Đề Xuất 6/2023 # 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Bé được ngủ đủ giấc sẽ có một tinh thần khỏe mạnh và ít quấy khóc, đòi mẹ

Ngày 1: Tạo thói quen hằng ngày cho bé

Nhiều bé ngủ ngày và đêm lẫn lộn, ngủ trưa trong thời gian dài vào buổi chiều và thức dậy chơi lúc phải đi ngủ. Nhưng hôm nay bạn sẽ điều chỉnh điều đó. Tiến sĩ John Herman, Giám đốc Trung tâm rối loạn giấc ngủ tại Trung tâm Y tế trẻ em Dallas cho biết: “Nghiên cứu mới nhất cho thấy rằng trẻ sơ sinh có thể được dạy để nhận biết sự khác biệt giữa ngày và đêm ngay từ đầu.”

Trước tiên, bạn cần tập thói quen đánh thức bé dậy sớm cùng một lúc mỗi ngày. Để nôi bé gần cửa sổ và kéo màn chắn lên. Theo tiến sĩ Herman “Ánh sáng tự nhiên giúp trẻ tổ chức các nhịp sinh học của bé.” Việc để cho trẻ ngủ trưa với những màn chắn được kéo lên trên cũng đẩy mạnh quá trình này. Ông giải thích “Nếu bé thức dậy từ một giấc ngủ trưa vào ban ngày, bé hiểu đó là thời gian để thức dậy. Nếu bé thức giấc vào ban đêm trong bóng tối, bé sẽ học cách tiếp tục ngủ.”

Tập cho bé ngủ từ từ là cách tốt nhất để bé có thể tự ngủ.

Tiếp đó, bạn cần tập cho trẻ bắt đầu những thói quen nhẹ vào ban đêm, chẳng hạn như buổi tối, bạn nên thay đồ ngủ cho bé, đặt bé vào nôi, mở đèn ngủ. Trước khi đặt bé vào nôi, bạn có thể đọc một câu chuyện hoặc hát một bài hát, giúp cơ và hệ thống cảm giác của bé dịu lại.

Ngày 2: Tập luyện giúp bé ngủ ngon hơn

Hôm nay bạn sẽ dựa trên những thói quen phù hợp mà bạn đã bắt đầu cho bé từ hôm qua để giúp bé ngủ ngon hơn. Nếu trẻ vẫn còn đòi bú đêm, điều đó có thể là một thời gian tốt để nhấn mạnh sự khác nhau giữa ngày đêm. Bạn hãy vẫn cho bé ăn nhưng với ánh sáng dịu. Bạn có thể làm mọi thứ nhưng tránh kích thích bé. Cho bé ăn vào ban ngày, bạn có thể hát, chọc ghẹo bé. Vì vậy bé bắt đầu nhận thấy sự khác biệt.

Tiếp tục chú ý cẩn thận với những gì giúp xoa dịu bé vào buổi tối. Tắm có thể làm bé cảm thấy êm dịu và tiếp thêm sinh lực. Tiến sĩ Carl Johnson, một nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu giấc ngủ nhi khoa tại Đại học Central Michigan, Mount Pleasant thì cho rằng “Bạn nên thêm vào một chút âm thanh”. Tiếng o o của máy quạt hay máy điều hoà, hoặc đài phát thanh có thể thiết lập các hoạt động tĩnh cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể giảm âm thanh ngay từ khi bé bắt đầu đi vào giấc ngủ.

Ngày 3: Bé bắt đầu khóc

Bạn phải tự rèn luyện mình: Tối nay bạn sẽ đặt bé vào trong nôi, khi bé vẫn còn thức. Nếu bé ngủ thiếp đi trên ngực bạn trong khi đang bú thì bây giờ bạn hãy đánh thức bé, cho bé biết rằng bé vẫn còn thức khi được đặt vào nôi. Dĩ nhiên bé sẽ khóc nhiều hay ít ngay sau đó. Nhưng cứ yên tâm, sau khi khóc lả bé sẽ ngủ.

Bạn cũng không nên lo lắng về việc để cho bé khóc. Trong thực tế, quá trình này diễn ra rất sớm đối với trẻ sơ sinh. Theo tiến sĩ Schaefer “Đối với trẻ 5 hoặc 6 tháng tuổi, bé khó chịu hơn bởi vì bạn đã thay đổi quy định của bé”. Mặt khác, bé 3 tháng tuổi chỉ biết các thói quen mà bạn tạo ra. Và trẻ sơ sinh dưới 5 tháng  thường khóc kéo dài 15 hoặc 20 phút. Nếu có chuyện gì xảy ra, bạn nên ghé mắt đến bé thường xuyên và chắc rằng lúc nào bạn cũng ở ngay đó trong 5 phút đầu của đêm đầu tiên. Nhưng chỉ là lén kiểm tra bé: không bật đèn, không bế bé ra khỏi nôi, không cho bé ngậm núm vú giả.

7 Cách Giúp Trẻ Ngủ Ngon Vào Ban Ngày

Nhu cầu giấc ngủ của trẻ theo độ tuổi

Đối với trẻ em thì giấc ngủ cực kỳ quan trọng bởi khi đó giấc ngủ có tác dụng giúp cơ thể trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển. Ngủ bao nhiêu là đủ còn tùy thuộc vào lứa tuổi và đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh mỗi trẻ.

Trung bình trẻ dưới 1 tuổi ngủ 16 – 18 giờ mỗi ngày

Trẻ 1- 2 tuổi ngủ 14 – 16 giờ

Khi lớn hơn, giai đoạn 2 – 3 tuổi trẻ ngủ 12 – 14 giờ

Trẻ 3 – 6 tuổi ngủ 11 – 12 giờ

7 cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban ngày

+ Tránh để trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Các bà mẹ nên lưu ý đến chế độ ăn uống của bé, tránh ăn quá sát giờ ngủ và ăn những món ăn khó tiêu hóa. Trong trường hợp bị rối loạn dạ dày, xoa bụng, xoa lưng cho trẻ là cách khắc phục tạm thời. Sau đó, mẹ cũng có thể cho bé dùng men tiêu hóa trẻ em để giải quyết tình trạng này.

+ Hạn chế nhìn vào mắt bé

Chơi đùa cùng con trước khi đi ngủ là điều bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng háo hức. Tuy nhiên những chuyển động mắt của bạn là điều làm bé hứng thú và muốn bắt chước theo. Do đó, nếu bạn cục cưng nhanh chóng đi ngủ, mẹ không nên nhìn vào mắt của bé. Thay vào đó, bạn nên nhìn sang chỗ khác, hay lờ đi khi đặt bé vào nôi hay giường cũng như khi dỗ bé ngủ tiếp. Đây là cách giúp trẻ ngủ ngon vào ban ngày không phải là cha mẹ nào cũng biết.

+ Liệu pháp hương thơm

Một hai giọt tinh dầu hay nến thơm có thể giúp con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ lưu ý nên mua loại có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng tốt, tự nhiên để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ.

+ Dọn “chuồng” cho bé ngủ

Các bà Mẹ nên giữ cho không khí phòng trong lành, mát mẻ. Chỗ ngủ của trẻ cần yên tĩnh và mơi tối. Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng cho bé là từ 26 – 28 độ C. Giường ngủ cần an toàn và thân thiện đối với trẻ. Không nên để các đồ chơi, chăn đắp, gối chặn, gấu bông,… xung quanh vì vô tình trong lúc ngủ, tay chân bé quơ trúng những vật này và sẽ có thể làm bé ngộp thở, cực kỳ nguy hiểm.

+ Massage cho trẻ trước khi ngủ

Massage là một trong những cách giúp trẻ ngủ ngon vào bạn ngày mà bạn không nên bỏ qua. Trẻ sẽ dễ ngủ hơn nếu được mát-xa 15 phút trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu mát-xa dành cho bé rồi kết hợp với những động tác mát-xa nhẹ nhàng, vừa phải là món quà tuyệt vời bạn dành cho bé trước khi ngủ.

+ Giảm thiểu tiếng ồn

Khi trẻ đang ngủ, chúng ta nên tạm ngưng các cuộc đối thoại. Hoặc nên giảm âm lương xuống mức thấp nhất có thể để bé chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, môi trường quá yên lặng có thể khiến bé lo lắng. Vì thế, những “tiếng ồn vô hại” như tiếng quạt máy, tiếng máy móc hoạt động,…cũng khiến trẻ thấy thân thuộc và dễ ngủ hơn.

+ Siro yến sào ăn ngủ ngon

Nếu nhà bạn có trẻ hay giật mình quấy khóc, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, đổ mồ hôi trộm về đêm, biếng ăn, chán ăn, hấp thu kém, nhẹ cân, còi cọc, chậm phát triển… thì siro yến sào ăn ngủ ngon là lựa chọn tốt cho trẻ.

Siro yến sào ăn ngủ ngon với tinh chất Yến Sào chưng dược liệu kết hợp với các vitamin cùng axit amin thiết yếu mang tới hiệu quả:

Bồi bổ cơ thể (yến sào là thực phẩm rất bổ dưỡng), dưỡng tâm an thần, cầm mồ hôi trộm giúp ăn ngon, ngủ tốt. Hỗ trợ khắc phục tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon giấc, bị mồ hôi trộm.

Tăng cường sức khỏe tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng và tăng cường hấp thu dưỡng chất ở trẻ hoặc tốt với trẻ ăn nhiều nhưng không tăng cân, gầy yếu, còi cọc, chậm lớn,…

Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp vui lòng liên hệ qua Hotline 0798 16 16 16 để được dược sĩ tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn có thể mua sản phẩm giúp trẻ ăn ngủ ngon tại website uy tín chất lượng www.tamduocstore.com.vn – chúng tôi các trang thương mại như: lazada, sendo, shopee, tiki… hoặc mua tại các đại lý nhà thuốc trên toàn quốc.

Bé Ngủ Ngày Thức Đêm Phải Làm Sao? Có Cách Nào Giúp Bé Ngủ Ngon Hơn Không?

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Có cách nào giúp bé ngủ ngon hơn không? Những cách thức sau đây sẽ giúp đưa bé vào giấc ngủ dễ dàng. Bé ngủ ngon, mẹ cũng đỡ vất vả vì phải chăm con đêm, mẹ nhỉ.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao, nguyên nhân là do đâu?

Cho con đi ngủ quá muộn

Nhiều chị em sau một ngày làm việc 8 tiếng mệt mỏi, tối về muốn chơi với con nên để bé thức khuya một chút. Một số lại nuôi hy vọng rằng cứ để trẻ chơi, đến khi bé mệt hẵng sẽ tự ngủ. Dù là lý do gì đi chăng nữa thì đây cũng không phải là một ý tưởng tốt.

Cảm giác bất an

Bình thường, khi ru bé ngủ, mẹ có thói quen là: ôm bé, bật cho bé nghe một đoạn nhạc hoặc cho bé ngậm ti giả… Đến khi bé ngủ say, mẹ rời vòng tay ôm, tắt đoạn nhạc… để đặt bé ngủ ngay ngắn trở lại tì nửa đêm giật mình thức giấc, bé thấy mình nằm một mình giữa không gian yên tĩnh, không có nhạc, không có mẹ, không có ti giả… thì bé sẽ cảm thấy bất an và do đó sẽ khóc.

Tiếng khóc của bé lúc này có thông điệp “Mẹ ơi, hãy ôm con đi” hoặc “Mẹ ơi, ti giả của con đâu”…

Một số gia đình sợ làm xáo trộn giấc ngủ của trẻ, nghĩ trẻ sợ âm thanh nên cố gắng không gây bất cứ một tiếng động nào khi con ngủ. Việc trao đổi của bố mẹ cũng chỉ qua cử chỉ, ánh mắt và đi lại thì “nói khẽ cười duyên”.

Tuy nhiên cách làm này hoá ra lại hoàn toàn phản tác dụng. Lớn lên trong một môi trường quá yên tĩnh sẽ khiến em bé trở nên vô cùng nhạy cảm với âm thanh và chỉ cần một tiếng dộng nhỏ là có thể thức giấc.

Chính vì vậy, ngay từ khi sinh ra, cha mẹ không nên cố tình sắp xếp để con ngủ trong môi trường hoàn toàn không tiếng động.

Thay đổi môi trường ngủ quá đột ngột

Nếu bé đang ngủ trong nôi, mẹ đột ngột chuyển con ra một chiếc giường lớn quá đột ngột, hay khi đang quen ngủ cùng bố mẹ bỗng nhiên con bị “ra riêng” bé sẽ không có cảm giác an toàn quen thuộc.

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chỉ cần đặt ở một môi trường xa lạ thì ít nhiều đều xuất hiện một sự sợ hãi nhất định. Thiếu cảm giác an toàn chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ khó ngủ.

Phụ thuộc vào chuyển động

Nhiều chị em cảm thấy thở phài nhẹ nhõm khi con bỗng nhiên ngủ được ngon lành trong ghế nôi, khi mẹ bế rung hay trong xe oto đang di chuyển. Tuy nhiên, đừng để mình rơi vào “cái bẫy” của việc khiến con có thói quen phụ thuộc vào sự chuyển động, à ơi rung lắc mới có thể đi vào giấc ngủ.

Việc cứ bế con cả đêm hay cứ phải lên ô tô mới ngủ được là vô cùng nguy hiểm. Mặt khác, trẻ cũng không thể có được giấc ngủ sâu, ngủ yên nếu ngủ theo cách này.

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Đây là cách dành cho mẹ

Tập thói quen ngủ ngoan cho bé

Ngay từ sáu tuần tuổi, bé đã có thể học cách ngủ ngoan. Trong độ tuổi này, có vài cách rất hiệu quả để giúp bé ngủ ngon:

– Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hãy nhận biết dấu hiệu cho thấy bé buồn ngủ: Trong sáu đến tám tuần đầu sau sinh, bé không thể thức lâu hơn hai giờ liên tục. Nếu bạn để bé thức lâu hơn hai giờ, bé sẽ quá mệt mỏi và khó ngủ trở lại.

Vì vậy, bạn nên nhận biết những dấu hiệu buồn ngủ của bé như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo tai, ngáp hay quầng dưới mắt thâm lại. Bạn đừng lo, chỉ cần để ý một chút, bạn sẽ mau chóng nhận biết dấu hiệu con mình đang buồn ngủ. Nếu bạn nhận thấy bé buồn ngủ thì nên dỗ bé ngủ ngay.

– Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Hãy dạy bé phân biệt giữa ngày và đêm: Vài bé sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ. Bạn có thể nhận biết điều này khi nhận thấy bé quẫy đạp trong bụng mẹ nhiều hơn vào ban đêm.

Khi chào đời, bé cũng vẫn duy trì thói quen này một thời gian và sẽ làm mẹ rất mệt mỏi vì phải thức đêm nhiều. Sau sinh, bạn không thể thay đổi bé ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy bé khi bé đã được hai tuần tuổi.

“Tỉnh táo” vào ban ngày

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Thay vì để bé thoải mái say giấc vào ban ngày, mẹ có thể đánh thức bé dậy, chơi với bé rồi cho bé ăn ngay từ tháng đầu tiên hay vài tháng sau đó, dù cho bé đang ngủ rất ngon. Bé vẫn cần bú thêm vào ban đêm nhưng mẹ có thể kéo dài thời gian giữa các cữ bú sau mỗi 3-4 tiếng.

Đêm yên tĩnh cho con

Bé ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Ba mẹ hãy chú ý tới môi trường ngủ của con.

Khi đến giờ đi ngủ , phòng của bé cần yên tĩnh và ít ánh sáng hơn, chỉ cần một cái đèn ngủ nhỏ với ánh sáng nhẹ để hỗ trợ lúc cho bé ăn thay thay bỉm cho bé. Sau đó mẹ có thể thì thầm rồi nhẹ nhàng rời bé.

Ngủ theo một trình tự nhất định

Mẹ có thể dạy cho bé một thói quen ‘đặc biệt’ trước khi đi ngủ. Ví dụ như: mặc cho bé bộ đồ yêu thích và đặt bé vào nôi sau khi đã tắt hết đèn. Trước khi đặt bé vào nôi, có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện hoặc hát ru để giúp các giác quan của bé hoạt động chậm lại.

Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới những thứ có thể dụ bé nhanh chìm vào giấc ngủ . Chẳng hạn, đối với một số bé, việc tắm có thể là ‘liều thuốc’ thư giãn vô cùng hiểu quả. Một số bé khác lại thích nghe tiếng ro ro của quạt máy…

Cách Giúp Trẻ Sơ Sinh Ngủ Ngon, Bí Quyết Rèn Bé Ngủ Ngày Thức Đêm Update 2022

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon như thế nào? Làm sao để nhiều trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm. Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ?….là những lo lắng thường gặp của các mẹ đang nuôi con nhỏ, nhất là gia đoạn trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ

Vòng tròn số 2: Có những bé KHÔNG CÓ nhu cầu ăn đêm nữa, nhưng bố mẹ thấy con dậy khi chuyển tiếp các chu kỳ của giấc ngủ, cha mẹ không có cách nào khác cho con ngủ lại được ngoài việc cho ti mẹ _cho ăn. Ăn đêm nhiều làm nhu cầu năng lượng về ban ngày giảm. Khi con không đói vào ban ngày thì con ăn ít, ĂN VẶT. Và đương nhiên, ăn vặt thì lại NGỦ VẶT. Ngủ vặt làm cho trẻ ngủ không đủ giấc, không đủ sự nghỉ ngơi vào ban ngày để có thể chuyển giấc nhịp nhàng qua các chu kì ngủ về đêm, dó đó bé lại hay dậy đêm. Khi bé dậy đêm thì lại tiếp tục được cho ăn.

Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ do đâu?

Do đó 2 vòng luẩn quẩn này sẽ mãi quay tròn không dứt ra được: nếu cha mẹ tiếp tục cho con vào ăn đêm, ăn vặt – ngủ vặt vào ban ngày và trẻ không có khả năng ăn trọng bữa hay ngủ một giấc ngủ trọn vẹn có chất lượng.

Giấc ngủ là tiền đề quan trọng cho con phát triển trí não, thể chất và tinh thần. Một giấc ngủ đêm liền mạch và dài còn quí hơn con ăn thêm vài chục ml sữa. Có bé ăn ít ngủ nhiều vẫn có thể lớn nhanh và trưởng thành vượt bậc về mặt suy nghĩ.

Để giúp bé ngủ giấc đêm dài thì ban ngay bé cần NGỦ ĐỦ. Trẻ ban ngày ngủ đủ thì đêm dễ chấp nhận giấc ngủ, ngủ dài, ngủ sâu và ngủ liền mạch hơn. Do đó bé ít dậy đêm hơn.

Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon

Giãn bữa: Bé cần có khoảng thời gian tiêu hóa thức ăn và cảm thấy đói, đó là nhu cầu tự nhiên, lâu dần tạo thành nhịp sinh học. Mặt khác, khi con càng lớn, thần kinh càng phát triển thì con càng thức được lâu hơn. Đồng thời khả năng tiêu hóa và tích trữ năng lượng của con tốt hơn khi con lớn dần, con sẽ lâu đói hơn, do đó để tránh ăn vặt, các bữa của con cần cách nhau một khoảng thời gian xa hơn hơn. Sau này, bé sẽ ăn theo giờ dẫn đến bé ăn và ngủ đúng bữa. Có thế bé mới thấy đói để ăn nhiều và ngon miệng. Bé ăn no sẽ chơi ngoan và ngủ ngoan. Đây chính là tiền đề cơ bản tại sao trẻ cần chuyển từ các lịch sinh hoạt EASY mỗi khi trẻ bước qua một mốc phát triển mới.

Bí quyết rèn bé ngủ ngày thức đêm

Khi còn ở trong bụng mẹ, con không có khái niệm về ánh sáng và nhịp sinh hoạt. Và tất nhiên bé cũng hoàn toàn không có khái niệm hay sự phân biệt giữa ngày và đêm.

Khi sinh ra, bé sơ sinh hầu hết chỉ ăn và ngủ suốt ngày và suốt đêm. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình 17-18h trong 24h của một ngày, tuy nhiên bé không ngủ được lâu, mỗi lần bé ngủ chỉ dài 2-4h, sau đó bé dậy, ăn lại tiếp tục ngủ. Nhiếu người nói rằng: bé sơ sinh ngủ suốt ngày: đúng thế!

Lý thuyết là vậy nhưng thực tế thì không phải mọi khởi đầu đều hoàn hảo, có rất nhiều bé rơi vào hiện tượng lẫn lộn ngày đêm, hay các bậc cha mẹ còn gọi là “ngủ ngày – cày đêm”: tình trạng mà con ngủ li bì cả ngày không gì có thể đánh thức được, đồng thời quấy khóc và không sao cho con ngủ được vào ban đêm.

Cách chữa lẫn lộn ngày đêm cho bé sơ sinh theo Easy

Không để bé ngủ quá 2h30 mỗi lần vào ban ngày (tuy nhiên tốt nhất là 2h/lần). Nguyên tắc cơ bản của Easy3 là lịch trình bao gồm một chuỗi các hoạt động ăn – chơi – ngủ, lặp lại 4 chu kì trong ngày. Tuy nhiên điểm quan trọng nhất của easy3 là mỗi giấc ngủ ngày của con không dài quá 2h30, để giấc ngủ ngày không “đánh cắp” vào thời gian ngủ đêm. Ý nghĩa của ngủ ngày (nap) là những lần nghỉ ngơi ngắn để con có thể trải qua ngày dài, và hướng đến mục tiêu lớn hơn: GIẤC NGỦ ĐÊM DÀI

Thời gian thức giữa các lần ngủ ngày cần dài tối thiểu 45-50 phút. Những cũng không dài quá thời gian thức tối đa theo từng lứa tuổi. Nhiều mẹ ghi nhớ không cho con ngủ quá 2h/lần nhưng khi bé dậy, bé chỉ bú một chút và đi ngủ lại ngay mà không có thời gian thức ở giữa 2 giấc ngủ (thời gian thức ngắn hơn 30 phút): hiện tượng này thức tế là nối 2 giấc ngủ thành 1 giấc ngủ dài, và chính là nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng lẫn lộn ngày đêm. Nếu có thể: HÃY GIỮ BÉ THỨC đủ thời gian thức tối thiểu giữa các giấc ngủ ngày!

Ánh sáng và hoạt động: Đối với những chu kì EASY vào ban ngày nhiều mẹ giúp con phân biệt ngày – đêm bằng cách để con ngủ ở nơi có ánh sáng và có tiếng ồn và đêm là môi trường tối và yên tĩnh. Tuy nhiên sau 4-6 tuần khi các giác quan của con phát triên, con biết nhiều hơn và trẻ trở nên nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn thì cha mẹ cần duy trì nơi ngủ là một môi trường ổn định: tối và yên tĩnh (hoặc tối và có tiếng ồn trắng). Hoạt động vào ngày và đêm cũng khác nhau: ban ngày con được thay bỉm sau khi ăn, được nói chuyện với mẹ, được nằm sấp “tập thể dục” tummy time, được nằm ngắm đồ chơi sau khi ăn. Ngược lại, vào giấc đêm con được thay bỉm trước khi ăn (nếu mẹ thấy cần thiết, nhiều mẹ không thay bỉm đêm nếu con không ị và bôi nhiêu kem hơn cho bé), con được ăn xong và đặt ngay vào giường, do đó con không có thời gian hoạt động nữa.

Một số mẹo gọi bé dậy khi bé ngủ quá dài: mẹ tháo quấn cho bé, thay bỉm. Nhiệt độ lạnh thường làm bé tỉnh giấc, vì thế khi thay bỉm mẹ có thể lau mông cho bé bằng một khăn lạnh có thể giúp bé tỉnh giấc. Ngoài ra các biện pháp cổ điển như gãi má, xoa long bàn chân, bàn tay để giúp bé tỉnh dậy. Nếu mọi biện pháp không thành công, có thể bé đang ngủ trong chu kì NREM, mẹ có thể chờ 15-20′ sau thử lại khi bé chuyển sang chu kì REM có thể dễ tỉnh dậy hơn. Hãy lặp lại 20 phút/lần đến khi bé tỉnh. Những mẹo này cũng được dung để giúp bé tỉnh khi bé ngủ gật sau ăn và không duy trì được thời gian thức

Giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm được phân biệt bằng TRÌNH TỰ NGỦ ĐÊM: đó là chuỗi hoạt động tắm – massage – thư giãn – chuyện trò hoặc hát – sau đó con ăn và được đặt vào giường, nói lời tạm biệt và mẹ hãy cố gắng giải thích “con sẽ đi ngủ đêm” để bé hiểu và tạo thành thói quen và giúp bé phân biệt từ đó. Đừng nghĩ là bé không hiểu gì, với những chuỗi hành động giống nhau này, con sẽ giải mã được sự khác biệt giữa những khoảng khắc thời gian ngày – đêm đó.

Giấc ngủ đêm dài: đây chính là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của EASY, vì thế nếu con không ở dạng thiếu cân khẩn cấp mẹ có thể để bé ngủ đêm dài tối đa và không gọi bé dậy ăn. Nhiều bé từ sơ sinh có thể ngủ dài 4h không ăn, ở 4 tuần có thể ngủ 6h không ăn và thậm chí nhiều bé 8 tuần có thể ngủ cả đêm dài 12h mà không cần dậy ăn. Điều này là hoàn toàn có thể nếu mẹ kết nối và đáp ứng nhu cầu ăn ngủ trong ngày và đêm của bé.” Trích sách Nuôi con không phải là cuộc chiến 2, quyển 2, EASY – nếp sinh hoạt cho cả gia đình

EASY3h là gì?

Khi được sinh ra, và khi có cân nặng khi sinh ở ngưỡng trung bình (trên 2,9kg), bé sẽ có xu hướng đói sau mỗi 3 giờ và bé ăn khoảng 6-8 bữa bú mỗi ngày. Đây là lúc lý tưởng để thực hiện easy3.

Easy 3 sẽ theo bé từ khi mới sinh đến 12 tuần, nhiều bé có thể chuyển dịch sang easy4 sớm hơn (ở mốc 8 tuần), đặc biệt là ở các bé biết cách tự ngủ từ sớm.

EASY là từ viết tắt của: Eat – Activity – Sleep – Your time hay ĂN – CHƠI – NGỦ – MẸ THƯ GIÃN. Easy3 là thực hiện tất cả chuỗi các hoạt động- ăn – chơi – ngủ trong 3 giờ và lặp đi lặp lại trong ngày. Dưới đây là lịch sinh hoạt của bé sơ sinh, mỗi cữ bú cách nhau 3h (tính từ đầu cữ bú này đến đầu cữ bú tiếp theo), bé ngủ đủ 4 giấc ngày bao gồm 3 giấc dài 1,5-2h và 1 giấc ngắn cuối ngày từ 30-40 phút.

Lịch trình sinh hoạt easy 3 cho em bé sơ sinh

Rèn cho bé ngủ rất dễ, quan trọng là bố mẹ phải nắm bắt và hiểu được nhu cầu thực sự con đang cần là gì để đáp ứng. Thuận theo chu kỳ tự nhiên của bé thì bé sẽ vào nếp easy rất nhanh chóng. Hãy nhớ thói quen của con là do bố mẹ. Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, bí quyết rèn bé ngủ ngày thức đêm rất đơn giản nó hoàn toàn phụ thuộc ở cách bạn chăm sóc trẻ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Ngày Giúp Bé Ngủ Ngon (Phần 1) trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!