Cập nhật nội dung chi tiết về 8 Điều Mà Những Kiến Trúc Sư Và Nhà Thiết Kế Thành Công Thường Làm mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Một kiến trúc sư giỏi sẽ biết kể chuyện và lay động mọi giác quan của bạn. Họ hiểu rõ những nguyên tắc – và cả khi nào họ có thể phá vỡ chúng.
Một kiến trúc sư giỏi sẽ biết kể chuyện và lay động mọi giác quan của bạn. Họ hiểu rõ những nguyên tắc – và cả khi nào họ có thể phá vỡ chúng.
Quá trình thiết kế của mỗi kiến trúc sư là cực kỳ cá nhân và đầy sắc thái. Ví dụ, tôi có một số công cụ mà chắc chắn phải dùng đến như một nghi thức khi bắt đầu một dự án. Đầu tiên là một bút chì yêu thích với trọng lượng nhẹ, một barrel kích thước trung bình và một grip chóp mỏng, nạp thêm một đầu dẫn HB trọng lượng trung bình, không quá mềm cũng không quá cứng. Nó có 1 kẹp gãy ở đầu và một nút nhỏ màu xanh gần ngón tay cái của tôi để có thể dễ dàng điều khiển.
Trong khi thói quen của mỗi kiến trúc sư sẽ mang tính cá nhân và thể hiện phong cách riêng, những thói quen kiến trúc mang tính rộng lớn mà chúng ta chia sẻ lại đặt nền móng cho những thiết kế tuyệt vời.
1. Họ kể những câu chuyện hấp dẫn.
Ký ức của chúng ta về bất cứ nơi nào vốn đã gắn liền với những câu chuyện. Một mái nhà kể câu chuyện về những vị khách đặc biệt, ở một nơi đặc biệt, trong một thời điểm đặc biệt làm phong phú thêm những trải nghiệm và mang đến cho nó một lý do để tồn tại.
Một kiến trúc sư được dạy từ rất sớm trong các trường học thiết kế để lên ý tưởng các dự án bằng cách đưa ra một câu chuyện mà theo truyền thống được gọi là một parti.
Một parti giống như một cuốn số quy tắc, bằng cách đó nó cho phép chúng ta nhìn lại khi chúng ta đang bị mắc kẹt trong một mớ phân vân không biết nên làm gì tiếp theo. Nó tổ chức lại những suy nghĩ và hướng dẫn cách tốt nhất để liên hệ giữa câu chuyện với thiết kế của chúng ta.
Các câu chuyện có thể tuôn chảy từ một cái điều gì đó cụ thể – ví dụ, một cây được yêu quý để bảo tồn – hoặc một cái gì đó tổng quát hơn, chẳng hạn như, “Tất cả các căn phòng phải có ánh sáng tự nhiên.” Nó có thể xuất hiện từ yêu cầu cụ thể của khách hàng: “Làm ơn không để cái gì màu trắng” hoặc hình dạng của khu nhà. Nó có thể áp dụng cho mọi cấp độ của các vấn đề thiết kế, thậm chí cho cả việc cải tạo, trang trí những cấu trúc nhỏ.
Tìm kiếm và dẫn dắt những ý tưởng lớn hơn và tạo ra một câu chuyện xung quanh, nó thâm nhập vào mọi quyết định thiết kế với ý riêng của nó.
2. Họ chấp nhận rủi ro.
Chấp nhận rủi ro để làm điều gì đó khác thường là một phần của bất kỳ lĩnh vực sáng tạo nào. Suy nghĩ lại, tưởng tượng lại, thao tác lại và phát minh ra cách thức mới để làm những điều cũ – trong khi các định luật vật lý vẫn áp dụng, thậm chí cả lực hấp dẫn cũng có thể được thử thách. Nói như vậy không có nghĩa rằng mọi thứ đều đòi hỏi sự đổi mới hoặc hành động táo bạo, nhưng nhìn vào một vấn đề thông qua một lăng kính khác thường cho thấy các giải pháp thú vị mà không dựa trên bất kỳ tiêu chuẩn nào.
Chắc chắn là cửa ra vào 8-foot sẽ đắt hơn, nhưng hiệu quả nâng cao là một yếu tố thiết kế tiêu chuẩn từ xưa đến nay và được đặc biệt chấp nhận. Cánh cửa cao hơn có thể cho phép nhận ánh sáng nhiều hơn khi phủ kính, và tỷ lệ cân đối của chúng hoàn toàn có thể định hướng lại, không gian nhỏ hẹp, giống như hành lang này, làm cho chúng có vẻ lớn hơn. Tôi sử dụng chúng thường xuyên trong không gian với trần nhà 8-foot nơi cánh cửa được mở ra, nó như thể toàn bộ bức tường đã biến mất.
3. Họ chú trọng các chi tiết.
Kiến trúc tìm cách giải quyết vấn đề từ chính trái tim của mình, nhưng đó là cách để chúng tôi có thể giải quyết những vấn đề đó – chất thơ mà chúng tôi mang đến trong từng giải pháp – tách cái tốt ra từ cái xấu.
Có thể để giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau, nhưng ở đây các nhà thiết kế đã chọn một cách tối giản nhất, có thể biểu hiện dễ dàng ra bên ngoài. Màu xám của dây cáp thép mỏng không gỉ phù hợp với cầu thang cuốn bê tông, và sự liên kết này là do cố ý và được xem xét kỹ lưỡng.
Chi tiết rất quan trọng bởi vì chúng thường là những điều chúng ta đang cố gắng nắm bắt nhất trên một cơ sở hàng ngày. Có nghĩa là phương tiện để tất cả các thành phần ăn khớp với nhau trong một cấu trúc chính là các chi tiết.
Kiến tạo những gì mà các kiến trúc sư gọi là “một gia đình của các chi tiết” để thống nhất một dự án. Các khuôn mẫu chiều ngang của bức tường bọc gỗ tham khảo các bức tường bê tông dạng tấm mạch bên trái. Mặc dù chúng làm bằng vật liệu khác nhau, những lại có cùng một ngôn ngữ. Điều này cũng có thể áp dụng cho phần cứng sử dụng trong dự án – ví dụ, tất cả các cửa ra vào có thanh kéo bằng thép không gỉ, hoặc tất cả các đường ống nước đều có góc cạnh và làm bằng vật liệu niken.
4. Họ luôn đơn giản hóa.
“Khả năng đơn giản hóa có nghĩa là loại bỏ những thứ không cần thiết để phần cần thiết có thể lên tiếng,” họa sĩ Hans Hofmann nói. Thông thường chúng ta để những hành động phức tạp như một đại diện cho sự thu hút. Kiến trúc sư được đào tạo để tối giản các thành phần cần thiết. Nếu nó không có bất cứ chức năng nào, sự cần thiết của nó nên được đánh dấu hỏi.
+ Hình dạng đơn giản: Thường tiết kiệm chi phí hơn, dễ dàng hơn để xây dựng và trông vẫn bắt mắt nếu không trang trí.
+ Một bảng vật liệu đơn giản: Tối đa hai hoặc ba vật liệu. Đặt ra quy tắc cho cách mỗi vật liệu sẽ được sử dụng. Bằng cách thay đổi dạng của một vật liệu – từ mịn sang thô chẳng hạn – bạn có thể đạt được sự đa dạng mà không phức tạp.
+ Trang trí sắp đặt đơn giản (hoặc không)
+ Cửa sổ đơn giản: Chọn hai kích cỡ cửa sổ – một cho không gian lớn, một cho những chỗ nhỏ.
+ Để lộ một số kết nối giữa các vật liệu. Các mối nối kín thường tốn nhiều chi phí và thời gian chuyên sâu để thực hiện.
5. Họ thiết lập trật tự.
Các nhà thiết kế thích áp dụng các nguyên tắc trật tự lên mọi thứ, ở mọi cấp độ.
Đương nhiên, sự cần thiết của việc thiết lập trật tự phân cấp – Về cơ bản điều đó có nghĩa là bạn phải quyết định xem những gì là quan trọng và có thể trì hoãn những thứ khác vì nó.
Bất kể sức hút mạnh như thế nào, nó luôn quay vòng trở lại với địa thế, nơi mà tôi xác định những đặc tính chủ yếu nào (quang cảnh, địa hình, các cấu trúc khác) là quan trọng nhất.
Trước khi quyết định xem tòa nhà sẽ trông như thế nào (hình dáng), chúng tôi phải nghĩ đến và đặt trình tự các không gian trong tòa nhà, từ nơi công khai nhất đến nơi riêng tư nhất, và quyết định cách chúng ta sẽ đến và trình tự các không gian sẽ bày ra trước mắt.
Cải tiến các nguyên tắc trình tự thường gặp bằng những cấu trúc hiện tại đang thiếu: ánh sáng tự nhiên, khoảng không, sự kết nối với không gian ngoài trời, .v.v.. Đối với một số dự án, tôi thậm chí còn tiến xa hơn đến việc phát triển một rulebook để thiết lặp những module cụ thể, hệ thống lưới, nguyên vật liệu và chỉ dẫn thêm module vào cấu trúc trong tương lai.
6. Họ lặp lại, lặp lại và lặp lại.
Sự lặp lại không đồng nghĩa với sự nhàm chán, thay vào đó nó hợp nhất một thiết kế. Lặp lại khuôn mẫu, nguyên vật liệu, mạng lưới và tỷ lệ là nền tảng của trật tự kiến trúc. Nguyên tắc chủ yếu của sự lặp lại lấy tối thiểu là ba của bất cứ thứ gì để thấy được ích lợi của chúng. Nếu hai là tốt thì ba là tốt nhất.
Sự lặp lại không chỉ có ý nghĩa từ quan điểm kinh tế, mà nó còn cung cấp một điểm tham chiếu và nền tảng để làm nổi bật những gì chúng ta cho là thật sự quan trọng, đặt nền móng cho thói quen tiếp theo của chúng ta.
7. Họ phá vỡ các nguyên tắc.
Điều kiện tiên quyết cho điều này là các thói quen trước đây. Ngay khi chúng ta có một khuôn mẫu của sự lặp lại đã được thiết lập, chúng ta có thể quyết định nên phá vỡ các nguyên tắc ở đâu. Tưởng tượng một loạt các cửa sổ được xếp trên một mạng lưới trật tự. Cửa sổ nào phá vỡ nguyên tắc này sẽ phải được thực hiện bởi một nguyên nhân thật quan trọng và đặc biệt, như góc nhìn ra một tán cây hoặc một tầm nhìn xa xôi.
Với một trật tự lặp lại như là một nền tảng, sự phá vỡ nguyên tắc được tính toán để đảm bảo hàm chứa những ý nghĩa đặc biệt. Sự lặp lại này cũng được cân bằng để giữ cho tổng thể không bị cứng nhắc và đơn điệu.
Chiếc cầu thang này minh họa rõ nét sức mạnh của việc phá vỡ những nguyên tắc. Hãy nhìn vào sự đơn giản trong không gian xung quanh nó.
Theo truyền thống, cầu thang được cấu tạo với dầm cầu thang ở các cạnh bên, ván đứng đóng hộp và một vài sự kết hợp của một tay vịn và lan can.
Nhà thiết kế của chiếc cầu thang này đã xem xét lại từng giả định, phá vỡ các nguyên tắc và biến nó thành một đối tượng của nghệ thuật điêu khắc. Chiếc cầu thang treo xuống từ cấu trúc bên trên, cho phép quan sát quá trình di chuyển lên phía trên bằng cách nhảy bậc từ một bệ bê tông nặng lên một dạng cầu thang nhẹ hơn nhiều.
Những chiếc ván đứng được mở, cho phép ánh sáng cũng như tầm nhìn xuyên qua, và dầm đôi bằng ván ép như là một trụ đỡ cho cầu thàng và lan can.
8. Họ thu hút các giác quan.
Trong khi những hình ảnh hào nhoáng về kiến trúc mà chúng ta sử dụng online hạn chế ý thức của chúng ta về việc quan sát, kinh nghiệm của chúng tôi về kiến trúc thực ra là khá khác nhau. Chúng tôi được dạy rằng như những kiến trúc sư khi nghĩ về tất cả giác quan khi thiết kế.
Mở rộng căn nhà để tham quan cũng quan trọng như là việc che chắn nó khỏi sự ồn ào không mong muốn hoặc mùi hương từ biển cả hay cây tuyết tùng bên cạnh.
Những kiến trúc sư xem xét sự khác biệt trong cảm nhận của bê tông mát mẻ so với gỗ ấm áp dưới chân mình, và tiếng mưa rơi trên mái nhà bằng kim loại.
Để nghĩ về thiết kế từ mức độ kinh nghiệm thường sẽ tiết lộ các cơ hội thiết kế, điều này làm cho cuộc sống trong một ngôi nhà hoặc một không gian trở nên hài lòng hơn. Kiến trúc sư và nhà thiết kế giỏi sẽ nghĩ về ánh sáng và bóng đổ, nơi mà mặt trời chuyển động suốt ngày, hướng đón gió hay âm thanh của khu đô thị, và bằng cách nào để họ có thể làm quen với nó.
Theo HOUZZ/TÚ QUYÊN/DESIGNS.VN
Làm Sao Để Trở Thành Một Kiến Trúc Sư Giỏi?
Đối với một sinh viên ngành Kiến trúc mới ra trường khi được đề cập đến việc tìm được hướng đi đúng đắn để có những phát triển tốt trong sự nghiệp của mình quả thực là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi bước đi trong nghề đều sẽ là một thách thức, dù đó có là nghề nghiệp gì. Khi nhìn vào những Kiến trúc sư thành công cho đến thời điểm hiện tại, ta có thể rút ra được một vài bí quyết để trở thành một Kiến trúc sư giỏi.
Tìm người hướng dẫn và định hướng
Người ta nói may mắn nhất cuộc đời con người không phải trúng số độc đắc mà là gặp được người thầy tốt. Những người đi trước, những đồng nghiệp kiến trúc của bạn là nguồn kiến thức vô tận mà bạn có thể học hỏi. Hãy mạnh dạn tìm đến KTS có kỹ năng và kinh nghiệm trong nghề mà bạn ngưỡng mộ để theo chân học hỏi.
Với những kiến thức học tập được từ những người đi trước sẽ giúp ích rất lớn cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp về sau. Điều đơn giản nhất bạn có thể bắt đầu làm là mời họ 1 tách cafe và bắt đầu một câu chuyện sau đó là từ từ những câu hỏi về kiến thức chuyên môn và lời khuyên trong công việc – chắc hẳn rằng không ai có thể từ chối bạn đâu.
Cùng chia sẻ kiến thức
Bạn nên nhớ rằng những kiến trúc sư giỏi là người sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức. Cuộc đời là “con đường 2 chiều” nếu bạn đã nhận lại thì bạn phải cho đi những kiến thức đó nếu muốn là người thành công. Hãy thử chia sẻ những điều hay ho mà bạn biết cho các đồng nghiệp. Bạn sẽ nhận lại được gì khi chia sẻ những kiến thức đó. Thực sự, bạn không nên mong chờ những gì nhận lại được, mà thứ bạn nhận lại được là tâm thái thoải mái, thanh tịnh.
Tạo cho bản thân một mạng lưới
Về bản chất, ngành Kiến trúc cũng là một ngành dịch vụ mà dịch vụ do bạn cung cấp có tốt hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới quan hệ của bạn. Một mạng lưới tốt sẽ giúp công việc của bạn được suôn sẻ hơn và mở ra được vô số các cơ hội mới. Hãy luôn ghi nhớ việc xây dựng các mối quan hệ tốt xung quanh bạn.
Biết nắm bắt cơ hội
Khi mới bắt đầu ở một vị trí nào đó bạn luôn muốn được thể hiện bản thân. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra lúc này là “Làm thế nào để thể hiện được những ưu điểm của bản thân một cách tốt đa?”. Do đó, bạn nên tự vạch ra cho mình một chiến thuật, dù nhận được công việc như thế nào bạn cũng phải thực sự nghiêm túc với nó. Bạn nên dành thêm thời gian sau giờ làm để trau chuốt những kỹ lưỡng những bản thiết kế của mình. Nếu có thời gian rảnh hãy thử lên những kế hoạch, phương án tối ưu hơn để đề xuất trong buổi họp tiếp theo. Từ đó, năng lực của bạn sẽ dần được khẳng định và cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.
Mạnh dạn nêu quan điểm cá nhân
Một công ty có rất nhiều nhân viên, việc bạn được chú ý thực sự không dễ dàng. Bạn hãy thử mạnh dạn yêu cầu. Hãy thử đề nghị được nhận nhiều hơn yêu cầu thiết kế. Hay có thể mạnh dạn yêu cầu tăng lương nếu cảm thấy đóng góp của bạn là xứng đáng. Điều này sẽ khiến cho công việc của từng bước, từng bước phát triển hơn.
Rời khỏi vùng an toàn
Những người không thành công hay còn gọi là thường bị thất bại đều có điểm chung là muốn sự yên ổn. Hãy thử tìm tòi những điều mới lạ thay vì chấp nhận những điều đã cũ.
Thoát ra khỏi vùng an toàn vốn có hằng ngày của bạn.
Hãy tập mạnh dạn phát biểu trước đám đông nếu bạn còn e ngại.
Xung phong biểu diễn văn nghệ cho công ty mỗi dịp.
Làm những điều mà bạn chưa từng làm giúp bạn nhận được nhiều cảm xúc mới lạ trong cuộc sống, tinh thần phấn chấn trong công việc.
Biết lắng nghe
Diễn thuyết, thuyết trình là kỹ năng mềm rất quan trọng trong hầu hết công việc. Dượt trước bài diễn thuyết của mình vài lần trước đó. Lắng nghe và ghi nhận đánh giá của đồng nghiệp, khách hàng. Bạn cũng nên luyện tập một chút thái độ vui tươi để buổi phát biểu của bạn trở nên suôn sẻ và đỡ phần nhàm chán.
Biết tự đánh giá thất bại
Bí quyết để trở thành kiến trúc sư giỏi là biết tự đánh giá năng lực của mình. Nhìn nhận lại thất bại của mình để khắc phục thay vì chối bỏ, đổ lỗi. Thật may mắn nếu được làm công việc mà mình đam mê. Bạn có thể dành rất nhiều thời gian vào nó và có tinh thần biết vượt qua thất bại. Lời khuyên ở đây là bạn nên học hỏi không ngừng để bản thân luôn phát triển.
Có thể những bí quyết trên không hoàn toàn khiến bạn thành người không thể thay thế trong công việc của mình, nhưng phần nào nó có thể giúp con đường chạm đến thành công của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Kiến Trúc Sư Muốn Trở Thành Giỏi, Tôi Phải Làm Gì ?
Kiến Trúc Sư muốn trở thành giỏi, tôi phải làm gì ?
1.Kiến trúc sư có cần Giỏi Toán hay Giỏi Vẽ không ??
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng để bắt đầu học kiến trúc cần phải có năng khiếu nhất định về môn Toán (dành cho sự tính toán vật chất) hoặc là môn Vẽ.Thế nhưng không hẳn là như vậy đâu. Nếu nói Toán học là một công cụ rất cần thiết và quan trọng để sử dụng cho việc tính toán, thì nó chỉ nên dừng lại ở đó. Việc học không giỏi môn Toán không hề tách bạn ra khỏi giấc mơ làm kiến trúc sư của bạn. Tuy nhiên, điều mà một kiến trúc sư nên có là nhiệt huyết và sự sáng tạo, chứ không phải là việc bạn giỏi giải những bài toán đại số và hình học như thế nào.
Tiếp theo là môn Vẽ. Đương nhiên, kỹ năng vẽ của bạn phải luôn luôn được trau dồi, luyện tập. Tuy nhiên vẫn nhấn mạnh ở chỗ, cái bạn cần có là sự sáng tạo và thiên hướng mỹ thuật. Tại Việt Nam, khi bạn tham dự kì thi đại học, điểm Toán có thể được nhân lên gấp 1,5 lần để cân bằng với các môn văn hóa khác, nhưng điểm vẽ phải trên 5. Việc này không phải để cố tình hạn chế khả năng trúng tuyển, mà thực chất nếu tuyển đầu vào các cá nhân không có thiên hướng về mỹ thuật thì sẽ rất khó phát triển tư duy tạo hình và khả năng nghề nghiệp về sau. Vậy vẽ quan trọng không? Có, nhưng chỉ một phần nào đó thôi.
Bên cạnh thiên hướng về mỹ thuật, bạn cần có khả năng quan sát thế giới xung quanh. Nhận biết được những thứ mình yêu thích. Nghe có vẻ hơi trừu tượng. Tuy nhiên hãy thử hình dung nếu bạn không thể khớp nối điều mà mình yêu thích thì làm sao có thể hiện thực hóa được nó?Tóm lại, những kỹ năng quan trọng mà bạn cần sẽ bao gồm:
Khả năng quan sát và tư duy phân tích tốt.
Logic, thành thạo các phần mềm đồ họa trên máy tính. Có khả năng trình bày tốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Và quan trọng nhất, bạn đủ nhiệt huyết để hiện thực hóa yêu thích của bạn.
Nhưng những điều này không thể có được trong một sớm một chiều.
Vậy tại sao không bắt đầu trau dồi nó từ ngay bây giờ?
Cách Để Tôi Trở Thành Kiến Trúc Sư Được Nhiều Người Yêu Mến
Tôi có đọc cuốn sách: “Không bao giờ thất bại, tất cả chỉ là thử thách” của Chung Yu Yung, chủ sáng lập của tập đoàn Huynhdai – Tôi rất tâm đắc đoạn ông đến ngân hàng thế giới vay tiền để mở xưởng đóng tàu Busan.
Ông giám đốc ngân hàng hỏi khó Chung Yu Jung rằng:
” Chuyên môn của anh là gì ? Bây giờ anh muốn vay tiền ngân hàng để đóng tàu và sẻ trả nợ sau khi bán được tàu, vậy chuyên môn của anh là kinh doanh hay khoa học kỹ thuật ?
Đây là một câu hỏi nghi ngờ về năng lực. Thức ra Chung Yu Jung mới học hết lớp 6. Không có bằng cấp thuyên môn gì trong tay, nếu ông trả lời ông chỉ học hết tiểu học, nhưng trong thời gian qua tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm thì chắc ông đả phải ra về tay không.
Nhưng ông đã ứng xử rất thông minh và quan trọng là nói đúng:
Ông hỏi lại rằng: “Thưa ông, ông đã xem qua bản kế hoạch công việc của tôi chưa? “
Ông giám đốc ngân hàng trả lời: “Đương nhiên tôi đã kiểm tra rất kỹ. Rất hoàn thiện và tuyệt vời.
Chung Yu Jung tiếp lời: Bảng kế hoạch đó chính là chuyên môn của tôi đấy. Thật ra ngày hôm qua tôi đã đến trường đại học Oxford và mang theo bản kế hoạch này vì muốn phong học vị. Họ đã nhìn qua và không nói thêm lời nào đã phong luôn cho tôi danh hiệu tiến sĩ kinh tế học. Cái bảng kế hoạch đó chính là luận văn học vị của tôi đấy.
Tất cả đều cười ồ lên. Buổi đàm phát thành công tốt đẹp.
Qua câu chuyện trên tôi muốn nói điều gì ? Không phải cứ tốt nghiệp trường danh tiếng, bằng cấp nhiều mới là người giỏi, mà giỏi là phải làm nhiều, học liên tục và quan trọng là có nhiều công trình làm thỏa mãn từng khách hàng từ trước tới nay. Giỏi là do khách hàng bình chọn chứ không phải do mình tự phong hay trường lớp phong cho.
Để trở thành kiến trúc sư giỏi, việc tốt nghiệp đại học kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh của tôi chỉ là nên tảng căn bản. Việc tự học, tự rèn luyện mỗi ngày mới là điều quan trọng nhất, hàng ngày tôi không ngừng rèn giũa kiến thức.
Tôi thường xuyên sang các diễn đàn, cộng đồng kiến trúc quốc tế, vào các công ty kiến trúc có trình độ thiết kế cao hơn Việt Nam mình như Mỹ, Anh, Pháp,Nhật, Singapho, Út, new zealand …vvv….
Tôi lấy các công ty kiến trúc quốc tế để làm đối thủ cạnh trạnh, để liên tục cập nhập, chắt lộc, học hỏi những cái hay, cái mới của thế giới, rồi suy nghĩ xem ứng dụng vào địa hình, khí hậu, văn hóa, thói quen sinh hoạt của Việt Nam thì có hợp không?
Rồi tôi thường xuyên đặt câu hỏi có cách nào làm hay hơn, tốt hơn không. Điều đó giúp tôi liên tục đổi mới, sáng tạo hơn trong mỗi công trình đã làm.
Mỗi công trình đã làm cũng là cơ hội để tôi đúc rút trải nghiệm qua mỗi ngày. Không gì thực tế bằng lấy nghề dạy nghề. Tôi luôn luôn đặt câu hỏi còn có cách nào làm hay hơn nữa không? Nếu thêm vào một chút thì sao? Bớt đi một chút thì sao? Có giải pháp nào thay thế tối ưu hơn không?
Phương châm của tôi là: Khi khách hàng cầm bộ hồ sơ thiết kế trên tay thì trong lòng không còn điều gì phải lăn tăn, lấn cấn về giải pháp thiết kế mà khách hàng đã chọn.
Sau mỗi công trình tôi luôn họp anh em trong Cty lại rồi tiến hành tổng kết đánh giá, đo lường, chất lượng, hiệu quả, và mức độ hài lòng của khách hàng. Từ đó rút kinh nghiệm liên tục sau mỗi công trình, và tôi không quên xin ý kiến đánh giá, góp ý chân thành, thực lòng của khách hàng.
Chúng tôi không yêu cầu khách hàng nói tốt, đánh giá tốt về chúng tôi, mà luôn nhờ khách hàng bới long tìm vết, chỉ ra những cái chưa hài lòng, chưa tối ưu, để khắc phục ngay sau mỗi công trình.
Trên đời này không có ai hoàn hảo cả, quan trọng là cầu tiến. Ý kiến đóng góp của khách hàng là vô cùng quan trọng để chúng tôi hoàn thiện tốt hơn mỗi ngày, giỏi hơn mỗi ngày.
Và điều quan trọng nhất đó là tôi giám mạnh dạn chia sẻ với bạn trên các website của tôi, trên youtube, trên Facebook. Để chia sẻ với các bạn như vậy tôi phải liên tục, đọc sách, học hỏi, trải nghiệm thực tế , tìm kiếm thông tin, nâng cấp kiến thức, kỹ năng diễn đạt, viết lách mỗi ngày. Điều đó theo năm tháng làm tôi củng hơi bất ngờ khi nhìn lại mình 5 năm 10 năm trước.
Chỉ bằng những điều trên nên tôi luôn nhận được sự tin tưởng và an tâm tuyệt đối từ khách hàng, vì hơn ai hết tôi tin một kiến trúc sư giỏi là một kiến trúc sư làm việc bằng chính những cảm nhận chân thực nhất về tâm tư và yêu cầu cần thiết của khách hàng chứ không nằm ở việc tôi có bằng cấp gì, cách ăn nói lấy lòng khách hàng thế nào để ký được những hợp đống thiết kế – xây dựng tiền tỷ của các bạn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 8 Điều Mà Những Kiến Trúc Sư Và Nhà Thiết Kế Thành Công Thường Làm trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!