Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Quyết Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Cách Theo Chia Sẻ Của Mẹ Việt Ở Nhật mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi Bee được 5 tháng tuổi, hai mẹ con được tham gia một lớp học nấu ăn dặm do khu dân cư tổ chức. Trở về nhà sau lớp học ăn dặm hai mẹ con chính thức bắt đầu khởi hành cho hành trình ăn dặm.
Đây là cuộc hành trình mà mẹ học chế biến đồ ăn dặm còn con thì học ăn đồ ăn dặm. Tuy là mẹ khá hồi hộp nhưng cũng rất háo hức để thực hiện cuộc hành trình này.
Nấu cháo ăn dặm cho con
Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, món đầu tiên bé được làm quen sẽ là cháo nhuyễn 1:10 (Nghĩa là món cháo với tỉ lệ 1 gạo: 10 nước).
1. Nấu cháo cho con
Chuẩn bị: 15g gạo + 150ml nước
Rửa qua gạo rồi đổ nước vào ngâm 20 phút.
Bắt đầu nấu, đun sôi rồi nhỏ lửa khoảng 20 phút là cháo chín.
Múc phần cháo chín (không lấy nước) lên rây rồi dùng phiến miết cháo.
Sau khi miết cháo xong đổ nước cháo vào, trộn đều là hoàn thành món cháo nhuyễn.
Trong tuần đầu tiên này ngoài món cháo nhuyễn ra mẹ sẽ cho con làm quen với bí ngô, cà rốt, rau cải đổi món theo từng ngày và ăn xoay vòng.
3. Cách chế biến bí đỏ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật
Bỏ vỏ, miết qua rây.
Trộn với cháo nhuyễn 1:10. Vậy là mẹ đã có món cháo bí đỏ cho con ăn dặm rồi.
Cách chế biến cà rốt cũng tương tự như bí đỏ nhưng cà rốt dùng rây khó nên các mẹ có thể giã trước khi đưa qua rây lọc:
Tháng đầu tiên khi cho con tập ăn dặm, các mẹ có thể cho con ăn 1 bữa/ ngày vào lúc 10h sáng. Thời gian còn lại con vẫn ăn những bữa sữa như bình thường.
Hướng dẫn cách chế biến mỳ và bánh mỳ cho con ăn dặm rất hay
Sau một tuần cho con làm quen với món cháo nhuyễn, các mẹ có thể cho con ăn những món khác ngoài cháo. Hai món chính có thể thay thế cháo đó là mỳ và bánh mỳ.
1. Mỳ (ở Nhật các mẹ thường bắt đầu với mỳ Udon)
Nguyên liệu:
Mỳ Udon: 10g
Nước dùng: 100ml (nước cá bào đun sôi)
Đầu tiên là chế nước dùng: lấy một nhúm cá bào đun sôi rồi bỏ bã cá bào đi là chúng ta có nước dùng để nấu mỳ Udon.
Mỳ Udon thái nhỏ rồi cho vào nước dùng đun sôi trong vòng 5 phút.
Sau đó vớt ra nghiền nhuyễn.
Cuối cùng đổ nước dùng vào, trộn đều lên là các mẹ đã có món mỳ tuyệt ngon để đổi vị cho bé rồi.
Ở Việt Nam, các mẹ có thể thay thế mỳ Udon bằng bánh phở hoặc mỳ gạo, nước dùng có thể là nước rau củ luộc hoặc nước gà.
2. Cháo bánh mỳ cho bé
Nguyên liệu:
Bánh mỳ gối cắt viền: 10g
Sữa công thức: 100ml
Đổ sữa vào nồi, sau đó xé nhỏ bánh mỳ cho vào nồi sữa.
Bắc lên bếp đun nhỏ lửa đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp để 5 phút.
Tiếp theo là nghiền cháo.
Trước khi làm thử 2 món này mẹ Bee lo con không thích nhưng không ngờ là mỳ hay bánh mỳ thì con đều rất thích, mẹ làm món nào là Bee đều ăn hết món đó. Thế mới biết là con cũng rất thích được thay đổi món ăn. Mẹ Bee nghĩ cho dù là ăn dặm kiểu Nhật hay bất cứ kiểu nào thì các mẹ cũng nên thường xuyên đổi món để kích thích vị giác cho bé.
Bí Quyết Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Cách Cho Bé Khỏe Mạnh
Khi trao đổi về phương pháp cho bé kiểu Nhật, mẹ Aichan nhận thấy hầu hết các mẹ đều còn nhiều thắc mắc, chưa rõ về phương pháp này. Mà cũng phải thôi, chỉ nghe qua, đọc blog… không có sách vở hay chương trình phổ biến gì có quy củ… thì mẹ nào không lúng túng mới lạ. Mẹ Aichan xin tổng kết lại và giải đáp phần nào những lo âu của các mẹ, nhất là các mẹ đang chuẩn bị cho con ăn dặm kiểu Nhật.
Thống nhất tư tưởng và tâm lý
Trước khi bé bước vào độ tuổi ăn dặm, gia đình cần phải thống nhất về tư tưởng cũng như tâm lý. Đứa trẻ sinh ra, cả nhà đều yêu quý, nhưng đừng biến đứa trẻ thành trung tâm của vũ trụ, để sinh ra vô vàn mâu thuẫn của người lớn.
Ở Việt Nam, gia đình sống chung mấy thế hệ, việc mâu thuẫn xảy ra là đương nhiên, nhất là phương pháp ăn của Việt Nam khác xa so với Nhật. Vấn đề chuẩn bị tư tưởng này, trước hết là cha mẹ bé, rồi tới thuyết phục ông bà… nếu không có sự thống nhất thì khó có thể làm được.
Trong quá trình ăn dặm, kể cả ăn dặm kiểu Nhật hay Pháp, Mỹ… gì cũng thế thôi, có lúc bé hợp tác lúc không, cũng phải nên lường trước cả những lúc khó khăn nữa.
Xác định rõ thành quả mong muốn
Phương châm của ăn dặm kiểu Nhật là chú trọng sử dụng thực phẩm của tự nhiên hoặc do nuôi trồng. Đó là rau, củ, quả, cá, thịt, đậu… còn các thực phẩm đã qua chế biến như đồ hộp, thịt hun khói, gia vị các loại… họ đều khuyến cáo đừng cho trẻ ăn sớm từng nào hay từng đó.
Vì thế, chọn ăn dặm kiểu Nhật là chọn cách cho bé ăn nhạt, vị của cháo, của súp… tất cả đều là từ rau củ quả, hoặc dashi (cá bào và rong biển konbu). Cho bé ăn nhạt từ đầu sau điều chỉnh rất dễ, chứ cho bé ăn mặn sớm, sau này những đồ nhạt (đặc biệt là rau) bé sẽ không chịu đâu. Tập thói quen ăn mặn nhanh lắm, chỉ vài bữa là xong, ăn nhạt mới khó đấy. Điều này rất mâu thuẫn với phương pháp cho trẻ ăn ở Việt Nam, vì thế các mẹ cũng nên chuẩn bị trước.
Người Nhật mong muốn thành quả gì ở bé. Thứ nhất, mong bé phát triển bình thường, không mong bé béo. Thực đơn của món dặm Nhật chú trọng nhiều rau, cân đối giữa chất bột, đạm, vitamin, đặc biệt là chất đạm ăn rất ít (giai đoạn cuối 12-18 tháng mà cũng chỉ cho con ăn nhiều nhất là 20g), không quan trọng phải ăn thật nhiều đường sữa. Trẻ con Nhật không béo nhưng chắc và chơi khỏe, tự lập.
Thứ hai, thông qua ăn dặm, họ giáo dục trẻ biết cách ăn. Đứa trẻ biết nhai, có ý thức trong việc ăn uống, biết yêu cầu, từ chối, biết khẳng định mình… Để đạt được thành quả như thế quả là 1 quá trình gian nan nhất là với các mẹ Việt Nam mình, luôn mềm yếu, thôi thì miễn bé ăn đc cho mình là tốt rồi, thế là lại bài ca bật ti vi, vừa chơi vừa ăn… hoặc bế rong cho ăn.
Như Aichan đây, biết nhai không ngậm, biết tự ngồi ăn một chỗ đến hết bữa, nhưng phản ứng kịch liệt khi bị ép ăn hoặc khi không thích ăn món gì… nhưng để tới hôm nay không biết bao lần mẹ lo lắng và vất vả về chuyện ăn của Aichan, vì khi tập ăn thô Aichan ọe rất nhiều, thích ghét nhiều thứ… xót con nên có lúc cũng mềm lòng đấy.
Rất nhiều mẹ thấy con còi còi nên cho con ăn dặm sớm, hi vọng bé sẽ ăn nhiều hơn để mập hơn. Mẹ Aichan cũng đã từng nghĩ như thế. Thực ra, vì sao phải ăn dặm? Vì cơ thể của trẻ đến độ tuổi cần bổ sung các chất khác, phù hợp với sự phát triển về thể chất nên cần phải ăn dặm để bổ sung chất và tập thói quen ăn uống sau này.
Tuy nhiên, cơ thể thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm khi trẻ đc khoảng 9 tháng. Vì thế, phương pháp ăn kiểu Nhật trong giai đoạn đầu 5,6,7,8 tháng chỉ là nhằm cho trẻ làm quen với thực phẩm, quen độ thô, và tập cho bé thói quen ăn uống. Khi thói quen ăn uống của bé tốt, có bé sẽ ăn như 1 sở thích, có bé ăn ít, thích ghét nhiều loại…
Ăn dặm kiểu Nhật không có nghĩa là phải dùng nguyên liệu Nhật
Thay vì dùng nước xương nấu cháo, kiểu Nhật dùng nước dashi cũng rất nhiều canxi. Nhưng cá bào, rong biển konbu ở Việt Nam bán khá đắt, cũng là một trở ngại đối với những gia đình có thu nhập trung bình. Ăn dặm kiểu Nhật chủ yếu là phương pháp cho con ăn thô đúng thời điểm.
Ở Việt Nam, rau quả phong phú như vậy, cứ miễn là rau tươi, an toàn… thì ta nên tận dụng. Chứ ko nhất thiết phải theo đúng thực đơn kiểu Nhật, rau kiểu Nhật, gia vị Nhật… Aichan về Việt Nam ăn hoa quả đã đời, nấu kiểu Nhật (cơm riêng, thức ăn mặn riêng) nhưng món Việt Nam hết, mấy món phở bún, sốt cà chua hay canh mùng tơi rau dền… Aichan rất thích đấy.
Có phải bữa dặm kiểu Nhật là phải cho ăn riêng từng thứ không?
Cái này chưa hoàn toàn đúng. Nó chỉ đúng ở thời điểm đầu tiên khi mới cho con ăn dặm. Lúc này, cần kích thích vị giác của bé, bởi thế thay vì nấu lẫn lộn, vị nọ vị kia không rõ ràng thì nên cho bé tập ăn từng vị riêng của thực phẩm. Cháo ra cháo, rau ra rau. Kể cả vị của nó nhạt, thơm, đắng chút xíu thì bé cũng nên thử vào lúc này.
Mẹ Aichan chưa nấu kiểu Việt Nam bao giờ, nhưng nấu kiểu Nhật riêng biệt thế này, mẹ cháu thấy dễ “sáng tác” món ăn lắm. Sử dụng phương pháp làm đông lạnh, đồ ăn của Aichan phong phú hơn mỗi ngày, mỗi bữa 1 loại rau củ khác nhau, bữa ăn cháo riêng, bữa trộn hết vào. Mục đích để con thích ăn cơm, mẹ chú trọng cho Aichan ăn cháo trắng. Bây giờ Aichan ăn cơm cùng gia đình, chỉ có món mặn là mẹ phải đầu tư chế biến thôi.
Hãy tôn trọng bé
Hãy coi bé là 1 thành viên trong gia đình. Cho bé ăn không chỉ là việc đút, đưa đồ ăn vào miệng bé, mà còn phải quan tâm chú ý cả tâm lý của bé nữa. Kinh nghiệm ở đây chỉ là tham khảo, còn mỗi bé một khác, mỗi giai đoạn thay đổi khác nhau, điều đó người mẹ cần phải nắm bắt, điều chỉnh, hướng dẫn và chiều theo cả bé nữa.
Một khía cạnh nữa của việc tôn trọng bé, đó là cách cho bé ăn. Không khí, bối cảnh, màu sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc ăn của bé. Mỗi bà mẹ có cách cho con ăn của riêng mình, vì phụ thuộc vào từng đứa trẻ, ai cũng có thể là nghệ sĩ, làm trò vui cho con ăn ngoan…. dù thế nào bữa ăn của trẻ, hãy nên để tràn ngập niềm vui.
MÔ HÌNH MINH HỌA ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Các mẹ có thể dễ dàng hình dung mỗi giai đoạn ăn dặm bé sẽ được ăn bao nhiêu bữa/ngày.
Dinh dưỡng cho bé 5-6 tháng tuổi
06:00 sữa (180 ml)
10:00 ăn dặm (cháo trắng & súp cá và rau) + sữa (150 ml)
12:00 nước táo pha loãng dành cho em bé (một chút)
14:00 sữa (180 ml)
18:00 sữa (180 ml)
22:00 sữa (180 ml)
Bữa ăn của bé 5-6 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho bé 7-8 tháng tuổi
06:00 sữa (180 ml)
10:00 ăn dặm (cháo khoai tây & súp sobo) + sữa (100 ml)
12:00 nước cam pha loãng dành cho em bé (một chút)
14:00 sữa (180 ml)
18:00 ăn dặm (udon trứng gà & súp cà chua cá dăm) + sữa (100 ml)
22:00 sữa (180 ml)
Bữa ăn dành cho bé 7-8 tháng
Dinh dưỡng cho bé 9-11 tháng tuổi
06:00 sữa (180 ml)
10:00 ăn dặm (cháo trắng & súp natto & trứng chiên) + sữa (50 ml)
12:00 táo đóng hộp cắt nhỏ
14:00 ăn dặm (udon thập cẩm vị cream & khoai tây) + sữa (50 ml)
18:00 ăn dặm (cháo trắng & súp cà ri & cà tím và cà chua xào) + sữa (50 ml)
22:00 sữa (180 ml)
Bữa ăn cho bé 9-11 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho bé 12-18 tháng tuổi
07:00 bữa sáng (bánh mì nướng & súp rau)
10:00 bữa phụ (rau câu trái cây)
12:00 bữa trưa (udon & salad)
15:00 bữa phụ (bánh quy & 100 ml sữa)
18:00 bữa tối (cơm & thịt viên rán & canh miso) + sữa (150 ml)
Bữa ăn cho bé 12-18 tháng tuổi đã đa dạng hơn
Cháo, cơm
Udon (một loại mỳ được làm từ bột lúa mỳ)
Cải bó xôi (rau bi na)
Bí đỏ
Cà chua
Cà rốt
Đậu hũ non
Trứng gà
Cá thịt trắng
Thịt gà
Súp thập cẩm
Hy vọng là qua mô hình này, các mẹ chuẩn bị cho con ăn dặm có thể hình dung được phần nào về độ thô của thức ăn dành cho bé.
(ST)
5 Bí Quyết Về Ăn Dặm Kiểu Nhật
Chắc hẳn bạn vừa thích thú vừa có chút hồi hộp, âu lo khi dám làm “cuộc cách mạng” trong gia đình, lờ hết những phương pháp ăn dặm “truyền thống” mà bà nội, bà ngoại vẫn bày để thử cho con thực hiện theo cách mới này. Nhưng cứ thử tìm hiểu xem! Có thể bạn sẽ rút tỉa được nhiều điều đáng học!
2. Chuẩn bị tâm lý thế nào cho mẹ?
Rất nhiều bà mẹ Việt Nam thích thú trước hiệu quả rõ rệt của những em bé được áp dụng theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, đầy hào hứng về “thử” cho con mình rồi sau đó… kế hoạch “phá sản”, thất bại hoàn toàn! Vì sao? Câu trả lời nằm ở chỗ: Bạn đã không chuẩn bị tâm lý đủ tốt để áp dụng phương pháp này. Muốn cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ phải thật sự kiên nhẫn (vì biện pháp đó không phải một ngày một giờ thành công được).
Nhiều mẹ sốt ruột khi thấy con tăng cân chậm, ăn ít so với trẻ cùng tuổi. Thế là chỉ sau vài tuần “ăn dặm kiểu Nhật” lại quay ngay về với… kiểu “truyền thống”, tức lại cho bé vừa ăn vừa chơi, ép con ăn đến cùng và chiều theo cả những sở thích của con như đòi xem tivi, đòi bế đi khắp nơi, dẫn đến thất bại. Trong khi đó, nếu nỗ lực theo đến cùng với con phương pháp ăn dặm này, bạn sẽ đỡ cực rất nhiều khi bé lớn lên: Bé hào hứng với chuyện ăn, ăn đa dạng, có phản xạ nhai rất tốt, có thể tự ăn thay vì cứ phải chờ mẹ đút…
3. “Sắm sửa” cho con nào!
Một trong những thứ mang tính “căn bản” của ăn dặm kiểu Nhật chính là… chiếc ghế ăn! Với kiểu ăn dặm truyền thống của Việt Nam, bé hay được mẹ đặt lên bất cứ chỗ nào để cho ăn, thậm chí bế trên tay đi tới đi lui trong lúc cho ăn. Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi một “kỷ luật” khác: Bạn cần cho bé ngồi vào ghế tập ăn ngay khi bé ngồi vững, nhằm tạo thói quen ăn uống có kỷ luật, tập trung ăn xong mới làm việc khác. Bằng cách này, ngay từ nhỏ, bé sẽ ý thức được việc ngồi vào ghế (bàn) là đến giờ ăn, chỉ ăn thôi chứ không làm việc khác, ăn xong mới được đi chơi. Những bữa ăn như thế chỉ kéo dài trong khoảng 20 phút là dứt điểm nên rất khỏe cho cả mẹ và bé sau này.
Lưu ý: Không nên để bé làm quen với ghế ăn quá trễ, khi bé đã “lờn” và quen với những thói quen xấu khác như vừa ăn vừa chơi. Vì đến lúc đó, bé sẽ không hợp tác với mẹ dù được đặt vào ghế ăn nữa. Nhiều bé chỉ ngồi 5-10 phút là đứng dậy, trèo lên, đòi ra ngoài.
Thuyết phục cả gia đình
Cho bé ăn dặm kiểu Nhật, mẹ rất dễ gặp phải những bất đồng quan điểm với những phụ nữ từng trải khác trong nhà, đặc biệt là bà nội, bà ngoại bé. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật có nhiều điểm rất khác biệt so với lối cho ăn truyền thống của người Việt Nam (nhưng lại hợp khoa học, đáng noi theo và đáng để bạn thực hiện).
Ví dụ như: Bé sẽ được cho ăn rất nhạt, thậm chí hoàn toàn không nêm mắm trong khi thói quen của người Việt lại là “nhạt thế làm sao ăn được”; bé sẽ được cho ăn trong trạng thái tâm lý vui vẻ, hễ bé chán, không chịu ăn nữa là lập tức ngừng ngay chứ không ép, trong khi thói quen của người Việt lại là “con nít thì phải ép”, “thêm một muỗng nữa thôi”; bé sẽ được cho nếm từng vị thức ăn riêng biệt khác nhau, được khuyến khích ăn nhiều hơn những gì mà bé thấy “thèm”, trong khi thói quen của người Việt thường là “con nít thì có phân biệt được vị nào ra vị nào đâu, cứ cho hết vào nồi, nấu rồi xay nhuyễn hết thành món… thập cẩm”.
5. Khuyến khích bé tự ăn
Đây cũng là một trong số những “bí mật” quan trọng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Tức là thay vì mẹ cứ lăm le ẵm con, đút cho con ăn suốt đến khi con 2-3 tuổi, thậm chí nhiều bé đến 4-5 tuổi vẫn còn phải chờ mẹ đút mới chịu ăn thì ở đây, bé sẽ được khuyến khích tự ăn càng sớm càng tốt. Cụ thể, bé 6-7 tháng đã được cho làm quen với một ít bánh khô, loại dễ tan trong miệng để bé tự thực hiện động tác cầm và gặm ăn (chưa có răng vẫn ăn được).
Đến 8 tháng, bé được tập cho tự uống bằng ống hút. Đến 1 tuổi, bé đã có thể tự cầm cốc (loại dành riêng cho trẻ em, an toàn, không đổ) để uống nước. Suốt quá trình ăn dặm, mẹ chỉ đút bước đầu. Ngay khi bé có dấu hiệu thích cầm thức ăn, cho vào miệng thì mẹ cần khuyến khích để bé tự làm. Có thể cho bé một cái muỗng, một cái chén với chút ít thức ăn tha hồ để bé tự “khuấy” lung tung trong đó như chơi trò chơi. Đến lúc bé quen thuộc, khéo hơn, muốn bốc thức ăn cho vào miệng thì vẫn để bé tự làm, chỉ kiểm soát bé mà thôi.
Khi bé được trên dưới 1 tuổi, cho bé tự ăn càng nhiều càng tốt. Mẹ chỉ cần giữ vững nguyên tắc: Không ngại… dơ, không ngại phải mất thời gian rửa ráy cho bé trước và sau mỗi bữa ăn. Không thấy con quá “vụng về” mà làm giúp cho con luôn. Bằng cách đó, chỉ sau một khoảng thời gian, bạn sẽ là người được tận hưởng “quả ngọt”: Con của bạn sẽ thể hiện rõ sự tự lập so với những bé cùng tuổi, có thể tự xúc ăn một mình một cách rất khéo léo và rất thích thú với những bữa ăn do mình tự xúc ăn, chứ không rơi vào tình trạng bị mẹ ép suốt ngày, hò hét cả tiếng đồng hồ để cho bé ăn một chén cơm như cách truyền thống nữa.
5 Bí Quyết Quan Trọng Trong Ăn Dặm Kiểu Nhật (Adkn)
Phương pháp ăn dặm ADKN viết tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được khá nhiều mẹ ở Việt Nam áp dụng ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Các mẹ muốn áp dụng cho con phương pháp này cần nắm được rõ cách thức và nguyên tắc của phương pháp.
Xác định và thống nhất quan điểm và tâm lý
Không chỉ riêng mẹ – người chăm sóc gần gũi bé nhất xác định quan điểm và tâm lý, mà con cả gia đình cần thống nhất về ý tưởng cũng như tâm lý.
Tất cả sẽ là sức ép, cũng như áp lực đối với mẹ và cả gia đình trong việc ăn uống của con. Vì ai cũng muốn một đứa bé mập mạp, tròn trỉnh, cho nên phần lớn cha mẹ ép con ăn, dụ con ăn và làm mọi cách để con ăn, trong khi phương pháp này thì lại tôn trọng trẻ, tin tưởng trẻ, và để trẻ khám phá các món ăn như một cuộc phiêu lưu kỳ thú.
Xác định cách chọn thực phẩm rõ ràng
Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm ADKN là chú trọng các thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm được nuôi trồng một cách tự nhiên nhất như: rau, củ, quả, cá, thịt… Đồ ăn đóng gói như thực phẩm đóng hộp, giăm bông, gia vị được khuyên không nên cho trẻ ăn.
Người Nhật kỳ vọng điều gì ở trẻ?
1. Trước tiên, họ hy vọng con của mình phát triển bình thường và không muốn trẻ bị béo phì. Thực đơn phương pháp ăn dặm ADKN bao gồm rất nhiều rau xanh, cân bằng giữa tinh bột, protein và vitamin, đặc biệt là ít protein (giai đoạn bé 12-18 tháng, chỉ nên ăn nhiều nhất 20 grams protein). Họ không để tâm trẻ ăn nhiều đường hay sữa. Những đứa trẻ Nhật không béo, nhưng chúng khỏe mạnh, vui vẻ và độc lập.
2. Thứ hai, qua việc ăn dặm, người Nhật có thể giáo dục con về việc ăn uống. Trẻ sẻ biết cách nhai và có ý thức trong ăn uống, biết cách hỏi , từ chối hay khẳng định ý kiến bản thân. Nếu các mẹ muốn trẻ đạt được điều này, trẻ cần thời gian rèn luyện, và cha mẹ phải vô cùng kiên trì với phương pháp, không có gì dễ dàng cả.
3. Một số trẻ biết cách nhai, chúng không ngậm thức ăn trong miệng và chúng ngồi một chỗ trong cả bữa. Tuy nhiên, chúng phản ứng quyết liệt khi cha mẹ không cho ăn nữa hoặc nếu đó là món không đúng khẩu vị. Vì thế, cha mẹ rất vất vả khi cho con ăn. Nhưng thời gian và sự kiên trì sẽ cho một kết quả xứng đáng là con biết trân trọng món ăn, con sẳn sàng nếm thử các món ăn, con biết ăn bao nhiêu là đủ, và có một văn hóa ăn đúng.
4. Nhiều bà mẹ thấy con mình hơi nhỏ, và thế là cha mẹ sẽ cho trẻ ăn dặm sớm, và ép trẻ ăn với hy vọng bé ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng hơn và sẽ tăng cân. Ăn dặm là một nhu cầu hoàn toàn tự nhiên mà qua đó giúp trẻ thực hành thói quen ăn uống trong tương lai.
5. Thực tế, cơ thể cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất thông qua ăn dặm từ giai đoạn 9 tháng tuổi. Do đó, ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ tháng thứ 5, 6, 7, 8 nhằm mục đích giúp bé làm quen với thức ăn, thực phẩm thô và hình thành thói quen ăn uống.
Phương pháp ăn dặm ADKN không nhất thiết là phải dùng nguyên liệu Nhật
Thay vì dùng xương để nấu canh, người Nhật dùng “dashi” (một loại cá bào và rong biển) chứa nhiều can-xi. Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp cho phép bé ăn thô vào những thời điểm nhất định. Bạn hoàn toàn có thể dùng các loại nguyên liệu phù hợp với nơi mình sinh sống.
Điều này hoàn toàn không đúng. Nó chỉ đúng khi bạn tập cho bé ăn dặm lần đầu. Khi đó, bạn cần nhận dạng khẩu vị của con, cũng như giúp con nhận diện khẩu vị riêng biệt. Vì thế, thay vì nấu nhiều thực phẩm với nhau, mùi vị sẽ không rõ ràng, bạn nên để con ăn từng món riêng. Canh là canh, rau là rau. Trẻ nên thử tất cả các hương vị từ không vị, có mùi cho đến hơi chua.
Các bà mẹ Nhật cảm thấy việc nấu ăn cho con khá đơn giản, chỉ là sự kết hợp của rau củ, có thể ăn riêng hoặc chế biến với nhau. Để giúp trẻ thích ăn cơm, họ thường bắt đầu từ cháo trắng.
Tôn trọng con
Bạn nên coi bé như những thành viên khác trong gia đình. Không phải chỉ ăn no là đủ mà cũng cần chú ý đến cảm nhận của trẻ. Mỗi bé có tính cách khác nhau, và sẽ thay đổi tùy từng thời kỳ. Mẹ cần nắm bắt được điều này và điều chỉnh cho phù hợp.
Với phương pháp ăn dặm ADKN, bạn có thể cho con ăn thô, nhưng sẽ cần rất nhiều sự kiên nhẫn và quyết tâm. Bạn không nên bị phân tâm bởi những câu chuyện như bé A, bé B ăn như này, như kia, con mình gầy quá, bạn kia tròn hơn con mình, sao không thấy tăng cân…
Chúng ta sẽ phải thử và điều chỉnh thường xuyên mức độ thô của đồ ăn phù hợp với con và không nên nóng vội. Các mẹ nên chuẩn bị tâm lý rằng đây sẽ là khoảng thời gian vất vả, tuy nhiên dần dần trẻ sẽ học được những gì bạn dạy. Đừng để mình căng thẳng mà làm ảnh hưởng đến con. Bạn cần vui vẻ thoái mái để giúp con vượt qua giai đoạn này.
Một yếu tố khác của việc tôn trọng con là cách cho ăn. Không khí, khung cảnh và màu sắc là những nhân tố ảnh hưởng tới việc ăn uống của con. Mỗi mẹ sẽ có cách riêng vì nó phụ thuộc vào đặc điểm từng trẻ, và văn hóa từng gia đình.
Mẹ dù bận rộn đi làm vẫn có thể cho con ăn dặm, bất cứ ai cũng có thể trở thành nghệ sỹ cho con ăn dặm qua cách nấu nướng bày biện món ăn dặm cho con và quan trọng là khiến trẻ vui vẻ, ăn uống ngon lành.
Theo The Asianparent
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật – 30 ngày đầu vô cùng quan trọng!Ăn dặm kiểu Nhật – làm cơm Bento cho béThực đơn cho bé – Những loại cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé tập ăn dặm
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Quyết Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Cách Theo Chia Sẻ Của Mẹ Việt Ở Nhật trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!