha mẹ đắn đo, rồi quyết định sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng chiều cao cho con. Còn số ít vẫn băn khoăn, chưa đủ niềm tin vào các sản phẩm này.

Vậy, đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì các bậc cha mẹ nên sử dụng thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao cho bé. Bởi tuổi mới lớn (từ 2-10 tuổi), cơ địa trẻ và bộ máy tiêu hóa còn rất yếu ớt, dễ mẫn cảm với thức ăn, chưa thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất từ thực phẩm.

Nubest Tall – một trong những sản phẩm tăng chiều cao được khách hàng tin dùng

Bằng chứng cho ví dụ này là các bé hay bị trớ, dễ đau bụng sau khi ăn. Trong giai đoạn này, dù cha mẹ có lên danh sách khẩu phần đầy đủ dưỡng chất thì một lượng lớn dinh dưỡng vẫn bị tiêu hao ra ngoài cơ thể trẻ. Do vậy, lời khuyên của các chuyên gia là cha mẹ nên bổ sung thêm dinh dưỡng cho con từ thực phẩm chức năng. Song song với khuyến khích phụ huynh lựa chọn thực phẩm chức năng, các chuyên gia cũng khuyến cáo một số hiểu lầm tai hại của số ít phụ huynh khi coi thực phẩm chức năng là thuốc tăng chiều cao cho trẻ.

Khi đã biết thực phẩm chức năng tăng chiều cao là cần thiết cho trẻ, các bậc phụ huynh sẽ tiếp tục băn khoăn không biết nên sử dụng sản phẩm nào để vừa hiệu quả vừa an toàn nhất. Theo chia sẻ của nhiều phụ huynh, các bậc cha mẹ nên lựa chọn sản phẩm Nubest Tall cho con mình.

Vậy tại sao phải là Nubest Tall? Bởi trong các thực phẩm chức năng tăng chiều cao cho trẻ hiện nay, chỉ có Nubest Tall chứa các thành phần dinh dưỡng 100% từ thiên nhiên, với công thức hỗ trợ tăng chiều cao vượt trội nhờ bổ sung nano canxi cho xương-sụn phát triển. Nhờ đó, mà chiều cao của trẻ được cải thiện trông thấy khi sử dụng sản phẩm kết hợp với chế độ dinh dưỡng đủ, vận động và nghỉ ngơi khoa học.

Không chỉ vậy, với các thành phần chiết xuất từ: Hải Sâm, Nấm Phục Linh, Vỏ cây Đỗ Trọng, Ích Mẫu, Bạch quả, nano caxi và collagen thủy phân type II – Nubest Tall còn có tác dụng tăng cường trí não, bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện về thể chất lẫn trí tuệ

Làm Sao Để Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Đúng Cách

Yếu tố nào quyết định đến chiều cao của trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh lo lắng về chiều cao của con em mình khi có rất nhiều trẻ không cao bằng bạn bè cùng trang lứa. Nhiều bậc phụ huynh tìm mọi cách để giúp con cao lớn, song phần lớn nhiều bậc phụ huynh lại không biết được yếu tố nào quyết định đến chiều cao của con em mình.

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chiều cao của trẻ không hoàn toàn do gen, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: dinh dưỡng, môi trường, tâm lý, vận động.

Dinh dưỡng chiếm 32% quyết định chiều cao của trẻ

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ từ khi trẻ mới lọt lòng cho đến khi trưởng thành. Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn sẽ làm cho trẻ suy dinh dưỡng, ốm yếu, còi xương, đương nhiên trẻ không thể phát triển bình thường nếu thiếu các dưỡng chất thiết yếu.

25% phụ thuộc vào giấc ngủ

Việc tăng trưởng chiều cao và giấc ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ giải phóng một số nội tiết tố (hormone)tăng trưởng giúp trẻ cao lên.

Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Cần ngủ từ 12 – 14 giờ mỗi ngày

Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Cần ngủ từ 10 – 12 giờ mỗi ngày

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: Cần ngủ từ 10 – 11 giờ mỗi ngày

Trẻ từ 12 – 18 tuổi: Cần ngủ từ 8 – 10 giờ mỗi ngày

20% phụ thuộc vào chế độ vận động thể thao

Vận động thể thao thường xuyên không những cải thiện chiều cao cho trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe, thể lực, tăng hệ miễn dịch ở trẻ, góp phần thúc đẩy khả năng hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ, đặc biệt là khoáng chất và canxi. Vì vậy, bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ tập các môn thể thao ngay từ nhỏ để chiều cao được cải thiện tốt nhất.

Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ theo độ tuổi?

Từ lúc sinh ra, trẻ cần được theo dõi sự phát triển về chiều cao và cân nặng một cách chặt chẽ. Việc theo dõi này vô cùng quan trọng, bởi nó sẽ giúp mẹ biết được trẻ có đang nằm trong phạm vi và cân nặng chuẩn hay không. Từ đó, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề “Không biết chiều cao cân nặng bao nhiêu là phù hợp với con tôi?” Đây có lẽ là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ trả lời.

Trong những năm đầu đời trẻ phát triển rất nhanh, để đáp ứng tốc độ tăng trưởng, nhu cầu dinh dưỡng cũng như năng lượng của trẻ đều cao. Do đó mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Bên cạnh đó, để trẻ tăng chiều cao trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, các mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên. Những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, kích thích da sản sinh vitamin D3 giúp tăng cường hai phần chính cấu tạo nên xương là canxi và phốt pho.

Mẹ nên lưu ý, tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian từ 9 – 16h. Tia cực tím xuất hiện trong ánh nắng vào khoảng thời gian này rất mạnh sẽ làm tổn hại đến làn da mỏng manh của bé.

Tăng chiều cao cho trẻ giai đoạn tiền dậy thì

Tiền dậy thì ở trẻ em Việt Nam là 9 – 10 tuổi đối với nữ và 10 – 11 tuổi đối với bé nam. Trong thực tế, giai đoạn này ở mỗi trẻ sẽ khác nhau, có trẻ sẽ bước vào giai đoạn tiền dậy thì từ 8 tuổi cũng có thể sớm hơn.

Giai đoạn tiền dậy thì trẻ phát triển mạnh về thể chất, chiều cao của bé gái có thể tăng khoảng 6cm/năm và bé trai có thể tăng 7cm/năm. Nếu chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi hợp lý, trẻ có thể tăng trưởng chiều cao nhiều hơn tạo tiền đề tốt cho giai đoạn bứt phá chiều cao cho giai đoạn dậy thì.

Thúc đẩy chiều cao cho trẻ nhanh chóng ở giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì được xem là giai đoạn then chốt để trẻ phát triển chiều cao, nếu các bậc phụ huynh bỏ lỡ giai đoạn này thì sẽ không còn cách nào để giúp trẻ cao thêm được nữa.

Bởi vì nếu trẻ đã dậy thì hoàn toàn, các đầu xương gần như đóng lại, dù có làm cách nào đi chăng nữa thì trẻ vẫn không thể cao thêm được. Do đó, khi trẻ ở giai đoạn dậy thì quý phụ huynh nên lựa chọn cách tăng chiều cao hiệu quả, an toàn và hỗ trợ tối đa cho trẻ đạt tầm vóc cao lớn khi trưởng thành.

Như chúng ta đã biết, dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ là 3 yếu tố tăng chiều cao mà chúng ta hoàn toàn có thể tác động được.Trong đó, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao (tới 32%). Do đó, các bậc phụ huynh cần chú trọng đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất và lượng cho trẻ. Nếu làm tốt, trẻ có cơ hội cao thêm 8 – 15cm trong giai đoạn này.

Việc sử dụng thuốc tăng chiều cao của Mỹ, được xem là bí quyết vàng giúp trẻ cải thiện chiều cao hiệu quả mà các bậc phụ huynh đều có thể yên tâm cho con em mình sử dụng.

Một số bài tập hiệu quả giúp trẻ tăng chiều cao tuổi dậy thì

1. Chạy bộ

Một trong những bài tập hiệu quả giúp cải thiện chiều cao hiệu quả không thể nhắc đến bài tập chạy bộ. Bài tập này sẽ giúp đôi chân bạn dài hơn.

2. Nâng ngón chân

Bài tập này rất dễ thực hiện. Khi thực hiện bài tập này sẽ tác dụng lực lên các ngón chân và vươn lên, các cơ ở tay, cũng như chân của bạn được kéo dài.

3. Bài tập uốn cong

4. Bài tập chân đơn

Một sự kết hợp giữa niềm vui và tập thể dục. Bài tập này tập trung vào việc cải thiện sức mạnh của phần cơ thể, từ đó chiều cao tăng lên đáng kể.

5. Bài tập nhảy Squats

Thực hiện bài tập này giúp điều hòa các cơ và khớp của phần dưới cơ thể, từ đó giúp cải thiện chiều cao của bạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Cách Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Cha Mẹ Không Nên Bỏ Qua trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!