Đề Xuất 6/2023 # Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? # Top 6 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao -Thừa cân, béo phì. Khi mang thai có khả năng gây ra các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và em bé. Biết về những hậu quả có khả năng xảy ra. Tiếp nhận những lời khuyên về chế độ giảm cân hợp lý trước khi mang thai. Đồng thời biết cách tăng cân hợp lý khi mang thai. Thúc đẩy một thai kỳ khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết. 

1. Chỉ số khối cơ thể là gì?

Chỉ số khổi cơ thể (BMI), là con số thể hiện trọng lượng của cơ thể. Chỉ số này được tính dựa trên cân nặng (kg) và chiều cao (met) của cơ thể. Có thể đánh giá nhanh thể trọng một người là gầy, bình thường, thừa cân, hay béo phì.  

Béo phì được chẩn đoán khi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên. Công thức tính BMI thông dụng hiện nay dựa trên công thức: Cân nặng (kg) chia cho chiều cao (quy ra mét).

BMI

Mức độ

<18,5

Gầy

18.5-24.9

Bình thường

25.0-29.9

Thừa cân

Béo phì

2. Mối liên hệ giữa chỉ số khối và khả năng mang thai

Người có BMI cao thường khó mang thai hơn do hạn chế khả năng rụng trứng. Dù ngay cả khi trứng rụng bình thường, vẫn khó mang thai hơn so với người bình thường. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng khả năng thất bại thụ tinh trong ống nghiệm cũng sẽ cao hơn với người béo phì.

3. Tình trạng thừa cân ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người mẹ?

BMI cao là yếu tố nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác. Bao gồm:

3.1. Đái tháo đường thai kì

BMI càng cao, càng làm tăng khả năng mắc đái tháo đường thai kì. Tình trạng này còn làm tăng xác xuất cần sinh mổ hơn là sinh thường. Ngoài ra, người mẹ có đái tháo đường thai kỳ còn có nguy cơ cao mắc tiểu đường sau này. Vì thế, phụ nữ béo phì sẽ cần được sàng lọc qua xét nghiệm test đường huyết sớm. Điều này được thực trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sau đó, người mẹ cần được theo dõi, và kiểm tra đường huyết định kỳ theo lịch của bác sĩ.

3.2. Tiền sản giật

Người mẹ có huyết áp cao trong khi mang thai hoặc sau khi sinh, được gọi là tiền sản giật. Tình trạng này ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ thể người mẹ. Trong đó hai cơ quan quan trọng là gan và phổi, không thể làm việc tốt như bình thường.

Quan trọng hơn, tiền sản giật sẽ dẫn đến co giật, còn được gọi là “sản giật”, nếu không được kiểm soát huyết áp chặt chẽ. Trong một số trường hợp hiếm, tiền sản giật thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ. Vì thế, những trường hợp người mẹ có huyết áp cao khi mang thai, đòi hỏi một chế độ điều trị huyết áp nghiêm ngặt, để tránh các biến chứng có thể xảy ra. Ngoài ra, đứa trẻ có thể cần sinh ra sớm hơn so với ngày dự sanh để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

3.3. Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Là sự rối loạn thở trong giấc ngủ. Trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm. Có thể kèm biểu hiện ngủ ngáy quá mức.Phụ nữ béo phì, dễ có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đặc biệt, trong quá trình mang thai, tình trạng này không chỉ gây ra mệt mỏi, mà còn dẫn đến khả năng mắc huyết áp cao, và các vấn đề rối loạn tim mạch và hô hấp khác.

4. Ảnh hưởng của béo phì lên thai nhi

Phụ nữ thừa cân, béo phì khi mang thai, sẽ làm tăng các nguy cơ sau đây:

Sẩy thai: Người mẹ béo phì có nguy cơ sẩy thai cao hơn so với người mẹ có cân nặng bình thường.

Khó theo dõi các chỉ số phản ánh sức khỏe thai kỳ qua siêu âm. Do mỡ bụng nhiều, gây khó khăn khảo sát các vấn đề sức khỏe của bé qua siêu âm. Bên cạnh đó, việc theo dõi các chỉ số (tim thai, cơn gò tử cung) trong quá trình sinh con thông quá máy monitor cũng trở nên khó khăn hơn.

Thai to: Khi mẹ có BMI cao, đứa bé có thể có cân nặng cao hơn so với bé bình thường. Đứa bé quá to trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương trong quá trình sinh. Chẳng hạn như không qua được khung chậu, bị kẹt vai bên trong. Ngoài ra, thai to còn làm tăng nguy cơ người mẹ cần sinh mổ. Bên cạnh đó, đứa trẻ sinh ra có cân nặng cao sẽ tăng khả năng dễ béo phì sau này.

Sinh non: Béo phì có thể dẫn đến các nguy cơ như: tiền sát giật, sản giật, v.v. Sẽ cần phải đưa trẻ ra sớm hơn so với ngày dự sinh.

Thai lưu: Đây là trường hợp thai mất trong bụng mẹ. Mẹ có BMI cao thì nguy cơ thai lưu cao hơn so với mẹ có cân nặng bình thường.

5. Có nên giảm cân trước khi mang thai?

Việc giảm cân trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao là điều hoàn toàn cần nên làm. Bởi vì đây là phương pháp tốt nhất để làm giảm các yếu tố rủi ro cho thai kì. Ngay cả khi chỉ giảm cân nặng một ít ( 5-7% trên tổng thể cân nặng ban đầu) cũng đã có thể tăng cường tổng trạng của người mẹ và mang đến một thai kỳ khỏe mạnh hơn.

6. Làm sao để giảm cân một cách an toàn?

Để giảm cân, bạn cần tiêu thu calo nhiều hơn so với lượng nhập vào. Ngòai ra, bạn cần một chế độ tập thể dục thường xuyên và dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Hãy đến cơ sở sản phụ khoa để thăm khám trước khi mang thai nếu bạn có BMI cao. Bác sĩ có thể tư vấn với bạn các chuyên gia dinh dưỡng. Chuyên gia sẽ đánh giá tổng trạng cơ thể của bạn. Sau đó, đưa ra khẩu phần ăn hợp lý để giúp bạn có một kế hoạch giảm cân an toàn.

Ngoài ra, tăng cường hoạt động thể chất cũng rất quan trọng nếu bạn muốn giảm cân. Bạn có thể chọn vận động mức độ trung bình như xe đạp, đi bộ nhanh hoặc làm vườn, khoảng 60 phút/ ngày. Hoặc những vận động nặng như bơi lội, chạy bộ, v.v. 30 phút mỗi ngày. Trên thực tế, bạn không cần phải tập liên tục 30 phút. Nếu chưa quen, bạn vẫn có thể chia ra tập 3 lần/ ngày, mỗi lần 10-20 phút.

7. Các loại thuốc giúp giảm cân trước khi mang thai

Bạn đã cố gắng giảm cân bằng cách thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Tuy nhiên, chỉ số BMI vẫn trên 30 hoặc trên 27 nhưng có kèm đái tháo đường, bệnh tim mạch, v.v. Bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng thuốc giảm cân cho bạn. Tuy nhiên thuốc giảm cân không nên được dùng khi bạn đang cố gắng thụ thai hoặc đã mang thai.

8.  Phẫu thuật để giảm cân trước khi mang thai

Phẫu thuật “Bariatric surgery” có thể được lựa chọn dành cho những người béo phì mức độ nặng. Bằng cách làm giảm kích thước dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, bạn cần trì hoãn việc mang thai khoảng từ 12 – 24 tuần.

Mặc dù có nhiều rủi ro, bạn vẫn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh dù có tình trạng béo phì. Bằng cách quản lý thật tốt cân nặng khi mang thai, chú ý chế độ ăn uống hợp lý. Ngoài ra, cần đảm bảo tập thể dục thường xuyên với những bài tập nhẹ nhàng cho người mang thai. Bên cạnh đó, bạn cần khám thai định kì để theo dõi biến chứng có khả năng xảy ra. 

9. Cân tăng cân bao nhiêu khi mang thai?

Điều này không thể trả lời chính xác. Bởi vì, cân nặng trước khi mang thai đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bạn nên tăng thêm bao nhiêu trong quá trình mang thai. Hãy bàn luận với bác sĩ để có một chế đô tăng cân phù hợp với tình trạng của bạn.

Một số chỉ định tăng cân tham khảo sau đây dành cho người thừa cân, béo phì:

Đang mang thai 1 con: Nếu bạn có BMI từ 30 trở lên và đang mang thai, khuyến nghị sẽ nên tăng từ 5 – 9 kg cho cả quá trình mang thai.

Nếu bạn mang song thai: Khuyến nghị nên tăng từ 11 – 19 kg cho cả quá trình mang thai.

Cần nên hiểu rằng, tăng cân khi mang thai là việc quan trọng. Bởi vì chúng cho thấy con bạn đang lớn lên và khỏe mạnh. Việc quản lý cân nặng khi mang thai là nhắm cố gắng không để bạn tăng cân quá mức so với bình thường. Ví thế, đừng quá lo lắng mà khiêng khem ăn uống quá mức, ảnh hướng cho sức khỏe của bé.

10. Chế độ chăm sóc đặc biệt khi mang thai

Khi bạn có BMI từ 30 trở lên, bác sĩ sản khoa sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bạn và thai nhi. Họ có thể đề nghị:

10.1. Kiểm tra chỉ số đường huyết sớm

Bình thường test kiểm tra đường huyết sẽ được thực hiện từ tuần thứ 24-28 thai kỳ. Tuy nhiên, với phụ nữ có BMI trên 30 khi mang thai, sẽ cần kiểm tra sớm hơn, trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu kết quả kiểm tra bình thường, bạn sẽ được kiểm tra lần tiếp theo vào khoảng 24 – 28 tuần thai. Nếu kết quả không tốt, bạn sẽ cần sử dụng thuốc hạ đường huyết và theo dõi đường huyết thường xuyên hơn theo lịch của bác sĩ.

10.2 Sàng lọc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những phụ nữ nghi ngờ có tình trạng này, khi mang thai sẽ làm tăng nguy cơ cao mắc tiền sản giật và các rối loạn khác. Vì thế, hội chứng sẽ được sàng lọc vào lần thăm khám thai đầu tiền. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng một số thuốc đặc biệt để điều trị. Tham khảo bài viết: Hội chứng ngưng thở khi ngủ

11. Tập thể dục khi mang thai

Nếu bạn chưa từng tập thể dục trước đây, khi mang thai là thời điểm tốt nhất để bắt đầu. Hãy nói chuyện bác sĩ của bạn để được tư vấn thể dục như thế nào là an toàn khi mang thai.

Nếu mới lần đầu, bạn nên bắt đầu tập 5 phút mỗi ngày, sau đó tăng lên 5 phút mỗi tuần. Mục tiêu cuối cùng là giữ thời gian tập thể dục 30 phút mỗi ngày. Đi bộ là một sự lựa chọn tốt nếu bạn mới tập thể dục. Ngoài ra, bơi lội cũng rất tốt để đốt calo khi mang thai. Bên cạnh đó, nước sẽ hỗ trợ nâng đỡ để không bị tổn thương hoặc quá căng cơ. Nó còn giúp cho bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái.

12. Cách kiểm soát cân nặng sau sinh

Khi bạn ở nhà cũng với đứa bé, hãy vẫn luôn có chế độ dinh dưỡng cho sức khỏe và giữ thói quen tập thể dục để đạt được cân nặng bình thường.

Cho con bú là một lời khuyên hằng đầu để giữ cho sức khỏe của bé luôn tốt nhất. Ngoài ra, cho con bú cò giúp cho bạn giảm cân sau sinh. Trên thực tế, các chuyên gia nói rằng phụ nữ cho con bú sẽ mẹ tối thiểu 6 tháng sẽ giảm cân nặng sau sinh nhanh hơn so với phụ nữ không cho con bú.

Phụ nữ có BMI cao dẫn đến nhiều rủi ro khi mang thai. Vì thế, tốt nhất là nên thăm khám tại cơ sở y tế để được tư vấn giảm cân an toàn trước khi mang thai. Nếu phụ nữ BMI cao đã mang thai, cần được khám thai sớm nhất có thể và khám thai định kỳ để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mẹ và con.

Sinh viên Y khoa Nguyễn Hoàng Yến

Làm Thế Nào Để Mang Thai An Toàn Và Khỏe Mạnh Trong Suốt Thai Kỳ?

1. Làm thế nào để mang thai an toàn?

1.1. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Khi được hỏi làm thế nào để mang thai an toàn trong thai kỳ thì câu trả lời đầu tiên là bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Trong thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến cáo hàng ngày của phụ nữ mang thai là 1000mg Canxi, 200mg DHA, 400 microgram axit folic, 20 – 30mg sắt, 70mg vitamin C. Do đó, mẹ bầu nên ăn nhiều rau xanh và trái cây như cam, quýt, đu đủ, dâu tây, bông cải xanh, súp lơ,….để bổ sung khoáng chất, hỗ trợ tiêu hóa và chống táo bón thai kỳ.

Mẹ bầu cũng cần ghi nhớ không ăn thịt, cá sống, thức ăn chưa nấu chính như sushi, trứng lòng đào, các loại lẩu,….vì có thể nhiễm các vi khuẩn như toxoplasmosis, salmonella rất nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi.

Việc tiếp theo trong làm thế nào để mang thai an toàn là ngủ đủ giấc. Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu ngủ muộn sẽ gây thiếu máu và tăng huyết áp, trẻ chậm phát triển, nhẹ cân hay quấy khóc. Mẹ bầu ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có khả năng phải sinh mổ và khó sinh hơn những người ngủ 8 tiếng/ngày. Do đó, các mẹ bầu nên ngủ ngon và sâu giấc để giúp thai nhi thư giãn, phát triển toàn diện, tốt nhất là ngủ đủ 8 tiếng buổi tối và cố gắng chợp mắt 30 – 45 phút buổi trưa.

1.3. Tập thể dục thường xuyên trong thai kỳ

Làm thế nào để mang thai an toàn thì các mẹ cần tập thể dục thường xuyên. Việc tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho các bà mẹ tương lai như:

Tăng cường sức khỏe và khả năng chịu đựng

Dễ dàng lấy lại vóc dáng ban đầu sau khi sinh

Cải thiện tinh thần và tránh trầm cảm hiệu quả

Một số hình thức luyện tập tốt trong thai kỳ là đi bộ nhanh, bơi lội, yoga,….Nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn hình thức luyện tập phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và sở thích cá nhân.

1.4. Chăm sóc sức khỏe tinh thần bà bầu

1.5. Khám thai định kỳ đầy đủ

Việc quan trọng nhất khi được hỏi làm thế nào để mang thai an toàn đó là thực hiện khám thai định kỳ. Từ khi bắt đầu mang thai cho đến khi sinh nở, mẹ cần được thăm khám đều đặn tại các cơ sở y tế có chuyên khoa sản để kiểm tra sức khỏe cả mẹ và bé, đồng thời tầm soát kịp thời các bệnh lý và nguy cơ khi sinh nở.

Trong tam cá nguyệt, mẹ bầu nên khám thai theo lịch trình sau:

Tái khám 4 tuần/lần cho đến tuần thai thứ 28

Tái khám 2 tuần/ lần từ tuần 28 – 36

Tái khám 1 lần/tuần hoặc theo chỉ định của bác sĩ từ tuần 36 trở đi

2. Những điều nên tránh khi mang thai

Ngoài vấn đề phải làm thế nào để mang thai an toàn thì các mẹ cần tránh một số điều trong thai kỳ để mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

2.1. Không nên uống cà phê khi mang thai

Sau khi kết thúc nghiên cứu dài kì trên 60.000 phụ nữ, Viện Y học cộng đồng Na Uy (NIPH) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên uống cà phê. Một tách cà phê chứa khoảng 140mg caffeine, nếu tiêu thụ 200 – 300mg caffeine/ngày sẽ làm tăng hội chứng nhẹ cân khi sinh từ 27 – 62%. Nếu đứa trẻ sơ sinh có trọng lượng trung bình 3,6kg, người mẹ cứ dùng 100mg caffeine/ngày thì đứa trẻ sẽ giảm 21 – 28gram trọng lượng.

Caffein còn là thủ phạm làm chậm lớn bào thai ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Ngoài caffeine, người ta còn phát hiện thấy thuốc lá cũng là thủ phạm làm giảm trọng lượng trẻ sơ sinh.

Các chuyên gia cho biết, khi mang thai phụ nữ không nên uống rượu bởi khi ra đời trẻ dễ mắc phải hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SID) và nhiều bệnh nan y khác. Theo nghiên cứu, nếu các bà mẹ khi mang thai lạm dụng rượu thì cứ 6 trẻ mắc bệnh SID sẽ có một trẻ bị tử vong. Những đứa trẻ sinh ra từ người mẹ nghiện rượu có tỉ lệ mắc SID cao gấp 7 lần so với những phụ nữ không uống rượu, trong thời kỳ mang thai nếu uống rượu nhiều thì tỷ lệ này sẽ tăng lên tới 9 lần.

2.3. Không lạm dụng vitamin D

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi mang thai phụ nữ lạm dụng dưỡng chất này thì có thể làm tăng dị ứng ở trẻ. Các chuyên gia đã phát hiện, trong máu phụ nữ mang thai có hàm lượng vitamin D cao thì trong nhau thai cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Những bà mẹ có hàm lượng vitamin d trong máu thấp thì hàm lượng vitamin D trong máu của trẻ đến khi 2 tuổi vẫn thấp và ít mắc bệnh dị ứng. Ngược lại, nếu phụ nữ có hàm lượng vitamin D trong máu cao khi mang thai thì mức độ mắc bệnh dị ứng ở trẻ, đặc biệt là dị ứng thực phẩm rất cao.

2.4. Mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều

Những phụ nữ tăng cân quá nhiều trong giai đoạn thai kỳ là làm cho não của trẻ sơ sinh phát triển không ổn định. Theo nghiên cứu, những đứa trẻ của bà mẹ béo phì có sự truyền đạt gen ngay từ giai đoạn bào thai khác so với những bà mẹ gầy, trong khi những bà mẹ có trọng lượng bình thường thì lại không có hiện tượng nói trên.

Lan Hương tổng hợpMẹ – Bé –

Mẹ Bầu 3 Tháng Đầu Cần Lưu Ý Gì Để Có Một Thai Kỳ Khỏe Mạnh?

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có lẽ mẹ bầu nào cũng cảm thấy vui mừng vì sắp được làm mẹ. Nhưng đi kèm với niềm vui là sự lo lắng vì chưa biết chăm sóc sức khỏe như thế nào để con yêu được khỏe mạnh chào đời. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu cần lưu ý những gì để có một thai kỳ an toàn?

1. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là việc làm rất cần thiết để nắm rõ sự phát triển của thai nhi. Đồng thời mẹ bầu sẽ được tư vấn về chế độ dinh dưỡng, tiêm phòng vắc xin để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hơn nữa, trong quá trình mang thai cần làm một số xét nghiệm để dự đoán các bất thường nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi.

Theo BS CK 2 Trần Ngọc Hải, phó giám đốc bệnh viện Từ Dũ chúng tôi 3 tháng đầu bắt buộc mẹ bầu phải đi siêu âm thai ở các thời điểm sau:

Từ tuần 6 – 10: Sau khi biết có thai, siêu âm để xác định thai đã vào tử cung chưa, thai đơn hay thai đôi và có tim thai hay không.

Từ tuần 11 – 13: Đo khoảng sáng sau gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể (những bất thường này có thể là nguyên nhân gây bệnh Down, dị dạng tim…).

BS Hải nhấn mạnh “Việc siêu âm cần được chỉ định đúng vào những thời điểm quan trọng trên để giúp cho việc chẩn đoán đạt sự chính xác cao nhất. Ví dụ dấu hiệu độ mờ da gáy dày chỉ xuất hiện trong thời điểm 11 – 13 tuần, sau thời điểm này tất cả đều trở về bình thường. Siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi nếu ở thời điểm sớm hơn thì chưa nhìn rõ các cấu trúc hoặc ở thời điểm muộn hơn thì thai kỳ lại quá lớn, nước ối giảm sẽ khó khảo sát”

Vì vậy, mẹ bầu hãy tuân thủ quy trình khám thai định kỳ và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa.

Những Lưu Ý Để Có Thai Kỳ Khỏe Mạnh

Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh

Chăm sóc ngay từ khi có kế hoạch sinh con, các cặp vợ chồng cần trang bị những kiến thức cần thiết trong suốt thai kỳ: từ việc lên lịch khám hàng tháng, chọn bệnh viện uy tín, cân đối dinh dưỡng… nhằm đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và cuối cùng là mẹ tròn con vuông.

TIÊN LIÊN QUAN

Khi mang thai, các bác sĩ sản khoa sẽ giải thích rõ cho người mẹ về những thay đổi của cơ thể trong thai kỳ và sự phát triển của thai nhi thế nào. Bác sĩ cũng có thể tư vấn người mẹ uống thêm vitamin, như axit folic để giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh và đảm bảo việc sinh nở suôn sẻ.

Những lưu ý để có thai kỳ khỏe mạnh.

Ăn gì khi mang thai?

Theo BS.CK1 Quách Văn, Khoa Phụ Sản Bệnh viện Quốc tế City, đây là thời kỳ “ăn cho 2 người” nhưng không có nghĩa là người mẹ phải ăn gấp đôi. Một chế độ ăn giàu chất sắt, canxi, axit folic và protein, cũng như một số calo bổ sung là rất quan trọng để đảm bảo rằng cả mẹ và em bé đều nhận được dinh dưỡng cần thiết trong thai kỳ. Tuy nhiên, chế độ ăn không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe cho mẹ và trẻ trong khi sinh.

Những thực phẩm không nên ăn – thực phẩm sống, như trứng sống có thể khiến thai phụ nhiễm khuẩn salmonella. Tránh các loại đồ ăn sẵn hay thực phẩm đông lạnh như salami, pepperoni.. vì chúng có thể chứa ký sinh trùng gây bệnh. Phụ nữ mang bầu cũng nên tránh ăn gan vì nó rất giàu vitamin A có thể gây hại cho thai nhi. Điều vô cùng quan trọng là tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn uống phù hợp nhất trong thai kỳ.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục là rất cần thiết để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh trong quá trình thay đổi của phụ nữ mang bầu. Các bài tập phù hợp sẽ giúp bà mẹ giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai cũng như khi sinh nở. Tập thể dục cũng giúp người phụ nữ rèn luyện sức khỏe cần thiết cho quá trình sinh con.

Mang thai có thể gây căng thẳng, khó kiểm soát về cảm xúc và cơ thể. Vì vậy, điều quan trọng là các bà bầu phải tự chăm sóc bản thân, tránh những tình huống gây khó chịu và căng thẳng. Do đó, tập thể dục vừa sức hay yoga hợp lý là giải pháp giúp cải thiện tâm trạng, loại bỏ cơn đau… trong quá trình mang bầu.

Yoga rất tốt cho mẹ và bé yêu.

Tham dự các chương trình tiền sản

Mỗi bà mẹ sẽ trải qua những thay đổi khác nhau về cảm xúc và cơ thể theo các giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đó, cả người cha và mẹ đều trải qua những thay đổi đáng kể về tâm lý để thích nghi với vai trò mới của mình. Căng thẳng gia tăng khi thời điểm sinh em bé đến gần. Những cặp vợ chồng đang chờ đón những cặp sinh đôi hay sinh ba… sự lo lắng sẽ còn nhiều hơn.

Chương trình tiền sản của CIH

Thời gian:  8h30 – 12h00, thứ bảy 10/08/2019 tại Hội Trường Lầu 4, Bệnh Viện Quốc Tế City.

Địa điểm: Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân TPHCM (Kế bên Aeon Mall Bình Tân).

Chủ đề: VƯỢT CẠN AN TOÀN – SINH CON KHỎE MẠNH.

Diễn giả: BS CKI Quách Văn – Bác sĩ khoa sản phụ & Cử nhân hộ sinh Đào Thị Thùy Loan, Bệnh viện Quốc Tế City & Nữ hộ sinh Đào Thị Thùy Loan.

Ưu đãi cho khách hàng tham dự

Giảm giá 10% trên gói thai sản (gói khám thai, gói sinh) hiện tại.

Giảm 2,500,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc Combo Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh thường + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).

Giảm 3,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh mổ hoặc Combo Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ hoặc Combo Khám + Sinh mổ + Vaccine cơ bản cho trẻ (khi mua gói khám thai dưới 28 tuần).

Giảm 2,000,000 VND cho Combo khám thai + sinh thường hoặc mổ (khi mua gói khám thai trên 28 tuần).

Giảm giá 20% trên gói vaccine cơ bản cho trẻ dưới 12 tháng tuổi cho Khách hàng đã mua các gói sinh hoặc combo sinh của CIH hoặc bé đã sinh tại CIH.

Và nhiều phần quà hấp dẫn khác từ chuỗi siêu thị mini Nhật Bản cho mẹ và bé SNB & spa mẹ và bé Natural Queen.

Cách thức đăng ký

Điện thoại: 0909 802 936

Email: 

This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

TIÊN LIÊN QUAN

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Kế siêu thị Aeon Mall Bình Tân)

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 hoặc 8402) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn

Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Bạn đang đọc nội dung bài viết Béo Phì Khi Mang Thai: Cần Làm Gì Để Thai Kỳ Khỏe Mạnh? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!