Đề Xuất 3/2023 # Cách Chiết Cành Cây Bưởi Mà Ai Cũng Làm Được # Top 6 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Cách Chiết Cành Cây Bưởi Mà Ai Cũng Làm Được # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chiết Cành Cây Bưởi Mà Ai Cũng Làm Được mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bưởi là giống cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở nước ta. Có nhiều loại bưởi nức tiếng ngon, ngọt thuộc các vùng miền khác nhau như bưởi Diễn, bưởi Đoan Hùng, bưởi năm roi…Nhờ vào nguồn dinh dưỡng mà trái bưởi mang lại, người tiêu dùng ngày càng chọn lựa loại quả này để sử dụng thường xuyên trong gia đình.

Đối với người trồng bưởi, đó là một tín hiệu đáng mừng cho nền công nghiệp nói chung và bản thân họ nói riêng. Để tăng diện tích trồng cây, nhiều người thực hiện việc gieo trồng, nhân giống bưởi theo nhiều cách khác nhau. Thế nhưng, nổi bật trong số đó là một phương pháp được đánh giá cao hơn cả: Phương pháp chiết cành.

Theo đó, phương pháp chiết cành sở hữu khá nhiều ưu điểm nổi trội. Không ít chuyên gia nông nghiệp đã chọn lựa ngay cách thức này khi có ý định nhân giống cây. Những ưu điểm điển hình của nó phải kể đến là:

Thông thường, cây bưởi được chọn để chiết phải hội tụ đầy đủ ưu điểm cần thiết như cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh gây hại, trái bưởi đẹp mắt, hương vị thơm ngon và ngọt… Khi chiết cành bưởi, cách này sẽ giúp cây mới được tạo ra từ cây mẹ dễ dàng hơn trong việc kế thừa những đặc tính tốt đó.

Nếu như với những cách nhân giống khác, dù cố gắng chăm sóc nhưng tỷ lệ thoái hóa vẫn xảy ra khá cao thì khi áp dụng cách chiết bưởi, tỷ lệ này đã được đẩy xuống mức vô cùng thấp. Người thực hiện chỉ cần tuân thủ theo đúng quy trình, áp dụng đúng kỹ thuật là việc chiết chắc chắn thành công.

Theo nghiên cứu, thời gian thu hoạch của một cây bưởi được chiết cành có thể lên tới 20 – 30 năm. Quãng thời gian này đủ để người nông dân bội thu từ nghề trồng bưởi nếu chăm sóc đúng cách.

Chiết cành là tự tạo ra cây mới từ chính cây cũ. Bởi vậy, bạn sẽ không cần phải tìm thêm một cành khác giống như phương pháp ghép cành bưởi. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị dụng cụ là dao sắc, đồ vật dùng để bó bầu và bùn đất.

Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ, bạn thực hiện như sau:

Trong một cây bưởi sẽ có rất nhiều cành. Bạn nên chọn cành mà chiều cao của nó rơi vào khoảng 40cm đến 50cm, đường kính cành khoảng 3cm. Nhánh của cành không nên quá non hoặc quá già và cành đó nên có khoảng 2 nhánh.

Bạn sử dụng con dao sắc nhọn đã được vệ sinh sạch sẽ và tiến hành khứa 2 vòng tròn sao cho chúng chạm vào tầng sinh gỗ. Khoảng cách giữa các vòng là 4cm. Vết khứa đạt chuẩn là vết được cắt gọn gàng, sạch sẽ, không gây nát cành. Bởi lẽ, cành nát sẽ khiến tỷ lệ thối cũng như sâu bệnh tấn công cao.

Khi 2 vết khứa đã đạt chuẩn, bạn dùng dao cạo sạch đi phần vỏ ở giữa. Không nên để sót lại bất kỳ chút vỏ nào giữa 2 vết khứa này.

Ở bước này, bạn cần sử dụng bùn để bó bầu. Nhiều người cho rằng dùng đất trộn nước cũng sẽ mang lại hiệu quả tương đương. Điều này là sai. Ở bùn có những chất dễ hấp thụ mà đất không có được. Bạn nên dùng bùn đắp kín xung quanh vùng cành vừa bị khứa. Cần quấn thật chặt với một lượng bùn vừa đủ.

# 1【Phương Pháp】Cách Chiết Cành Cây Hoa Sứ Nhanh Ra Rễ

Cây hoa sứ được rất nhiều người yêu thích, cây còn được mệnh danh là HOA HỒNG SA MACH với vẻ đẹp và sức sống của cây , tạo nên điểm nhấn và sức hút mới ở những nơi khô cằn nhất. cây hoa sứ không phải là cây bản địa, được nhập khẩu vào nước ta rừ Thái Lan và ngày nay gần như được xem là cây bản địa, được rất nhiều người yêu thích, tuy nhiên để có thể chăm sóc được những cây hoa sứ thì chúng ta tìm hiểu về những đặc điểm của cây và cách chăm sóc khi cây phát triển.

Đặc điểm cây hoa sứ

Cây hoa sứ là giống cây có thân mập, ọng nước, bộ rễ khỏe mạnh phát triển phình to, gốc cây lớn, cây có bộ lá màu xanh bóng hoặc xanh xám, bộ lá tập trung ở phần đầu cành.

Khi vào mùa lạnh cây thường ngủ đông và trút bỏ toàn bộ lá của cây, khi mùa xuân tới cây bắt đầu ra bộ lá khỏe mạnh.

Hoa của cây hoa sứ có 5 cánh mỏng, dạng phểu, hoa có màu từ trắng đến đỏ, ngoài ra hiện nay cây hoa sứ được lai ghép đều có nhiều cánh và màu sắc rực rỡ hơn rất nhiều.

Khi trồng cây thì chúng ta nên lựa chọn nơi có nhiều ánh nắng để trồng, vì cây hoa sứ rất ưa ánh sáng, hạn chế tối đa việc ngập úng cây vì bộ rễ của cay không chịu được ngập úng.

Cây hoa sứ nên trồng vị trí nào

Cây hoa sứ hiện nay thường thấy ở nhiều nơi, đặc biệt là như đền chùa, miếu mạo, khu tưởng niệm, cây còn mang đến ý nghĩa cầu chúc bình an nên thường thấy ở các khu bện viện và nơi người mất vì vậy mà có rất nhiều người không lựa chọn cây sứ để trồng trong sân vườn.

Hiện nay trên thị trường có loại sứ thái đỏ tên gọi là: Adenium là loại cây thích hợp trồng trang trí trước nhà hay khu sân vườn, lối đi lại và cây cảnh để bàn đẹp.

Ý nghĩa phong thủy cây sứ thái đỏ

Cây sứ thái đỏ được rất nhiều người yêu thích, cây mang đến nhiều hồng phúc cho gia chủ, giúp cho công việc thêm thuận buồn xuôi gió và mang đến cuộc sống vui vẻ, vào những ngày tết thì ở nhiều nơi sẽ lựa chọn những chậu sư thái đang ra hoa để trưng trong nhà để cầu bình an cho cả gia đình và cầu mong năm mới đầy may mắn.

ƯU ĐIỂM CHIẾT CÀNH HOA SỨ

Chiết cành cây hoa sứ là phương pháp nhân giống nhanh , đạt 90% tỉ lệ sống, trong quá trình chiết cành hoa sứ, cành con vẩn sống nhờ vào thân của cây mẹ. nên vẩn được cung cấp các chất dinh dưỡng từ cây mẹ.

Chuẩn bị dụng cụ chiết cành sứ.

Để có thể chiết được những cành cây hoa sứ ta nên chuẩn bị đầy đủ các công cụ dụng cụ để có thể tiến hành chiết cây hoa sứ một cách nhanh và hiệu quả, các dụng cụ cần thiết bao gồm:

Tiến hành chiết cây sứ

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chiết cành sứ thì hãy tham khảo qua cách chiết cành đặc biệt sau đây.

Khi chiết cành sứ có cách đặc biệt như: khất vỏ, xẻ hàm ếc, xẻ mỏ vịt, sau đây sẽ là chi tiết những cách chiết cành sứ đặc biệt

Là phương pháp giống như chiết các loại cây thông thường hiện nay, nhưng vẩn có thể áp dụng trên cây sứ, với đoạn chiều dài vỏ khất từ 2-3cm tùy nhánh lớn nhỏ, ta nên lựa chọn những nhánh lớn.

Dùng sao sắc khất vòng quanh thân nhánh, (lộ phần lõi trắng), sau đó để khô trong 5-10 ngày mới bó bầu bằng bột dừa hay rễ luc bình. Sau 1 tháng nhánh sứ có thể ra rễ, đợi rễ ra kín bầu chiết ta cắt xuống và đem trồng. Chu ý khi khất vỏ nhánh sứ phải được cặm cây chống đở nếu không nhánh sẽ bị gãy ngay chổ khấc, do gió.

Xẻ hàm ếch là phương pháp đơn giản hơn, đầu tiên ta lựa chọn nhánh to khỏe, dài để xác định vị trí chiết, xẽ ngược lên phía ngon với chiều sâu bằng 2/3 đường kính thân, sau đó để khô vết cắt trong 5-7 ngày cặm cây đở cho nhánh không gãy sau đó đem bầu như phương pháp khất vỏ. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ tốt, có thể cắt xuống đem trồng

Xẻ mỏ vịt là phương pháp có tác dụng tốt hơn 2 phương pháp trên, với phương pháp này nhánh cây phải xẻ hàm khá dài, nhưng đổi lại bộ rể sẽ khỏe mạnh hơn.

Chú ý khi xẻ hàm mõ vịt, phần mở rộng miệng lúc nào cũng nằm phía dưới chiều nghiên cua nhánh sứ để tránh làm tét nhánh. Sau khi xẽ hàm ta cũng để khô 5-7 ngày rồi mới bó bầu. Sau 30 ngày nhánh sứ ra rễ đều, ta có thể cắt để trồng.

Để như vậy từ 3 – 5 ngày cho khô nhựa. Sau đó dùng bột dừa, hay rễ lục bình bó chỗ vết ghép lại. Có thể bổ sung thêm thuốc kích thích ra rễ để nhanh chóng đạt kết quả.

– Thường sau khoảng 30 – 40 ngày, rễ bắt đầu nhú ra. Lúc này có thể cắt nhánh chiết, để cho khô nhựa rồi đem trồng. Cây sứ chiết cành cũng như cây sứ giâm cành, nhưng chiết cành giúp cây sứ mới mau ra rễ hơn, áp dụng cho những trường hợp muốn nhân giống một giống sứ đẹp.

LƯU Ý

Giai đoạn đầu khi cắt nhánh chiết đã ra bộ rễ khá khỏe và trồng vào trong chậu, ta có thể lựa chọn những chậu bé, sau khoảng 4-5 tháng khi cây bắt đầu lớn lên , ta mới chuyển sang chậu lớn hơn với chất đất tốt hơn, ở giai đoạn này ta phải dưỡng cây sứ con ở nơi ít bị mưa trong tháng đầu, cây trồng phài buộc chặc vào cây cọc trụ, tránh lay gốc, làm đứt rễ non. Có thể bón thêm phân dưỡng lá Atonik, komic, humic…để ngọn lá phát triển mạnh , nhanh.

Cách giâm cành hoa sứ thái lan

cách giâm cành hoa sứ thái lan (Adenium obesum) được rất nhiều người biết đến, cây khá là dễ chăm sóc, hoa đẹp, phát triển rất nhanh , cây đẹp , tuy nhiên trong quá trình giâm cành cây hoa sứ thường sễ bị hư thối hom giống, đó cũng là tình trạng chung của tất cả mọi người. bài viết sau đây sẽ hướng dẩn cách giâm cành hoa sứ thái lan không bị hư thối hom giống.

LỰA CHỌN HOM SỨ GIỐNG

Để lựa chon được những hom giống tốt, chất lượng ta nên lựa chọn những nhánh tương đối già, dài khoảng 30cm trở lên, khi đó vỏ nhánh sứ đã chuyển từ màu xanh sang màu mốc xám , đường kính của nhánh phải từ 3cm trở lên là đủ điều kiện làm hom giống tốt.

Khi tiến hành cắt hom giống, ta phải dùng dao thật sắc, có lưỡi mỏng và tránh làm bầm giập vết cắt. Cắt ngang nhánh (không cắt xéo) cách chỗ chãng hai về phía gốc 10-15 cm, để sau này dễ tạo thế cây đẹp

Để hom khỏe mạnh hơn, ta nên cắt hom và buổi sáng, khi cắt xong ta nên dùng vôi bôi lên chỗ cắt trên và trên hom cắt cây để sát trùng rồi treo ngược nhánh để nhựa không chảy ra nhiều.

đặt nhánh ở chỗ mát có mái che mưa nắng. Cắt bỏ bớt 1/2-2/3 lá của những lá lớn để giảm bớt sự mất nước qua lá khi trồng. Sau khi cắt hom 15-20 ngày vết cắt khô nhựa tạo thành sẹo mới đem giâm. Ngoài cách cắt hom như trên có thể làm như sau: chỉ cắt đứt khoảng 2/3 đường kính nhánh rồi lật ngược đoạn nhánh đó xuống, vài ngày sau chỗ cắt sẽ lành, sẹo lồi lên để chuẩn bị ra rễ thì cắt tiếp chỗ còn dính lại với cây mẹ, sau đó cũng chờ cho chỗ mới cắt khô nhựa lên sẹo thì đem giâm.

Để bộ rễ khỏe mạnh và phát triển tốt ta nên lựa chọn đất trồng tơi xốp và không giữ nước, vì vậy khi lựa chọn đất chúng ta nên chọn thật kỹ, nếu muốn đất tốt và thoát nước tốt ta có thể trộn đất thêm với phân muc,tro trấu, hat cát giúp khả năng thoát nước tốt hơn. Hạt giống củ

Đặc biệt ở phần đáy chậu trồng phải có lỗ thoát nước, khi cho đất vào chậu bỏ vào đáy chậu một lớp xỉ than hoặc cát sỏi. Có thể trồng vào các giỏ tre có lót một lớp rơm, rác mỏng dưới đáy và xung quanh để dễ thoát nước.

– Trồng hom sâu 3-4 cm, cắm cọc buộc hom để hom không bị đổ ngã.

– Khi mới trồng mỗi ngày chỉ phun sương một ít nước, khi cây sống mạnh ra lá mới thì tưới ít nước để đất vừa đủ ẩm.

Để giúp cây phát triển tốt hơn ta nên để những chậu cây sứ vào chỗ mát, sau khoảng thời gian từ 2-3 tháng mới đưa dần cây tới nơi có nhiều ánh sáng để hom cây làm quyen dần với ánh sáng để giúp cây con phát triển tốt hơn .

Khi cây đã ra nhiều rễ, lúc này bộ rễ của cây phát triển , lá của cây cũng nhiều hơn và than cầy cũng bắt đầu phát triển dài ra, ta nên bón thêm phân NPK, để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển, khoảng 3-4 tháng sau khi trồng cây hoa sứ, cây sẽ bắt đầu ra hoa.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Chiết Cành Cây Hoa Giấy

Cây bông giấy hay còn gọi là cây hoa giấy là một loại cây cho hoa đẹp, cây có thể trồng vào chậu tạo dáng, tạo thế làm kiểng hoặc có thể trồng trong vườn nhà cho cây leo giàn, trồng trước cổng ngỏ, trồng quanh hàng rào, cây ra hoa quanh năm với đủ màu sắc rực rỡ.

1. Chuẩn bị dụng cụ

– Để khỏi mất công tưới hàng ngày, việc chiết cành hoa giấy thường được thực hiện vào cuối mùa mưa. Do bản tính của hoa giấy là thích hợp với khô ráo nên việc chiết cành trong mùa mưa thường gặp nhiều thất bại.

– Tuy vậy, nếu chiết cành trong mùa mưa khô hạn cây cũng mau chết, do đó cũng phải tưới cầm chừng để giữ ẩm cần thiết…

3. Kỹ thuật chiết cành

– Cành chọn để chiết phải là cành mập mạnh, không non quá mà cũng không già quá.

– Tại nơi định chiết, ta dùng cây dao nhỏ thật bén để cắt một khoanh vỏ có chiều dài độ ba bốn phân, rồi bóc khoanh vỏ đó bỏ đi.

– Kỹ thuật cắt khoanh vỏ là phải cắt cho thật ngọt sao cho khi bóc thì phần vỏ lụa tiếp giáp với lõi gỗ bên trong cũng rời theo luôn, đồng thời vết cắt không phạm vào phần gỗ của thân mới được.

– Việc kế tiếp là dùng hỗn hợp đất với phân chuồng hoai mục nhào với chút nước cho dẻo, để áp sát quanh vết cắt thành một cái bầu đất nho nhỏ bằng cái trứng vịt là được.

– Bên ngoài bầu đất ta nên dùng miếng vải dày, hoặc mảnh bao bố bó lại rồi cột dây cho thật chặt là được.

– Từ đó, mỗi ngày nên tưới nước cho bầu thật ẩm để vết chiết mau ra rễ.

– Chỉ khi nào thấy rễ con bắn ra ngoài bầu chi chít thì lúc đó mới ngưng tưới và cắt nhánh chiết đó ra khỏi thân cây hoa giấy mẹ để trồng vào chậu hay trồng xuống đất.

– Khi đã có cây con thì phải nghĩ đến việc trồng cố định vào một nơi nào đó. Dù trồng xuống đất hay trồng vào chậu kiểng, trong thời gian đầu ta phải cố giữ cho thân cây được đứng vững, bằng cách dùng đất cục hay gạch đá chèn chung quanh gốc, hoặc là dùng que tre chống đỡ cũng được.

– Cây mới trồng dù đã có chồi non lú ra, nhưng dù sao cũng còn yếu, chưa đủ sức chịu nắng gió bên ngoài. Vì vậy, thời gian đầu ta nên đẩy cây con vào nơi râm mát (hoặc che nắng). Tuần đầu nên cho cây tập tiếp xúc 20% nắng nhẹ trong ngày. Từ tuần kế tiếp trở đi, ta cho cây “dầm” nắng lên 30% rồi 50%…

– Nếu trồng cây vô chậu thì thời điểm tốt nhất là từ tháng 11 đến đầu tháng 2 Âm lịch năm sau.

4. Chú ý

– Mỗi khi dời chậu từ nơi này sang nơi khác, dù với khoảng cách không xa lắm, ta cũng nên cẩn thận, nhất là khi cây con chưa có bộ rễ phát triển đầy đủ. Việc tránh cây bị lắc qua lắc lại là việc cần làm.

– Cây hoa giấy có thể được trồng ra đất sân vườn với mục đích cho cây vươn dài leo bám hoặc cũng có thể trồng vào chậu với cây dáng thẳng làm cảnh.

+ Trồng cây ra đất vườn: Đào hố trồng cây sao cho hố cao hơn bộ rễ 1-2cm, rộng hơn 30-40cm. Tiến hành đặt cây vào hố và hướng dáng cây theo ý người trồng cho cây theo leo theo ý thích. Vun lớp đất tơi xốp xuống trước sau đó lèn chặt và vun đất cao hơn cổ rễ 2-3cm.

+ Trồng cây vào chậu: Chọn chậu có kích thước to phù hợp với bộ rễ của cây, đáy chậu cần có hố nhỏ để giúp thoát nước tốt. Cho 1 lớp đất mỏng xuống đáy chạu, tiếp theo đặt cây vào chậu và cho thêm đất vào bộ rễ cây, sao cho đất cao hơn cổ rễ 2-3cm, nhưng không được để đất cao hơn miệng chậu. Có thể tùy ý tạo dáng cho cây.

– Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước đủ ẩm cho cây

– Cây hoa giấy nếu trồng ra đất thì vươn rất cao và lá xanh tốt, sau khi thân cành già mới cho hoa ở ngọn cành. Cây càng tốt càng khó ra hoa do vậy lúc đầu chăm sóc cho cây tốt, khi gần che phủ hết thì làm cho đất cằn khô và cho điều kiện sống khắc khổ như vậy cây có thể giữ dáng và cho ra nhiều hoa.

– Nếu trồng cây hoa giấy vào chậu, sau mỗi đợt hoa cần tưới thêm nước phân thúc. Sau một vài năm trồng, thức ăn trong đất đã cạn, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại. nếu cây tốt, lá to, xanh đậm thì nên hái bớt lá từ ½ -2/3 để kích thích cho cây ra hoa.

Cách Chiết Cành Để Nhanh Ra Rễ

Chiết cành là phương pháp thường được người làm vườn ưa chuộng nhất là dùng cách này để chiết cành cây ăn quả lâu năm, Cây ăn quả trồng từ cách chiết cành, cây nhanh ra quả, quả ổn định về năng suất, chất lượng; đảm bảo giống cây mẹ 100% về các đặc tính sinh lý, sinh hoá.

Chiết cành thường vào vụ xuân tháng 2-4 và vụ thu tháng 8-9. Vụ xuân chiết trước khi cây nhú lộc xuân. Nếu các loại cây rụng lá vào mùa đông, cần chiết sau khi lộc xuân đã trở thành lá bánh tẻ thì tỷ lệ cây sẽ ra rễ nhiều hơn.

2. Chọn cành và khoanh vỏ để chiết cành:

Chọn cành bánh tẻ đường kính 0,5-2 cm, có 2-3 ngạc ở giữa tán, để chiết cành sẽ nhanh ra rễ và chóng ra quả ổn định hơn các cành khác. Không chiết cành la, cành vóng, cành bị sâu bệnh sẽ lâu ra rễ, khi trồng sinh trưởng kém gây thiệt hại cho người trồng vườn. Khoanh vỏ ở vị trí cách cành chẽ (vị chí cành bên, cành chạc 2-3) khoảng 10 cm, vết khoanh dài 4-5 cm được cạo sạch lớp vỏ lụa (lớp tượng tầng sinh vỏ), để khô trong 3-5 ngày bó sẽ ít bị thối cành, liền vỏ.

3. Chọn vật liệu bó bầu:

Dùng đất phù sa, bùn ao (thành phần cơ giới đất thịt nhẹ đến thịt trung bình) phơi khô đập nhỏ 50-70% + 50-30% rơm, rạ hoặc rễ bèo khô chặt dài 5-7 cm trộn đều tưới ẩm đạt độ ẩm 75-80% (nắm thành từng nắm không chảy nước qua kẽ ngón tay, còn nguyên dạng khi để trên mặt đất). Loại vật liệu này xốp, nhanh ra rễ, độ liên kết bầu tốt ít bị vỡ khi vận chuyển cành chiết đi xa. Dùng giấy bóng màu đen, tạo màu tối thích hợp với điều kiện sinh lý của bộ rễ sẽ kích thích cành chiết nhanh phát rễ hơn là giấy nilon màu trắng.

Những cây có nhựa mủ khó chiết như: Hồng xiêm, trứng gà, mít… cần chọn cành có đường kính to 1,5-2 cm và nên bôi thêm một số chất kích thích ra rễ sau: Atonic 0,1%; Orgamin 1%; Na 2,4D 100ppm; NAA 100ppm… để khô thuốc trong 10-15 phút sau đó mới bó bầu, cành chiết sẽ nhanh ra rễ hơn, tỷ lệ ra rễ tăng 30-40%.

Nguồn: sưu tầm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chiết Cành Cây Bưởi Mà Ai Cũng Làm Được trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!