Đề Xuất 6/2023 # Bỏ Túi 5 Tuyệt Chiêu Xóa Bỏ Mồ Hôi Chân Tay # Top 8 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Bỏ Túi 5 Tuyệt Chiêu Xóa Bỏ Mồ Hôi Chân Tay # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bỏ Túi 5 Tuyệt Chiêu Xóa Bỏ Mồ Hôi Chân Tay mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chứng đổ mồ hôi tay chân khiến bạn khó chịu và gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Bằng những cách đơn giản với các nguyên liệu rẻ tiền sẵn có, bạn có thể dễ dàng khắc phục chứng bệnh này.

Muối nở (baking soda)

Muối nở có tính kiềm rất tốt cho việc chữa trị chứng ra mồ hôi chân tay. Pha 2 – 3 thìa canh muối nở vào nước ấm, sau đó bạn ngâm chân tay trong 20 – 30 phút. Massage tay chân với muối nở khi ngâm. Cuối cùng, bạn hãy lau khô tay chân. Tình trạng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Nước hoa hồng

Bạn hãy mua nước hoa hồng tại địa chỉ đáng tin cậy hoặc tốt nhất là tự chưng cất nước hoa hồng tại nhà. Bạn chỉ cần dùng bông tẩy trang thấm nước hoa hồng thoa lên lòng bàn tay và chân. Nước hoa hồng có tác dụng làm dịu rất tốt đối với da.

Nước lạnh

Nhúng tay chân vào nước lạnh trong khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Cách đơn giản này sẽ giúp khắc phục vấn đề tay chân đổ mồ hôi.

Bột ngô/phấn rôm

Cả bột ngô và phấn rôm đều có tác dụng làm khô da. Chỉ cần phủ bột ngô hay phấn rôm lên lòng bàn tay và bàn chân mỗi ngày 2-3 lần sẽ có tác dụng tức thì. Nên sử dụng bột phấn không thơm vì nó tốt hơn, tự nhiên hơn và an toàn hơn cho việc sử dụng hàng ngày.

Chanh tươi

Phơi khô vỏ chanh, sau khi nó trở nên khô cứng, nghiền mịn chúng thành bột. Bạn thoa bột này lên tay chân để giảm tình trạng đổ mồ hôi. Bạn có thể bảo quản trong hộp kín và dùng dần.

Bạn pha nước cốt chanh tươi với rượu vodka rồi thoa lên tay chân. Để trong 15 – 20 phút rồi rửa sạch.

Pha nước cốt chanh với muối và thoa lên tay chân. Rửa lại tay chân khi đã khô.

Xem video để cập nhật thêm các thông tin khác

Làm Sao Bớt Đổ Mồ Hôi Tay, Chân?

Đổ mồ hôi tay gây trở ngại rất lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp

Khi tập thể thao nhiều, làm việc nặng, nhiệt độ môi trường cao thì việc tiết mồ hôi rất cần thiết, giúp điều hòa thân nhiệt. Hệ thần kinh giao cảm giữ vai trò điều tiết mồ hôi ra ngoài. Với một số người có hệ thần kinh này hoạt động quá mức sẽ gây nên tình trạng đổ mồ hôi ngay cả khi không hoạt động nhiều và thường xuất hiện khu trú ở vùng đặc biệt như đầu, bàn tay, nách, lòng bàn chân…

Có thể do di truyền

Theo Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Bình, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến – Nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bình Dân, TP. HCM cho biết, gần 3% dân số, phần lớn là người từ 25 đến 64 tuổi bị tăng tiết mồ hôi. Khoảng 30-50% là do di truyền. Tuy nhiên, bệnh nhân lại ít khi đi khám. Chỉ đến khi việc tăng tiết mồ hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp xã hội và nghề nghiệp thì họ mới nhờ bác sĩ can thiệp.

Cũng theo bác sĩ Bình, tình trạng tăng tiết mồ hôi không có triệu chứng báo trước, khi hoạt động nhiều, chơi thể thao mồ hôi cũng không tiết nhiều hơn. Người bệnh có thể đổ mồ hôi từng đợt hoặc liên tục.

Phân loại

Đổ mồ hôi tiên phát: Thường không rõ nguyên nhân. Mồ hôi chủ yếu khu trú ở lòng bàn tay, nách, đầu, mặt và lòng bàn chân. Bệnh có thể khởi phát từ lúc nhỏ hay tiền dậy thì, triệu chứng nặng nề hơn trong giai đoạn dậy thì và kéo dài suốt cuộc đời.

Đổ mồ hôi thứ phát: Thường gây đổ mồ hôi toàn cơ thể. Nguyên nhân có thể do bị bệnh cường giáp, đang điều trị bằng nội tiết, tuổi mãn kinh, bị béo phì, rối loạn tâm thần…

Chọn phương pháp phù hợp

Đổ mồ hôi thứ phát được chữa bằng cách điều trị các nguyên nhân gây đổ mồ hôi. Khi bị đổ mồ hôi tiên phát hay thứ phát có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:

Thuốc chống tiết mồ hôi: Phù hợp cho người đổ mồ hôi ít, vừa. Dùng Chloride hexahydrate nhôm (20-25%), cồn 90% bôi vào những vị trí ra mồ hồi 2-3 lần/tuần vào buổi tối.

Điện phân: Được áp dụng khi điều trị với các thuốc kháng mồ hôi không hiệu quả. Điện phân được dùng để điều trị đổ mồ hôi lòng bàn tay, lòng bàn chân, khó dùng trong trường hợp đổ mồ hôi ở nách, thân, đùi. Sử dụng dòng điện cường độ thấp (15-18 mA) áp vào lòng bàn tay hoặc bàn chân nhúng trong dung dịch điện giải. Lặp lại nhiều lần trong tuần, mỗi lần 20 phút, dần dần cách khoảng 1-2 tuần.

Phẫu thuật nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm: Áp dụng khi đổ mồ hôi nặng ở lòng bàn tay và nách.

Các hạch giao cảm là những chỗ nối thần kinh đến các tuyến mồ hôi ở lòng bàn tay, nách và vùng đầu cổ nằm dọc theo 2 bên cột sống trong lồng ngực. Phẫu thuật nội soi lồng ngực để cắt hạch giao cảm 2-3 ở hai bên giúp hạn chế ra mồ hôi. Tuy nhiên, hạn chế là phần lớn bệnh nhân có hiện tượng tăng tiết mồ hôi bù trừ ở những vùng khác như: ngực, lưng và 2 lòng bàn chân.

Liệu pháp tâm lý: Các vấn đề về tâm lí thường là hậu quả của chứng đổ mồ hôi chứ không phải là nguyên nhân. Nên điều trị về tâm thần hay tâm lý có thể cải thiện được tình trạng đổ mồ hôi tay nhưng sẽ không giúp điều trị hết tình trạng đổ mồ hôi khú trú.

Lưu ý:

Một khảo sát thực tế năm 2006 trên 150.000 hộ gia đình tại Mỹ cho thấy tăng tiết mồ hôi khu trú gặp ở 2,8% khối dân số chung. Số bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi ở nách là 51%, lòng bàn chân 29%, lòng bàn tay 25% và mặt là 20%.

Đàn ông và phụ nữ có tỷ lệ mắc chứng tăng tiết mồ hôi ngang nhau và những ngườci thuộc nhóm tuổi 25-64 có tỷ lệ mắc cao nhất. Tuổi khởi phát trung bình là 25 nhưng chủ yếu còn tùy thuộc vào vùng cơ thể bị bệnh. Tăng tiết mồ hôi tay và nách có tuổi khởi phát trung bình nhỏ nhất, lần lượt là 13 và 19 tuổi.

Có đến 82% bệnh nhân bị tăng tiết mồ hôi bàn tay cho biết bệnh khởi phát từ lúc ấu thơ. Tuy nhiên, tăng tiết mồ hôi khu trú có thể khởi phát từ nhỏ nhưng người ta chỉ điều trị khi bắt đầu ở tuổi trưởng thành.

Không có một nghiên cứu nào ghi nhận diễn tiến tự nhiên của bệnh khi tuổi tăng dần. Tuy nhiên, theo ghi nhận mức độ của việc ra mồ hôi dường như giảm đi khi trên 50 tuổi.

Bỏ Túi 6 Cách Xử Lý Dằm Đâm Vào Tay, Chân Ngay Tại Nhà

Cách lấy dằm an toàn và nhanh chóng

Cần vô trùng nhíp trước khi lấy dằm (Nguồn: Internet)

Điều đầu tiên bạn cần làm là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Bạn có thể sử dụng xà bông dịu nhẹ và nước ấm để rửa vùng da xung quanh chiếc dằm. Bước này có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Lưu ý: Không dùng cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này có thể đẩy dằm vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm bằng khăn mềm hoặc vải sạch.

Trước khi áp dụng cách lấy dằm đâm vào tay bằng nhíp thì bạn cần khử trùng nhíp bằng cồn y tế. Nếu dằm nằm dưới lớp da, bạn có thể dùng kim đã sát trùng để rạch da và lật lớp da lên. Khi đã thấy đầu dằm, bạn dùng nhíp kẹp dằm ở chỗ gần bề mặt da, rồi nhẹ nhàng rút dằm ra theo chiều dằm đã đâm vào.

Lấy dằm dễ dàng bằng băng dính (Nguồn: Internet)

Những chiếc dằm mỏng manh như gai hoặc sợi thủy tinh có thể lấy ra bằng băng dính. Bạn có thể dùng nhiều loại băng dính khác nhau như băng dính giấy, băng dính vải hoặc băng dính cách điện.

Hãy dán một miếng băng dính lên chiếc dằm và ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dằm. Khi thực hiện động tác này cần đảm bảo ấn sao cho chiếc dằm không đi sâu hơn vào da, tránh ấn lên đầu đâm vào của chiếc dằm. Khi chắc chắn là chiếc dằm đã dính vào băng dính thì hãy kéo băng dính ra theo chiều mà chiếc dằm đã đâm vào.

Khoai tây giúp dằm lòi ra ngoài dễ dàng hơn (Nguồn: Internet)

Bạn có thể thái lát khoai tây sống rồi áp vào vùng da bị dằm đâm, sau đó dùng băng gạc cố định lại. Sau 1 giờ, độ ẩm của khoai tây sẽ kích thích miếng dằm bong ra. Đối với mảnh dằm lớn hơn, ghim sâu dưới da, có thể băng qua đêm.

Nhúng tay vào bát giấm để lấy dằm ra nhanh và dễ dàng (Nguồn: Internet)

Cho giấm vào bát, nhúng vùng tay bị dằm đâm vào khoảng 10 – 15 phút. Cách này giúp dằm được đẩy trồi lên trên da, giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.

Dùng bình thủy tinh để lấy dằm trong da tay, chân (Nguồn: Internet)

Khi bị dằm đâm phải, bạn hãy lấy một chiếc bình thủy tinh miệng rộng. Đổ nước nóng vào gần đầy bình. Sau đó, bạn hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Nhờ áp suất của hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm tuột ra dễ dàng.

Baking soda giúp đẩy dằm ra ngoài

Hòa một muỗng baking soda trong chén nước nhỏ rồi ngâm vùng da bị dằm đâm 2 lần một ngày. Những chiếc dằm bị mắc kẹt trong da bạn sẽ được đẩy ra ngoài sau vài ngày áp dụng.

Lưu ý: Những cách lấy dằm ra khỏi chân, tay vừa nêu trên mặc dù rất tiện lợi và hữu ích vì hoàn toàn sử dụng những vật dụng, vật liệu có sẵn trong nhà nhưng nó chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ, bị xước dằm nhỏ.

Trong những trường hợp như vết thương do dằm đâm quá lớn, bị dằm đâm sâu vào da thịt, khó lấy ra, hoặc dằm đã được lấy ra một phần và một phần của nó vẫn còn mắc trong vết thương gây cảm giác khó chịu, nhức nhối thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc y tế đúng cách hơn. Bác sĩ sẽ có thiết bị để loại bỏ dằm một cách dễ dàng và tránh được nguy cơ nhiễm trùng, như vậy sẽ tốt hơn là bạn tự lấy dằm tại nhà.

10 cách và mẹo chữa nấc cụt nhanh, hiệu quả: Nấc cụt thường xuất hiện đột ngột và nhanh chóng biến mất. Tuy không gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, nhưng nó lại khiến bạn cực kỳ khó chịu, nhất là khi đang trò chuyện cùng người khác.

Thuốc và mẹo chữa nước ăn chân cực hay: Nước ăn chân là cách gọi dân gian để chỉ bệnh nấm da chân, một bệnh rất dễ gặp ở những người làm nghề tiếp xúc với nước, môi trường ẩm ướt hoặc mang giày, vớ mà không giặt thường xuyên.

Bỏ Túi Ngay 5 Cách Để Có Đôi Chân Dài Và Thon Hiệu Quả

Khi bắt gặp một người con gái, ngoại hình và đôi chân là những nơi mà cánh đàn ông chú ý nhiều nhất. Tuy nhiên, đôi chân không đẹp lại chính là điểm yếu khiến nhiều chị em e dè trong việc diện váy ngắn, quần ôm năng động. Để khắc phục điều này, bạn có thể áp dụng cách để có đôi chân dài và thon sau đây.

1. Chế độ ăn uống cân bằng

Duy trì một chế độ ăn uống cân bằng là bước đầu tiên và quan trọng nhất giúp bạn sở hữu đôi chân thon thả. Đặc biệt đây là cách cực kỳ hữu dụng với những bạn không muốn phải tới phòng tập thể dục.

Bạn cần tuân theo chế độ ăn kiêng để giảm những chất béo thừa. Nên bổ sung nhiều rau và thực phẩm chứa nhiều protein trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn chỉ được ăn những thứ đó. Thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm những món ăn như bít tết, bạch tuộc, mực ống…

Hạn chế dùng bánh ngọt và kẹo vì chúng chính là nguồn chính tạo chất béo dư thừa xung quanh bụng và đùi của bạn.

Natri gây giữ nước, làm bắp chân sưng phù. Bạn cần hạn chế ăn mặn và những thức ăn chế biến như thực phẩm đóng hộp, nước giải khát, khoai tây… để cắt giảm lượng natri hiệu quả.

Hạn chế ăn mặn, thức ăn chế biến để cắt giảm lượng natri hiệu quả.

Thay vì dùng đồ ăn vặt và đồ uống có đường, bạn có thể ăn trái cây, uống nước lọc hoặc các loại trà bồ công anh, trà xanh. Đây là cách giảm được lượng calo mà vẫn đảm bảo tốt cho sức khỏe.

2. Vận động nhiều hơn

Bí quyết để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả và có đôi chân gầy đơn giản tại nhà đó là bạn có thể chăm chỉ làm việc nhà, chẳng hạn như rửa xe hay lau nhà. Để năng động hơn, bạn hãy bật nhạc lên khi làm việc. Âm nhạc sẽ giúp cải thiện tâm trạng hiệu quả.

Thay vì nằm ì một chỗ, bạn nên tham gia vào các hoạt động đốt cháy calo như đi bộ hoặc leo núi để tống mỡ thừa vùng đùi và bắp chân một cách nhanh chóng.

Một mẹo hay để đốt cháy calo và chất béo ở phần bắp chân đó là đi cầu thang bộ thay vì thang máy.

3. Tập các bài tập chuyên dụng

Nếu bạn muốn biết cách để có đôi chân dài và thon đẹp thì đừng bỏ qua luyện tập với những bài tập chuyên dụng. Những bài tập giảm mỡ bắp chân sẽ giúp bạn sở hữu bắp chân thon nhỏ. Trong đó, động tác kiễng chân là động tác rất dễ thực hiện bạn có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi.

Kiễng chân giúp đánh tan mỡ bắp chân hiệu quả

Tăng cường độ tập luyện là cách để bạn sở hữu một đôi chân hoàn hảo nhanh chóng. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy việc tăng cường độ tập luyện sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu một cách hiệu quả.

Đạp xe là hoạt động hữu ích vừa giúp giảm cân vừa giúp đôi chân săn chắc, thon thả hơn.

4. Đi bộ đúng tư thế

Bạn băn khoăn không biết làm sao để có đôi chân thon thả khi không có đủ thời gian để đến phòng tập thể dục? Đi bộ là cách đơn giản giúp bạn có thể loại bỏ chất béo ở chân cực kỳ đơn giản.

Nên duỗi thẳng đầu gối và bước đi một cách thoải mái nhất khi đi bộ. Tránh đi bộ sai tư thế vì sẽ dễ dẫn đến tổn thương đôi chân của bạn.

5. Massage chân

Khi được hỏi làm gì để có được đôi chân đẹp thì hầu như tất cả các diễn viên đều nói rằng họ thường nâng chân trước khi đi ngủ và massage chân.

Massage là điều vô cùng quan trọng giúp loại bỏ phù nề và lưu thông tuần hoàn máu hữu hiệu. Trước khi đi ngủ mỗi tối bạn nên nhấc chân lên và hạ xuống trong 20 phút để loại bỏ căng cơ sau một ngày dài làm việc mệt mỏi.

Một cô gái được sở hữu đôi chân thon gọn, săn chắc vẫn chiếm được nhiều cảm tình và thu hút sự chú ý hơn so với những cô nàng chân voi. Hãy chăm chỉ thực hiện một số cách để có đôi chân dài và thon trên để xinh đẹp, tự tin hơn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bỏ Túi 5 Tuyệt Chiêu Xóa Bỏ Mồ Hôi Chân Tay trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!