Đề Xuất 6/2023 # Cách Chữa Đau Bụng Trên Rốn # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Chữa Đau Bụng Trên Rốn # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chữa Đau Bụng Trên Rốn mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nguyên nhân gây đau bụng trên rốn

Bệnh viêm đại tràng: Khi bị bệnh viêm đại tràng người bệnh có thể có các triệu chứng đau bụng trên rốn kèm đầy hơi, trướng bụng, táo bón, đau âm ỉ vùng thượng vị.

Bệnh về tim mạch tuy rất ít bị đau bụng trên rốn nhưng với một số bệnh như mạch vành, suy tim nặng gây gan to, tim to cũng có triệu chứng này.

Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt, là một dạng rối loạn chức năng đại tràng. Khi bị bệnh này người bệnh có các triệu chứng như đau bụng trên rốn, đau quặn từng cơn, đầy hơi, đại tiện thay đổi, phân lỏng, phân sống,…

Đau dạ dày là bệnh đau âm ỉ ở vị trí trên rốn hoặc quanh rốn, ngoài ra còn kèm theo các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn,…

Đau bụng do giun sán: Một số trường hợp giun chui vào ống mật gây đau vùng thượng vị và thường bị đau rất dữ dội ở vị trí trên rốn hoặc quanh rốn và bị vã mồ hôi rất nhiều.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như:

Sau khi vận động hoặc ngồi trên xe sóc nếu đau lệch sang phải hoặc lệch sang trái hoặc cả hai bên là dấu hiệu của sỏi thận, riêng đau cả 2 bên còn là dấu hiệu của niệu.

Ngoài ra đau bụng trên rốn còn là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận,… với tình trạng thủng dạ dày cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ dẫn đến viêm phúc mạc, sốc và tử vong.

Người bệnh bị viêm ruột thừa thường có triệu chứng đau hố chậu phải nhưng trong một số trường hợp, nhất là trẻ em thì sau khi đau bụng trên rốn rồi mới đau ở vùng hố chậu phải.

Cách chữa đau bụng trên rốn

Với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể giảm tình trạng bệnh bằng một số cách chữa đau bụng trên rốn đơn giản sau đây:

Lá bạc hà có tác dụng giảm đau đặc biệt là những cơn đau bụng trên rốn. Để cải thiện đau bụng trên rốn. Chỉ cần lấy lá bạc hà đem xay cùng gừng, hạt thì là, tỏi băm và ít tiêu đen sau đó cho vào pha nước ấm uống 2 lần/ngày trong khoảng 1- 2 tuần giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Lá ổi có tác dụng rất tốt trong chữa đau bụng. Dùng lá ổi sạch ngắt búp ổi non rồi nhai luôn với muối hột hoặc phơi khô rồi nấu với nước để uống cùng gừng và vỏ quýt.

Lá trầu không thường được dùng để chữa các bệnh lý về dạ dày, cơn đau vùng thượng vị do viêm, loét dạ dày. Chỉ cần rửa sạch lá trầu không sau đó nhai sống cùng với một ít muối hột hoặc giã nát lá trầu không rồi chắt lấy nước để để uống sẽ giảm đau hiệu quả.

Vỏ quýt chứa nhiều vitamin C và nhiều chất kháng viêm giúp giảm đau nhanh chóng. Dùng 10g vỏ quýt, 10g gừng tươi, 30g gạo và 350ml nước trộn đều sau đó chắt lấy nước uống có thể chữa đau bụng trên rốn khá hiệu quả.

Ngoài ra có nên uống nhiều nước cũng giúp chữa đau bụng trên rốn nước còn là môi trường lý tưởng để các phản ứng hóa học xảy ra thuận lợi hơn. Lưu ý không nên sử dụng đồ uống không tốt cho sức khỏe như rượu bia, cà phê, nước uống có gas,…

Chườm nóng cũng nhanh chóng giúp giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn, chỉ cần đạt một bình nước nóng hoặc ấm rồi dùng khăn bọc lại sau đó đặt lên vùng bị đau từ 5 – 10 phút sẽ giảm đau nhanh chóng.

Gừng có tính kháng viêm tự nhiên nên có tác dụng làm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu của dạ dày như các đầy hơi, khó tiêu. Vì vậy nên dùng một ít trà gừng ấm hoặc cắt những lát gừng mỏng và pha với nước nóng khoảng 10 phút sau đó thêm chút mật ong dùng lúc còn ấm để giúp giảm đau hiệu quả.

Nghệ có hợp chất có tính kháng viêm là Curcumin nên có thể làm dịu những cơn đau bụng do dạ dày, duy trì độ pH trong dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Cách dùng nghệ có thể thực hiện tương tự như với gừng.

Lưu ý khi bị đau bụng trên rốn

Nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, duy trì lối sống lành mạnh, dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn góp phần giúp nhanh hết đau bụng, hồi phục sức khỏe.

Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, tránh xa rượu bia, đồ ăn chua cay, nhiều dầu mỡ và nên ăn chậm, nhai kĩ, không bỏ bữa.

Nên tập thể dục đều đặn mỗi ngày như yoga, thiền, khí công nhẹ nhàng để giảm bớt stress trong công việc và cuộc sống, cải thiện sức khỏe.

Nếu bị đau bụng trên rốn nhiều và áp dụng những cách trên nhưng không thuyên giảm thì nên tới trung tâm y tế để được thăm khám và xác định bệnh để có biện pháp điều trị tận gốc

Nếu người bệnh bị đau bụng trên rốn và các cơn đau cứ tăng dần, có nôn ói nhiều, đau tức ngực, cằm, cánh tay, lưng, chóng mặt, khó thở, sốt từ 38°C hoặc có cảm giác nhìn thấy bụng phình to ra thì nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ chuẩn đoán, chữa trị kịp thời tránh gây nguy hiểm.

0/5

(0 Reviews)

About admin

5 Cách Giảm Đau Bụng Trên Rốn Tại Nhà

Đau bụng trên rốn hay đau bụng thượng vị có thể là một dấu hiệu bệnh lý. Ngoại trừ trường hợp nặng cần đến bác sĩ, bạn có áp dụng các chườm nóng, uống gừng… để giảm đau.

Đau bụng trên rốn là gì?

Cơn đau có thể âm ỉ từng cơn, cũng có khi nóng rát dữ dội, có thể lan lên trên ngực hay vòng ra sau lưng. Ngoài ra còn có nhiều biểu hiện khác nhau đi kèm như ợ hơi, chán ăn, sụt cân, buồn nôn, nôn.

Cơn đau trên rốn tăng dần và di chuyển xuống dưới bên phải bụng

Xuất hiện cơn đau ngực hoặc cơn đau lan lên ngực, cằm, cánh tay hoặc ra sau lưng

Nôn ói nhiều lần mà không thể kìm lại

Nôn hoặc đi cầu ra máu (màu đỏ tươi hoặc đen)

Có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, choáng, khó thở

Sốt 38°C hoặc cao hơn

Cảm giác nhìn thấy bụng phình to ra

Cần gặp bác sĩ khi cơn đau trên rốn tăng dần

– Uống nước

Uống nhiều nước khi có những cơn đau bụng trên rốn (do viêm phổi/nhiễm trùng đường tiểu) giúp thúc đẩy quá trình thải độc tố ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp cơ thể bạn có môi trường lý tưởng để các phản ứng hóa học có lợi xảy ra một cách dễ dàng.

Lưu ý: Không uống những đồ uống có chất kích thích như rượu, cà phê khi đang bị đau bụng. – Chườm nóng

Chườm nóng là một phương pháp hiệu quả, nhanh chóng để giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn. Ngoài ra việc chườm nóng cũng có tác dụng giảm viêm.

Chuẩn bị một bình nước nóng hoặc ấm được bọc lại trong một chiếc khăn sau đó đặt lên vùng bị đau trong 5 đến 10 phút. Có thể lặp lại nếu cảm thấy cần thiết.

Lưu ý: bạn nên cẩn thận khi sử dụng bình nước nóng nếu không muốn làm mình bị bỏng.

Chườm nóng là cách hiệu quả, nhanh chóng để giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn

– Nước giấm/rượu táo

Nước giấm/rượu táo cũng giúp làm nhẹ cơn đau bụng trên rốn, cải thiện hệ tiêu hóa và duy trì ổn định nồng độ pH cho cơ thể.

Cách thực hiện:

Trộn một muỗng giấm/rượu táo nguyên chất trong một ly nước ấm

Thêm 1 muỗng cà phê mật ong

Thưởng thức 2 lần/ngày cho đến khi cơn đau bụng rời bỏ bạn

– Gừng

Một phương thuốc tại nhà giúp giảm nhẹ cơn đau bụng trên rốn rất hữu hiệu khác chính là gừng. Với tính kháng viêm tự nhiên, gừng giúp cải thiện các triệu chứng của viêm dạ dày cũng như các biểu hiện đầy hơi, khó tiêu.

Một ít trà gừng ấm có tác dụng giảm đau. Bạn có thể cắt những lát gừng mỏng rồi pha chúng với nước nóng, ngâm trong khoảng 10 phút, lọc lấy nước, thêm một chút mật ong nếu muốn. Cuối cùng hãy thưởng thức ngay ly trà gừng bạn vừa pha lúc còn ấm. Bạn cũng có thể nhai những lát gừng đã dùng để pha trà nếu muốn.

– Nghệ

Nhờ tính nhiệt kết hợp với hợp chất có tính kháng viêm là Curcumin nên nghệ có thể làm dịu những cơn đau bụng do dạ dày. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng tăng tiết axit để duy trì độ pH trong dạ dày giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Nghệ có thể làm dịu những cơn đau bụng do dạ dày

Vì những tính năng trên mà nghệ được xếp vào nhóm thuốc cổ truyền có khả năng hỗ trợ chức năng của hệ tiêu hóa cũng như cải thiện triệu chứng khi cơ quan này bị rối loạn, điển hình là những cơn đau bụng trên rốn.

Cách sử dụng nghệ cũng giống như gừng. Bạn có thể pha uống với nước hoặc nhai.

– Cam thảo

Cam thảo là một loại cỏ ẩn chứa nhiều “năng lực” kỳ diệu có khả năng chữa trị một số rối loạn của dạ dày, trong đó có cơn đau bụng trên rốn. Loại cỏ này giúp tạo ra lớp nhầy bảo vệ bề mặt của các cơ quan trong hệ tiêu hóa khỏi sự kích thích của những chất có trong dịch dạ dày.

Một công dụng khác của cam thảo là giúp vận động của ruột tốt hơn, tránh được tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

Bạn có thể pha một thìa cà phê cam thảo với nước nóng trong khoảng 10 phút. Uống 2 đến 3 lần trong một tuần.

Trên là một số phương thuốc bạn có thể áp dụng tại nhà nhằm làm dịu những cơn đau bụng trên rốn. Cần lưu ý: Các phương pháp trên chỉ được sử dụng khi chắc chắn rằng tình trạng của bạn không thuộc những dấu hiệu nguy hiểm đã được đề cập ở trên.

Cảnh Báo Đau Bụng Trên Rốn Buồn Nôn Đi Ngoài

Triệu chứng đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài luôn cho người bệnh có cảm giác khó chịu, làm giảm khả năng tập trung khi làm việc. Thay vào đó cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon miệng.

Đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài là biểu hiện của bệnh lý nào?

Nếu triệu chứng đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài kéo dài liên tục sẽ gây đảo lộn cuộc sống. Và quan trọng là sức khỏe của bạn có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Khi có triệu chứng kể trên người bệnh không nên chủ quan mà hãy tới ngay các cơ sở y tế thăm khám kiểm tra, xác định chính xác nguyên nhân.

Rối loạn hệ tiêu hóa

Rối loạn hệ tiêu hóa là vấn đề dễ mắc phải do nhiều lý do khác nhau như chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, tâm lý không ổn định, căng thẳng. Hoặc một số trường hợp bị rối loạn đường ruột do sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài

Các triệu chứng thường là đau bụng âm ỉ đôi khi đau quặn thắt khó chịu. Cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau và có xu hướng lệch về phía trái.

Đi kèm với triệu chứng đau bụng là tình trạng ợ chua, ăn uống kém, có thể có cảm giác buồn nôn và đi ngoài nhiều lần trong ngày. Bệnh sẽ tự hết nếu bệnh nhân cân bằng lại chế độ ăn uống phù hợp.

Ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn đột ngột bị đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài sau khi ăn món ăn lạ hoặc thực phẩm không ôi thiu, đồ hỏng không rõ nguồn gốc hay thực phẩm vốn có độc như nấm độc, cá nóc,…. Khi đó hãy nghĩ ngay đến tình trạng ngộ độc thực phẩm.

Người bị ngộ độc thực phẩm bị đau bụng dữ dội, kém ăn, buồn nôn, đi ngoài. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh, cần cảnh giác và thăm khám y tế sớm.

Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh tiêu hóa dễ gặp phải do người bệnh ăn uống không đảm bảo, trong đó tác nhân chính là vi khuẩn E.coli. Triệu chứng điển hình là đi ngoài phân lỏng, đau bụng, một số trường hợp phân có thể lẫn máu nhầy.

Đa số người bị tiêu chảy đều mệt mỏi, thiếu sức sống, kém ăn. Bên cạnh đó đau bụng buồn nôn đi ngoài còn là những vấn đề thường xuyên gặp phải ở tình trạng này. Cơn đau lúc âm ỉ, lúc quặn thắt, dữ dội khiến người bệnh không thể tập trung làm việc.

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột gây ra do một loại virus ở dạ dày, có các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng trên rốn hoặc đau bụng gần mỏ ác.

Phần lớn các triệu chứng do viêm dạ dày ruột sẽ hết trong vài ngày. Đồng thời, để giảm triệu chứng người bệnh nên tránh ăn các bữa ăn nhiều dầu mỡ và uống nhiều nước lọc.

Khi có triệu chứng tiêu chảy nặng, người bệnh cần bổ sung nhiều chất lỏng để bù nước cho cơ thể. Nếu trong trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh hoặc người có tiền sử bệnh nghiêm trọng. Hãy đến cơ sở y tế để truyền dịch, tránh mất nước.

Bệnh viêm đại tràng

Đau bụng đi ngoài kèm theo triệu chứng buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm đại tràng. Nguyên căn gây bệnh hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng chủ yếu do thói quen ăn uống không đảm bảo hoặc do lạm dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh kéo dài. Dẫn đến tình trạng rối loạn hệ khuẩn, viêm loét tổn thương khu trú hoặc lan tỏa tại niêm mạc đại tràng.

Khi có triệu chứng đau bụng trên rốn hoặc đau xung quanh rốn, đau có thiên hướng lệch sang trái hoặc phải. Đau quặn từng cơn, đi ngoài tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, có cảm giác đi ngoài không hết phân. Thậm chí khi đi ngoài phân có thể lẫn máu và nhầy,… Người bệnh hãy tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác.

Đau bụng trên rốn tiêu chảy – Triệu chứng cảnh báo bệnh không hiếm gặp

Đau bụng trên rốn và đi ngoài ra nước làm sao để hết bệnh?

Bị đau bụng buồn nôn đi ngoài điều trị bằng cách nào?

Khi mắc bệnh đường tiêu hóa, người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn chỉ định điều trị của bác sĩ. Đồng thời cần bổ sung chế độ dinh dưỡng để bệnh mau khỏi.

Khi bị tiêu chảy nặng, hãy chú ý bù nước cho cơ thể bằng cách uống dung dịch Oresol bù điện giải.

Các thực phẩm giàu chất xơ, rau củ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt trong bữa ăn nên hạn chế sử dụng các món nhiều dầu mỡ, chất béo, ưu tiên món ăn thanh đạm mà đủ chất.

Đặc biệt hãy lựa chọn món ăn mềm, dễ nuốt, ăn nhiều sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

Trẻ Bị Đau Bụng Quanh Rốn: Nôn, Sốt, Đi Ngoài Phải Làm Sao Chữa Trị? Bapluoc.com

Trẻ bị đau bụng quanh rốn: nôn, sốt, đi ngoài phải làm sao chữa trị? Trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng rất có thể là do giun đũa. Thông thường, bạn sẽ thấy các cơn đau của trẻ kéo dài nhiều tuần và không dứt hẳn mà cứ xuất hiện lặp lại nhiều lần, trẻ bị đau quanh rốn là chính. Bạn nên cho trẻ tới bệnh viện để xét nghiệm phát hiện giun sớm để còn có cách chữa…

Trẻ bị đau bụng quanh rốn: nôn, sốt, đi ngoài phải làm sao chữa trị? Trường hợp trẻ bị đau bụng quanh rốn cũng rất có thể là do giun đũa. Thông thường, bạn sẽ thấy các cơn đau của trẻ kéo dài nhiều tuần và không dứt hẳn mà cứ xuất hiện lặp lại nhiều lần, trẻ bị đau quanh rốn là chính. Bạn nên cho trẻ tới bệnh viện để xét nghiệm phát hiện giun sớm để còn có cách chữa trị hợp lý.

Trẻ bị đau bụng quanh rốn: nôn, sốt, đi ngoài phải làm sao chữa trị?

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em có thể đại diện cho khá nhiều tình trạng từ nhẹ (rối loạn tiêu hóa) cho đến các bệnh nặng hơn chẳng hạn như đông máu cục bộ hoặc đau ruột thừa.

Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em

1. Viêm dạ dày, ruột

Viêm dạ dày, ruột là tình trạng viêm đường tiêu hóa. Bạn có thể đã nghe qua bằng cái tên cúm dạ dày. Nguyên nhân có thể là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Ngoài việc trẻ bị đau bụng quanh rốn, con còn có thể xuất hiện những biểu hiện sau:

Viêm dạ dày, ruột thường không cần điều trị y tế. Các triệu chứng sẽ tự biến mất trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, một biến chứng khác của tình trạng này là mất nước có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, bé cần được chăm sóc đặc biệt.

2. Trẻ bị viêm ruột thừa

Đau bụng quanh rốn ở trẻ em cũng đại diện cho căn bệnh viêm ruột thừa. Ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện khu vực rốn và cuối cùng lan dần về phía dưới bên phải bụng. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo bao gồm:

Sốt

Bụng đầy hơi

Ăn không ngon

Buồn nôn hoặc nôn mửa

Rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như táo bón hoặc tiêu chảy

Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi bé ho hoặc thực hiện một số cử động.

Viêm ruột thừa là tình trạng cấp cứu. Nếu không được điều trị nhanh chóng, ruột thừa của bé có thể bị vỡ, gây ra các biến chứng có khả năng đe dọa tính mạng. Con sẽ cần đến phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa và dành thời gian nghỉ ngơi nhằm hồi phục sức khỏe.

3. Viêm loét dạ dày ở trẻ

Loét dạ dày là một loại đau có thể hình thành trong dạ dày hoặc ruột non (tá tràng). Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn helicobacter pylori, trẻ nhỏ sử dụng các loại thuốc như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc aspirin trong thời gian dài. Loét dạ dày có thể gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ, đôi khi cơn đau có thể lan đến xương ức.

Một vài triệu chứng khác của bệnh bao gồm:

Ợ hơi

Ăn không ngon

Cảm thấy mệt mỏi

Buồn nôn hoặc nôn mửa.

Bạn nên bàn với bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh loét dạ dày của bé. Một số loại thuốc có thể được sử dụng cho tình trạng này bao gồm:

Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc chẹn thụ thể histamine

Chất bảo vệ, chẳng hạn như sucralfate (Carafate).

4. Trẻ bị viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp có thể gây đau quanh rốn trong một số trường hợp. Nguyên nhân do viêm nhiễm, sử dụng các loại thuốc nhất định… Ngoài đau bụng, các triệu chứng của viêm tụy có thể bao gồm: buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim tăng cao.

Viêm tụy nhẹ thường được điều trị bằng cách cho bé nghỉ ngơi, truyền dịch tĩnh mạch, thuốc giảm đau. Đối với những trường hợp nặng hơn, bé có thể sẽ phải nhập viện và thực hiện các biện pháp y tế cần thiết.

5. Thoát vị rốn ở trẻ

Thoát vị rốn là hiện tượng mô bụng phình ra thông qua một lỗ ở cơ bụng quanh rốn của bạn. Thoát vị rốn thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, nhưng chúng cũng có thể xuất hiện ở các bé lớn hơn. Khi trẻ mắc phải, thoát vị rốn sẽ gây ra hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ em hoặc tại vị trí thoát vị. Bạn có thể nhận thấy bụng con phình ra kèm theo sưng tấy.

Ở trẻ sơ sinh, hầu hết thoát vị rốn sẽ ở tự lành lại khi lên 2 tuổi. Bên cạnh đó, bé có thể cần được phẫu thuật nhằm ngăn chặn tình trạng tắc ruột.

6. Trẻ bị tắc ruột non

Tắc ruột non là tình trạng một phần hoặc toàn bộ ruột non của trẻ nhỏ bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể khiến thức ăn không tiến sâu được vào đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị, bệnh có thể chuyển biến nghiêm trọng. Một số nguyên nhân có thể gây tắc ruột non ở trẻ nhỏ, bao gồm:

Nhiễm trùng

Thoát vị

Khối u

Bệnh viêm ruột

Mô sẹo lần từ phẫu thuật bụng trước

Ngoài tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ, bé còn có thể mắc phải các tình trạng như:

Nếu mắc phải chứng tắc ruột, bé sẽ cần phải nhập viện. Bác sĩ có thể chỉ định phương pháp tiêm tĩnh mạch và thuốc để giảm buồn nôn. Giải nén ruột là một thủ thuật giúp giảm áp lực trong ruột cũng sẽ được thực hiện trong trường hợp cần thiết.

7. Phình động mạch chủ

Phình động mạch chủ là một tình trạng nghiêm trọng, gây ra bởi sự suy yếu hoặc phình ra của thành động mạch chủ, từ đó đe dọa tính mạng nếu động mạch chủ bị vỡ ra, khiến máu chảy vào nội tạng. Khi động mạch chủ bị phình lớn, bạn sẽ nhận thấy hiện tượng đau bụng quanh rốn ở trẻ nhỏ kèm theo việc bé tỏ ra rất khó chịu.

Các triệu chứng khác mà bé sẽ gặp bao gồm:

Khó thở

Huyết áp thấp

Tăng nhịp tim

Ngất xỉu

Yếu bất ngờ ở một bên cơ thể.

Khi đã được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra, bác sĩ có thể chỉ định hình thức phẫu thuật nhằm ngăn chặn các biến chứng xấu khác phát triển.

8. Trẻ bị thiếu máu cục bộ

Khi nào bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng đau bụng quanh rốn ở trẻ em kéo dài hơn một vài ngày, bạn nên cho trẻ gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Hãy đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé biểu hiện các triệu chứng sau đây bên cạnh đau bụng:

Sốt

Vàng da

Đau bụng dữ dội

Máu trong phân

Sút cân không rõ lý do

Buồn nôn và ói mửa không dứt

Sưng hoặc đau phần bụng dưới.

Chẩn đoán đau bụng quanh rốn ở trẻ em

Để xác định nguyên nhân, trước tiên bác sĩ sẽ xem xét tiền sử bệnh của bé và thực hiện kiểm tra thể chất. Tùy thuộc vào đánh giá, trẻ có thể thực hiện thêm một vài xét nghiệm bổ sung, chẳng hạn như:

Xét nghiệm máu để đánh giá số lượng tế bào máu và mức độ điện giải

Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc sỏi thận

Lấy mẫu phân để kiểm tra mầm bệnh

Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc CT để giúp hình dung các cơ quan trong bụng của bé.

Trẻ đau bụng quanh rốn luôn là hiện tượng khiến các mẹ cực kì lo lắng không biết trẻ nhà mình mắc phải tình trạng gì. Tình trạng đau bụng quanh vùng rốn vẫn thường xảy ra thường xuyên với trẻ nó báo hiệu một căn bệnh nào đó đối với trẻ nên các mẹ cần chú ý. Có nhiều mẹ không quan tâm đến tình trạng này luôn nghĩ chỉ là hiện tượng sinh lí bình thường rồi sẽ khỏi nhưng đến khi trẻ quá đau đưa đến các cơ sở y tế thì là một căn bệnh. Cho nên các mẹ cần có những thông tin về tình trạng này để bảo vệ trẻ tốt nhất.

Tags: trẻ bị đau bụng quanh rốn, bé bị đau bụng quanh rốn sau khi ăn, trẻ bị đau bụng quanh rốn nôn và sốt, bé bị đau bụng quanh rốn và đi ngoài, nguyên nhân đau bụng quanh rốn ở trẻ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chữa Đau Bụng Trên Rốn trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!