Cập nhật nội dung chi tiết về Các Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Dễ Nhận Biết mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Sa bụng, bụng bầu tụt xuống
Vào giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi sẽ dịch chuyển dần vào khu vực khung xương chậu để chuẩn bị cho sự chuyển dạ. Hiện tượng này có thể xảy ra trước một vài tuần hoặc vài giờ trước khi bạn chuyển dạ thực sự.
Khi dấu hiệu này xuất hiện, bạn có thể sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn chèn ép phổi. Thế nhưng, thai nhi tụt xuống khung chậu sẽ gây áp lực lên cổ tử cung và đè lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn.
2. Các cơn co thắt chuyển dạ
Các cơn co thắt tử cung đôi khi vẫn xuất hiện trong thai kỳ nhưng không đều và xuất hiện thưa thớt.
Trong khi đó, các cơn co thắt chuyển dạ thật sự sẽ mạnh, đau khiến bạn khó chịu và không giảm dù bạn đã thay đổi tư thế. Các cơ co diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 7 phút sẽ có một cơn co kéo dài từ 30 giây đến 1 phút.
3. Dịch nhầy cổ tử cung thay đổi
Dịch nhầy tích tụ ở cổ tử cung tạo thành nút nhầy cổ tử cung. Vào các tuần cuối của tahi kỳ, bạn sẽ thấy âm đạo tiết ra nhiều dịch hơn, nhớt hơn.
Màu sắt của dịch nhầy có thể có màu trong suốt, sậm màu hoặc màu hồng hoặc có một ít máu. Đây là dấu hiệu cho thấy trong một vài ngày tới, bé yêu của bạn sẽ chào đời.
Lưu ý là nếu dịch nhầy chứa nhiều máu (gần giống như khi bạn có kinh), đây có thể là một dấu hiệu chuyển dạ nguy hiểm, bạn cần phải đến bệnh viện ngay.
4. Cổ tử cung giãn nở là một triệu chứng sắp sinh
Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở, giãn ra và mỏng đi trong vài ngày hoặc một vài tuần trước khi bạn chuyển dạ nhằm “thông đường” cho bé yêu ra đời. Khi bạn đi khám thai định kỳ, bác sĩ có thể đo lường, theo dõi độ giãn và mỏng của cổ tử cung thông qua việc thăm khám âm đạo. Trung bình cổ tử cung phải mở 10cm mới được xem là dấu hiệu sắp sinh.
5. Cảm thấy mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn
Ở giai đoạn uối kỳ sinh bàng quang bị chèn ép khiến bạn phải đi tiểu đêm thường xuyên nên khó có thể ngủ yên giấc mỗi đêm. Vì vậy nếu bất cứ khi nào cảm thấy buồn ngủ, bạn nên tranh thủ chợp mắt dưỡng sức để có sức khỏe cho giai đoạn quan trọng sắp tới.
6. Dấu hiệu bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn
Khi sắp sinh em bé, bạn có thể sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi vùng lưng hoặc hai bên háng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn mang thai, các dấu hiệu này có thể sẽ rõ ràng hơn.
7. Vỡ nước ối
Thai nhi phát triển trong một túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối. Khi túi ối vỡ có nghĩa là con đã sẵn sàng chào đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ gặp phải dấu hiệu này. Nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng 8–10% thai phụ vỡ ối trước khi sinh. Màu sắc nước ối thông thường trong suốt hoặc có màu vàng nhạt.
Qua các dấu hiệu trên các mẹ cần lưu ý để có một cuộc vượt cạn an toàn nhất ,giúp mẹ có sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu ra đời.
Mẹ Bầu Sinh Con : Làm Sao Để Biết Các Dấu Hiệu Khi Sắp Sinh ?
Sinh nở là một việc rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp việc sinh nở có thể sẽ trở nên nguy hiểm nếu người mẹ không có sự chuẩn bị kỹ càng trước. Các mẹ bầu cần lưu ý chuẩn bị trước về tài chính, đồ đạc từ tuần thứ 37 của thai kỳ để chuẩn bị cho bé chào đời bất cứ lúc nào. Ngoài ra, mẹ bầu cần nắm rõ những dấu hiệu sắp sinh để không phải rơi vào thế bị động hay bị bất ngờ khi bé muốn chào đời. Việc nắm rõ những dấu hiệu báo hiệu sắp sinh cũng sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được nhiều nguy hiểm trong việc sinh con vì sẽ có sự chuẩn bị trước.
Đối với một số mẹ bầu mang thai lần đầu thì hiện tượng đầu tiên để nhận biết bé sắp chào đời là bụng thường có xu hướng tụt xuống trong vài tuần cuối của thai kỳ. Hiện tượng này báo hiệu cho mẹ bầu biết bé chuẩn bị ra đời trong 1, 2 tuần tới. Tuy nhiên, với những mẹ bầu mang thai lần thứ 2, thứ 3 do cơ xương chậu đã giãn nở đủ rộng nên sẽ khó nhận biết hiện tượng này hơn. Trong trường hợp này để nhận biết bụng bầu đã tụt hay chưa các mẹ bầu có thể quan sát vùng ngực có chạm được phần trên của bụng nữa không. Nếu thấy không chạm được thì đồng nghĩa với việc bé yêu đã tụt sâu xuống dưới. Đây là dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu dễ dàng nhận ra rằng mình sắp được nhìn thấy bé yêu.
Khi bé chuẩn bị chào đời bé sẽ có chiều hướng tụt xuống sâu nên sẽ gây ra áp lực lên bàng quang của người mẹ. Điều này khiến cho người mẹ xuất hiện những cơn co cơ nhẹ ở vùng bụng kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Những lúc này mẹ bầu cần chú ý không được nhịn tiểu vì sẽ làm ảnh hưởng đến mẹ mà còn ảnh hưởng đến cả em bé.
Khi mẹ bầu thấy âm đạo của mình bắt đầu xuất hiện dịch nhầy đỏ thì có nghĩa là bé yêu của bạn đã chuẩn bị hào đời . Khi âm đạo mẹ bầu xuất hiện dịch nhầy đỏ chứng tỏ cổ tử cung của mẹ bầu đã bắt đầu mở và bé sẽ chào đời vào 1, 2 ngày tới hay lâu nhất là 1 tuần.
Những cơn co thắt ở tử cung trong giai đoạn cuối thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu dễ dàng nhận biết. Thường thì vào khoảng thời gian cách ngày dự sinh 1, 2 tuần thì mẹ bầu cần cực kỳ chú ý đến những cơn co thắt này. Khi cơn co thắt trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn thì mẹ bầu cần nhanh chóng đến bệnh viện vì lúc này việc sinh nở đang chuẩn bị bắt đầu. Thông thường những cơn đau đẻ sẽ bắt đầu ở mức độ nhẹ, ngắn rồi dần dần trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn.
Ngoài ra, khi các cơn co thắt ở tử cung bắt đầu xuất hiện thì bụng của mẹ bầu sẽ trở nên căng cứng hơn, người mẹ có thể cảm nhận bằng cách đặt nhẹ tay lên bụng. Những cơn co thắt tử cung này sẽ góp phần đẩy bé đến gần cổ tử cung hơn để chuẩn bị chào đời.
Một lời khuyên mà nhiều bác sĩ phụ khoa dành cho các mẹ bầu là khi mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những cơn co thắt kéo dài từ 30-60s và khoảng cách giữa những cơn co thắt này tù 15-20 phút thì mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay. Trong trường hợp bệnh viện xa nhà thì mẹ bầu nên đến sớm hơn để chuẩn bị cho bé sự ra đời thật an toàn.
Vào cuối thai kỳ, khi bé chuẩn bị chào đời thai sẽ có dấu hiệu tụt xuống nhờ đó sẽ làm giảm áp lực lên cơ hoàn cũng như dạ dày giúp mẹ bầu cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, giai đoạn này mẹ bầu lại chịu nhiều áp lực gia tăng ở vùng bụng dưới. Mẹ bầu đi đứng và ngủ cũng sẽ khó khăn hơn trước đây.
Vào khoảng 1, 2 ngày trước khi sinh do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể mẹ bầu nên sẽ khiến cho mẹ bầu sụt khoảng 0,5 đến 1kg. Mẹ bầu nên thường xuyên theo dõi cân nặng của mình để nhanh chóng nhận thấy dấu hiệu này.
Tiêu chảy là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh. Khi sắp sinh, kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột gây ra tình trạng đau lưng và tiêu chảy thường xuyên. Những kích thích tố này sẽ như một loại thuốc sổ tự nhiên giúp người mẹ đào thải cặn bả trong ruột để bé thoải mái hơn. Tuy nhiên những kích thích tố này cũng sẽ có thể khiến mẹ bầu cảm thấy buồn nôn thường xuyên
Vỡ ói là dấu hiệu sắp sinh mà bất cứ mẹ bầu nào khi sắp sinh cũng xuất hiện. Khi các mẹ bầu thấy nước ói trào ra ào ạt thì nên ngay lập tức đến bệnh viện. Vì lúc này bé có thể sẽ ra đời trong vòng 1, 2 tiếng nữa.
Tag bài viết:
bụng căng cứng có phải sắp sinh , dau hieu sap sinh , dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần , bieu hien sap sinh truoc 1 tuan , hien tuong sap sinh
Những Dấu Hiệu Sắp Sinh Em Bé Mẹ Bầu Cần Biết
Nhận biết dấu hiệu sắp sinh
Chuẩn bị đến ngày sinh nở, cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, mỗi mẹ bầu khác nhau sẽ có dấu hiệu sắp sinh khác nhau. Nhưng thường đa số các mẹ sẽ có một hay nhiều các dấu hiệu sắp sinh như sau:
Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu sắp sinh đầu tiên mẹ có thể dễ dàng nhận ra rằng đã sắp đến ngày được gặp mặt con yêu rồi. Báo hiệu này cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong khoảng 1-2 tuần tới.
Để biết bụng bầu đã tụt chưa, mẹ có thể quan sát ngực xem có còn chạm vào phần trên của bụng nữa không? Nếu thấy ngực không chạm được vào phần trên của bụng nữa thì chắc chắn em bé đã tụt sâu xuống dưới.
Đây là dấu hiệu sắp sinh mà nhiều phụ nữ gặp phải, các mẹ chia sẻ rằng họ bị đau lưng dưới dữ dội trong những ngày săp sinh nở. Đây là triệu chứng sắp sinh hết sức bình thường, mẹ đừng quá lo lắng. Nếu cơn đau quá sức chịu đựng của mẹ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm đau và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Càng gần đến ngày sinh nở, những cơn co thắt ở bụng sẽ càng nhiều và mạnh mẽ hơn. Lúc này, mẹ có thể tắm bằng vòi hoa sen với nước ấm sẽ giúp giảm đau đáng kể.
Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này ít dính đi và nước ối dễ dàng rò rỉ hoặc vỡ hẳn.
Chất nhầy này thường có màu hồng đỏ. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ.
Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần.
Một vài thai phụ bị giảm tới ½-1kg cân nặng một ngày trước khi lâm bồn. Đó là do nội tiết tố làm giảm lượng chất lỏng giữ trong cơ thể mẹ.
Nhiều mẹ có kinh nghiệm sinh bày tỏ, một trong những dấu hiệu sắp sinh là bị “đi tiêu” (tiêu chảy). Đây có thể là một cách để cơ thể chuẩn bị cho kì sinh nở. Cơ thể sẽ tiết ra các prostaglandin hóa học dẫn đến đi tiêu.
Các cơn co thắt mà bạn gặp trong quá trình đi tiêu tương tự như những gì xảy ra trong quá trình sinh nở. Vì vậy, nó cũng có thể giúp làm sạch ruột để em bé dễ dàng ra ngoài hơn.
Trong thời gian mang thai thường khiến các bà bầu đau, mỏi vùng lưng, nhưng vào khoảng 1 tuần trước khi sinh bà bầu thường đau lưng nhiều hơn và kèm theo đó là chuột rút.
Những cơn đau lưng âm ĩ này là dấu hiệu báo hiệu cho bạn biết việc chuyển dạ ở vùng dưới và cho thấy cổ tử cung đã mềm và chín mùi cho việc em bé sắp chào đời. Lúc này, một số bà bầu thường đau lưng là do bắt nguồn từ các khớp xương ở vùng xương chậu và do tử cung bị kéo căng ra.
Đây là dấu hiệu không phải ai cũng gặp, nhưng theo thông tin được biết, thì rất nhiều chị em thường đau lưng dữ dội trong những ngày sắp sinh. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở vùng xương chậu giúp xương mẹ co giãn dễ dạng, chuẩn bị cho sự chào đời của thiên thần bé nhỏ.
Trước khi sinh bạn cũng có thể bị thay đổi vị giác, thường thì đa phần thai phụ sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, ngay cả khi đó là món mà bạn rất thích trước đây.
Khi thai nhi “tụt xuống” phía dưới, việc di chuyển của mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn và giấc ngủ của mẹ cũng không được “tròn” khi vất vả lựa chọn tư thế ngủ.
Nhưng tin vui là bây giờ mẹ đã “dễ thở” hơn rất nhiều vì áp lực của thai lên cơ hoành và dạ dày của mẹ đã được giảm thiểu. Đồng thời, chứng ợ nóng cũng đột nhiên biến mất.
Sự mệt mỏi và uể oải ở giai đoạn này cũng là 1 dấu hiệu sắp sinh đáng quan tâm. Nguyên nhân là do bụng bầu ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm cho bạn cảm thấy khó có thể ngon giấc vào ban đểm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, cứ khi nào bạn cảm thấy buồn ngủ thì nên tranh thủ chợp mắt ngay khi có thể.
Đây có lẽ là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng nhất của một ca sinh nở sắp tới. Điều này xảy ra khi túi ối đầy chất lỏng (xung quanh em bé) vỡ ra. Chất lỏng sau đó bắt đầu chảy xuống âm đạo, hoặc ở mức nhỏ giọt hoặc trào ra mạnh mẽ. Dấu hiệu sắp sinh này là một đảm bảo rằng ca sinh nở sẽ nhanh chóng diễn ra.
Đôi khi cũng có trường hợp không vỡ ối mà các bác sĩ phải bấm ối để nước ối chảy ra, bắt đầu cho quá trình sinh nở. Cũng tùy người mà nước ối có thể ra trước hoặc sau khi có các cơn co thắt.
Hầu hết các bà bầu đều cảm giác được các cơn co nhẹ trước khi chuyển dạ thực sự. Chúng được gọi là những cơ co Braxton Hicks hay chuyển dạ ‘giả’. Không giống như chuyển dạ thực sự, chuyển dạ ‘giả’ sẽ không làm cổ tử cung giãn mở.
Trong chuyển dạ ‘giả’, những cơn co có thể xuất hiện một cách:
Thất thường: kéo dài hoặc rút ngắn, dữ dội hoặc nhẹ, có thể tới và biến mất bất cứ lúc nào.
Không đỡ hơn sau đó.
Không lan đến bụng trên hoặc sau lưng.
Không có dấu hiệu thay đổi tình trạng khi bạn nghỉ ngơi hoặc đổi tư thế.
Nếu bạn thấy mình có những cơn chuyển dạ ‘giả’ thì lời khuyên tốt nhất là hãy ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc uống nhiều nước để giảm bớt sự khó chịu.
Những cơn chuyển dạ ‘giả’ thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và có thể xảy ra một tháng hoặc một ngày trước khi bạn sinh em bé.
Ngoài ra, càng gần ngày dự sinh thì càng khó nhận biết chuyển dạ ‘giả’ và chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ có thể cho biết bạn đã chuyển dạ hay chưa bằng cách kiểm tra cổ tử cung có mở hay không.
Khi chuyển dạ thực sự, những cơn co sẽ:
Đến đều và gần nhau hơn
Kéo dài từ 30 – 70 giây và sẽ ngày càng lâu hơn
Không ngừng cho dù bạn làm gì
Lan ra sau lưng và phía trên bụng của bạn
Dữ dội hơn với cường độ cao hơn
Khiến bạn không đủ sức để nói chuyện với bất cứ ai
Đối với giai đoạn “về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên.
Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ.
Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.
Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ để được chỉ dẫn chi tiết.
Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:
Bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt
Bạn bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.
Bạn cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.
Không chỉ giữ gìn vào 3 tháng đầu, thậm chí đến cuối thai kỳ bạn vẫn có thể bị hư thai nếu không cẩn thận hoặc làm việc quá sức, đặc biệt là khi bạn lao động chân tay, điều này rất dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
Một số ít bà bầu đã gần đến ngày dự kiến sinh vẫn còn rất thích đi đây đó mà không hiểu rằng sự căng thẳng và những va chạm giao thông có thể đe dọa đến cuộc sống của mẹ và bé. Bạn hãy tranh thủ đi chơi xa vào khoảng thời gian trong 3 tháng giữa thì tốt hơn.
Một số bà bầu thường có tâm trạng bực tức, hay buồn chán, những trạng thái này không những không tốt cho thai nhi mà thậm chí nó còn cản trở việc sinh đẻ.
Những áp lực tinh thần của sản phụ chủ yếu là từ chồng, người thân hay công việc mang lại.
Vì thế, bạn cần giúp những người xung quanh hiểu rõ việc chăm sóc, yêu thương và hạn chế đến mức tối thiểu việc mang lại áp lực cho bạn chính là cách tốt nhất để bảo vệ em bé.
Nếu tâm lý của bạn quá căng thẳng sẽ khiến cho cơ thể bạn nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, các kích thích bên ngoài này sẽ khiến bạn bị đau bụng. Do đó phụ nữ khi mang bầu cần phải duy trì một trạng thái tinh thần thoải mái và vui vẻ.
Nếu như bạn ăn uống không đủ chất, ngủ không đủ giấc thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, thậm chí cả khi sinh cũng khó khăn.
Vì thế bạn cần luôn chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thường xuyên ăn thêm những bữa phụ, uống thêm nhiều nước, ngủ đủ giấc để có đủ năng lượng hoàn thành nghĩa vụ của một người mẹ.
Một số sản phụ có tính lo lắng, đến ngày dự kiến sinh thì sốt ruột trông đợi đứa trẻ trào đời, sau ngày dự kiến sinh mà vẫn chưa sinh thì lo lắng bất an, và thậm chí còn tìm mọi cách để “thúc đẩy” sự ra đời của bé.
Những tâm lý này có thể sẽ mang lại tác dụng phụ và ảnh hưởng không tốt đến cả sản phụ và thai nhi.
Ngày dự kiến sinh chỉ mang tính ước định, nếu bạn sinh trước hoặc sau 10 ngày là điều rất bình thường. Nhưng nếu quá ngày dự kiến quá lâu thì bạn nên đến khám bác sỹ để biết rõ nguyên nhân.
Sức khỏe tốt là điều kiện quan trọng để đảm bảo việc sinh con diễn ra thuận lợi. Trước khi sinh nếu tinh thần hoặc thể chất ở vào trạng thái mệt mỏi thì cũng ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Do đó, hơn 10 ngày trước khi sinh bạn cần phải sinh hoạt có quy tắc, ăn uống, ngủ nghỉ điều độ để có thể dự trữ đủ lượng nước ối chờ ngày bé chào đời.
Làm Thế Nào Để Nhận Biết Mẹ Bầu Sắp Sinh?
Rất nhiều chị em đã từng trải qua ca sinh nở chia sẻ rằng họ bị đau lưng khủng khiếp trong 1 tuần trước khi sinh nở. Nếu bạn hay bị đau lưng tiền kinh nguyệt thì trước khi lâm bồn, bạn cũng có thể sẽ bị đau lưng. Những cơn đau lưng báo hiệu chuyển dạ này âm ỉ ở lưng dưới. Đó là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé.
Bụng ngày càng to, cồng kềnh và sự chịu đựng của thận sẽ làm cho bạn cảm thấy khó có thể ngon giấc vào ban đểm trong suốt những tuần cuối thai kỳ. Có khi bạn cảm thấy không thể nhấc mình lên nổi và đôi khi bạn lại thấy mình tràn đầy năng lượng, bắt đầu đi lại dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp lại mọi thứ như thể đang chuẩn bị “tổ” đón bé chào đời. Điều này là rất tốt miễn là bạn đừng làm quá sức.
Có những cơn đau co thắt thường xuyên
Khi nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở tử cung (dạ con) trong giai đoạn cuối thai kỳ thì đó có thể là dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. Tuy nhiên, những cơn có thắt này có thể xuất hiện trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ, được gọi là những cơn đau giả . Nếu bạn chỉ còn cách ngày dự sinh từ 1-2 tuần thì cần đặc biệt chú ý dấu hiệu này. Khi cơn co thắt mạnh mẽ (kéo dài khoảng 30 giây) và thường xuyên hơn thì ca sinh nở đã sắp bắt đầu rồi.
Đây là dấu hiệu rất dễ nhận biết trước khi bạn trải qua kỳ vượt cạn. Lý giải cho điều này là bởi sự di chuyển của thai nhi xuống phía dưới trước khi ra đời, cho nên sức ép trên cơ hoành sẽ giảm xuống và giúp cho việc thở trở nên dễ dàng hơn.
Kèm theo đó chứng ợ nóng cũng sẽ không còn hoành hành và gây cảm giác khó chịu cho bạn nữa. Đồng thời bạn cũng cảm nhận được sức ép đối với phần bụng dưới lại tăng lên. Việc ngồi và đi lại trở nên khó khăn hơn.
Sau sự di chuyển của thai nhi xuống phía dưới, cơ thể thai phụ sẽ cảm thấy khó ngủ hơn và dù đã thử nhiều tư thế nhưng lúc này bà bầu vẫn cảm thấy rất khó có thể đi vào giấc ngủ.
Trước khi sinh bạn cũng có thể bị thay đổi vị giác, thường thì đa phần thai phụ sẽ có cảm giác ăn không ngon miệng hoặc chán ăn, ngay cả khi đó là những món ăn khoái khẩu mà trước đó bạn vẫn thường rất ưa thích.
Một phụ nữ có thể cảm thấy có một số cơn co thắt tử cung vài tuần trước khi sinh con. Những cơn co thắt cơ tử cung xuất hiện thường xuyên, làm tăng lực trên khoang bụng. Tử cung trở nên nặng và những cơn co thắt được lặp đi lặp lại mỗi 15 – 20 phút (tần số khác cũng có thể). Dần dần, những cơn co thắt này giảm, khoảng mỗi 3 – 4 phút/ lần.
Khoảng thời gian cuối thai kỳ, những cú đá của bé xuất hiện nhiều ở bụng trên. Nhiều người mẹ chia sẻ, nếu quan sát bụng bầu từ phía bên trên, họ không thấy rốn nữa (giai đoạn trước, khi bé còn nằm ở bụng trên thì rối sẽ căng và như bị lồi ra).
Nếu bạn thấy bụng bạn tự nhiên to hơn ở phía dưới thì chứng tỏ thai nhi đã di chuyển xuống phía dưới để chuẩn bị cho việc chào đời. Dấu hiệu này thường xuất hiện từ 2- 3 tuần trước khi sinh.
Việc thay đổi tâm tính đối với phụ nữ chuẩn bị sinh con là điều rất dễ hiểu.Trạng thái mệt mỏi và nặng nề của cơ thể sẽ được thay thế bằng cảm giác phấn chấn hồi hộp.
Vì thế để chào mừng sự ra đời của bé yêu thì thai phụ thường tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết cho bé cũng như chuẩn bị tinh thần để làm mẹ.
Thời điểm sắp sinh nở, một người phụ nữ có thể gặp những cảm giác khó chịu ở lưng dưới. Đây là những cảm giác được gây ra bởi áp lực từ em bé trong bụng và làm căng mô liên kết xương chậu.
Có một số sản phụ do đầu thai nhi ép xuống, ép thần kinh hệ mà dẫn đến chân không thoải mái, trương phù dần, đại tủy bị co, eo đau… chính là triệu chứng sắp sinh con.
Do tử cung thường co thắt khiến cho thai nhi khó hoạt động và đến trước khi sinh thì vị trí thai nhi đã được cố định nên hoạt động cũng giảm.
14. Ra máu
Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, bạn có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy. Nếu dịch âm đạo có màu đỏ nhiều hơn là chất nhầy trắng, giống như dấu hiệu kinh nguyệt hoặc ra nhiều máu đỏ tươi, bạn nên nhập viện sớm. Thông thường, nếu xuất hiện dấu hiệu ra máu thì cơn chuyển dạ sẽ tới trong vòng 3-4 ngày nhưng cũng có trường hợp là 1-2 tuần.
Các mô thai bị phá vỡ theo kiểu tử cung mà từ âm đạo chảy ra có thể nhiều hoặc ít. Sau khi phá nước ối khoảng 24 tiếng thì sinh con. Nên sớm vào viện vì vỡ nước ối cần nằm nghỉ và vệ sinh không gian thật tốt.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Dễ Nhận Biết trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!