Đề Xuất 5/2023 # Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 7 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Có rất nhiều thắc mắc khác nhau của các mẹ mới sinh con gửi đến chúng tôi, nhất là vấn đề xoay quanh sữa non cho trẻ sơ sinh trong những ngày tháng đầu đời. Hôm nay chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của các mẹ: – Vì sao trẻ sơ sinh bú mẹ “hoàn toàn” mà vẫn bị thừa cân, béo phì?

Vì sao cho trẻ bú mẹ hoàn toàn mà vẫn béo phì thừa cân?

Béo phì là một tình trạng nghiêm trọng có nguy cơ dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, một số bệnh ung thư và giảm tuổi thọ. Bú sữa công thức khi bé còn quá nhỏ có mối liên hệ chặt chẽ với bệnh béo phì trong thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

Theo cơ sở sinh lý học:

Chắc các mẹ cũng còn nhớ trong 1 bài viết trước đây, chúng tôi có đề cập đến chức năng “lập trình đầu đời” (early-life programming) của sữa non?

Cơ thể loài người có cơ chế vận động giúp chống hấp thụ dư thừa, chống tiếp nhận tế bào bất thường, bắt đầu ngay từ lúc mới sinh và bị ảnh hưởng rất nhiều nếu những cữ bú đầu tiên của bé là sữa mẹ hay là sữa công thức.

Sữa non của mẹ có chức năng “lập trình” hữu hiệu, tạo cho hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh những thông số hấp thụ và trao đổi chất tối ưu. Cơ chế này giúp hạn chế tình trạng thừa cân trong giai đoạn sơ sinh và các giai đoạn tiếp theo trong đời.

Trẻ sơ sinh bú sữa công thức thì chỉ có một nửa mức bình thường của hocmon leptin trong máu so với ở những trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ, đặc biệt là sữa non. Leptin là hocmon giúp điều chỉnh mức độ hấp thụ và chuyển hóa năng lượng và chúng chỉ được tìm thấy trong sữa mẹ.

Việc bú mẹ cũng giúp tạo ra lượng insulin có ảnh hưởng lâu dài trên khả năng chuyển hóa năng lượng của cơ thể.

Hơn nữa, mức độ protein có trong sữa mẹ tương đối thấp so với sữa công thức cũng giúp ổn định trọng lượng cơ thể trẻ về sau này.

Cả nước ối và sữa mẹ cũng giúp thai nhi và trẻ sơ sinh tiếp xúc với hương vị thức ăn, ảnh hưởng đến sở thích hương vị và lựa chọn thực phẩm ăn dặm của trẻ. Như vậy, việc tiếp xúc với thức ăn lành mạnh thông qua việc hấp thụ thức ăn của người mẹ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn cho con bú giúp bé có thiên hướng chấp nhận các loại thực phẩm lành mạnh hơn, khi bắt đầu quá trình ăn dặm và sau khi cai sữa. Những tiếp xúc đầu tiên với hương vị đầu tiên rất quan trọng trong việc xác định sở thích về thực phẩm về sau trong đời.

Cơ sở khoa học này cũng sẽ giúp các mẹ lý giải tại sao có những bé được cho rằng bú mẹ 100% vẫn bị béo phì, nếu bé không được bú đầy đủ sữa non trong những ngày đầu. Bổ sung sớm sữa công thức khiến bé thiếu các hoocmon cần thiết cho lập trình đầu đời, bé dễ bị giãn dạ dày, và thừa đạm, khi bé “bị” bú những cử đầu là 30ml sữa công thức, thay  vì được bú 5ml-7ml sữa non của mẹ.

Y tế và sức khoẻ cộng đồng

Sự phát triển rầm rộ của các loại sữa công thức trên thị thị trường và việc các mẹ sử dụng sữa bò thay vì sữa mẹ cho con bú cũng gây ra tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ.

Báo cáo sức khoẻ y tế mới đây của Mỹ cho biết tỉ lệ các bệnh béo phì ở bé không được bú mẹ hoặc ở mẹ không cho con bú khá cao, là 13 tỷ USD mỗi năm.

Giải pháp trong trường hợp bé bú sữa mẹ mà vẫn béo phì

Các mẹ hãy tham khảo các bài viết khác của chúng tôi về sữa non, khớp ngậm đúng, tư thế cho bú tốt nhất để đảm bảo con bú sữa non ngay từ đầu, tránh tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ để có một khởi đầu hoàn hảo, đảm bảo cho con sức khoẻ lâu dài!

Dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng, các bà mẹ cần biết cách cung cấp cho bé đủ dưỡng chất, làm sao để giảm thiểu các bệnh trẻ em ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.

Bé Bú Sữa Mẹ Không Tăng Cân

Bé bú sữa mẹ không tăng cân được thì nguyên nhân do đâu? Ba mẹ nên làm thế nào để giúp bé tăng cân như mong đợi?

Sữa mẹ là nguồn sữa tốt nhất giúp con phát triển toàn diện. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ hết sức lo lắng là bé bú sữa mẹ không tăng cân như mong đợi. Vậy tại sao lại có tình trạng này?

Sự khác biệt giữa bú sữa mẹ và bú sữa công thức

Các bé bú sữa mẹ có xu hướng tăng cân nhanh hơn trong 3, 4 tháng đầu đời. Nhưng sau đó lại chậm lại cho đến hết 12 tháng tuổi. Thường các bé bú mẹ hầu hết sẽ nhẹ cân hơn các bé bú bình khi đạt ngưỡng 1 tuổi. Đến khi được 2 tuổi thì các bé đều đạt mức cân nặng tương đương nhau.

Một lý do khiến bé bú sữa mẹ không tăng cân là bé sẽ dừng bú ngay khi đã thỏa mãn. Còn các bé bú bình buộc phải bú hết lượng sữa trong bình. Có khi bé còn vượt quá nhu cầu của mình.

Hơn nữa, thành phần protein giữa sữa công thức và sữa mẹ tương đối khác nhau. Vì thế sự trao đổi chất của các bé cũng khác nhau.

Bé bú mẹ không tăng cân là tình trạng chung

Sữa mẹ là tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là một khẩu hiệu mà bất kì bà mẹ nào cũng thuộc nằm lòng. Vì lợi ích của sữa mẹ, các mẹ đều cố gắng cho con bú lâu nhất có thể.

Tuy nhiên, có những mẹ tỏ ra lo lắng khi cho con bú mãi mà bé không tăng thêm cân nào. Thậm chí trẻ còn không nặng bằng các bé bú sữa công thức. Vậy có thực sự là sữa mẹ không tốt khiến bé còi hay vì lý do nào khác?

Sự tăng trưởng của các bé trong năm đầu tiên

Mỗi đứa trẻ sơ sinh đều có tình trạng sức khỏe khác nhau. Một số trẻ thường phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, việc các bé tăng cân chậm không phải là một mối lo ngại.

Tuy nhiên, tăng cân là dấu hiệu tốt nhất cho thấy trẻ đang bú đủ sữa. Khi bé con tăng cân chậm hơn dự kiến, điều đó có nghĩa là bé không đủ sức. Trẻ không đạt cân nặng bình thường sau hai tuần sinh hoặc tăng cân không đều bạn nên lưu ý.

Tại sao bé bú sữa mẹ không tăng cân?

Có một số nguyên nhân khiến bé bú sữa mẹ không tăng cân được. Đó là:

Bé bú không đúng cách

Bé yêu của bạn chỉ ngậm đầu ti mà không phải quầng vú của mẹ. Điều này khiến bé không thể bú hết lượng sữa tiết ra từ bầu ngực của bạn. Đây là nguyên do làm bé không bú đủ, không hấp thu được hết chất dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Mẹ không cho con bú thường xuyên

Mẹ nên cho con bú ít nhất 2-4 giờ một ngày và đêm, trong 6-8 tuần đầu tiên. Nếu bé muốn bú mẹ thường xuyên hơn, hãy thỏa mãn bé. Việc bú thường xuyên giúp con ăn no và có đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ thể hoạt động.

Không nên cho bé bú một bên

Mẹ cần cho trẻ sơ sinh bú khoảng 8 đến 10 phút sau đó đổi bên cho con. Khi con bạn lớn hơn, bé sẽ không cần mẹ giúp chỉ cần lượng sữa đủ thôi. Khi cho con bú lệch một bên khiến bé không có đủ lượng sữa cần bú.

Từ đó việc bé bú mẹ không tăng cân hoặc tăng chậm là chuyện dễ hiểu. Trong vài tuần đầu tiên, hãy cố gắng giữ trẻ tỉnh táo và chủ động mút càng lâu càng tốt.

Bởi giai đoạn này bé chỉ bú mút theo cảm tính chưa hiểu rõ ràng về mọi thứ xung quanh. Mẹ hãy chú ý để giúp con luôn bú no, tránh bé đói sẽ khó chịu, quấy khóc.

Đau hoặc khó chịu

Em bé của bạn có thể sẽ không thoải mái vì chấn thương khi sinh hoặc do nhiễm trùng miệng. Do đó, bé có thể không bú mẹ tốt, dẫn đến không tăng cân hoặc tăng cân chậm.

Nguồn sữa mẹ cung cấp chậm hoặc lượng sữa ít

Một số bà mẹ có sự chậm trễ trong việc bắt đầu sản xuất sữa mẹ. Điều này có nghĩa là tuyến sữa của mẹ hoạt động chậm hoặc muộn hoàn toàn.

Các bà mẹ khác gặp phải tình trạng lượng sữa rất ít. Tin tốt là nguồn cung cấp sữa thấp thường có thể được cải thiện khá dễ dàng.

Ngoài ra do thể trạng của mẹ không tốt khiến sữa ra ít hoặc ăn các thực phẩm làm tắc sữa. Mẹ nên tìm một số loại thực phẩm lợi sữa để giúp cung cấp sữa cho bé. Những món mẹ có thể tham khảo như:

Các yếu tố rủi ro đối với khó khăn tăng cân

Hầu hết các bé sơ sinh sẽ bú sữa mẹ tốt và tăng cân nhanh. Tuy nhiên, một số bé có nhiều khả năng gặp khó khăn trong lúc bú mẹ. Khi một đứa trẻ gặp khó khăn khi bú, cơ hội tăng trưởng và tăng cân sẽ thấp.

Tóm lại, bé bú sữa mẹ không tăng cân có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chính vì vậy ba mẹ cần cẩn thận trong việc chăm sóc các bé yêu của mình. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong việc nuôi con khỏe mạnh.

Làm Sao Để Bé Bú Mẹ Tăng Cân Nhanh?

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự tăng cân của bé?

Mẹ cho bú chưa đúng cách

Nếu mẹ cho bé bú mỗi bên vú một lúc rồi nhanh chóng đổi qua bên khác thì có thể bé không nhận đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, nguyên nhân là do sữa mẹ có 2 dạng trong quá trình tiết sữa đó là sữa đầu cữ bú và sữa cuối cữ bú trong đó:

Sữa đầu cữ bú (foremilk): là sữa mẹ trong khoảng 10 phút đầu được cất giữ trong các ngăn chứa và tiết ra vào giai đoạn đầu cho bú. Sữa đầu cữ bú thường trong, loãng như nước, khi bé bú có thể bắn thành tia nếu mẹ nhiều sữa.

Sữa cuối cữ bú (Hindmilk): Tiếp theo sữa đầu cữ bú là loại sữa chảy ra trong giai đoạn giữa và cuối cữ bú. Loại sữa có chứa nhiều chất kem và đầy đủ những vitamin tan trong mỡ đặc và béo hơn, chứa nhiều đạm, là nguồn dinh dưỡng giúp bé phát triển và no lâu, và chỉ chảy ra từng giọt trắng đục vào những phút lúc cuối cùng tại bầu sữa mẹ.

Vì vậy, mẹ cần cho con bú ít nhất 20 phút mỗi bên, để đảm bảo con bú được những giọt sữa béo. Nếu mẹ cho con bú chừng 15 phút lại chuyển sang bầu vú bên kia cho bú nghĩa là con sẽ chỉ bú được lượng sữa ban đầu loãng như nước. Như vậy con sẽ không đủ no, ngủ chập chờn không yên giấc vì vẫn còn đói.

Với trẻ nào bú thời gian ngắn dưới 20p cho 1 lần bú thì mẹ cần phải VẮT BỎ BỚT lớp sữa đầu tùy theo lượng sữa thực tế của mình nhiều hay ít. It thì bỏ chừng 20-30ml, nhiều thì vắt bỏ nhiều hơn cho một bên bầu ngực, để con có thể bú ngắn thời gian hơn cho mỗi bên vú, nhưng vẫn bú được lớp sữa nhiều dinh dưỡng hơn.

Bé bú chưa đủ

Nguồn thức ăn duy nhất của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ hoặc sữa công thức vì vậy mẹ cần cho bé bú đều đặn trong ngày. Mỗi cữ bú cách nhau khoảng từ 2-3 giờ kể cả vào ban đêm mẹ cũng nên đánh thức bé dậy để cho bú. Mẹ có thể kiểm tra xem, sau mỗi lần bú, bé có vui vẻ thỏa mãn không. Nếu bé hay quấy khóc, đòi bú thường xuyên, đi tiêu ít, thời gian bú dài rồi sau đó bỏ bú, không thích bú thì có khả năng bé bú chưa đủ.

Mẹ bổ sung dinh dưỡng kém

Ngoài ra, khi con bú mẹ hoàn toàn mà tăng cân kém, con chậm phát triển các giai đoạn biết lẫy, ngồi bò, mọc răng thì mẹ cần ăn uống đầy đủ chất hơn, đủ chất đạm (thịt cá) dùng thêm các hoa quả chứa vitamin A, C, E, ăn thêm ngũ cốc để có Vitamin B. Các loai này thấy nghe quen thuộc nhưng không phải ai cũng bổ sung đủ cho cơ thể, khi thiếu các loại vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến trẻ sơ sinh bú mẹ chậm lớn, chậm phát triển, tăng cân kém hoặc suy dinh dưỡng. Vì vậy, phụ nữ mang thai và cho con bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết mỗi ngày.Nếu mẹ ăn uống không đủ chất thì sữa mẹ không thể đảm bảo đủ dinh dưỡng để cung cấp cho con phát triển bình thường hay tốt nhất được.

Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng cao nên rất khó để bổ sung đầy đủ nếu chỉ qua thức ăn hàng ngày. Do đó, ngoài tăng cường chất lượng bữa ăn, bà mẹ cho con bú được khuyên dùng thêm thuốc bổ mỗi ngày. Các dưỡng chất mẹ cần lưu ý cung cấp đủ như: DHA, EPA, acid folic, Canxi, I-ôt, Vitamin A, D…

Bé thiếu ngủ

Trẻ sơ sinh ngay từ khi chào đời sẽ ngủ liên tục khoảng từ 16-18 tiếng mỗi ngày, bé chỉ thức khi ăn và khi đi vệ sinh. Sở dĩ, sự phát triển của bé trong những tháng đầu diễn ra rất nhanh chóng cũng chính là nhờ giấc ngủ, hay nói cách khác trẻ lớn lên khi ngủ.

Khi lớn hơn thời gian ngủ của bé cũng sẽ giảm đi nhưng bạn vẫn cần đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ. Nhất là vào buổi tối không cho trẻ thức quá muộn vì ngủ muộn sẽ làm cho tuyến yên không tiết ra hormone tăng trưởng làm bé chậm lớn, chậm tăng cân hơn.

Ngoài ra mẹ nên massage cho bé mỗi ngày sẽ có tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân.

Cân nặng của bé lúc chào đời

Bé có cân nặng dưới 2,5 kg khi chào đời bị coi là nhẹ cân. Những bé này thường tăng cân chậm hơn so với những bé đủ cân.

Sức khỏe, bệnh lý của bé

Ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống, hấp thu và tăng cân của bé. Nếu như bé bú đủ, ngủ nhiều mà vẫn không tăng cân, hãy đưa bé đến gặp bác sĩ.

Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?

Cho bé ăn dặm đúng cách

Khi được 6 tháng tuổi mẹ nên cho bé tập ăn dặm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của bé. Dù là áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay kiểu Pháp, Việt thì bắt đầu ăn dặm bạn có thể cho bé ăn các loại bột sữa hoặc tự chế biến bột ăn dặm bằng các thực phẩm sau:

Khoai lang chứa đường và beta carotene giúp trẻ dễ tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Ngũ cốc dùng làm các loại bột ăn dặm hoặc nấu cháo rất giàu vitamin E, chất béo, protein.

Khoai tây là thực phẩm tăng nguồn carbohydrates, năng lượng giúp trẻ tăng cân nhanh.

Khi đã cứng cáp hơn, mẹ hãy bổ sung thêm nguồn thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng, rau củ quả…vào khẩu phẩn ăn hàng ngày của bé.

Khuyến khích con vận động

Massage cho trẻ sơ sinh

Ngoài tác dụng làm cho trẻ sơ sinh thư giãn, đi vào giấc ngủ ngon lành, việc massage cho trẻ sơ sinh cũng được các nhà nghiên cứu khuyến khích vì tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Một khi bé không gặp vấn đề gì về tiêu hóa, con sẽ chóng tăng cân thôi!

Tiêu Chuẩn Tăng Cân Ở Trẻ Sơ Sinh

Mẹ có thể dễ dàng theo dõi việc tăng cân ở trẻ sơ sinh và so sánh với số liệu chuẩn từ Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO). Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp cân nặng của trẻ sơ sinh giảm sút đều là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Vậy đâu là tiêu chuẩn tăng cân của trẻ sơ sinh?

Trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), sự tăng trưởng của các bé sơ sinh bú mẹ được xem là bình thường thông qua các tiêu chí sau:

Trẻ sơ sinh giảm cân sau sinh có bất thường?

Thông thường, sau khi sinh, cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giảm xuống chút ít như một cơ chế tự động giúp con thích nghi với quá trình bú sữa mẹ.

Khi nào thì trẻ sơ sinh tăng cân quá nhanh?

Tham khảo chuẩn cân nặng trung bình của trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi sau để biết khi nào con tăng cân quá nhanh:

1 – 3 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng là 700g – 800g

4 – 6 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mỗi tháng là 500g – 600g

7 – 8 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mối tháng dao động nhiều hay ít hơn một chút so với 400g.

9 – 12 tháng tuổi: cân nặng trung bình cần tăng mỗi tháng khoảng 300g – 350g

Nếu cân nặng của trẻ sơ sinh mãi vẫn không có sự biến chuyển, mẹ nên chú ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bé. Mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để điều trị dứt điểm. Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng những cách sau để giúp bé cưng cải thiện cân nặng:

Cho bé bú đúng cách : Với bé sơ sinh, sữa là nguồn dinh dưỡng duy nhất. Cho bé bú đầy đủ, đúng cách sẽ giúp bé bổ sung năng lượng cần thiết cho sự phát triển của mình. Các bé mới sinh nên được cho bú mỗi 2-3h/ lần. Khi bé lớn hơn, khoảng cách giữa các cử bú có thể kéo dài hơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh từ bệnh viện Nhi Đồng 1,

Bé sơ sinh cần được cho bú liên tục mỗi 2-3 tiếng/lần

Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Vì càng vận động nhiều, bé càng nhanh đói hơn. Hệ tiêu hóa cũng sẽ làm việc hiệu quả hơn.

Tóm lại, việc tăng cân ở trẻ sơ sinh nhanh hay chậm còn tùy thuộc nhiều yếu tố. Tuy nhiên, nếu cân nặng của trẻ liên tục “dậm chân tại chỗ” trong một thời gian dài, mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe để tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp xử lý phù hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bé Bú Sữa Mẹ Tăng Cân Quá Nhanh – Dấu Hiệu Béo Phì Ở Trẻ Sơ Sinh trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!