Đề Xuất 6/2023 # Bí Quyết Hết Sợ Ma Rất Hiệu Quả # Top 8 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Bí Quyết Hết Sợ Ma Rất Hiệu Quả # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bí Quyết Hết Sợ Ma Rất Hiệu Quả mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn sợ ma quá, chẳng hiểu tại sao. Phòng một mình là không dám ngủ. WC ở ngoài thì ban đêm phải rủ người đi chung. Ban ngày kêu lên lầu chỗ bàn thờ lấy đồ gì cho mẹ là phải có người cùng đi,… Làm sao để hết sợ ma đây? Đừng lo, đã có cách. Cách này được nhiều người áp dụng đều công nhận rất hiệu quả.

Nó sợ ma quá, chẳng hiểu tại sao, chắc tại hồi nhỏ nghe kể chuyện ma nhiều quá nên bị nhập tâm ám ảnh. Bây giờ học trung học phổ thông lớp 12 rồi mà vẫn tiếp tục sợ ma. Phòng một mình là không dám ngủ. WC ở ngoài thì ban đêm phải lay anh dậy đi theo chứ nó hăm không đi theo là nó tiểu vào cái chậu để trong phòng khai ráng chịu. Ban ngày kêu lên lầu chỗ bàn thờ lấy đồ gì cho mẹ là phải có người cùng đi. Riết rồi chẳng ai chịu nổi cái bệnh sợ ma của nó nên đi tìm nhà tâm lý chữa trị.

Nhà tâm lý giải thích hết lời là chẳng có ma cỏ gì cả, toàn chuyện bịa đặt, chẳng có gì phải sợ. Nó gân cổ cãi cho bằng được là chính nó đã thấy ma. Thấy làm sao. Nó kể có lần nó vào bếp thấy bà ngồi xoay lưng trên bàn ăn đang ăn gì đó. Nó không để ý, lấy vội cái thìa cho mẹ, đưa thìa cho mẹ xong thì lại thấy bà đang ngồi chơi với bé Hồng ngoài sân. Nó chạy vào bếp lại thì chẳng thấy bà đâu nữa. Nó ra hỏi bà có vào bếp ăn gì không, bà bảo nãy giờ bà không vào bếp. Mặt nó xanh lè. Ban đêm nó ngủ, có ai đó cứ đi trong phòng, thỉnh thoảng đứng nhìn nó, rồi lại lục lọi mấy cuốn vở của nó để xem. Nó kể mà chẳng ai tin nên nó đành ôm nỗi sợ ma một mình. Nó kể hăng say quá nên nhà tâm lý bó tay.

Gia đình đưa đến ông thầy bùa nhờ trị tà ma. Đến mức này thì có vẻ gia đình cũng tin có ma thật rồi. Ông làm phép tụng lầm bầm gì đó, rồi cho nó lá bùa bỏ trong túi cho ma không đến gần. Sáng hôm sau nó phải nghỉ học vì mất ngủ do chứng kiến ma với ma đánh nhau trong phòng. Gia đình vội đem bùa đốt bỏ.

Nó về tập yêu thương, thương con kiến, thương bố mẹ, thương ông bà, thương láng giềng, thương họ hàng, thương thầy cô giáo, thương bạn bè, thương các con chim buổi sáng, thương các con ếch buổi chiều, thương các anh chiến sĩ dầm mưa dãi nắng, thương những anh công nhân vất vả ngoài công trường, thương người lao công quét dọn vệ sinh quanh khu phố, thương cây cỏ lá hoa…

Qua mấy tháng tập thương yêu như vậy, nó lại thấy ma. Nó đem chút cơm ra ao thả cho mấy con cá ăn, chợt nhìn thấy một bóng người ngồi bên kia bờ ao nhìn nó buồn buồn. Nó có cảm giác rất rõ là mình không sợ nữa, mà lại thấy thương. Nó có cảm giác hiểu là người ngồi đó muốn có gì để ăn. Nó chạy vào nhà lấy ít thức ăn ra, người kia không còn nữa, nhưng nó để chén cơm trên bờ ao và lẩm bẩm mời người ấy ăn, rồi nó đi vào. Nó thấy rất rõ là nó hết sợ ma.

Một lần trong lớp nó bị thằng bạn to con hầm hầm lại đòi đánh. Nó bình tĩnh đối diện nói chuyện đàng hoàng và thằng to con kia lại chịu nghe không ăn hiếp nó nữa. Nó có cảm giác là ngoài cái hết sợ ma, nó cũng hết sợ nhiều thứ khác nữa.

Chẳng biết có ma hay không, nhưng tình yêu thương là phép trị liệu sự sợ hãi trong tâm lý của con người. Khi ta có tâm yêu thương rộng rãi, ta có một sức mạnh nội tâm kỳ lạ, không biểu lộ, không ồn ào, chỉ là thầm lặng, nhưng rất có năng lực. Cái năng lực của tình yêu thương này làm cho ta tăng thêm các năng lực khác đi theo. Ta sẽ thông minh hơn, sẽ bình tĩnh hơn, sẽ kiên nhẫn hơn, sẽ tinh tế hơn, nên làm việc sẽ hiệu quả hơn. Đặc biệt là trong quan hệ giao tiếp với mọi người, tự nhiên ta và người dễ thông cảm quý mến hơn.

Nhưng không dễ yêu thương. Để tự nhiên đừng làm gì thì ta chẳng yêu thương được ai, trừ những người đối xử tốt với ta trước như cha mẹ, gia đình, người tử tế. Ta chỉ yêu thương lại một cách thụ động. Người nào có trí tuệ và đạo đức mới biết “luyện tập” để tăng trưởng tình yêu thương trong lòng mình đối với muôn loài vạn vật. Ta phải tự nhủ với chính mình, tự ra lệnh cho chính mình, buộc mình phải yêu thương tất cả. Tự ép buộc như thế, tự ra lệnh như thế, tự nhủ như thế, lâu ngày tình yêu thương sẽ bắt đầu xuất hiện dần dần. Rồi điều kỳ diệu sẽ đến với cuộc đời ta.

Nguồn: Facebook Nền tảng đạo đức

(Bài 70 – Sợ Ma)

Làm Thế Nào Để Hết Sợ “Ma”

Làm Thế Nào Để Hết Sợ “Ma”

Làm Thế Nào Để Hết Sợ “Ma”

Tỳ kheo Thích Trí Siêu

Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma.

Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma. Sợ ma là một ảo tưởng sai lầm do tâm non yếu, thời thơ ấu thường bị người lớn vô tình (và dại dột) hăm dọa, đầu độc. Thí dụ như đến tối bảo con nít đi ngủ mà chúng không nghe thì dọa nếu không đi ngủ thì ma (hay ông kẹ, ngáo ộp) sẽ hiện ra bắt đi. Rồi khi màn đêm xuống thì kể chuyện ma, nói trong bóng tối có ma, ghê lắm rồi bỏ chạy, làm cho tâm trí non nớt của đứa trẻ bị khủng hoảng, nó in đậm ma là một hình ảnh ghê rợn, dữ dằn cùng với bóng đêm. Những người lớn này (cha mẹ, dì cô, chú bác, ông bà) vô tình đã bỏ một chương trình sợ ma vào tâm đứa trẻ. Sau này lớn lên, dù 50 hay 60 tuổi vẫn còn sợ ma y chang như hồi con nít. Có những người vì sợ ma mà phải lập gia đình, cưới đại một người mà mình không thương yêu để khỏi phải sống một mình. Vì sợ ma mà người ta trở thành nô lệ, sống bám vào một người khác, không bao giờ dám ở nhà một mình, dù là ban ngày. Vì sợ ma mà tối ngủ bật đèn sáng trưng suốt đêm, có khi còn trùm mền kín mít dù trời nóng chảy mỡ. Sợ ma là một loại bệnh tâm thần khiến cho người bệnh khổ sở không ít.

Nói theo khoa học điện toán, “sợ ma” là một chương trình phá hoại (malware) đã bị cài đặt trong tâm, chỉ cần ai nhắc đến chữ “ma” thì tức khắc chương trình “sợ ma” nhảy ra hoạt động ngon lành. Nói theo danh từ Phật giáo thì “sợ ma” là một đại vọng tưởng, chỉ cần tưởng tới chữ “ma” thì tập khí “sợ” khởi lên ngay lập tức. Như vậy “sợ ma” là do cái tưởng sai lầm (thuộc tưởng uẩn) làm việc quá mạnh, lấn át cả lý trí (thức uẩn) và tư duy (hành uẩn). Khi tưởng tới chữ “ma” thì người đó mất tự chủ, chân tay bủn rủn, mặt mày tái mét, tim đập hồi hộp, chỉ chực bỏ chạy hoặc té xỉu.

Thuở xa xưa, người tiền sử thiếu văn minh, không hiểu các luật thiên nhiên, mỗi khi thấy sấm sét thì “tưởng” đó là thần sét (thiên lôi), mỗi khi thấy gió mạnh thì “tưởng” đó là thần gió, khi thấy động đất thì ” tưởng” đó là thần đất, từ đó họ “tưởng” ra đủ loại thần, thần nước, thần cây, thần lửa, thần bò, thần chó, v.v… và cúng tế các loại thần này.

Ngày nay, với khoa học văn minh, người ta hiểu rằng đó chỉ là những hiện tượng vật lý, không có “ông thần” nào trong đó cả.

Vậy thì “ma” có hay không?

Chữ “ma” theo nghĩa bình dân, đó là những người chết hiện về. Đa số đều nghĩ người chết được chôn hay thiêu thì phải biến mất, không bao giờ còn nữa, nếu hiện ra là một điều quái gở, bất bình thường và đáng sợ. Theo Phật giáo có sáu loại chúng sinh, hay sáu loại cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, Atula, trời. Trong sáu loại này, con người với mắt thịt chỉ nhìn thấy được hai loại là người và súc sinh (thú vật), còn bốn loại khác mắt trần không thể nhìn thấy, trong đó có ma được xếp vào loại ngạ quỷ. Nói cách khác là tần số rung động (vibration rate) của họ khác với loài người. Theo vật lý lượng tử, con người và tất cả sự vật đều là những năng lượng (energy) được cấu tạo bởi các nguyên tử (atom) và điện tử (electron). Vì là năng lượng nên luôn rung động. Khi rung động dưới một tốc độ hay tần số nào đó thì các năng lượng này cô đọng lại thành một hình sắc. Thí dụ ban đêm ta đốt một bó đuốc cầm trên tay và đứng yên thì người ở xa sẽ thấy một đốm lửa. Nhưng

nếu ta cầm bó đuốc quay thật nhanh thì người ở xa sẽ thấy đó là một vòng lửa. Cũng thế, các loại chúng sinh mà ta gọi là “vô hình”, họ có thân sắc được cấu tạo bởi những nguyên tử vi tế hơn và rung động khác với tần số loài người nên ta không trông thấy được. Không phải vì mắt không thấy mà cho là không có. Cũng như ngày nay, các làn vô tuyến của radio, tivi, điện thoại di động, giăng bủa chằng chịt khắp nơi, nhưng chúng ta đâu có thấy. Chỉ khi nào mở radio, tivi, vặn trúng tần số thì mới thấy hình và âm. Con người gồm có hai phần: vi tế và thô kệch. Phần thô đó là thân xác bằng xương bằng thịt. Phần vi tế là phần vô hình, được gọi dưới nhiều danh từ như linh hồn, tâm linh, tinh thần. Gọi là “vô hình” bởi vì mắt trần không trông thấy, chứ thật ra nó vẫn có hình tướng, một loại hình tướng vi tế, vì nó là một năng lượng sinh động. Phần thô kệch có thể ví như bóng đèn, phần vi tế “vô hình” ví như điện. Một người sống ví như bóng đèn có điện chiếu sáng. Khi bóng đèn bị bể thì dòng điện không biến mất, nó chỉ ẩn tang trong trạng thái vô biểu (non-manifest) hoặc đi vào những đồ điện tử khác như radio, tivi, máy tính, máy giặt, tủ lạnh, v.v…

Cũng thế, khi một người tắt thở thì tâm (hay linh hồn) sẽ lìa khỏi thể xác (physical body), tiếp tục hiện hữu ở trạng thái vi tế và đi tìm một cái xác khác để tiếp tục biểu hiện, trong đạo gọi là tái sinh hay đầu thai.

Ma và người là bà con, chỉ khác nhau ở chỗ còn thể xác thô kệch hay không. Người là một chúng sinh có thể xác bằng xương thịt, còn gọi là người dương. Ma là một chúng sinh không còn mặt áo bằng xương thịt, còn gọi là người âm, nhưng họ vẫn còn hiện hữu với một sắc thân vi tế, gọi là thể “vía” (astral body).

Sau khi hiểu được “sợ” là một vọng tưởng sai lầm, hay một chương trình bệnh hoạn, và “Ma” là một người âm, thì chúng ta cần phải sửa lại bằng cách gắn vào tâm một chương trình đối lập, giống như muốn trừ virus trong máy tính thì phải gắn chương trình diệt virus.

Có những phương pháp tự kỷ ám thị (auto-suggestion) dạy người ta lặp đi lặp lại một câu nói, thí dụ như “tôi không sợ ma” để đối trị lại “tôi sợ ma.” Nhưng phương pháp tự kỷ ám thị này không phải lúc nào cũng có hiệu quả.

Sự hoạt động của tâm thức gồm có tàng thức (tiềm thức), mạt na thức (vô thức), và ý thức, không phải đơn giản muốn nhồi sọ vài lần là xong. Sự nhồi sọ cần nhiều thời gian may ra mới có hiệu quả. Riêng đạo Phật không hưởng ứng phương pháp nhồi sọ, mà dạy tư duy, quán chiếu, để hiểu rõ vấn đề theo chiều sâu thì mới có sự thay đổi thật sự.

Thông thường những người có tánh sợ ma là vì họ tin ma có thật và có thể làm hại mình. Nếu thực sự muốn hết sợ ma thì cần sửa lại chương trình là tin ma có thật nhưng không thể làm hại được mình. Trước tiên nên cài vào tâm một câu hỏi mới: “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa?” và ráng tìm câu trả lời. Câu hỏi này giống như một công án. Một công án thường vô lý và khó tin, giống như công án: “Thế nào là mặt thật của ta khi cha mẹ chưa sinh ra?” Chưa sinh ra thì làm sao có mặt mũi? Hoặc “Thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay?” Một bàn tay mà làm sao vỗ được? v.v…

Với một người sợ ma và tự hỏi “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa?” thì quả thật là vô lý. Câu hỏi này có hai công năng: một là nhồi sọ theo kiểu tự kỷ ám thị “tôi không còn sợ ma nữa,” hai là bắt tâm thức phải làm việc tìm câu trả lời. Càng moi óc tìm câu trả lời thì nó sẽ tác động sâu vào tiềm thức. Khi tâm lo tìm câu trả lời “Tại sao tôi không còn sợ ma nữa” thì vô tình nó đã chấp nhận là nó “không còn sợ ma nữa,” như thế là đã đi được nửa đường rồi. Tìm ra một câu trả lời là phá trừ cái sợ được một phần. Tìm ra được hai câu trả lời là bớt sợ được hai phần. Nếu bạn là người sợ ma thì chính bạn phải tự tìm hiểu để trả lời, như thế mới có hiệu quả, nhưng ở đây xin giúp bạn một vài câu khởi đầu.

Tại sao tôi không còn sợ ma nữa? Tại vì:

Ma có thật, nhưng không có thể xác vật chất nên không bóp cổ tôi.

Ma cũng là một con người, một chúng sinh, sống trong cảnh giới

Ma thực sự không phải là ma, mà chỉ là…

Ma không phải lúc nào cũng hiện ra. Họ chỉ hiện ra khi nào có gì u uẩn cần sự giúp đỡ của người sống…

Thấy được ma là một điều hiếm có, không phải ai cũng có dịp may.

Nếu ma hiện ra thì chỉ hiện trong nháy mắt rồi biến mất, đâu có làm gì được ai…v..v…

Một cách đơn giản khác là không dùng danh từ “ma” nữa, mà thay vào đó bằng “người âm” hay “linh hồn” (spirit). Bởi vì chữ “ma” đã thấm quá nhiều năng lượng của sự sợ hãi do “tâm thức cộng đồng” bơm vào. Khi nói đến chữ “ma” thì tức khắc nó khởi dậy trong tâm một cái gì ghê rợn, đáng sợ. Bây giờ, mỗi khi nghe ai nói hay nhắc tới chữ “ma” thì chúng ta phải nghĩ ngay đó là ” người âm” hay “chúng sinh vô hình.” Làm được như vậy chính là đang sửa chương trình “sợ ma”.

Nếu bạn là người sợ “ma” mỗi khi nghe ai nhắc tới chữ “ma” thì hãy thử nói thầm chữ ” ma” bằng tiếng Pháp như ” Fantôme” hoặc tiếng Anh “Ghost,” hay tiếng Đức “Geist,” xem cái sợ tăng hay giảm? Bạn sẽ thấy cùng có nghĩa là “ma” nhưng khi nói tiếng khác thì cái sợ sẽ bớt đi nhiều, bởi vì người Âu Mỹ không sợ ma nhiều bằng người Á Châu.

Ngoài việc sửa chương trình trong tâm ý, bạn cần phải sửa chương trình ngoài thân, tức là hành xử như thể mình ” không còn” là người sợ ma nữa. Thí dụ như đi vào bóng tối dù chỉ một hai giây, hoặc nhìn vào bóng tối xem có thấy ai không, hoặc ngồi trong bóng tối vài phút rồi tăng dần lên từ từ, hoặc nghe ai sợ ma thì đừng hùa theo mà phải “giả bộ” anh hùng, v.v… Nói cách khác, bạn hãy giả bộ đóng vai mình là người không còn sợ ma nữa. Ban đầu giả bộ đương nhiên rất khó, nhưng cứ giả bộ hoài thì sẽ thành.

Ngoài ra các bạn nên tìm đọc sách về thế giới bên kia cửa tử, để hiểu rằng “người âm” không có gì đáng sợ, mà ngược lại, họ cũng giống y hệt như mình và có lúc họ cần liên lạc với mình để cầu sự giúp đỡ, trong khi đó mình lại đi sợ họ một cách vô lý vì thiếu hiểu biết.

PT. Thiện Tâm

Theo Phật Học Online

Những Cách Làm Người Yêu Hết Giận Rất Hiệu Quả

Làm thế nào để chàng hết giận? Cùng ELLE tham khảo 5 cách làm người yêu hết giận rất hiệu quả trong bài viết này.

Khi yêu, ban đầu các chàng trai phải tốn rất nhiều công sức theo đuổi chúng ta. Chàng có thể làm bạn cười, làm mọi điều khiến bạn hạnh phúc. Chàng luôn quan sát và chú ý mọi cử chỉ bạn làm, quan tâm đến mọi sở thích cũng như tính cách của bạn để tránh khiến bạn buồn phiền lo lắng. Những hành động trẻ con của bạn ban đầu luôn được chàng bỏ qua; chàng cũng sẵn sàng làm lành với bạn trước cho dù bạn mới là người làm sai và giận dỗi vô cớ. Chàng làm tất cả những điều đó vì chàng yêu bạn và không muốn để mất bạn.

Như một lẽ thông thường sẽ tới lúc bạn được chàng giận ngược lại đấy. Vì để chiều chuộng một cô nàng nhõng nhẽo như bạn quả thật không phải lúc nào cũng dễ dàng. Bạn đã luôn làm cho ” công việc yêu bạn” của chàng ngày càng trở nên khó khăn hơn. Đến lúc chàng giận bạn thật sự, hẳn bạn sẽ cuống cuồng lên cho mà xem. Đã đến lúc chàng muốn bạn nhìn nhận lại tình yêu bạn dành cho chàng, liệu nó đã đủ lớn và liệu bạn đã có cảm giác sợ mất chàng hay chưa?

Những cách làm người yêu hết giận rất hiệu quả 1. Nhận lỗi và xin lỗi chân thành

Nếu bạn là người có lỗi, việc đỏng đảnh đợi anh ấy chủ động làm lành như mọi khi lần này có vẻ không có tác dụng, bạn nên dịu dàng đến bên anh nhận lỗi và xin lỗi anh chân thành. Bạn không nên ỷ mình là phụ nữ rồi luôn tỏ ra nhõng nhẽo một cách ích kỷ. Nếu bạn thật lòng quan tâm tới cảm xúc của anh ấy, hãy thể hiện điều đó cho anh ấy biết.

3. Lên kế hoạch một bữa ăn ngon

Tình yêu đi qua cái dạ dày! Đàn ông mà được ăn ngon thì chẳng còn biết đến giận hờn là gì. Đã đến lúc bạn phải trổ tài nấu thật khéo những món chàng thích, bày biện nhà cửa thật lãng mạn, đảm bảo chàng sẽ bất ngờ nở một nụ cười tươi rói. Giận hờn dù có nghiêm trọng đến mấy chàng cũng sẽ cảm nhận được bạn đang muốn chuộc lỗi với anh ấy. Đàn ông đôi khi chỉ là một cậu bé to xác.

4. Sắm một bộ đồ ngủ quyến rũ

Đàn ông mê chuyện ấy, hiển nhiên rồi! Tôi có nghe nhiều chàng tâm sự rằng, chuyện ân ái có thể giải quyết rất nhiều mâu thuẫn đôi lứa. Sau một bữa tối lãng mạn nên là một đêm đáng nhớ. Chính vì vậy, bạn cũng nên đầu tư một bộ đầm ngủ quyến rũ, xức một chút nước hoa gợi mùi da thịt nồng ấm, khiêu khích chàng với một chút son đỏ và giày cao gót. Hiếm có chàng nào chối từ một cô nàng như thế, bao giận hờn sẽ đều tan biến hết.

6. Bất ngờ tặng chàng một lá thư tình

Có khi nào bạn tự hỏi lần cuối cả hai trân trọng nói những lời cảm ơn và hạnh phúc khi có nhau trong đời là khi nào? Những kỉ niệm ngọt ngào cả hai dành cho nhau liệu đã trôi vào quên lãng? Một bức thư tình khơi gợi những ký ức đẹp của tình yêu có thể khiến đối phương cảm động mà quên mất họ đang giận bạn. Nàng chân thành, chắc chắn chàng sẽ cảm động.

Bạn nghĩ cách làm người yêu hết giận hiệu quả của bạn là gì? Có thể chia sẻ thêm với ELLE?

5 Cách Cực Hiệu Quả Ai Cũng Cần Để Chế Ngự Nỗi Sợ Hãi Phi Lý: Rất Đơn Giản, Chỉ Cần Bạn Quyết Tâm!

Cảm thấy sợ hãi trong những tình huống nguy hiểm là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh và thậm chí có lợi. Cơ chế sợ hãi tự động sẽ khiến chúng ta hành động theo một trong ba cách: chống trả, bỏ chạy hoặc bị tê liệt.

Đứng trước những giống chó to lớn như Doberman, việc bạn sợ hãi là điều bình thường nhưng nếu thấy sợ những giống chó nhỏ xinh như Chihuahua thì đó chính là một nỗi sợ phi lý.

Nỗi sợ phi lý được chia thành 4 loại: sợ động vật (rắn, chó…), sợ môi trường (sợ độ cao, sợ nước…), sợ các sự việc (sợ bay, sợ đi du lịch…) và sợ máu (sợ bị thương, sợ kim tiêm, bệnh tật…).

1. Nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi và học cách nói tích cực về nó

Tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong cuộc sống là một việc không dễ dàng nhưng hãy nhớ rằng khi bạn muốn suy nghĩ, làm hay cảm nhận điều gì đó, bạn đang ở giai đoạn đầu của quá trình thừa nhận cần có sự đa dạng.

Điều này có nghĩa bạn không chỉ cần phải hiểu việc thay đổi là cần thiết mà còn phải thấy được bạn chính là người sẽ tạo nên sự thay đổi đó.

Hãy luôn khắc ghi một câu thần: “Tôi có thể giải quyết tốt các tình huống khiến tôi sợ hãi” trong 2 tuần và bạn sẽ có thể hạ quyết tâm không để những suy nghĩ tiêu cực xuất hiện trong tâm trí của mình nữa.

Trong suốt hai tuần đó, những suy nghĩ tiêu cực có thể sẽ nảy sinh nhưng đừng hoang mang vì nó là một bước lùi trong quá trình này.

Nhiều người có thể nghĩ việc thực hiện một sự thay đổi như vậy thực sự quá khó khăn hoặc quá sức đối với họ và họ sẽ quay lại chỉ trích quá trình này trước khi thử cố gắng. Mọi suy nghĩ và lời nói như vậy sẽ khiến sức mạnh thành công suy giảm trong khi “giúp” nỗi sợ hãi ngày càng lớn hơn.

Vì vậy, ngôn từ bạn sử dụng cũng như suy nghĩ của bạn sẽ tạo nên thực tế. Hãy nói “Tôi nhớ những lúc mình đạt được thành tựu. Chúng nhắc tôi nhớ rằng tôi mạnh mẽ hơn và có năng lực giải quyết những khó khăn tốt hơn tôi nghĩ” thay vì những lời làm bạn nhụt chí.

2. Hãy tin rằng bạn kiểm soát cảm xúc của chính mình

Người duy nhất có thể kiểm soát những gì bạn nghĩ là bạn! Đôi khi chúng ta vẫn chịu ảnh hưởng từ lời nói của người khác nhưng bản thân bạn mới là người quyết định mức độ ảnh hưởng của chúng tới suy nghĩ của mình.

Hãy tự hỏi bản thân liệu bạn có hiểu rằng bạn có quyền suy nghĩ và cảm nhận những gì bạn muốn ngay bây giờ không? Mọi thứ nằm trong tay bạn,tùy thuộc vào sự quyết định của bạn. Vì vậy, đừng chọn những điều khiến bạn thấy đau đớn, sợ hãi hay căng thẳng.

Bên cạnh đó, khi bạn sợ một thứ gì đó phi lý, bạn thường có xu hướng phóng đại mức độ tồi tệ của vấn đề và thấy thực khó khăn để giải quyết. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang không coi trọng bản thân mình.

Suy nghĩ của chúng ta có thể chia thành 3 loại: Suy nghĩ dự đoán (“Tôi sẽ làm một kẻ ngốc trước mặt mọi người”), Suy nghĩ “đánh đồng” (“Con chó này hung dữ, vì vậy tất cả những con chó đều nguy hiểm”) và Suy nghĩ bi quan (“Con mèo đó cắn tôi, có lẽ nó bị dại, tôi sẽ chết.”)

Khi bạn cảm thấy có một ý nghĩ nào đó đang đè nặng tinh thần bạn, hãy dành vài phút trả lời những câu hỏi sau để đánh giá đúng vấn đề và tăng cơ hội loại bỏ nỗi sợ hãi:

“Có điều gì trái ngược với suy nghĩ của tôi không?”.

“Tôi có thể làm gì nếu/ khi điều đó xảy ra?”.

“Tôi đang có loại suy nghĩ nào đây?”.

“Tôi sẽ nói gì với người bạn có cũng nỗi sợ như tôi?”.

3. Những yếu tố nhỏ nhặt trong môi trường sống và làm việc sẽ giúp bạn đối mặt với nỗi sợ hãi

Một cách khác để đối phó với nỗi sợ phi lý là sử dụng các dụng cụ vật lý và lời nhắc nhở để giúp chúng ta kiểm soát các tình huống đáng sợ cũng như cho chúng ta thấy chúng ta có khả năng đối mặt với nỗi sợ phi lý của bản thân.

Lấy một người quản lý cấp cao có chứng sợ đám đông, nhưng lại có thể tiến hành một hội nghị qua điện thoại với hơn 100 người làm ví dụ. Nếu lúc sắp nói chuyện trực tiếp với mọi người, anh ta tưởng tượng rằng micrô thực sự là điện thoại, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Ngoài lời nhắc nhở bên ngoài và dụng cụ vật lý, âm nhạc, mùi vị và thậm chí bản thân môi trường xung quanh cũng có thể ảnh hưởng lớn tới cảm xúc và giúp chúng ta đương đầu với sự sợ hãi.

Hãy tạo danh sách các bản nhạc khiến bạn cảm thấy thoải mái và luôn sẵn sàng cho bất kỳ điều gì xảy ra; thử sử dụng các loại dầu hương liệu để cảm thấy tích cực và tràn đầy sinh lực hay thiết kế môi trường làm việc của mình với những đồ vật bạn yêu thích.

Tất cả những thay đổi nhỏ này đều ở bên ngoài cảm xúc, nhưng lại có ảnh hưởng đáng kể, giúp gia tăng cảm xúc tích cực và tiếp thêm năng lượng cho chúng ta.

Nói với người khác về nỗi sợ hãi của mình và xin được giúp đỡ không phải là minh chứng cho sự yếu đuối, nhu nhược của bạn mà cho thấy bạn đã có đủ can đảm và mạnh mẽ về cảm xúc.

Điều quan trọng nhất là thay vì luôn nhớ đến những lúc bị nỗi sợ hãi bủa vây hay những thất bại, hãy cố gắng tập trung nhớ tới những gì bạn đã đạt được, những khoảnh khắc nhỏ mà bạn có thể đương đầu với nỗi sợ hãi và không để nó kiểm soát cảm xúc của bạn.

Bằng cách này, bạn có thể củng cố niềm tin vào bản thân: bạn đã có thể đối mặt với nỗi sợ đó trong quá khứ thì hoàn toàn có thể ứng phó với nó trong tương lai.

5. Giải quyết nỗi sợ hãi từng bước một

Việc muốn trốn tránh những điều khiến chúng ta sợ hãi là một phản ứng hoàn toàn tự nhiên nhưng nó chỉ tốt khi diễn ra trong thời gian ngắn. Nếu kéo dài, nỗi sợ sẽ ngày một lớn hơn và ảnh hưởng tới não bộ cũng như toàn bộ cơ thể của chúng ta.

Cách tốt nhất và hiệu quả nhất để vượt qua và đối mặt với nỗi sợ phi lý là từ từ đưa bản thân mình vào những giai đoạn an toàn mà chúng ta có thể kiểm soát được.

Khi đó, bạn sẽ thấy sức mạnh của nỗi sợ hãi dần dần mất đi và bắt đầu nhận ra rằng điều tồi tệ nhất sẽ không xảy đến. Một điều quan trọng nữa là phải biết bắt đầu từ những tình huống bạn có khả năng xử lý để luôn tự tin và có thể bước lên “thang sợ hãi”. Để leo lên “thang sợ hãi” thành công, bạn phải trải qua bốn giai đoạn:

Giai đoạn thứ hai: khắc họa “thang sợ hãi” bằng cách sắp xếp các tình huống/ sự kiện theo thứ tự từ ít đáng sợ nhất đến đáng sợ nhất (tình huống đầu tiên nên căng thẳng nhưng không phải là điều khiến bạn bị tê liệt).

Giai đoạn thứ ba: sau khi tạo lập xong “thang sợ hãi” của bản thân, bắt đầu leo lên bậc thang đầu tiên và cố gắng trụ lại cho đến lúc bạn cảm thấy khó chịu khi phải đương đầu với nỗi sợ ở nấc thang này.

Thời gian bạn đối mặt với những tình huống, sự vật khiến bạn sợ hãi càng lâu, bạn càng nhanh chóng quen thuộc và cảm thấy ít sợ hãi nếu phải đương đầu với việc đó trong lần tiếp theo. Khi bạn cảm thấy đã làm chủ được nấc thang đầu tiên, hãy tiếp tục thách thức mình với những nấc thang kế tiếp.

Giai đoạn cuối cùng: Luyện tập nhiều lần những nấc thang này. Bạn luyện tập càng nhiều thì khả năng vượt qua được nỗi sợ hãi phi lý càng lớn.

Tuy nhiên, trên tất cả, đừng vội vàng, mỗi người đều có tốc độ của riêng mình, vì vậy điều quan trọng là phải giữ một nhịp độ phù hợp với bạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bí Quyết Hết Sợ Ma Rất Hiệu Quả trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!