Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Thủy Đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Bệnh Thủy Đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Thủy Đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bệnh thủy đậu (hay trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh, xảy ra ở cả người lớn lẫn trẻ em. Bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn vào mùa xuân, thời tiết nồm ấm. Biểu hiện nhận biết của bệnh là các mụn rộp nước nổi khắp người, niêm mạc miệng, lưỡi. Thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý để có biện pháp điều trị và phòng ngừa kịp thời.

1. Bệnh thủy đậu là gì?

Thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm ở da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh thủy đậu là nổi các mụn nước trên da và niêm mạc, cơ thể sốt cao, suy nhược, mệt mỏi. Bệnh có tốc độ lây lan khá nhanh, truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người và có thể bùng phát thành dịch nếu không được kiểm soát kịp thời.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện là các mụn rộp nước trên da

Bệnh thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần nếu được điều trị và chăm sóc chu đáo. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não, viêm phổi.

Những người đã từng bị thủy đậu rất hiếm khi tái phát bệnh bởi sau khi mắc bệnh, cơ thể sẽ tự tạo miễn dịch với bệnh. Nhưng virus Varicella Zoster (VZV) sẽ xâm nhập, tồn tại ở hệ thống rễ dây thần kinh và tái hoạt động gây bệnh zona khi hệ miễn dịch suy yếu.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Virus Varicella Zoster là “thủ phạm” gây ra bệnh thủy đậu, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp. Vì vậy đa số các trường hợp mắc bệnh đều do tiếp xúc với người bị thủy đậu thông qua không khí như hít phải nước bọt khi người bị thủy đậu ho, hắt xì hay tiếp xúc với chất dịch bên trong mụn nước. Ngoài ra, việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo hay ăn uống với người bị thủy đậu cũng là một trong những nguyên nhân lây truyền bệnh.

Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm trong vòng 1-2 ngày trước khi xuất hiện ban đỏ cho đến khi các mụn nước khô lại và bong tróc vảy.

3. Dấu hiệu nhận biết qua từng giai đoạn

Bệnh thủy đậu gồm có 4 giai đoạn với các biểu hiện nhận biết cụ thể như sau:

– Thời gian ủ bệnh (từ lúc nhiễm virus đến phát bệnh)

Giai đoạn này kéo dài khoảng 10 – 20 ngày, người bệnh không xuất hiện các biểu hiện lâm sàng cụ thể nào, rất khó nhận biết.

– Thời kì khởi phát

Người bệnh bắt đầu sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu và phát ban đỏ có đường kính vài milimet từ 24 – 48 giờ. Một số trường hợp có thể bị viêm họng và nổi hạch sau tai. Các dấu hiệu nhận biết của bệnh thủy đậu ở giai đoạn này rất dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Vì vậy, bạn nên thăm khám càng sớm càng tốt, nhất là trong mùa dịch khi cơ thể có những dấu hiệu này để xác định chính xác nguyên nhân và có cách chăm sóc, điều trị phù hợp.

Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh bắt đầu nổi ban đỏ, sốt cao và mệt mỏi

– Thời kì toàn phát

Người bệnh sốt cao, đau đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói. Ban đỏ chuyển thành mụn nước hình tròn, đường kính 1-3mm, chứa chất dịch bên trong. Mụn nước xuất hiện ở toàn thân, nhất là trên tay, chân, lưng, mặt, vùng niêm mạc miệng gây nhiều khó chịu. Trường hợp bệnh tiến triển nặng như nhiễm vi trùng, mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, có màu đục bên trong do chứa mủ.

– Thời kì hồi phục:

Sau 7 – 10 ngày phát bệnh, nếu không có biến chứng hay nhiễm trùng, các mụn nước sẽ vỡ ra, khô lại, bong vảy và dần hồi phục. Thời gian phục hồi kéo dài từ 3 – 4 ngày, vị trí da bị nổi mụn nước sau khi bong vảy sẽ bị thâm sạm. Vì vậy, ở giai đoạn này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da để hạn chế để lại sẹo thâm, sẹo rỗ trên da.

Ở giai đoạn hồi phục các mụn nước bắt đầu khô lại

4. Biến chứng nguy hiểm của bệnh

Tuy là căn bệnh lành tính nhưng thủy đậu vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Những biến chứng thường gặp của bệnh thủy đậu gồm:

Nhiễm trùng, bội nhiễm thứ phát tại các nốt mụn nước, thủy đậu xuất huyết bên trong: Đây là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ do mụn nước bị vỡ, trầy xước, bong tróc dẫn đến nhiễm trùng, tạo mủ, lở loét. Những nốt mụn này về sau sẽ để lại sẹo sâu khó trị khỏi.

Viêm não, viêm màng não: Biến chứng xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, xuất hiện sau khi nổi bong bóng nước 1 tuần. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc biến chứng này ở người lớn thường cao hơn. Biến chứng có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, đi kèm với các dấu hiệu nhận biết như sốt cao, co giật, người hôn mê, rối loạn tri giác, rung giật nhãn cầu.

Viêm phổi thủy đậu: Thường xảy ra ở người lớn, ở ngày thứ 3 – 5 của bệnh với các biểu hiện như ho nhiều, ho ra máu, đau tức vùng ngực, khó thở.

Viêm cầu thận cấp: Bệnh thủy đậu diễn tiến nặng sẽ ảnh hưởng đến thận, gây viêm thận, viêm cầu thận cấp với các dấu hiệu như tiểu ra máu, suy thận.

Viêm gan: Biến chứng này hiếm xảy ra và không có biểu hiện bệnh rõ ràng. Những biểu hiện thường gặp chỉ là khó tiêu, buồn nôn, hệ miễn dịch suy giảm.

Biến chứng thủy đậu khi mang thai (Thủy đậu chu sinh): Thai phụ bị thủy đậu 5 ngày trước khi sinh hoặc 2 ngày sau sinh gây nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến thai nhi. Cụ thể, thai nhi có thể bị nhiễm thủy đậu từ mẹ, khuyết tật, tử vong.

Viêm tai ngoài, tai giữa: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm tai trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong tai gây viêm loét, lở ngứa.

Bệnh zona thần kinh: Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella Zoster (VZV) vẫn tồn tại ở rễ dây thần kinh. Khi hệ thần kinh suy yếu, virus tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh.

Viêm thanh quản: Người bệnh thủy đậu có thể bị viêm thanh quản trong trường hợp mụn thủy đậu mọc trong trong khoang miệng hay niêm mạc miệng gây nhiễm trùng, sưng tấy.

Viêm võng mạc: Virus VZV xâm nhập vào giác mạc sẽ tổn thương đến mắt, thậm chí dẫn đến bệnh viêm võng mạc.

5. Cách điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả

Bệnh thủy đậu hiện chưa có thuốc đặc trị, song người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng cách tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của Bác sĩ. Riêng một số trường hợp có dấu hiệu viêm nhiễm ở các mụn nước cần được điều trị nội trụ tại bệnh viện để theo dõi và có cách xử lý phù hợp.

Để điều trị bệnh thủy đậu nhanh khỏi, không để lại sẹo, người bệnh cần kết hợp chăm sóc tại nhà và điều trị thuốc như sau:

5.1. Chăm sóc tại nhà

Người bị thủy đậu cần hạn chế tiếp xúc với nhiều người cũng như tránh đến các khu vực công cộng. Nên lựa chọn quần áo rộng, nhẹ và mỏng, thấm hút mồ hôi tốt để tránh làm bong vỡ các mụn nước. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh ra gió vì lúc này cơ thể rất dễ nhiễm lạnh, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Trường hợp bắt buột phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn các trang phục kín đáo để tránh gió.

Sử dụng đồ dùng cá nhân như khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa riêng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, kín gió, cách ly với người chưa nhiễm bệnh. Thời gian cách ly từ 7 – 10 ngày tính từ ngày phát ban.

Nên cho trẻ bị thủy đậu nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát

Tuyệt đối không được gãi để tránh làm vỡ các mụn nước và dây phần dịch mủ ra các vùng da xung quanh. Trong thời gian dưỡng bệnh, nên giữ gìn vệ sinh thân thể bằng cách sử dụng các dung dịch sát khuẩn hoặc nước ấm để tắm rửa. Không sử dụng xà phòng hoặc cọ xát da. Ngoài ra, bạn cũng nên cắt móng tay và giữ tay sạch sẽ. Nếu người bị bệnh thủy đậu là trẻ nhỏ, bố mẹ nên sử dụng các bao tay vải cho bé để tránh tổn thương đến các mụn nước.

Nếu người bệnh xuất hiện các biểu hiện bất thường như sốt cao kéo dài, co giật, hôn mê, xuất huyết cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và điều trị.

5.2. Điều trị bằng thuốc

Đối với các nốt đỏ trên cơ thể, bạn có thể sử dụng dung dịch thuốc tím bôi lên các nốt mụn để kháng viêm, ngăn ngừa hình thành sẹo về sau. Khi mụn nước vỡ, bạn nên dùng dung dịch xanh Methylen bôi lên. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng vôi mỡ Tetaxiclin, mỡ Penixilin, thuốc đỏ. Khi nốt mụn đóng vảy, người bệnh có thể sử dụng kem trị dị ứng, các loại thuốc bôi trị ngứa. Trường hợp, trẻ em dưới 6 tháng tuổi, phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng kem trị ngứa có chứa Phenol.

Sử dụng dung dịch xanh Methylen bôi lên các mụn nước bị vỡ

Ngoài ra, bạn nên sử dụng Chloramphenicol 0,4% hoặc Acgyrol 1% nhỏ mắt ngày 2 – 3 lần để sát khuẩn cho mắt, mũi. Nếu người bệnh sốt cao có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc Aspirin hay các sản phẩm có chứa thành phần Aspirin để hạ sốt.

6. Người bị thủy đậu nên và không nên ăn gì?

6.1. Nên ăn

Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt, các loại rau củ quả dồi dào vitamin A, vitamin C, bio-flavonoid như cà rốt, dưa chuột, bông cải…

Thực phẩm giàu kẽm, magie, canxi như ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì, rau chân vịt, nấm, các loại hạt, yến mạch, hạt bí ngô, socola đen…

Nên ăn các món ăn thanh đạm, thức ăn dạng lỏng, mềm dễ tiêu hóa như cháo, soup: cháo đậu xanh, cháo gạo lứt, cháo tiểu mạch, cháo củ năng…

Uống đủ nước mỗi ngày. Nên bổ sung thêm các loại nước ép trái cây để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể.

6.2. Kiêng ăn

Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như ớt, gừng, tiêu, mù tạt, tỏi, hành tây… hoặc quá mặn gây nhiệt miệng, đau họng.

Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như thịt, sản phẩm từ sữa như bơ, phô mai, yogurt có thể sưng viêm và khiến mụn đỏ xuất hiện lâu hơn.

Các loại thịt có tính ấm, nóng như thịt gà, thịt chó có thể tăng nguy cơ bội nhiễm.

Hải sản chứa nhiều histamine gây dị ứng, ngứa.

Cam, chanh, cà phê, socola là những thực phẩm giàu axit, gây sưng tấy, tổn thương ở vùng da nổi mụn nước.

Các món ăn từ nếp như: xôi, bánh chưng…

Thực phẩm có hàm lượng arginine cao như đậu phộng, các loại hạt, nho khô…

Nhục quế là thực phẩm kỵ nhất khi bị bệnh thủy đậu, bởi nhục quế có tính đại nhiệt, ôn nhiệt trợ hỏa, tổn hại âm chất, dễ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Người bị thủy đậu nên kiêng cử các món ăn nhiều dầu mỡ

7. Cách phòng tránh lây nhiễm thủy đậu khi bệnh vào mùa

Hiện nay, chủng ngừa vaccine thủy đậu là cách phòng tránh lây nhiễm bệnh hiệu quả và lâu dài. Đối với trẻ em, việc tiêm ngừa thủy đậu càng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, với những gia đình có con nhỏ, cần đưa trẻ đi tiêm ngừa theo lịch tiêm như sau:

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 12 tháng.

Mũi 2:

       + 1-13 tuổi: cách mũi 1 ít nhất 3 tháng.

       + Từ 13 tuổi trở lên: cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Nếu tiếp xúc với người mắc thủy đậu mà chưa tiêm ngừa vaccine bạn cần chủng ngừa trong vòng 3 ngày sau đó. Tuyệt đối không sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chạm vào các mụn nước của bệnh nhân. Người bệnh cần được cách ly với những thành viên khác trong gia đình cũng như cộng đồng. Phòng ở của người bệnh cũng phải thường xuyên vệ sinh bằng các dung dịch tẩy rửa.

Chủng ngừa vaccine thủy đậu là cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Thủy đậu là bệnh ngoài da dễ mắc phải, có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị thủy đậu, vì vậy để phòng bệnh thủy đậu, bạn nên chủng ngừa vaccine thủy đậu đúng liều lượng. Bên cạnh đó, bạn cần thăm khám khi có các triệu chứng bất thường để điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Tại TP. HCM, ngoài các bệnh viện lớn, các phòng khám quốc tế cũng là một trong những địa chỉ được nhiều người lựa chọn thăm khám, điều trị bệnh thủy đậu. Trong đó có thể kể đến Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus.

Ưu điểm khi thăm khám bệnh tại CarePlus:

Hệ thống phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, được đầu tư 100% vốn nước ngoài.

Ứng dụng công nghệ y học tiên tiến đến từ Châu Âu cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao với mức giá phải chăng nhất.

Đội ngũ Bác sĩ giàu kinh nghiệm.

Bác sĩ thăm khám chuyên nghiệp, tập trung tư vấn cặn kẽ các câu hỏi của người bệnh và giải thích rõ ràng phương pháp điều trị phù hợp.

Sau khi thăm khám và điều trị, CarePlus sẽ tiếp tục theo dõi và hỏi thăm tình trạng của bệnh nhân để có những hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời.

Hạn chế sử dụng kháng sinh nhằm ngăn ngừa các biến chứng do kháng sinh gây ra.

Hệ thống phòng khám:

– Phòng khám Tân Bình:

107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM 

Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 20:00

Thứ 7: 8:00 – 17:00 

Điện thoại:

028 7300 3223

– Phòng khám Quận 7:

Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM 

Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 20:00

Thứ 7: 8:00 – 17:00

Điện thoại:

028 7308 0088

Mụn Cơm, Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Mụn cơm là loại mụn mọc mà rất nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, tuy rằng mụn cơm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó chịu hay đau đớn nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin vì thiếu thẩm mỹ khi mọc ở trên vùng mặt, đặc biệt là ở quanh mắt.

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm có đặc điểm lành tính, không gây đau. Mụn chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Tuy nhiên, nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen, đó là những mao mạch bị huyết khối.

Tỷ lệ mắc bệnh mụn cơm ở trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều có thể do trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay hay nghịch đất cát… Những phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng là đối tượng dễ bị mụn cơm.

Mụn cơm cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận trên cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh mụn cơm

Mụn cơm hay còn gọi là mụn hạt cơm do virus HPV gây ra. Theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Loại virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thưởng trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3, 10…

Dấu hiệu nhận biết mụn cơm

Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.

Mụn cơm sinh dục là bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh lây qua đường sinh dục. Mụn có thể xuất hiện ở bộ phận sinh dục, vùng mu hoặc trong ống hậu môn. Ở phụ nữ mụn cơm sinh dục có thể mọc trong âm đạo.

Mụn cơm phẳng thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm thông thường, mọc ở mặt hoặc chân, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn.

Triệu chứng của bệnh mụn cơm

Mụn cơm là chứng bệnh phổ biến, đặc biệt ở những người từ 10 – 20 tuổi. Đa số các chứng mụn đều tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị. Trong một số trường hợp, mụn cơm có thể tái phát, cần được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ.

Mụn cơm thường gây khó chịu trên da, đôi khi gây chảy máu nếu xuất hiện trên mặt hay đầu. Mụn cơm có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mụn cơm

– Những người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/ AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.

– Đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi.

– Dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc.

– Cắn móng tay hoặc lớp biểu bì.

– Mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.

– Áp lạnh: Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần sau đó.

– Cantharidin: là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp thêm với một số hóa chất khác, sau đó được bôi lên mụn cơm. Thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da sau vài ngày.

– Vi phẫu: Các nốt mụn cơm sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Phương pháp này có thể để lại sẹo nên thường chỉ thực hiện cho các nốt mụn ở phía lưng hay phía chân, hoặc trong trường hợp không đáp ứng được các biện pháp điều trị khác.

– Phẫu thuật laser: Phương pháp này khá tốn kém, cũng có thể để lại sẹo và thường chỉ dành cho những trường hợp bị mụn cơm khó chữa.

Với trẻ em, thông thường các bác sĩ sẽ thoa lên mụn cơm một ít axit nhẹ. Sau đó lấy đi các lớp da bị đốt bởi axit rồi thoa mỡ vaselin và dán băng đè lên trên cho đến lần thoa axit tiếp theo. Cần lưu ý là bất kỳ mẩu da nào tróc khỏi mụn cơm cũng có thể làm lây sang chỗ khác.

Nếu mụn cơm xuất hiện ở bộ phận sinh dục nữ, các bác sĩ thường chấm bằng dịch podophyllin và giữ một thời gian nhất định. Sau đó rửa sạch vùng kín bằng nước ấm. Chữa trị liên tục 3 – 4 lần như vậy cho đến khi mất hẳn mụn cơm. Những mụn cơm trong âm đạo thì cần phải đốt bằng tuyết CO2 hay nitơ lỏng.

Phòng ngừa bệnh mụn cơm

– Không cắn móng tay, mụn cơm thường xuất hiện khi da bị tổn thương. Việc cắn vùng da quanh móng tay có thể tạo cơ hội cho virus xâm nhập vào da.

– Chăm sóc da cẩn thận để tránh lây virus, không chải, cắt hoặc cạo ở những khu vực có mụn cơm.

– Không dùng chung vật dụng cá nhân vì virus có thể lây truyền từ vật dụng của người bị mụn cơm.

– Không nặn mụn, tránh tiếp xúc trực tiếp với mụn.

– Tránh đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt.

– Giữ chân khô, nếu bàn chân đổ mồ hôi nhiều cần đi tất hút ẩm.

– Tránh làm tổn thương lòng bàn chân, nơi mụn cơm thường phát triển dễ dàng.

– Rửa sạch tay sau khi sờ vào mụn cơm.

– Tập thể dục thường xuyên, thể thao vừa sức để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho bản thân, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế xâm nhập và ảnh hưởng của các tác nhân gây bệnh.

Những thói quen sinh hoạt hạn chế diễn tiến của mụn cơm

– Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cơm để tránh làm lây lan.

– Liên hệ với bác sĩ để chữa trị mụn cơm bằng dung dịch acid salicylic không kê đơn.

– Liên hệ với bác sĩ nếu chứng mụn cơm không cải thiện tốt sau vài tuần điều trị.

BS. Nguyễn Thị Phương

Bệnh viện Mắt Sài Gòn Tài liệu tham khảo https://www.aad.org/public/diseases/contagious-skin-diseases/warts https://medlineplus.gov/warts.html https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/ss/slideshow-warts https://www.healthline.com/health/skin/warts https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-warts/symptoms-causes/syc-20371125

Bệnh Thủy Đậu Bôi Thuốc Gì?

Bệnh thủy đậu bôi thuốc gì – Cách chữa bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu là một bệnh khá phổ biến và với lứa tuổi mắc rất đa dạng từ trẻ em đến người lớn, và đặc biệt nguy hiểm khi bà mẹ mang thai bị thủy đậu.

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do một loại siêu vi mang tên varicella zoster virus gây ra.

Bệnh này rất dễ lây truyền qua đường hô hấp và qua tiếp xúc dịch tiết.Hiện cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.

Điều quan trọng nhất trong khi bị thủy đậu là phải giữ cho cơ thể luông sạch sẽ, tránh việc để nhiễm trùng các bọng nước, khiến gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi bị thủy đậu, tùy từng triệu chứng mà chúng ta có thể sử dụng những loại thuốc khác nhau, cụ thể:

Thuốc chữa ngứa khi bị bệnh thủy đậu

Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước.

Cảm giác ngứa kéo dài, gây khó chịu ở người bệnh, và làm người bệnh luôn có cảm giác muốn gãi. Tuy nhiên, việc gãi, làm vỡ các bọng nước rất nguy hiểm vì có thể gây nhiễm trùng, đồng thời chắc chắn sẽ để lại sẹo tại những điểm các bọng nước bị vỡ.

Vì vậy, để giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu khi bị bệnh thủy đậu, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc như: thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…,

Việc tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính cũng sẽ có tác dụng giảm ngứa rất tốt, ngoài ra, việc bôi các dung dịch làm ẩm da như calamine cũng sẽ có tác dụng bớt ngứa, tránh để da quá khô, cảm giác ngứa sẽ rất gay gắt và khó chịu.

Ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt.

Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…), giúp các vết bọng nước nhanh đóng vảy và rụng, giúp người bệnh mau lành bệnh.

Xanh Methylen là thuốc chữa ngứa được dùng khá phổ biến ở những người bị thủy đậu

Thuốc hạ sốt khi bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu, tình trạng sốt, sốt nhẹ là rất phổ biến. Chính vì thế, việc dùng thuốc gì để hạ sốt trong khi bị thủy đậu là điều mà nhiều người thắc mắc. Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, paracetamol.

Lưu ý không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, các bạn nên dùng các phương pháp hạ sốt vật lý như chườm khăn ấm, sử dụng băng dán hạ sốt, hoặc các bài thuốc thảo dược hạ sốt, tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc đặc trị khi bị thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày.

Khi đó, tùy trường hợp mà các bác sĩ có thể cho các loại thuốc để điều trị. Thuốc thường dùng trong việc đặc trị thủy đậu là Acyclovir (adenin guanosine)

Acyclovir là một thuốc kháng virus thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Có tác dụng trong việc ức chế khả năng “sản sinh” của các virus, do đó, hạn chế sự lan rộng của thủy đậu trên cơ thể. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi… và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc.

Thời gian bán thải từ 3 – 4 giờ nên thường sau 4 – 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 – 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa.

Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.

Việc dùng thuốc điều trị thủy đậu cần có sự hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, việc sử dụng tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, vì nếu không có thể gây biến chứng nghiêm trọng.

Các bài thuốc dân gian chữa thủy đậu

Khi bị thủy đậu, việc dùng thuốc tây sẽ gây nhiều những tác dụng phụ nguy hiểm, vì thế nhiều người sử dụng những bài thuốc dân gian với thảo dược để chữa bệnh, ví dụ: lá dâu tằm.

Bài 1: lá dâu tằm 12g, cam thảo đất 8g, rễ cây sậy 10g, lá tre 16g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: (dùng khi thủy đậu mọc để trừ thấp giải độc): cam thảo dây 12g, lá tre 10g, sinh địa 12g, vỏ đậu xanh 12g, hoàng đằng 8g, rễ cây sậy 8g, ngân hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, màu nước đục, xung quanh nốt thủy đậu màu đỏ sẫm, trẻ sốt cao, khát nước, bứt rứt, mặt đỏ, môi hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ.

Dùng: kim ngân 12g, liên kiều 8g, sinh địa 12g, xích thược 8g, bồ công anh 16g, chi tử (sao) 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu họng đau dùng xạ can 4g, sơn đậu căn 8g.

Tổng kết lại, bệnh thủy đậu là bệnh lý lành tính, tuy nhiên nếu không chữa trị đúng cách có thể để lại những biến chứng, tiêu biểu là bị sẹo lõm, nhất là bệnh thủy đậu ở trẻ em. Việc dùng thuốc khi bị thủy đậu cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ, để tránh những tác dụng phụ không cần có với người bệnh.

Cách Nhận Biết Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Yếu

Ngoài ra, đối với nam giới chúng còn có nhiệm vụ điều hòa hormon sinh dục androgen, giúp hình thành các đặc tính nam và duy trì hoạt động tình dục. Điều đó giải thích tại sao nếu ở thận có vấn đề gì, thì sức khỏe bị ảnh hưởng trực tiếp. Ngoài ra còn có thể tác động tới tâm lý và sinh lý của nam giới, sinh hoạt vợ chồng cũng vì thế mà “liên lụy”.

Một trong những vấn đề thường gặp hiện nay đó là thận yếu. Tỷ lệ người mắc chứng thận yếu đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân gây thận yếu được xác định do: Tuổi cao; thói quen hút thuốc lá; bị thừa cân béo phì; lười vận động; bị bệnh sỏi thận, huyết áp cao, tiểu đường,…

Làm thế nào để nhận biết triệu chứng của bệnh thận yếu?

Không khó để biết mình có mắc chứng bệnh thận này không thông qua những triệu chứng điển hình sau:

1. Rùng mình và chân tay lạnh – dấu hiệu “cảnh báo” bệnh thận yếu

Không có gì đáng lo ngại nếu bạn có cảm giác rùng mình, thân nhiệt giảm khi nhiệt độ môi trường giảm.

Tuy nhiên, nếu đột nhiên bạn có cảm giác sợ lạnh, sợ gió thôi và chân tay lạnh như băng và thậm chí cả khớp đầu gối, khuỷu tay đều có cảm giác này kèm theo mệt mỏi, thở yếu, ít nói, nhạt miệng,… thì đừng chủ quan, bởi đây rất có thể là chức năng thận đang suy yếu.

2. Biểu hiện của bệnh thận yếu là loét miệng và mẫn cảm với ánh sáng

Chính vì vậy, nếu đang gặp phải hiện tượng này mà không biết lý do vì sao thì hãy gặp bác sĩ ngay để có kết quả chính xác nhất.

3. Đau lưng cũng là dấu hiệu rõ ràng của bệnh thận yếu

Có nhiều nguyên nhân gây đau lưng, tuy nhiên nếu loại bỏ được vấn đề đau lưng do bệnh cột sống thì căn nguyên có thể là do chứng thận yếu gây ra.

Nếu mắc bệnh nhẹ thì thường thấy khó khăn khi khom lưng hoặc khi đứng thẳng; nếu nặng hơn thì có thể thấy bàn chân và gót chân đau nhức khó chịu.

4. Thận yếu gây ra chứng đi tiểu nhiều về ban đêm

Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học. Sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài.

Tuy nhiên, nếu lượng nước tiểu được đào thải ra bên ngoài nhiều hơn và đặc biệt chỉ nhiều vào ban đêm thì đây là biểu hiện rõ ràng của bệnh thận yếu gây ra.

5. Gặp phải trục trặc về sinh lý là triệu chứng thận yếu phổ biến

Như đã nói, thận gặp vấn đề thì ngoài sức khỏe suy giảm thì trực tiếp khả năng tình dục cũng bị ảnh hưởng.

Nếu bị xuất tinh sớm, liệt dương, rối loạn cương dương, mộng tinh, giảm ham muốn,… và đi đôi với chúng là các dấu hiệu khác kể đến trong bài viết này thì nguy cơ nam giới bị thận yếu là rất cao.

6. Thận yếu cũng có thể khiến bạn bị chóng mặt ù tai

Chóng mặt ù tai không hẳn là do thận yếu gây ra. Nhưng cũng không được bỏ qua nếu xuất hiện dấu hiệu này kèm theo những vấn đề khác đã kể đến.

Ngoài những biểu hiện trên thì gặp các vấn đề khác như: Bị táo bón lâu ngày; cảm giác mệt mỏi, tinh thần chán chường; thiếu sức lực; hen suyễn; trằn trọc, mất ngủ,… cũng là triệu chứng của bệnh thận yếu thường gặp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Thủy Đậu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị Nhanh Khỏi trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!