Đề Xuất 5/2023 # 7 Cách Rèn Luyện Tinh Thần Thép # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # 7 Cách Rèn Luyện Tinh Thần Thép # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Cách Rèn Luyện Tinh Thần Thép mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chắc bạn đã từng nghe qua câu “Muốn thành công bạn nhất định phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh”. Hay nói cách khác, bạn cần phải có một tinh thần thép!

May mắn là, tinh thần thép không phải thứ sinh ra đã có, nó được tôi luyện và rèn giũa mà nên. 

Có một câu danh ngôn thường được cho là của Ignatius: “Hãy cầu nguyện như thể Chúa sẽ chăm lo tất cả; hãy hành động như thể tất cả mọi việc tùy thuộc ở bạn”.

Hầu hết những người thành công cảm thấy vận may đóng một vai trò nhất định trong thành công của họ. Nhưng họ không trông chờ vận may hoặc lo lắng về vận rủi. Họ hành động như thể thành công hay thất bại hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của họ. Nếu họ thành công thì chính họ đã tạo ra nó. Nếu họ thất bại thì cũng chính họ đã gây ra.

Bạn không thể kiểm soát được vận may, nhưng chắc chắn bạn có thể kiểm soát chính bạn.

2. Đặt sang một bên những việc bạn không có khả năng tác động

Sức mạnh tinh thần cũng giống như sức mạnh cơ bắp – không ai có nguồn cung không hạn chế. Vậy tại sao lại lãng phí năng lượng của bạn vào những việc bạn không thể kiểm soát?

Với một số người thì đó là chính trị. Với những người khác thì đó là gia đình hoặc sự ấm lên toàn cầu. Dù vấn đề là gì thì đó là những việc bạn quan tâm và bạn muốn những người khác quan tâm.

Tốt thôi. Hãy làm những việc bạn có thể làm: Bầu cử. Cho mượn một đôi tai biết lắng nghe. Tái chế hoặc giảm lượng khí thải carbon của bạn. Hãy làm những việc bạn có thể làm. Hãy tạo ra thay đổi của chính bạn – nhưng đừng cố bắt người khác thay đổi vì họ sẽ không thay đổi đâu.

3. Coi quá khứ là sự rèn luyện… và không hơn không kém

Quá khứ rất đáng giá. Hãy học hỏi từ những sai lầm của bạn. Hãy học từ những sai lầm của những người khác.

Rồi cho qua tất cả.

Khi có điều gì xấu xảy ra với bạn, hãy coi đó là cơ hội để bạn học điều mà bạn không biết. Khi người khác phạm lỗi, đừng chỉ học hỏi từ nó – hãy coi nó là cơ hội để thể hiện lòng tốt, sự tha thứ và thấu hiểu.

Quá khứ chỉ là sự rèn luyện, nó không thể xác định bạn là ai. Hãy nghĩ về điều sai lầm nhưng chỉ ở khía cạnh bạn sẽ đảm bảo thế nào để lần sau bạn và những người xung quanh bạn biết cách làm đúng.

Nhiều người coi thành công là trò chơi có tổng bằng 0: Có rất ít cơ hội. Khi ai đó tỏa sáng, họ nghĩ thành công đó đã che mờ ánh sáng phát ra từ những ngôi sao của họ.

Sự bực bội sẽ bòn rút đáng kể năng lượng tinh thần của bạn – nguồn năng lượng lẽ ra nên được sử dụng cho những việc khác.

Khi một người bạn làm được điều gì đó tuyệt vời, thì điều đó không ngăn bạn làm được một điều tuyệt vời khác. Thực tế là trong thành công, những con chim thường tụ lại thành bầy – vậy hãy kéo những người bạn chưa thành công của bạn sát lại gần hơn nữa.

Đừng bực bội với sự thành công. Hãy tạo ra và ăn mừng thành công ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào và rồi sẽ đến lúc bạn thấy mình thành công.

5. Đừng bao giờ than vãn, phàn nàn hay chỉ trích

Lời nói của bạn có sức mạnh, nhất là đối với bạn. Than vãn về các vấn đề luôn khiến bạn tồi tệ hơn chứ không tốt hơn được.

Vì vậy nếu có điều gì không hay xảy ra, đừng mất thời gian phàn nàn. Hãy đặt nguồn năng lượng tinh thần đó vào những hoàn cảnh tốt hơn.

Vậy sao phải lãng phí thời gian? Hãy giải quyết ngay bây giờ. Đừng nói về điều không hay nữa. Hãy nói về cách bạn làm mọi thứ tốt đẹp hơn, kể cả việc bạn chỉ độc thoại về điều đó.

Và hãy làm điều tương tự với bạn bè và đồng nghiệp của bạn. Đừng chỉ đưa bờ vai cho họ dựa vào để khóc. Là bạn thì không để bạn bè than vãn; là bạn thì hãy giúp bạn bè khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn.

6. Chỉ chú trọng tạo ấn tượng cho chính bản thân bạn

Không ai thích bạn vì bộ quần áo, chiếc xe hơi, những gì bạn sở hữu, chức danh hoặc thành tích của bạn. Tất cả những thứ này đều chỉ là “các thứ”. Mọi người có thể thích các thứ của bạn – nhưng điều đó không có nghĩa là họ thích bạn.

Mối quan hệ không dựa trên bản chất thì không phải là một mối quan hệ thực sự. Các mối quan hệ thực sự khiến bạn hạnh phúc hơn và bạn chỉ tạo được các mối quan hệ thực sự khi bạn ngừng gây ấn tượng và bắt đầu cố gắng là chính mình.

Và bạn sẽ có nhiều năng lượng tinh thần hơn để dành cho những người thực sự có ý nghĩa đối với cuộc đời bạn.

7. Nhớ tính cả những may mắn của bạn

Hãy dành một giây mỗi tối trước khi tắt đèn và trong khoảnh khắc đó, hãy ngừng lo lắng về những điều bạn không có. Hãy đừng lo lắng về những thứ người khác có mà bạn không có.

Hãy nghĩ về những thứ bạn có. Bạn cần cảm thấy biết ơn vì nhiều thứ. Bạn cảm thấy khá tốt phải không?

Cảm thấy tốt hơn về bản thân là cách tốt nhất để sạc lại năng lượng của bạn.

Theo hoclamgiau.vn

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Related

7 Cách Rèn Luyện Não Bộ Ghi Nhớ Tốt

☘☘ 1. Nguyên tắc 50 phút tiếp nhận thông tin – nghỉ giải lao 5 phút

Theo các nhà nghiên cứu, não bộ có những giới hạn nhất định để tiếp nhận thông tin, xử lý và ghi nhớ những thông tin đó. Việc thúc ép não bộ phải ghi nhớ một lượng thông tin quá lớn trong thời gian ngắn sẽ không giúp bạn mang lại hiệu quả mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực tới sức khỏe.

Đặc biệt, các nhà khoa học cho biết, việc não bộ phải tiếp nhận thông tin quá 50 phút sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng và không tập trung để ghi nhớ những thông tin quan trọng sau đó. Vì vậy, một giải pháp lý tưởng cho bạn là hãy lập ra một kế hoạch cụ thể cho việc học tập và làm việc theo chiến lược flashcards, cứ 50 phút tiếp nhận thông tin thì nghỉ giải lao 5 phút. Trong khoảng 5 phút này, bạn có thể thư giãn và chắt lọc những thông tin quan trọng để ghi nhớ và sẵn sàng tiếp nhận lượng thông tin kế tiếp.

☘☘ 2. Quy tắc 80/20

Ngày nay, chuyên gia về năng suất Tim Ferriss đã phổ biến cách tiếp cận hiện đại đối với quy tắc này để giúp mọi người ghi nhớ nhanh hơn. Ông cho biết, trước tiên, bạn nên tập trung vào 20% quan trọng nhất của những gì bạn đang cố gắng tìm hiểu, mà thực chất lượng thông tin đó sẽ bao gồm 80% những gì còn lại bạn cần biết.

Ví dụ, trong lĩnh vực kinh doanh, bạn chỉ cần tự đặt ra cho bản thân câu hỏi: Các yếu tố quan trọng để mang lại lợi tức đầu tư lớn nhất là gì (20% của vấn đề)? Từ đó, bạn sẽ bắt đầu khai thác những thông tin sâu hơn (80% thông tin còn lại) để tránh lãng phí thời gian vào những yếu tố không cần thiết.

☘☘ 3. Tránh não bộ phải suy nghĩ nhiều vấn đề cùng một lúc

Não bộ của con người cũng giống như một chiếc máy tính. Khi bạn mở quá nhiều tab trong trình duyệt, chúng sẽ làm chậm tốc độ xử lý của máy tính. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, giải quyết cùng 1 lúc quá nhiều vấn đề sẽ khiến não bộ dễ bị phân tâm và giảm chất lượng trong công việc.Bên cạnh đó, việc đa nhiệm trong quá trình học tập và làm việc sẽ làm ức chế các hoạt động của não bộ và gây ra sự căng thẳng cho con người. Vì vậy, bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý trong quá trình não bộ tiếp nhận thông tin.

☘☘ 4. Thay đổi phương pháp và tư duy tiếp cận vấn đề

Một trong những kĩ năng quan trọng để tăng cường năng suất học tập chính là việc làm mới cách tiếp cận và củng cố liên tục các kiến thức cần ghi nhớ. Nếu bạn thường xuyên đưa ra những sự thay đổi và các cách tóm gọn thông tin khác nhau sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ nhanh và lâu hơn.Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ về việc thay đổi phương pháp học tập và tư duy tiếp cận vấn đề chẳng hạn như viết ra giấy, nhắc nhở trên điện thoại hoặc chỉ ra những đặc điểm đặc trưng của mỗi vấn đề.

☘☘ 5. Học hỏi kinh nghiệm từ những bậc thầy và người thành công

Mỗi người sẽ có những phương pháp học tập, cách làm việc và kĩ năng ghi nhớ vấn đề khác nhau. Việc được lắng nghe và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của những người thành công chính là một bài học vô giá.Bạn có thể tìm hiểu và hỏi những người xung quanh bạn về cách mà họ áp dụng để ghi nhớ các vấn đề trong cuộc sống. Sau đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp này và tìm kiếm ra một cách hiệu quả nhất giúp bạn dễ dàng ghi nhớ.

☘☘ 6. Ghi chép lại những thông tin quan trọng

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton và UCLA chỉ ra rằng phương pháp ghi chép bằng tay sẽ giúp não bộ tăng cường việc lắng nghe và khả năng xác định các khái niệm quan trọng hơn.Bởi khi phải tiếp nhận quá nhiều thông tin, con người thường có xu hướng chắt lọc và ghi lại những kiến thức quan trọng nhất bằng những câu hoặc từ khóa ngắn. Đặc biệt, khi bạn cần tìm hiểu lại với những thông tin ngắn gọn này bạn sẽ buộc não bộ phải nhớ lại và từ đó khắc sâu hơn kiến thức.

☘☘ 7. Luôn sẵn sàng tâm lý: Học là một quá trình dài

Để tìm kiếm một sự thành công bền vững, bạn hãy luôn xác định tư tưởng rằng, học là cả một quá trình dài lao động của trí não. Sự cố gắng kiên trì và chắt lọc thông tin hàng ngày sẽ giúp bạn ghi nhớ được một lượng kiến thức sâu rộng hơn.Như Steve Jobs từng nói: “Điểm khác biệt lớn nhất của người thành công và kẻ thất bại chính là sự kiên trì thuần túy. Hãy nhớ rằng, học không phải là một quá trình nước rút mà đó là cả một cuộc hành trình marathon đường dài. Vì vậy, những người kiên trì và vượt qua được trong khoảng thời gian này sẽ là những người thành công cuối cùng”.…………………………………………..Theo: Giáo trình tâm lý học thần kinh – Trường Đại Học Văn Hiến – Bác sĩ Nguyễn Thiệu Xuân Giang; Sách Tôi tài giỏi bạn cũng thế – Adam Khoo – Nhà xuất bản phụ nữ; Theo Trí thức trẻ/CNBC

(Tổng hợp và chỉnh sửa Thầy Hiếu Văn_Gv Kns RVE).

Cách Rèn Luyện Ý Chí – Ý Chí Là Gì Cách Rèn Luyện Ý Chí

Tổng quan về Ý chí là gì

Chúng ta đã nghe nhiều về ý chí, ai cũng muốn rèn luyện một ý chí bản lĩnh, kiên cường. Nhưng khi được hỏi ý chí là gì thì rất nhiều người lại tỏ ra lúng túng. Như bạn đã biết việc bạn không hiểu vẫn đề đồng nghĩa bạn không thể giải quyết được nó một cách thấu đáo. Bất cứ việc gì cũng vậy hãy hiểu nó một cách thấu đáo có như vậy bạn mới có thể chinh phục nó thành công.

Định nghĩa về ý chí là gì.

Thông thường khi nói đến ý chí người ta sẽ nghĩ ngay đến sự dũng cảm quyết tâm: Ý chí quật cường, ý chí kiên định… Nhưng Thực sự thì ý chí nó là cái gì? Ý là mong muốn, là suy nghĩ, nguyện vọng của một người. Chí là sự bền bỉ, kiên trì, kiên định, nỗ lực không ngừng trước khó khăn thử thách. Vậy Ý chí là Sự bền bỉ, kiên trì, nỗ lực không ngừng với mục tiêu mà bản thân đề ra. Đồng thời ý chí phải thể hiện sự nỗ lực có định hướng, mục tiêu rõ ràng. Một người làm việc bất chấp, làm việc không mục tiêu thì không được gọi là một người có ý chí.

Nguồn gốc của ý chí?

Ý chí là từ để chỉ hành động có định hướng của con người. Ý chí nó xuất phát từ mục tiêu và sự rèn luyện nỗ lực không ngừng nghỉ. Ý chí thuộc về nhận thức không phải bản năng, vì vậy không phải con người ta sinh ra đã có sẵn ý chí. Để hình thành ý chí vững mạnh con người cần có một mục tiêu đủ lớn một kế hoạch thực hiện. Cùng với sự kiên định, tin tưởng và nỗ lực không ngừng có như vậy ý chí, bản lĩnh của một người mới được bộc lộ. Để hình thành một ý chí quật cường bạn cần có quá trình rèn luyện lâu dài, một niềm tin vững chãi và hệ kiến thức nền tảng bất biến. Trong các yếu tố hình thành nên ý chí thì kiến thức nền và niềm tin là 2 yếu tố quan trọng nhất.

Các yếu tố hình thành nên ý chí.

Nền tảng kiến thức: Con người khác với con vật ở chỗ biết học hỏi và tổng hợp kiến thức. Nền tảng kiến thức giúp con người làm việc có định hướng và niềm tin. Kiến thức quyết định mọi hành động của con người, mỗi người có hiểu biết khác nhau vì vậy ý chí và niềm tin cũng khác nhau.

Niềm tin kiên định: Nói đến ý chí là nói đến niềm tin, con người sẽ không có ý chí nếu không có niềm tin. Niềm tin là yếu tố thúc đẩy con người hành động. Người có ý chí chắc chắn phải niềm tin vững chãi, nếu họ không tin họ sẽ không hành động. Ý chí thiên về lý chí người có ý chí phải làm chủ cảm xúc bản thân thật tốt

Mục tiêu đủ lớn: Ý chí chỉ xuất hiện khi con người ta có một mục tiêu đủ lớn. Nếu mục tiêu quá dễ dàng đạt được thì ý chí không xuất hiện. Mục tiêu đủ lớn ở đây có thể là đủ lớn với chủ thể hoặc đủ lớn với đa số mọi người. Ý chí thường đi kèm với sự thay đổi lớn nếu đạt được mục tiêu đề ra.

Cách Rèn luyện ý chí

Trong quá trình nghiên cứu tôi đã xây dựng nên quy trình giúp các bạn rèn luyện được ý chí của mình. Theo đó để có thể rèn luyện ý chí của mình bạn cần thực hiện 2 bước cơ bản gồm: Tạo ra các thử thách; và Thay đổi các thói quen để rèn luyện ý chí.

Cách rèn luyện ý chí bằng cách tạo thử thách.

Ý chí không bỗng dưng mà có, nó chỉ hình thành khi có khó khăn và thử thách. Vì vậy cách làm tốt và hiệu quả nhất để rèn luyện ý chí là tạo ra các thử thách mới. Bám sát 3 yếu tố hình thành nên ý chí mà rèn luyện, có như vậy bạn mới hình thành cho mình ý chí sắt đá trước mọi hoàn cảnh. Những thử thách với mức độ khó tăng dần cần được thực hiện thường xuyên. Cách rèn luyện ý chí bằng cách tạo thử thách được trải qua 4 giai đoạn bao gồm

Quá trình 1: Rèn luyện ý chí bằng cách không ngừng học hỏi

Bạn cần không ngừng học hỏi, trau rồi kiến thức, kỹ năng và hiểu biết của mình. Không chỉ với các vấn đề mà bạn đang gặp phải mới cần tìm hiểu. Hãy cố gắng học hỏi không ngừng, việc này giúp bạn có cái nhìn đa chiều và niềm tin đúng đắn. Nếu bạn thiếu kiến thức bạn rất dễ hình thành niềm tin tiêu cực, dễ hành động sai lầm. Vì vậy kiến thức và hiểu biết luôn là yếu tố được tôi đề cao nhất.

Quá trình 2: Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng niềm tin

Niềm tin là yếu tố không thể thiếu trong quá trình rèn luyện ý chí. Vì vậy hãy dựa trên hiểu biết, kiến thức và tình hình thực tế mà xây dựng cho mình một hệ niềm tin. Tuy nhiên niềm tin trong ý chí luôn là niềm tin tích cực, niềm tin là sự tin tưởng không phải là bảo thủ, cố chấp. Hãy tìm hiểu xem niềm tin trong bạn là gì? Điều gì đã thúc đẩy là động lực để bạn tiến lên. Hành động và nỗ lực dựa trên hệ thống niềm tin của riêng bạn là cách tốt nhất để hình thành ý chí vững chắc.

Quá trình 3: Rèn luyện ý chí bằng cách xây dựng mục tiêu.

Để có thể có ý chí kiên định hoặc ý chí kiên cường việc bạn cần làm là xây dựng cho mình một mục tiêu đủ lớn. Trong đó bạn cần làm rõ đâu là đích đến đâu là những tiêu chí đánh giá. Bạn cần biết chính xác mình sẽ đạt được gì trong tương lai, và cần làm gì để đạt được nó. Nếu bạn muốn rèn luyện ý chín kiên cường chống lại bệnh tật, mà bạn không biết mình chống lại bệnh tật để làm gì, thực hiện nó như thế nào thì bạn phải làm sao đây. Vì vậy Muốn có ý chí phải có mục tiêu, và phải có phương pháp đo lường thành quả. Đặt mục tiêu lớn và chia nhỏ hành động, đó là cách rèn luyện ý chí.

Quá trình 4: Nỗ lực thực hiện

Cuối cùng việc còn lại cần làm để có ý chí tốt là kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra. Trong mọi hoàn cảnh, trong mọi khó khăn thử thách. Cho dù việc lớn hay việc nhỏ, chỉ cần bạn đã có mục tiêu phải kiên trì thực hiện. Tin tưởng vào những gì mình sẽ đạt được, nỗ lực thực hiện từng chút. Tuyệt đối không được bỏ cuộc giữa chừng, bỏ cuộc 1 lần sẽ có lần thứ 2. Bỏ cuộc là biểu hiện của kẻ thiếu ý chí phấn đấu.

Cách rèn luyện ý chí bằng thay đổi thói quen.

Cách 1. Dành 10 phút ngồi thiền

Thiền sẽ cho bạn kết quả nhanh nhất trong tất cả các bài tập sức mạnh ý chí được liệt kê. Bằng cách thiền bạn đang rèn luyện trí não để tập trung và chống lại sự thôi thúc đi lang thang. Nghiên cứu cho thấy chỉ sau 2-3 ngày thực hành thiền trong 10 phút. Não của bạn sẽ có thể tập trung tốt hơn. Rèn luyện ý chí. Bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn và bạn sẽ bớt căng thẳng hơn.

Cách 2: Làm việc đúng tư thế

Cách Rèn luyện ý chí thường được áp dụng là nỗ lực trong từng việc nhỏ nhất. Trong đó việc ngồi làm việc đúng tư thế cũng là một thử lách. Khi kiểm tra nếu sức mạnh ý chí có thể được tăng cường. Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu một nhóm người tham gia làm việc trên tư thế của họ trong khoảng thời gian 2 tuần. Mỗi lần họ bắt gặp mình đang trượt dốc, họ phải tự sửa mình bằng cách ngồi thẳng lên.

Để bắt đầu, chỉ cần điều chỉnh tư thế của bạn mỗi khi bạn thấy mình bị trượt chân tại nơi làm việc hoặc ở nhà. Nghe có vẻ cực kỳ đơn giản, nhưng cần có ý chí để ngồi thẳng. Rèn luyện ý chí. Mỗi khi bạn làm như vậy. Về cơ bản bạn đang thực hiện một lần nữa với một cơ bắp ý chí.

Cách 4: Để ý đến Những gì cho vào bụng.

Nghiên cứu tương tự cũng cho thấy những người giữ nhật ký thực phẩm đã cải thiện ý chí của họ. Đa số mọi người đêu có thói quen ăn uống tuỳ tiện. Việc có thực đơn rõ ràng và thay theo dõi chế độ ăn hàng ngày là việc dễ thực hiện nhưng không dễ để duy trì. Hầu hết chúng ta không quan tâm tất cả các loại thực phẩm chúng ta ăn. Vì vậy cần phải có ý chí để theo dõi tất cả, đây là một lựa chọn tốt trong các cách để cải thiện ý chí của bản thân.

Cách 5: Sửa lời nói của bạn

Cách 5: Tự áp đặt cho bản thân và bắt phải thực hiện nó

Để bắt đầu, chỉ cần chọn một nhiệm vụ trong danh sách việc cần làm của bạn mà bạn có thể đã thực hiện. Đặt thời hạn hoàn thành nó và đảm bảo bạn tuân thủ nó. Những người tham gia theo dõi quá trình này trong 2 tuần không chỉ hoàn thành công việc cũ mà còn cải thiện chế độ ăn uống. Tập thể dục nhiều hơn và cắt giảm thuốc lá và rượu.

Cách 6: Hãy chú ý đến thói quen tự động của bạn

Một bài tập cuối cùng là chỉ cần để tâm nhiều hơn đến các quyết định của bạn trong suốt cả ngày. Chúng ta thường rất lạc lõng trong suy nghĩ, rằng hành động của chúng ta trở nên tự động. Dành thời gian để suy nghĩ về lý do tại sao bạn đưa ra quyết định hàng ngày sẽ tăng khả năng tập trung và chống lại những cám dỗ.

Cách 7: Mang theo thứ gì đó hấp dẫn

Rèn luyện ý chí.Một lần nữa, đối với những người thực sự quyết tâm ngoài kia, bạn có thể tăng khả năng nói “không” bằng cách mang theo một thứ gì đó hấp dẫn với bạn cả ngày. Các nhà nghiên cứu đã thử điều này với những người tham gia bằng cách dạy họ cách chống lại cơn thèm thuốc.

Để bắt đầu, đầu tiên hãy học cách chống lại cơn thèm thuốc. Điều này sẽ khó khăn, vì vậy bạn sẽ muốn biết làm thế nào để đối phó với sự thèm muốn. Sau đó mang theo một cái gì đó nhỏ nhưng hấp dẫn với bạn. Nó không cần phải dành cho cả ngày, nhưng đủ lâu để bạn thực sự bị cám dỗ. Bằng cách liên tục nói “không”. Bạn sẽ tăng khả năng chống lại những cám dỗ khác và bỏ qua những phiền nhiễu! Đây là điều cuối cùng trong cách Rèn luyện ý chí.

Lời kết về cách rèn luyện ý chí

Bí Quyết Rèn Luyện Não Bộ

Để có được bí quyết rèn luyện não bộ tốt, trước hết ta phải hiểu về cấu tạo bộ não của mình. Bộ não của con người được cấu tạo bởi hai bán cầu não đó là: Bán cầu não trái và bán cầu não phải.

Bán cầu não phải có chức năng thiên về nghệ thuật: âm thanh, màu sắc, sán tạo, tưởng tượng…

Hai bán cầu não của chúng ta có các chức năng khác nhau, vậy thì làm thế nào để kết hợp được chúng lại với nhau để hỗ trợ và tạo ra hiệu quả cao nhất giúp ta có thể tập trung cao trong học tập cũng như trong công việc.

1. Tích lũy khí oxy nhiều hơn lên não

Bộ não của chúng ta nặng khoảng 1.4 kg và chỉ chiếm khoảng 3% tổng trọng lượng trung bình của cơ thể (50kg). Nhưng trong khi đó, lượng oxy cần cho bộ não của chúng ta chiếm tới 20% lượng oxy của cả cơ thể để duy trì hoạt động. Khi chúng ta cần tập trung cao độ cho việc học cũng như công việc thì bộ não của chúng ta cần nhiều hơn 30% lượng oxy cần thiết.

Hít thở sâu là một cách miễn phí để đưa oxy vào não nhiều hơn. Hít thở sâu khác ở chỗ luồng khí sẽ được đưa vào khoang bụng của bạn. Khi bạn hít vào hãy chủ động phình bụng ra để cơ hoành sẽ chạy xuống để tạo ra khoảng không để chứa oxy ở đó. Khi bạn thở ra, hãy chủ động hóp bụng vào để cơ hoành đẩy khí lên tống khí ra ngoài. Hãy thực hiện phương pháp này khoảng 2 -3ph trước khi tập trung làm việc hay học tập.

2. Nghe nhạc không lời khi học bài ở nhà

Khi bạn học bài, hầu hết những môn học của chúng ta đều thiên về bán cầu não trái, vì bạn phải sử dụng sự phân tích, tính toán rất nhiều. Trong khi đó, bán cầu não phải của chúng ta sẽ không có việc để làm cho nên nó sẽ làm những việc tự nhiên của nó như: mơ mộng, sáng tạo… làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự tập trung của não bộ.

Nghe nhạc không lời sẽ giúp cho bán cầu não phải không làm cản trở việc học tập của chúng ta. Vì chức năng của nó là âm nhạc nên hãy tạo ra công việc để bán cầu não phải có việc để làm.

Tuy nhiên, không phải bất cứ loại nhạc nào cũng có thể nghe. Vì nếu như bạn nghe nhạc có lời thì sẽ làm ảnh hưởng đến bán cầu não trái bởi phần lời đó sẽ làm nó mất tập trung vì phải phân tích nội dung của bài hát. Hãy nghe nhạc không lời, chọn một bài nhạc bạn cảm thấy có thể giúp mình thư giãn tiết tấu không quá nhanh, cũng không quá chậm để phù hợp với sóng não của bạn để giúp bạn tập trung hơn.

Một thể loại nhạc không lời bạn nên tham khảo là nhạc ‘baroque’ đó là những bản nhạc không lời có tiết tấu khá phù hợp để giúp bạn vừa nghe nhạc lại vừa có thể tập trung cao độ vào việc học.

3. Tập thể dục mỗi ngày

Hầu hết trong chúng ta ai cũng biết được những lợi ích to lớn mà tập thể dục mang lại. Tập thể dục không chỉ mang lại cho chúng ta một sức khỏe tốt mà còn giúp chúng ta thư giãn, hít thở được một lượng oxy cho cơ thể.

Hãy dành ra 15 – 30 mỗi ngày đặc biệt là buổi sáng cho việc tập thể dục. Tạo ra một thói quen tốt để rèn luyện bản thân cũng như hỗ trợ tốt cho việc tập trung học tập.

4. Tư thế ngồi học

Ngay từ những ngày đầu tiên đi học, chúng ta đã được hướng dẫn tư thế ngồi học cơ bản và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta lại không tuân thủ được những quy tắc đó dẫn đến các tư thế ngồi tùy thích, không khoa học và làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả học tập.

Vì vậy cần phải điều chỉnh lại tư thế của bạn cho phù hợp. Khi ngồi học, lưng thẳng, mắt cách vở khoảng 25 -30cm, chọn bàn ghế phù hợp với độ cao của mình.

Tư thế ngồi học cũng có tác động không nhỏ tới bộ não của chúng ta. Khi tư thế ngồi học không đúng, tỏ ra uể oải, mệt mỏi thì ngay lập tức một tín hiệu tiêu cực sẽ tác động lên bộ não cho thấy chúng ta không có hứng thú với việc học tập. Điều đó sẽ trở thành một thói quen mà nếu cứ diễn ra trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập.

5. Không gian phù hợp

Đâu sẽ là một không gian lý tưởng nhất cho việc học tập? Sẽ không có một không gian cố định nào là phù hợp nhất bởi với mỗi người sẽ có một không gian phù hợp cho riêng mình.

Có thể là trong phòng, trên thư viện, quán cà phê hay công viên… đều là không gian để học khá tốt, tùy theo sở thích của mỗi người. Bạn hãy chọn cho mình một không gian mà bạn cảm thấy ở đó là lý tưởng nhất đối với bản thân để giúp cho việc tiếp thu kiến thức hiệu quả.

6. Ánh sáng phù hợp

Khi học tập, hãy chọn nơi có ánh sáng tốt, không quá tối cũng không quá chói mắt làm cản trở tầm nhìn của bạn.

Vào buổi tuối khi học, việc sử dụng đèn học đặt ngay trước mặt sẽ làm cho mắt bạn dễ bị mỏi và giảm hiệu quả . Nên để đèn học ở hai bên vì khi đó sẽ không bị cản trở bởi tay và nó sẽ hạn chế tác động trực tiếp vào mắt sẽ giúp cho mắt bạn không bị mỏi và dễ dàng tập trung hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Cách Rèn Luyện Tinh Thần Thép trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!