Đề Xuất 5/2023 # Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc # Top 9 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Những điều mẹ cần biết đối với bé sơ sinh bị sổ mũi?

Triệu chứng chảy nước mũi xảy ra do các mô trong mũi bị sưng hoặc mũi sản xuất quá nhiều dịch. Những ngày đầu đời, mẹ sẽ thấy bé dễ bị sổ mũi. Nguyên do là khi trong bụng mẹ, bé ở trong một môi trường đầy nước nước ối. Vì vậy, sau khi ra ngoài, bé có thể sẽ hắt hơi liên tục để đẩy hết lượng nước còn sót trong hệ thống hô hấp của mình. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này bao gồm:

– Không khí quá khô, nhiễm virus, vi khuẩn

– Do bị kích ứng bởi các yếu tố như không khí ô nhiễm, nước hoa, phấn hoa, khói thuốc lá, ngửi mùi gia vị…

Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi và hắt hơi nhưng không bị sốt hoặc thở khò khè , phát ban… Cha mẹ không cần phải lo lắng về bất kỳ tình trạng sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bé sổ mũi, hắt hơi liên tục trong thời gian dài, cha mẹ nên đưa bé gặp ​​bác sĩ thăm khám.

Mẹo hay giúp bé hết sổ mũi mà không cần dùng thuốc

Khi bé sơ sinh bị sổ mũi, bé sẽ thở bằng miệng, điều này sẽ khiến việc bú mẹ trở nên khó khăn hơn. Sổ mũi lâu ngày dễ khiến bé bị ho, viêm tiểu phế quản, phế quản hoặc viêm phổi. Vì vậy, mẹ cần chú ý xử lý tình trạng này sớm bằng 3 mẹo hiệu quả sau:

– Mẹ hãy vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý chứa Bào tử lợi khuẩn. Nhỏ mũi 2-3 giờ/lần khi con hắt hơi nhiều lần trong ngày. Lúc bé bắt đầu sổ mũi, mẹ cần nhỏ tăng cường cho bé. Mẹ nên làm điều này ngay trước giờ cho bé bú sẽ giúp bé thấy dễ chịu và bú mẹ dễ hơn.

Massage 2 bên mũi (huyệt nghinh hương) và cho bé ngủ nghiêng 1 bên.

Cụ thể, nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Sau đó, dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, ngày làm 3-4 lần. Hoặc đơn giản khi thấy con bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ chỉ càn dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát hai bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.

– Đặt máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương trong phòng ngủ của bé

Một trong những cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh đã được nhiều mẹ áp dụng thành công chính là sử dụng máy phun sương trong phòng bé. Chiếc máy này sẽ giúp làm ẩm không khí, tránh được tình trạng khô mũi – nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị sổ mũi.

Khi bé bị sổ mũi, mẹ sẽ tìm kiếm rất nhiều cách chữa trị cho bé. Chính vì vậy mẹ hay có một số những sai lầm như:

– Thoa tinh dầu vào ngực bé: Không ít mẹ thường bôi các loại dầu vào ngực bé. Với suy nghĩ rằng, điều này giúp mũi bé thông và làm “ấm ngực”. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy việc này không mang lại công dụng trong việc làm giảm các triệu chứng sổ mũi hay giảm biến chứng viêm phổi. Đôi khi, da bé còn mỏng manh, các tinh dầu nay còn có thể gây kích ứng khi đặt trực tiếp lên da của bé.

– Không ít mẹ thấy bé chảy mũi nhiều nghĩ lấy bông gòn chèn vào lỗ mũi của bé, để thấm.  Mẹ không nên làm vậy vì có thể làm cản trở sự lưu thông dịch tiết hoặc có thể chảy vào họng, gia tăng bội nhiễm…

Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích trên sẽ giúp ích cho mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé sơ sinh khoẻ mạnh, hạn chế ốm vặt, phát triển đều đặn!

Trẻ Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Cha Mẹ Cần Làm Gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, nghẹt mũi. Cha mẹ cần phải nắm được những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở trẻ thì mới có thể giúp trẻ khắc phục và ngăn chặn bệnh tái phát trở lại. Nhìn chung, những nguyên nhân tập trung chủ yếu như sau:

Nguyên nhân hàng đầu của chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh chính là do bị cảm lạnh. Thời tiết vào mùa đông, hanh khô thường rất độc và khó chịu khiến cơ thể và hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa kịp thích nghi. Nếu trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thì sẽ đi kèm với những triệu chứng như sốt nhẹ, chảy nước mắt, thở khò khè..

Cảm cúm là do virus và vi khuẩn tấn công, tình trạng bệnh có mức độ nặng hơn cảm lạnh. Cảm cúm sẽ khiến trẻ sốt nặng, đau họng, chán ăn, quấy khóc…

Khi trẻ hít phải các tác nhân gây hại sẽ bị sổ mũi, nghẹt mũi. Ví dụ như: thời tiết thay đổi, khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí trong phòng không được trong lành, mùi phấn hoa… Khi trẻ dị ứng khiến mũi bị nghẹt, hắt xì, sổ mũi, đỏ mắt (thậm chí đỏ cả mặt), mẩn ngứa…

Điều trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi là vấn đề thường gặp nhưng lại rất dễ xảy ra nguy hiểm, dẫn đến biến chứng về sau nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của bệnh và rất lơ là, chủ quan hoặc không kiên trì trong khi chăm sóc cho trẻ.

Điều quan trọng khi chữa trị cho trẻ sơ sinh bị sổ mũi, cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ mà phải được chỉ định theo toa và hướng dẫn của bác sỹ chuyên khoa nhi. Ngoài ra, muốn trẻ nhanh khỏi bệnh, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau:

Đối với trẻ sơ sinh, các mẹ nên hút và rửa mũi bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% cho con mỗi ngày 4 – 5 lần trước khi cho bé bú hoặc ăn. Sau khi đã nhỏ hoặc xịt vào mũi, hãy mát xa hai bên cánh mũi của trẻ để làm loãng chất nhầy bên trong, sau đó lấy tăm bông nhỏ và mềm khuấy nhẹ lấy sạch chất nhầy . Khi dịch nhầy được đào thải sẽ góp phần đẩy mầm bệnh ra bệnh ra bên ngoài, hủy môi trường phát triển vi khuẩn khiến mũi thông thoáng và trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, các mẹ hãy lưu ý không được tự pha nước muối mà hãy mua ở các hiệu thuốc vì có thể khi tự pha sẽ không vệ sinh và tỷ lệ nước – muối không chuẩn khiến cho vùng mũi bị bong tróc, tổn thương.

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi khi ngủ sẽ dễ chảy nước mũi ngược vào trong gây ho và nghẹt. Do đó, để giải quyết vấn đề này, các mẹ hãy kê gối cao hơn bình thường để giúp trẻ dễ thở và ngủ sâu giấc hơn, tránh quấy khóc về đêm.

Trong quá trình trẻ bị sổ mũi, cha mẹ nên chú ý chăm sóc con thật tốt, quan trọng nhất chính là đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ hoàn toàn thì người mẹ phải bồi bổ đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản và uống nước cam thường xuyên.

Để tạo một môi trường trong lành, trẻ không bị dị ứng bởi các mùi lạ thì đảm bảo phòng ngủ phải sạch sẽ, thông thoáng. Tuy nhiên, mẹ hãy chú ý rằng, không được để phòng có gió lùa vào gây lạnh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nếu khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi quá nhiều, và phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thì cha mẹ nên sử dụng máy xông mũi họng để xịt thuốc trực tiếp vào bộ phận cần điều trị. Đây là một loại thiết bị y tế được sử dụng nhằm hỗ trợ và kiểm soát đúng chính xác lượng thuốc cần cung cấp cho cơ thể, giúp trẻ nhanh chóng hết sổ mũi, nghẹt mũi.

Máy xông mũi họng Domotherm Vital

Sử dụng máy xông mũi họng chính là giải pháp hữu hiệu nhất để chữa bệnh ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi ở trẻ, giúp mẹ yên tâm hoàn thành những công việc khác. Hiện nay, loại sản phẩm được đánh giá đảm bảo tiêu chuẩn, được các mẹ tin dùng chính là máy xông mũi họng Domotherm Vital.

Bé Bị Sổ Mũi Cần Làm Gì?

Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi

Trẻ em là đối tượng có hệ hô hấp khá nhạy cảm nên chỉ cần một số kích thích từ bên ngoài như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh bất thường, các chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, nước thơm…có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi.

Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản là những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị sổ mũi

Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi. Với cảm cúm, các dấu hiệu ở trẻ thường gặp là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho có đờm. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ chứ không đến đột ngột. Bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 giờ đầu, như là trẻ sẽ bị sốt, bị ho khan, bị ớn lạnh.

Các bậc cha mẹ nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh sổ mũi ở trẻ sẽ có những biện pháp phòng tránh bệnh sổ mũi cho trẻ một cách hiệu quả để các bé luôn có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Nên đọc: Tìm hiểu về chứng chảy nước mũi ở trẻ

Xử lý tại nhà khi bé bị sổ mũi

Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau

Nhỏ 2 -3 giọt nước muối sinh lý ấm vào mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi), với các bé lớn hơn nhỏ 4 – 5 giọt

Để khoảng 30 giây cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi

Dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch mũi đối với các trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi ra khăn hoặc giấy sạch. Thực hiện các bước trên 4 lần mỗi ngày.

Rửa mũi cho bé mỗi ngày

Mẹo chữa ho, sổ mũi cho trẻ tại nhà

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên bị sổ mũi, dân gian có một số bài thuốc trị sổ mũi cho trẻ mà không cần dùng tới kháng sinh. Nguyên nhân gây sổ mũi cho trẻ cơ bản là từ hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện nên chưa thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Ngoài ra, do bé chưa có ý thức giữ vệ sinh thường xuyên nên hay cho tay vào mũi miệng dẫn tới sự xâm nhập của các vi khuẩn vào trong cơ thể. Nếu bé trên 6 tháng tuổi có thể hoàn toàn áp dụng 3 cách như sau:

Nước chanh ấm

Dùng nước chanh ấm chữa sổ mũi cho bé tại nhà, trong chanh ó chứa axit citric được đánh giá là thuốc trị sổ mũi cho trẻ em hiệu quả. Vitamin C trong chanh có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và loại bỏ bớt độc tố trong cơ thể. Các mẹ nên cho bé uống 1 ly nước ấm pha cùng 30ml nước chanh. Đối với trẻ trên 1 tuổi có thể pha thêm 1 chút mật ong để tăng hiệu quả diệt khuẩn.

Dùng 1 – 2 lần/ngày đến khi nước mũi hết chảy hẳn.

Tỏi

Tỏi được coi là nguyên liệu làm thuốc trị sổ mũi ở trẻ em an toàn và có hiệu quả tốt. Có thể làm theo 2 cách sau để trị sổ mũi cho bé:

Đun sôi 250 ml nước sau đó đổ hỗn hợp 4 tép tỏi đã được băm nhuyễn với 5 ml nước ép hành và 1 chút muối. Tác dụng của dung dịch làm thông thoáng và làm sạch chất độc. Uống 2 lần/ngày đến khi khỏi hẳn.

Dùng 4 – 5 tép tỏi to còn nguyên vỏ rồi cho vào giấy bạc và đem nướng trên lửa. Trong quá trình nướng nên lật giấy bạc thường xuyên vì tỏi rất nhanh chín, nướng tới khi ngửi thấy mùi thơm là được. Sau khi nướng xong, lấy tỏi cho vào 20ml nước đun sôi để nguội sau đó ép thật mạnh để tỏi càng nát càng tốt, gạt lấy nước cốt cho bé uống 1 – 2 lần/ngày.

Gừng

Gừng băm nhuyễn ròi cho vào món súp gà và cho trẻ ăn hoặc đem nấu gừng trong nồi nước rồi thêm chút đường cho trẻ uống, uống từ 2 – 3 lần/ngày.

Lưu ý:  Các triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hoàn toàn khác nhau, do đó những mẹo hay bài thuốc chữa sổ mũi ở trẻ em không nên được áp dụng như một vị thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh.

Khi nào cần đưa trẻ gặp bác sĩ?

Khi trẻ có các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần đưa trẻ gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị:

Trẻ dưới 2 tuổi sổ mũi kèm sốt, bỏ ăn hoặc bú kém

Trẻ lớn sốt trên 38,5 độ kèm theo ho nhiều. Nếu sổ mũi kéo dài hơn 2 tuần thì dịch mũi có màu vàng, mùi hôi thì đây là dấu hiệu bé bị nhiễm khuẩn nặng và cần được điều trị bằng kháng sinh.

Phòng tránh sổ mũi cho trẻ hiệu quả

Cha mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và lúc bình thường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E và khoáng chất để tăng cường chất đề kháng cho trẻ.

Không nên bắt trẻ ăn dặm quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn một cách tốt nhất.

Không nên cho trẻ ăn các thức ăn lạ, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ tươi sạch

Khi trẻ bị sỏ mũi rất khó thở, thường phải thở bằng miệng nên trẻ rất khát nước vì vậy cần bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ tránh tình trạng để trẻ bị thiếu nước.

Làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối Natri 0.9% theo hướng dẫn sử dụng cho con nhỏ. Việc này có ích cho trẻ nhỏ giúp trẻ dễ thở hơn, các mầm bệnh trong gỉ mũi bị đào thải ra ngoài

Khi trẻ bị sổ mũi rất khó thở, cần kê cao gối cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường cho bé luôn sạch sẽ thoáng mát và ít bụi bẩn

Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,…

Cách Chữa Trẻ Sơ Sinh Bị Kê Đơn Giản Ngay Tại Nhà, Không Dùng Thuốc

Trẻ sơ sinh bị kê là tình trạng thường gặp ở trẻ khi mới sinh được vài ngày hoặc vài tuần. Kê ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm đến sự phát triển của trẻ. Nhưng nếu điều trị sai cách, kê sẽ trở nặng và gây ra biếng chứng. Bài viết sẽ bật mí cách chữa kê cho trẻ sơ sinh đơn giản tại nhà mà không cần dùng đến thuốc.

Mụn kê ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là mụn sữa hoặc nang kê. Kê có thể xuất hiện ngay khi bé vừa chào đời. Theo thống kê, chỉ khoảng 20% trẻ sơ sinh bị mụn kê.

Bị kê ở trẻ sơ sinh hay trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê có biểu hiện sau: bé bị nổi các nốt nhỏ li ti màu đỏ trên mặt, trán, tay chân hoặc nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Mụn có xu hướng ửng đỏ khi bé tiếp xúc với những chất dễ gây kích ứng hoặc khi thời tiết trở nên oi bức.

Nhìn bên ngoài, mụn kê thường tập trung từng đám và có đầu trắng giống như mụn trứng cá. Vì vậy, người ta thường gọi mụn kê là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh. Mụn kê ở trẻ sơ sinh không gây đau, không gây ngứa.

Nguyên nhân trẻ bị nổi mụn kê

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị kê vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều phân tích chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh nổi mụn sữa hay mụn kê là do các yếu tố sau:

Hormone từ người mẹ truyền sang trẻ thông qua sữa. Hormone này kích thích tuyến bã nhờn phát triển mạnh, gây bít tắc lỗ chân lông khiến trẻ bị mọc mụn kê.

Bé bị phì đại tuyến bã nhờn trên da.

Cấu trúc da của bé chưa hoàn thiện, nhạy cảm và mỏng manh.

Những vị trí dễ xuất hiện mụn kê ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị kê ở mông

Trẻ bị kê phía mông và bẹn là do trẻ không được vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh. Mẹ thường xuyên đóng bỉm cho con trong thời tiết nóng nực cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị kê ở mông. Mẹ nên chọn loại tã thoáng mát và vệ sinh vùng mông cho cho bé thật sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh.

Trẻ sơ sinh bị kê ở mặt, má

Mụn kê ở trẻ nhỏ thường xuất hiện ở vùng má hoặc vùng bẹn của bé trước. Vì đây là vị trí mà da bé hay bị nhiễm khuẩn nhất. Trẻ sơ sinh bị kê ở má là do sữa mẹ dây ra và không được vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, khi bú, bé sẽ áp mặt vào mẹ, khiến cho bộ phận này bị nóng và nổi kê.

Đôi khi kê xuất hiện trên toàn thân bé dưới dạng mụn nhỏ li ti ở các vị trí như trán, mặt, chân tay, mông, đùi… Lúc này, mẹ nên tắm toàn thân cho bé với các loại nước lá mát.

Trẻ sơ sinh bị kê có nguy hiểm không?

Các chuyên gia Nhi khoa khẳng định, mụn kê không nguy hiểm. Mụn kê có thể tự khỏi sau một vài tuần hoặc một tháng. Kê ở trẻ sơ sinh chỉ xảy ra các biến chứng nguy hiểm khi mẹ áp dụng cách chữa kê cho trẻ sơ sinh sai cách.

Nếu không được chữa trị đúng cách hoặc dùng thuốc bôi kê cho trẻ sơ sinh không phù hợp, vùng da xuất hiện mụn kê sẽ bị kích ứng và gây khó chịu. Nốt mụn có thể bị vỡ, lở loét và mưng mủ gây viêm nhiễm. Thậm chí, bé sẽ bị ghẻ và để lại các di chứng trên da suốt đời.

Mụn kê ở trẻ sơ sinh thường bị nhầm lẫn với bệnh nào?

Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường có biểu hiện tương đối giống nhau, nếu cha mẹ không có kinh nghiệm sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và chữa trị sai cách. Vì thế, trước tiên, mẹ cần học cách phân biệt mụn kê với những dạng bệnh ngoài da khác thường gặp ở trẻ sơ sinh như sau:

Trẻ sơ sinh bị rôm sảy

Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vào thời tiết nóng bức. Biểu hiện là mặt nổi nhiều mụn nhỏ và ngứa, thành từng đám và các nơi khác trên cơ thể. Trẻ sơ sinh bị rôm sảy phải làm sao? Cách điều trị rôm sảy hữu hiệu nhất là làm mát da, chó bé mặc quần áo thoáng mát và hạn chế vận động để tránh tiết mồ hôi.

Mụn chàm sữa

Hay còn gọi là lác sữa. Đây là một dạng bệnh da liễu với biểu hiện đặc trưng là những mảng mụn nước màu hồng, đóng mài và tróc vảy. Chúng thường xuất hiện hai bên má, da đầu và thân mình của trẻ. Thông thường, trẻ sơ sinh bị nổi mụn chàm sữa từ tháng thứ 3 và sẽ hết dần khi vào tuổi mầm non. Bệnh thường do di truyền hoặc các yếu tố ngoài môi trường tác động như lông động vật, sữa tắm.

Phát ban đỏ

Khi bị phát ban đỏ, trên da của bé xuất hiện những nốt ban hồng hoặc đỏ gây ngứa ngáy, không nổi mụn. Ngoài ra, bệnh phát ban đỏ đi kèm với các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, kém ăn.

Cách chữa kê cho trẻ sơ sinh

Những điều nên tránh khi chữa mụn kê cho trẻ sơ sinh

Khi bé bị mụn sữa, mụn kê, câu hỏi đầu tiên mà mẹ thắc mắc luôn là bé bị mụn sữa bôi thuốc gì? Bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến cáo, không tự ý bôi kem, thuốc mỡ hay thuốc bôi kê cho trẻ sơ sinh.

Tuyệt đối không nặn, lau các nốt mụn trắng để tránh làm tổn thương và để lại sẹo trên da em bé.

Không nên làm sạch các nốt kê của trẻ bằng cách chà mạnh. Việc này sẽ gây kích ứng làn da nhạy cảm, mong manh của bé.

Không dùng bất kỳ loại nước hoa, nước thơm nào có khả năng làm dị ứng da của trẻ.

Không sử dụng đồ bị ẩm để thấm nước tiểu hay lau người cho bé.

Sử dụng nước ấm để lau mặt và tắm rửa cho bé. Mẹ chỉ nên dùng nước âm ấm, nước quá nóng sẽ làm da của bé bị phồng rộp.

Sử dụng các loại khăn lông mềm, khô và sạch để lau cho bé.

Chỉ sử dụng sữa tắm chuyên dụng dành cho trẻ em.

Tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho bé mỗi ngày.

Sử dụng xà phòng ít chất xút để giặt quần áo cho bé và làm mềm bằng cách ngâm nước xả vải.

Cho bé mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi.

Cho trẻ dùng tã vải cho thông thoáng, tránh mặc tã giấy, gây bít hơi.

Vệ sinh đồ vật xung quanh bé như chăn màn, đồ chơi, khăn lau thật sạch sẽ.

Trẻ sơ sinh bị kê tắm lá gì?

Trẻ sơ sinh bị kê tắm gì? Trẻ bị kê chữa thế nào? Trẻ sơ sinh bị kê một phần là do thời tiết nắng nóng. Vì vậy, mẹ có thể dùng các loại lá có tính mát tắm cho bé để chữa mụn kê trẻ sơ sinh. Có thể tắm cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội hoặc dùng hạt kê tắm cho trẻ sơ sinh. Ngoài tắm hạt kê cho trẻ sơ sinh, mẹ còn có thể dùng nước lá riềng, nước lá khế, rau kinh giới, quả mướp đắng, lá sài đất. Các loại lá này rất lành và mát, giúp làn da bé trở nên thông thoáng hơn.

Rang nóng 1 nắm hạt kê trong khoảng 3-4 phút. Sau đó cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ để pha nước tắm cho bé. Hạt kê vốn rất lành tính, không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé và có tác dụng trị bệnh về da như mụn nhọt, mẩn ngứa.

Tắm lá riềng cho trẻ sơ sinh bị kê

Lấy một nắm lá riềng, cọ sạch phần lông trên mặt lá rồi đun lấy nước cho bé tắm. Công dụng của lá riềng là nhanh chóng làm lành các nốt mụn kê ở trẻ nhỏ.

Tắm lá khế cho trẻ sơ sinh bị kê

Lấy lá khế, rửa sạch rồi đun nước tắm cho bé. Bé sẽ hết ngay mụn kê chỉ sau vài lần tắm.

Hy vọng, bài viết đã giúp mẹ tìm ra cách chữa mụn sữa ở trẻ sơ sinh hay cách chữa kê cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Chữa kê cho trẻ sơ sinh rất đơn giản. Mẹ chỉ cần vệ sinh da cho bé sạch sẽ và nhẹ nhàng, kê ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn. Điều mẹ nên lưu ý là hãy phân biệt chính xác kê với các bệnh ngoài da khác ở trẻ sơ sinh để áp dụng cách chữa trị phù hợp.

Gửi

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bé Sơ Sinh Bị Sổ Mũi, Mẹ Có Ngay Cách Hay Mà Không Cần Dùng Thuốc trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!