Cập nhật nội dung chi tiết về 7 Nguyên Nhân Gây Ho Khan Tiếng Và Cách Trị Ho Khan Tiếng Hiệu Quả Từ Thảo Dược mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
7 nguyên nhân gây ho khan tiếng là gì?
Ho khan tiếng là một triệu chứng, không phải là bệnh. Phản xạ ho là một cách để cơ thể bảo vệ đường hô hấp khi khí quản bị kích thích hay viêm, cải thiện luồng không khí để bạn hít thở dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi cơn ho đã kéo nhiều ngày gây ảnh hưởng đến cả giọng nói thì đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý đường hô hấp cần được phát hiện và điều trị sớm.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên
Nhiễm trùng đường hô hấp trên (URTI) là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho khan tiếng. Bệnh thường là do nhiễm virus, một vài trường hợp do nhiễm khuẩn. Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn thường kéo dài hơn một tuần. Đối với bệnh do virus thường bắt đầu 2-3 ngày sau lần nhiễm đầu tiên, có thể kéo dài 6-7 ngày ở trẻ nhỏ và 3-14 ngày ở người lớn. Các triệu chứng khác kèm theo của bệnh có thể bao gồm sốt, chảy nước mũi hoặc hắt hơi, đau đầu, cơ thể mệt mỏi.
Nhiễm trùng đường hô hấp gây ho khan tiếng
Chảy dịch mũi sau
Khi cơ thể sản sinh ra lượng chất nhầy quá mức, hiện tượng chảy dịch mũi sau có thể xảy ra. Chất nhờn chảy xuống phía sau cổ họng, kích thích dây thần kinh và các thụ thể gây ho. Đây là một tác dụng phụ thường gặp của dị ứng và nhiễm virus.
Loại ho này có thể là ho khan hoặc ho có đờm, thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm. Bạn có thể cảm thấy ngứa cổ, khàn tiếng, hắt hơi, mắt ngứa và chảy nước, cũng như bị nổi chàm nếu nguyên nhân do dị ứng.
Ợ nóng
Ợ nóng hay bệnh trào ngược dạ dày thực quản là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều trường hợp ho khan tiếng kéo dài. Tình trạng này thường xảy ra khi acid từ dạ dày bị rò rỉ trở lại vào đường ống thực phẩm. Bệnh có thể trở nặng khi bạn nằm ngủ vào buổi tối.
Ho khan tiếng do thuốc
Nhiều loại thuốc gây tác dụng phụ là ho khan tiếng, đặc biệt là thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp nhóm ức chế men chuyển. Thông thường nếu gặp phải tác dụng không mong muốn này người bệnh cần thông báo ngay với chuyên gia để có biện pháp thay thế thuốc thích hợp.
Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thông thường, các triệu chứng bệnh bao gồm sốt kèm cảm giác ớn lạnh và run rẩy, khó thở, ho khan tiếng. Bạn có thể mắc viêm phổi từ nơi làm việc hoặc trường học, hoặc đôi khi ngay cả trong môi trường bệnh viện. Bệnh nhiễm trùng này có thể gây ra bởi virus hoặc vi khuẩn. Bất cứ ai cũng có thể bị viêm phổi, nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm ở những đối tượng trẻ nhỏ và người già vì có sức đề kháng kém.
Ho khan tiếng có thể do viêm phổi
Ho gà
Ho gà là bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, đến thanh thiếu niên và người trưởng thành. Các triệu chứng xuất hiện sau khi bị nhiễm trùng khoảng từ 5-10 ngày.
Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm sổ mũi, ho nhẹ, ngừng thở ở trẻ sơ sinh và sốt nhẹ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện điều trị kịp thời để bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể trở nặng, gồm co giật, ho nhanh, nôn trong hoặc sau khi ho, khàn tiếng và mệt mỏi.
Thay đổi thời tiết
Khi khí hậu, nhiệt độ, áp suất trong không khí thay đổi cũng chính là lúc có thể gây ra các cơn ho khan tiếng phổ biến, do đó trong mùa lạnh hoặc mùa thu, thời tiết thay đổi thì có thể mắc chứng ho thường xuyên hơn.
Cách trị ho khan tiếng bằng thảo dược thiên nhiên
Với tỷ lệ kháng thuốc ngày một tăng cao cùng với những biến chứng nguy hiểm từ việc lạm dụng thuốc tây, nhiều người có xu hướng tìm đến các loại thảo dược thiên nhiên giúp giảm triệu chứng ho khan tiếng và ngăn ngừa tái phát thông qua tăng cường sức đề kháng của đường hô hấp một cách hiệu quả. Từ xa xưa ông cha ta đã áp dụng loại thảo dược từ thiên nhiên như:
Xạ can
Dựa vào các nghiên cứu cho thấy những thành phần có trong cây xạ cạn có rất nhiều tác dụng, trong đó có thể kể đến như: Tác dụng giải nhiệt thanh độc; Kháng khuẩn, chống các loại nấm cũng như virus gây hại; Điều hòa các nội tiết tố có trong cơ thể; Tiêu đờm giúp hệ hô hấp được thông thoáng.
Chính vì vậy mà vị dược liệu này được ứng dụng trong rất nhiều các bài thuốc dân gian giúp giảm chứng ho khan tiếng và một số bệnh đường hô hấp khác như: Viêm phổi, viêm phế quản…
Húng chanh
Húng chanh là loại rau thơm rất quen thuộc trong nhiều món ăn, được trồng rộng rãi khắp nơi. Lá húng chanh có chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu là cavaron có tác dụng trị ho hiệu quả.
Theo Đông y, húng chanh tính ấm, vị cay, hơi chua, thơm mùi chanh, có tác dụng lợi phế, trừ đờm, giải cảm, tiêu độc. Húng chanh có thể dùng để kết hợp với quất, đường phèn… làm thuốc chữa ho khan tiếng, một số bệnh đường hô hấp, viêm họng.
Nguyên liệu: Lá húng chanh, quất xanh, đường phèn. Rửa sạch lá húng chanh và quất xanh, cho vào máy xay nhuyễn rồi thêm lượng đường phèn vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục từ 1-2 lần/ngày đến khi hết ho.
Giảm ho khan tiếng nhờ thảo dược thiên nhiên
Bách bộ
Bách bộ là một trong những vị thảo dược thiên nhiên được nhiều người biết đến với dụng giảm ho khan hiệu quả. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nó có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho.
Bài thuốc giảm ho khan tiếng từ bách bộ: 30g bách bộ (sao), 30g ma hoàng bỏ đốt, hạnh nhân bỏ vỏ và đầu nhọn, sao, nghiền nhỏ sắc lấy nước hòa với bách bộ và ma hoàng hoàn thành viên như hạt bồ kết. Mỗi lần uống 2 – 3 viên với nước ấm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương giúp bạn quên đi nỗi lo thường xuyên bị ho khan tiếng
Dựa trên cơ sở tác dụng tuyệt vời của những loại thảo dược trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một giải pháp dành cho người thường xuyên bị ho khan tiếng mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương dạng viên nén. Trong sản phẩm có chứa thành phần từ thảo dược như: Fibrolysin, Nhũ hương, Bán biên liên, Xạ đen, Xạ can, Tạo giác,… giúp mang đến công dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh đường hô hấp hiệu quả, trong đó có chứng ho khan tiếng. Cụ thể là:
Fibrolysin: Giúp làm giảm sự kích ứng niêm mạc đường thở, từ đó giúp chống viêm, chống sự tăng sinh và phì đại niêm mạc tế bào, có tác dụng trong việc chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, phế quản.
Bên cạnh đó, chiết xuất từ các thảo dược quý có tác dụng như kháng sinh thực vật, giúp kháng viêm, kháng khuẩn và tăng cường chống lại những vi sinh vật gây viêm nhiễm tại phổi, phế quản. Không chỉ giúp diệt khuẩn, các thành phần từ thảo dược còn giúp tăng cường chức năng hệ hô hấp, hỗ trợ cải thiện nhanh các triệu chứng, giảm ho khan tiếng, long đờm, thanh phế.
Bổ sung thêm các yếu tố vi lượng Selen và Iod giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp tăng miễn dịch tế bào, tăng khả năng chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh, từ đó phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương
Vũ Luyến
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng
Bệnh Ho Khan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Bệnh ho khan: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
Ho khan là gì?
Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây nên nhiều bất tiện cho cuộc sống hàng ngày. Những cơn ho khan kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ khiến bạn gặp phải những bệnh về hô hấp nguy hiểm như: viêm tai, viêm thanh quản, viêm họng hoặc ung thư vòm họng.
Ho khan được chia thành nhiều cấp độ khác nhau như:
Ho cấp tính: người bệnh sẽ gặp phải những cơn ho kéo dài trong khoảng 2 tuần, có thể khỏi hoàn toàn nếu được áp dụng phương pháp chữa trị và chăm sóc hợp lý tại nhà.
Ho khan dai dẳng: thường kéo dài trên 8 tuần, gây nên sự mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh. Lúc này, bạn không thể tự chữa trị tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị sớm.
Ở trẻ em, ho khan kéo dài từ 2 – 4 tuần và được gọi là ho cấp tính kéo dài. Còn ho trên 4 tuần gọi là ho khan mãn tính.
Triệu chứng ho khan
Bởi đặc điểm của ho khan là không đưa được đờm ra ngoài, do đó những dị vật vẫn ở trong đường thở sẽ gây ngứa, khó chịu ở vùng cổ họng cho người bệnh.
Một số người gặp phải tình trạng thở khò khè, khó thở
Gặp khó khăn trong quá trình nuốt, bất tiện trong việc ăn uống
Kèm theo triệu chứng nhức đầu, mệt mỏi
Mất ngủ triền miên bởi những cơn ho giữa đêm
Những cơn ho nặng hoặc không thể kiểm soát được đôi khi có thể gây ra ói mửa
Ho khan nhiều lần trong ngày còn khiến cho tiểu không tự chủ ở phụ nữ, đặc biệt nhất là những phụ nữ lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai và những người đã mang thai.
Nếu tình trạng ho khan trở nên nghiêm trọng, không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc biến mất sau một thời gian điều trị, kèm theo xuất hiện máu hoặc chất nhầy màu xanh lá, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguyên nhân ho khan
Ho khan có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy hiểm hơn, tình trạng này còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm:
Hen suyễn
Đây là hiện tượng đường thở sưng lên và có xu hướng bị thu hẹp. Hen suyễn được xác định với triệu chứng ho có đờm hoặc ho không có đờm, trong đó hen phế quản dạng ho (CVA) có triệu chứng chính là ho khan. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của hen suyễn có thể bao gồm: thở khò khè, khó thở, tức ngực hoặc đau ngực, khó ngủ,…
Ho gà
Ho gà là bệnh rất dễ lây lan với triệu chứng phổ biến là ho khan. Trong giai đoạn đầu nhiều người nhầm tưởng với bệnh cảm cúm thông thường, nhưng sau đó, người bệnh lại gặp phải những cơn ho không kiểm soát được, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống.
Xẹp phổi
Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khan. Bên cạnh triệu chứng ho khan, nếu bạn cảm thấy đau ngực đột ngột, khó thở thì cần đến gặp bác sĩ ngay không nên chủ quan vì có thể bạn đã mắc bệnh xẹp phổi.
Ung thư phổi
Hội chứng chảy dịch mũi sau
Nhiễm virus
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu mà người bệnh ho khan gặp phải. Virus có thể gây nên hiện tượng ho khan kéo dài trong 1 – 2 tuần, nhưng cũng không ít trường hợp phải chịu những cơn ho khan vài tháng.
Các chất kích thích từ môi trường
Một số tác nhân từ môi trường như khói bụi, ô nhiễm, nấm mốc, phấn hoa, các hạt hóa học như sulfur dioxide hoặc nitric oxide,… cũng có thể gây ho khan. Với các tác nhân này, bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh bằng nhiều cách khác nhau.
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây ra những cơn ho khan.
Suy tim
Ngoài việc khó thở, mệt mỏi, nhịp tim không đều, chán ăn, sưng bụng, cơ thể trữ nước,… người bệnh suy tim còn gặp phải những cơn ho khan dai dẳng.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh của bác sĩ. Từ đó rút ngắn thời gian và tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho bệnh nhân.
Các cách chữa ho khan phổ biến
Điều trị ho khan bằng thuốc Tây
Khi thấy xuất hiện những cơn ho, nhiều người thường ra hiệu thuốc mua thuốc về sử dụng. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Chia sẻ về việc sử dụng thuốc Tây trong chữa trị ho khan, chúng tôi Nguyễn Trọng Nghĩa (nguyên giảng viên Đại học Y dược Tp Hồ Chí Minh) cho biết: “Việc sử dụng kháng sinh trị ho khan chỉ phù hợp khi nguyên nhân ho khan là do vi khuẩn, virus gây nên. Còn với trường hợp khác việc dùng thuốc kháng sinh là không tác dụng, nếu lạm dụng sẽ khiến cơ thể người bệnh kháng lại các loại kháng sinh, gây khó khăn cho việc điều trị ho khan sau này.”
Một số loại thuốc thường được sử dụng trong việc cải thiện các triệu chứng của ho khan với các thành phần giúp giảm đau, kháng khuẩn, kháng viêm như: Acodine, Nortussin, Atussin, Codepect, Decolsin,..
Chữa ho khan bằng thuốc Nam
Một số người vì lo sợ tác dụng phụ của thuốc Tây nên lựa chọn các bài thuốc dân gian với mong muốn hỗ trợ cải thiện những cơn ho khan hiệu quả. Việc chữa ho khan với các bài thuốc dân gian dễ kiếm, an toàn, chi phí rẻ nên là sự ưu tiên lựa chọn hàng đầu của nhiều người bệnh.
Chữa ho khan bằng gừng
Chuẩn bị nguyên liệu: gừng tươi
Cách thực hiện:
Gừng cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng
Mỗi lần ho, ngậm 1 – 2 miếng gừng
Kiên trì áp dụng trong 1 vài tuần sẽ nhận được hiệu quả điều trị rõ rệt
Chữa ho khan bằng củ cải trắng
Chuẩn bị nguyên liệu: củ cải trắng, quả lê tươi, gừng tươi, miếng vải sạch, mật ong, sữa tươi, hũ thủy tinh sạch
Cách thực hiện:
Sơ chế các nguyên liệu, rửa sạch, để ráo nước
Thái quả lê và củ cải hành lát mỏng rồi cho vào tấm vải đã chuẩn bị vắt lấy nước cốt
Cho hỗn hợp vừa thu được vào nồi đun sôi đến khi đặc sệt thì cho thêm gừng cùng 1 chút sữa tươi và mật ong vào cùng
Khuấy đều hỗn hợp, đun sôi rồi tắt bếp, để nguôi
Cho hỗn hợp vào lọ thủy tinh sạch, đậy nắp kín để dùng dần
Khi bị ho, lấy một thìa cafe hỗn hợp trên pha với nước ấm rồi sử dụng, ngày uống 2 lần.
Các mẹo chữa tại nhà mặc dù mang lại hiệu quả điều trị ở một mức độ nhất định như chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ. Hơn nữa, bệnh nhân cũng phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới nhận được những chuyển biến tích cực.
Cách trị ho khan nhanh nhất
Kế thừa những tinh hoa của y học cổ truyền cùng những thành tựu của y học hiện đại, các bác sĩ và lương y phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã cho ra đời bài thuốc Cao bổ phế giúp giải quyết dứt điểm tình trạng ho khan.
Cao bổ phế Tâm Minh Đường là sự kết hợp hoàn hảo tinh chất dược liệu của 8 loại dược liệu quý của dân tộc, bao gồm: trần bì, cải trời, kinh giới, tang bạch bì, la bạc tử, bách bộ, cát cánh, kim ngân hoa. Đây đều là những loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền, từ thời Hải Thượng Lãn Ông giúp cân bằng âm dương bổ tỳ phế, và đưa sức khỏe người bệnh trở về bình thường.
Nguyên liệu của Cao bổ phế Tâm Minh Đường được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên
Các nguyên liệu kể trên đều được trồng tại Viện Dược Liệu của Bộ Y Tế, đạt tiêu chuẩn CO – CQ, an toàn với sức khỏe người bệnh. Để phát huy tốt dược tính của các dược liệu, các bác sĩ đã nghiên cứu điều chế Cao bổ phế theo dạng thức cao nguyên chất. Đây là một trong những dạng điều chế tốt nhất trong Đông y, an toàn với dạ dày, thẩm thấu nhanh, đặc biệt hiệu quả cao gấp 3 – 4 lần so với các sản phẩm đang có trên thị trường.
Bạn đọc có thể lắng nghe chia sẻ của Đại tá – bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng về lý do lựa chọn dạng cao nguyên chất trong video sau:
Bạn cần bác sĩ tư vấn thăm khám trực tiếp?
BẤM vào đây để LIÊN HỆ ngay
Sự khác biệt của Cao bổ phế Tâm Minh Đường chính là ở cơ chế điều trị tập trung, chuyên sâu vừa giải quyết các triệu chứng bên ngoài vừa giúp chấm dứt tận gốc nguyên nhân ho khan từ đó phục hồi, làm mạnh chức năng Tỳ, Phế.
Ưu điểm của Cao bổ phế Tâm Minh Đường
Theo một số thống kê mà chúng tôi thu thập được, sau hơn 5 năm điều trị, Cao bổ phế Tâm Minh Đường đã giúp gần 10 ngàn người bệnh chữa ho khan nhanh chóng, trong đó ghi nhận nhiều trường hợp không tái phát.
Lộ trình điều trị bệnh ho khan của Cao bổ phế Tâm Minh Đường sẽ trải qua những giai đoạn như sau:
5 – 7 ngày: vùng cổ họng dễ chịu, bớt ngứa, triệu chứng ho khan có xu hướng giảm khoảng 40%
12 – 15 ngày: tiêu viêm, tình trạng sưng, đau họng giảm tới 80%, phục hồi tổn thương ở lớp niêm mạc
Sau 25 ngày: các triệu chứng của ho khan chấm dứt tới 90%, tăng cường sức đề kháng từ đó ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
Tuy nhiên, lộ trình trên có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Chính vì vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và tư vấn lộ trình chi tiết nhất.
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc theo yêu cầu của độc giả:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: Số 138 Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline:
0983.34.0246
Website:
tamminhduong.com
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: 325/19 Bạch Đằng, P.15, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline:
0903.876.437
“Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị”
Theo: Sức khỏe đời sống
Trẻ Bị Ho Khan Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm
Vì sao chúng ta lại bị ho? Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống chất nhầy chứa vi khuẩn và các vật lạ có trong cổ họng ra ngoài.
Ho được chia làm hai loại là ho không có đờm và ho có đờm. Trong đó, ho khan là ho không có đờm. Ho khan chủ yếu là do virus gây ra.
Phân biệt ho khan với các loại ho thường gặp ở trẻ
Ho khan từng cơn
Ho khan thường bắt nguồn từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên như cảm cúm, cảm lạnh. Ho khan kéo dài liên tục theo từng cơn không kèm theo đờm hoặc rất ít đờm. Bên cạnh đó, ho khan cũng chính là dấu hiệu sớm của bệnh viêm phổi, viêm phế quản.
Ho ra đờm
Ho ra đờm chính là cách giúp trẻ tống chất dịch nhờn ra ngoài qua đường hô hấp dưới. Trẻ bị viêm phế quản, hen suyễn, viêm tiểu phế quản thường ho ra đờm.
Ho gà
Ho gà là bệnh lây nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. khi ho, bé thường phát ra tiếng rít. Ho gà trở nặng gây ra khó thở và thiếu oxy rất nguy hiểm.
Bị nhiễm virus: khi bị nhiễm virus, trẻ sẽ có những biểu hiện thông thường của cảm lạnh và cảm cúm. Trẻ ho khan do nhiễm virus sẽ ho ngay khi vừa mắc bệnh và kéo dài sau khi các triệu chứng khác đã hết.
Bị chảy dịch mũi sau: chất nhầy hình thành trong khoang mũi chảy xuống cổ họng, kích thích dây thần kinh sau cổ họng khiến bé bị ho khan.
Không khí ô nhiễm: các chất gây ô nhiễm có trong không khí là nguyên nhân kích thích phía sau cổ họng gây ra tình trạng ho khan.
Bị mắc các bệnh đường hô hấp: Ho có thể là do trẻ bị mắc những bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi…
Trẻ bị ho khan phần lớn là do virus
Trẻ ho khan kéo dài theo từng cơn, không kèm đờm hoặc rất ít đờm. Có thể ngứa rát cổ họng và sổ mũi.
Trẻ ho khan về đêm ngủ không ngon giấc, khó chịu, hay quấy khóc. Trẻ bị ho khan theo cơn kéo dài thường nôn mửa, đau tức ngực, khó thở.
Trẻ có thể ho ra đờm xanh, khó thở, thở mệt mỏi nếu bị ho do viêm phế quản.
Ho khan ở trẻ em thường hết sau 2-4 tuần. Nếu bị ho lâu hơn thì nguyên nhân được xác định là do virus. Trường hợp trẻ ho khan kéo dài hơn 4 tuần sẽ được gọi là ho mãn tính.
Vì sao trẻ bị ho khan?
Biểu hiện trẻ bị ho khan
Vì vậy, khi con ho, cha mẹ cần tiến hành điều trị ngay để tránh diễn tiến thành các bệnh viêm đường hô hấp.
Cách chữa ho khan cho trẻ nhanh, dứt điểm
Ho khan không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Nó chỉ đe dọa đến tính mạng trẻ khi ho kéo dài quá lâu và trẻ bị tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến mệt mỏi, sụt cân, chuyển biến thành bệnh mãn tính. Vì vậy, khi trẻ bị ho khan, cha mẹ nên tìm cách trị ho khan cho trẻ dứt điểm, tránh kéo dài gây ra các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Trẻ bị ho khan nên uống thuốc gì?
Nên đưa trẻ bị ho khan đi khám bác sĩ thay vì tự dùng thuốc kháng sinhKhi trẻ bị ho khan, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được bác sĩ tư vấn cách điều trị. Với những cơn ho thông thường, mẹ có thể giúp bé tự khỏi sau một thời gian bằng cách chăm sóc con hợp lý tại nhà.
Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc trị ho hay thuốc kháng sinh trị ho cho trẻ uống. Thuốc kháng sinh có thể gây nhờn thuốc và gây ra tác dụng phụ không tốt với sức khỏe của trẻ.
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê cho trẻ thuốc trị ho và mẹ nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
Mỗi ngày thực hiện vệ sinh mũi cho trẻ 1 đến 2 lần bằng nước muối sinh lý. Mẹ chỉ cần nhỏ 1-2 giọt cho một cánh mũi rồi day nhẹ. Nếu có chất nhầy, mẹ dùng dụng cụ hút sạch ra cho trẻ.
Đảm bảo môi trường sống luôn thoáng đãng, sạch sẽ, tránh bị gió lùa.
Không mặc quá nhiều quần áo, chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm, chất liệu thấm mồ hôi tốt.
Không kiêng tắm mà nên tắm cho trẻ trong phòng ấm, nhiệt độ nước thích hợp, không tắm lâu và thực hiện ủ ấm ngay sau khi tắm.
Tăng cữ bú cho trẻ để tăng dưỡng chất nạp vào.
Cách chăm sóc trẻ ho khan tại nhà
Cách chăm sóc trẻ bị ho khan tại nhà nhanh khỏi:
Nếu trẻ mới bị chớm ho trong vòng vài ngày, phụ huynh có thể chăm sóc bé theo những cách sau để giúp cải thiện tình trạng ho khan ở trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cách chăm sóc này cho trẻ sơ sinh bị ho khan, trẻ 2 tháng tuổi bị ho khan, trẻ 3 tháng tuổi bị ho khan…
Cần đưa trẻ đi khám nếu ho khan kéo dài 1 tuần.
Bài thuốc trị ho khan không cần dùng thuốc kháng sinh
Mật ong chanh
Hỗn hợp chanh mật ong giúp kháng viêm và tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho trẻ, giúp trẻ nhanh chóng giảm ho và hồi phục sức khỏe. Mẹ chỉ cần pha mật ong và chanh với chút nước ấm rồi cho bé uống mỗi ngày 1-2 lần.
Gừng pha muối
Ngâm chân cho trẻ trong hỗn hợp gừng pha muối ở nhiệt độ 40 độ C có thể giúp giảm cơn ho khan rất tốt. Trong lúc ngâm chân, mẹ có thể nhẹ nhàng massage để kinh mạch bé được lưu thông một cách dễ dàng.
Lá húng chanh
Mẹ lấy một nắm nhỏ lá húng chanh, hạt chanh rồi chưng trong vòng 20 phút. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống đều đặn mỗi ngày. Chỉ cần duy trì bài thuốc này trong 3 ngày, sẽ thấy được hiệu quả trị ho khan cho bé rõ rệt.
Rau diếp cá và nước vo gạo
Lá rau diếp cá kết hợp với nước vo gạo là hỗn hợp kháng sinh tự nhiên, rất giàu vitamin và có tác dụng chữa ho khan hiệu quả.
Cách làm giảm ho khan bằng rau diếp cá thực hiện như sau: Rửa sạch lá diếp cá rồi giã nhuyễn, hoà chung với nước vo gạo và đun lửa nhỏ trong 20 phút. Mẹ nên cho trẻ uống khi còn ấm và dùng hàng ngày cho đến khi thấy được hiệu quả.
Củ cải trắng
Nước củ cải trắng có khả năng điều trị ho khan, ho có đờm, viêm phế quản và viêm đường hô hấp rất tốt.
Cách chữa ho khan cho trẻ bằng củ cải trắng được thực hiện như sau: cắt lát củ cải rồi lấy 4-5 lát cho vào nước đun sôi cho đến khi củ cải chín, cho trẻ uống khi nước còn ấm là tốt nhất.
Nếu nước củ cải khó uống thì mẹ có thể kết hợp với các nguyên liệu sau để con dễ uống hơn: chuẩn bị 1 kg củ cải, 1 kg quả lê tươi, 250gr mật ong, 250gr sữa. Củ cải, lê gọt vỏ thái nhỏ, gừng tươi thái lát rồi đem ép lấy nước riêng từng loại. Đun sôi hỗn hợp nước củ cải và lê với lửa nhỏ cho đến khi quánh lại thì cho các nguyên liệu khác vào nấu chung. Hỗn hợp sôi thì tắt bếp, để nguội rồi cho vào lọ kín dùng hàng ngày sáng và tối. Mỗi lần uống, dùng 1 thìa hỗn hợp pha với nước ấm để đạt hiệu quả tốt nhất.
Những sai lầm cần tránh khi điều trị ho khan
Tuỳ tiện dùng thuốc kháng sinh sẽ làm hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếuDùng thuốc kháng sinh tùy tiện
Tuỳ tiện cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi bị ho là sai lầm của rất nhiều bà mẹ. Thuốc kháng sinh chỉ có thể diệt được vi khuẩn, trong khi nguyên nhân gây ho 85% là do virus, chỉ 15% do vi khuẩn.
Các chuyên gia y tế trên thế giới khẳng định, tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn sớm sẽ giúp hệ miễn dịch của trẻ cân bằng và trưởng thành hơn. Việc tùy tiện cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh sẽ gây mất cân bằng hệ miễn dịch, thay đổi quần thể vi khuẩn có trong ruột, khiến cơ thể miễn dịch yếu với các tác nhân gây dị ứng.
Sử dụng thuốc ức chế ho không theo chỉ định
Tuyệt đối không cho trẻ quá nhỏ, trẻ bị hen phế quản, viêm phế quản dùng thuốc ức chế ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Loại thuốc này chỉ được dùng khi trẻ bị ho quá mức gây mất ngủ, nôn ói, mệt mỏi. Thuốc ức chế ho làm quánh đặc dịch tiết, khiến đờm tắc nghẽn và khó tống ra ngoài.
Dừng thuốc ngay khi thấy đỡ
Đồ lạnh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ là thủ phạm khiến ho khan nặng hơnĐây cũng là sai lầm phổ biến của cha mẹ khi cho con sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi uống thuốc phải uống đủ liều do bác sĩ chỉ định, không nên dừng khi thấy trẻ đã đỡ. Thực tế, khi các triệu chứng giảm chỉ là do vi khuẩn yếu đi, nếu dừng thuốc, nó có thể phục hồi lại và gây bệnh tiếp diễn.
Không kiêng những thực phẩm gây ho
Khi trẻ bị ho khan, mẹ không nên cho trẻ ăn đồ lạnh, uống nước lạnh. Bởi đồ ăn lạnh dễ gây ra tắc khí phổi làm trẻ ho nhiều hơn.
Ngoài ra, đồ ngọt, đồ chiên rán cũng chính là thủ phạm khiến trẻ bị ho nặng hơn. Các thức ăn này khiến tế bào bạch cầu khó tiêu diệt vi khuẩn hơn. Đồng thời đồ chiên cũng làm cho hệ tiêu hoá của trẻ trở nên nặng nề, khó hấp thu dinh dưỡng.
Mặc quá nhiều quần áo cho trẻ
Đây là một sai lầm rất thường thấy ở cha mẹ khi chăm sóc con bị ho. Khi con ho vì cảm lạnh, cha mẹ thường mặc cho con nhiều quần áo để giữ ấm. Tuy nhiên, mặc quá nóng khiến trẻ ra mồ hôi, mồ hôi thấm lại cơ thể làm con bị nhiễm lạnh ngược. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ mặc ấm vừa phải với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt.
Hy vong bài viết đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi làm sao để hết ho khan một cách dứt điểm ở trẻ. Ho khan không phải là bệnh lý khó chữa. Mẹ chỉ cần chú ý đến biểu hiện ho của con, đưa bé đi khám kịp thời và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ thì ho khan ở trẻ sẽ mau chóng được điều trị dứt điểm.
Tất Tần Tật Về Ho Gió, Ho Khan Lâu Ngày Và Cách Chữa Trị
Có rất ít tài liệu nói về khái niệm ho gió, song người bệnh có thể hiểu đơn giản ho gió là tình trạng ho khan, không có đờm. Vì vậy, càng ho người bệnh sẽ càng thấy rát, khô cổ và có thể mất tiếng.
Khi bị ho gió, thông thường triệu chứng duy nhất của người bệnh chỉ là ho, ngoài ra không kèm theo sốt, đau ngực hoặc những dấu hiệu bất thường khác. Tuy nhiên, khi ho nhiều, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, chất lượng công việc và cuộc sống bị ảnh hưởng.
Ho gió, ho khan lâu ngày là bệnh gì?
Ho gió, ho khan, ho lâu ngày phần lớn không nguy hiểm đến tính mạng. Nguyên nhân gây ho chủ yếu là do ảnh hưởng của thời tiết, chẳng hạn như những đợt gió lạnh đầu mùa, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ vào thời gian chuyển mùa.
Tuy nhiên khi bị ho gió quá lâu mà không được điều trị, đường hô hấp trên có thể bị tổn thương, đẫn dến khả năng mắc nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm. Do đó, khi bị ho gió, ho khan lâu ngày, người bệnh cần nhanh chóng tìm cách khắc phục.
Cách chữa trị ho gió, ho khan hiệu quả
Chữa ho gió ho khan lâu ngày bằng cây rẻ quạt
Rẻ quạt không chỉ được trồng làm cảnh vì hình dáng đẹp mà còn là một loại cây tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc, chữa ho gió, ho khan, viêm họng rất tốt.
Để chữa ho gió bằng cây rẻ quạt, người ta dùng 10 – 20 g rễ rẻ quạt tươi rửa sạch, nhúng qua nước sôi rồi giã nát với khoảng 10 hạt muối to. Dùng rây lọc lấy nước, ngậm từng chút một, nuốt dần dần vào trong họng.
Bã rễ rẻ quạt còn lại đem hơ nóng, cho vào gạc đắp ngay phía ngoài cổ, chỗ mà họng cảm thấy ngứa rát nhất. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày trong vòng 5 ngày, ho gió sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Chữa ho gió ho khan lâu ngày bằng cây me đất
Cây me đất, hay chua me đất có vị chua, tính mát, dùng để giải nhiệt trị ho, lợi tiểu rất tốt. Cần phân biệt cây me đất với cây cỏ bợ vì hình dáng lá khá giống nhau. Tuy nhiên, lá của cây me đất gồm 3 lá chét hình trái tim, còn cây cỏ bợ có 4 lá chét đầu tròn.
Bài thuốc trị ho gió, ho khan bằng cây me đất rất đơn giản. Chỉ cần lấy một nắm lá cây me đất rửa sạch, để ráo nước, sau đó giã nhuyễn với vài hạt muối, chắt lấy nước ngậm từng chút một, nuốt dần dần. Sau 3 – 5 ngày, ho sẽ dịu bớt.
Chữa ho gió ho khan lâu ngày bằng hoa đu đủ đực
Cây đu đủ đực không cho năng suất cao như đu đủ cái, nhưng hoa của loại cây này lại có khả năng chữa ho đặc biệt. Trong đó, tác dụng tốt nhất là hoa mới chớm nở.
Để chữa ho gió, chúng ta dùng 10 – 20 g hoa đu đủ đực trộn với vài thìa mật ong, rồi hấp cách thủy trong vòng 20 phút. Nghiền nát hỗn hợp, mỗi lần dùng một ít hòa với nước đun sôi để nguội, uống hết trong ngày.
Nếu bị mất tiếng, có thể kết hợp 15 g hoa đu đủ đực với 15 g lá hẹ, 10 g hạt chanh. Tất cả rửa sạch, nghiền nát, hòa với một ít mật ong và 20 ml nước, chia ra uống hết nhiều lần trong ngày.
Chữa ho gió ho khan lâu ngày bằng cây hẹ
Hẹ là một loại rau gia vị trong nhiều món ăn quen thuộc của người Việt. Bên cạnh đó, nó cũng được biết đến là một vị thuốc chữa bệnh như chữa ho gió, ho khan, chữa trĩ, trị giun sán, táo bón, tè dầm.
Dùng một nắm nhỏ lá hẹ tươi rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn chung với một ít đường phèn, đem hấp cách thủy 20 phút là chúng ta đã có một bài thuốc chữa ho gió hiệu quả. Dùng thuốc này nhiều lần trong ngày, sau 3 – 5 ngày ho gió sẽ dần dần chấm dứt.
Khi bị ho gió ho khan nên chủ động giữ ấm bản thân, đặc biệt là tai và cổ. Trong chế độ ăn uống nên tránh đồ ăn lạnh, đồ cay nóng, bia rượu để bệnh mau khỏi. Nếu ho kéo dài trên 4 tuần không chấm dứt, người bệnh cần được gặp bác sĩ. Nguồn: chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết 7 Nguyên Nhân Gây Ho Khan Tiếng Và Cách Trị Ho Khan Tiếng Hiệu Quả Từ Thảo Dược trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!