Đề Xuất 6/2023 # Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Ngay Tại Nhà “Nói Không” Với Thuốc # Top 11 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Ngay Tại Nhà “Nói Không” Với Thuốc # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Ngay Tại Nhà “Nói Không” Với Thuốc mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cách chữa sổ mũi cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà “nói không” với thuốc

Khi trẻ sơ sinh chớm bị sổ mũi, mẹ nên có trị dứt điểm sớm cho trẻ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi

Hệ hô hấp của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện cộng với hệ miễn dịch còn non yếu sẽ khiến trẻ dễ bị viêm hô hấp, đặc biệt là các triệu chứng ho, sổ mũi, thở khò khè… Trẻ sơ sinh bị chảy nước mũi thường xuất phát từ những nguyên nhân thường gặp sau:

Cảm cúm, cảm lạnh: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho, sốt. Hoặc trẻ có thể bị lây cảm cúm từ người thân trông gia đình hay những người đến chơi, thăm nom.

Bị dị ứng: Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm dễ bị dị ứng với lông động vật, phấn hoa, hay khói bụi trong không khí, thời tiết thay đổi.

Triệu chứng sổ mũi ở trẻ sơ sinh

Khi bị sổ mũi, trẻ thường bị nghẹt mũi, hắt hơi và bắt đầu chảy mũi trong. Sổ mũi lâu ngày cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho, thậm chí có thể gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Do đó, bố mẹ cần chú ý theo dõi và xử lý kịp thời, giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.

Sổ mũi kéo dài có thể biến chứng thành viêm mũi họng, viêm phế quản,…

Cẩm nang các cách trị sổ mũi ở trẻ sơ sinh “siêu” hiệu quả

Khi trẻ sơ sinh bị sổ mũi, việc điều trị khó hơn trẻ lớn rất nhiều, đặc biệt là việc cho trẻ dùng thuốc sẽ rất dễ gây ra các vấn đề về rối loạn tiêu hóa hoặc nôn trớ. Do đó, khi trẻ bị sổ mũi, các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ rất quan trọng. Bố mẹ hãy thực hiện ngay các biện pháp sau:

Vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý rất an toàn, có tác dụng làm ẩm niêm mạc mũi, giúp long đờm, loãng đờm khi trẻ bị viêm mũi nặng. Cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh cũng khá đơn giản, chỉ cần mẹ tỉ mẩn chút xíu và cẩn thận làm đúng theo các bước.

Mẹ cần chuẩn bị: nước muối sinh lý (nên chọn mua lọ nước muối sinh lý có đầu tròn, loại không cần phải cắt đầu để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi của bé), khăn xô mềm, miếng lót chống thấm. Mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm dụng cụ hút mũi, tuy nhiên việc hút mũi thường không cần thiết và không được khuyên dùng.

Khi trẻ bị sổ mũi nhẹ, chỉ cần mẹ vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày, trẻ sẽ nhanh dứt triệu chứng

Cách làm:

Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên. Nhẹ nhàng đặt đầu lọ nước muối vào sát vách lỗ mũi trẻ rồi ấn nhẹ lọ nước muối khoảng 2-3 giây. Dịch nhầy trong mũi sẽ lỏng và chảy ra ngoài cùng nước muối. Mẹ lấy khăn xô sạch mềm thấm lau sạch nước muối và dịch nhầy chảy ra. Lặp lại với bên lỗ mũi còn lại.

Nếu dịch mũi của bé đặc sệt, mẹ có thể chờ 1-2 phút rồi dùng dụng cụ hút mũi hút nhẹ nhàng dịch nhầy ở từng bên lỗ mũi.

Mẹ chú ý không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ bằng nước muối quá nhiều khi trẻ không có dấu hiệu bị viêm mũi. Cách trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý an toàn, hiệu quả nhưng nếu lạm dụng rửa mũi quá nhiều sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong mũi trẻ, gây teo niêm mạc mũi.

Massage mũi cho trẻ

Nếu trẻ bị nghẹt mũi phải, mẹ hãy để bé nằm nghiêng về phía bên trái và ngược lại. Sau đó mẹ dùng ngón trỏ bấm vào hai bên cánh mũi, day day nhẹ, mỗi ngày massage 3-4 lần. Hoặc đơn giản, khi mẹ thấy con bị nghẹt mũi, khò khè, khó thở, mẹ có thể dùng ngón cái và ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi, thực hiện vài lần trong ngày.

Giữ ấm cho trẻ

Vào mùa đông, mẹ cần giữ ấm và vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ bằng nước ấm. Phòng của bé cần tránh gió lùa, hạn chế để bé tiếp xúc với không khí lạnh để tránh bệnh sổ mũi kéo dài lâu khỏi và biến chứng nặng hơn.

Vào mùa nóng, khi cho bé nằm phòng điều hòa, mẹ cần lưu ý về nhiệt độ điều hòa, hướng gió điều hòa, thời gian bật điều hòa,… để phòng viêm mũi họng cho bé.

Kê cao đầu cho bé khi ngủ

Để tránh bé bị nghẹt mũi khó chịu trong giấc ngủ đêm, mẹ có thể kê cao đầu bé để giúp ngăn nước mũi chảy ngược vào trong.

Giữ vệ sinh không khí sạch sẽ

Bên cạnh các biện pháp trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng cần chú ý giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé thoáng mát, sạch sẽ. Tránh để bé tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, lông động vật,…

Trẻ sơ sinh bị sổ mũi uống thuốc gì?

Nếu trẻ sơ sinh chỉ mới chớm bị sổ mũi, mẹ nên hạn chế dùng thuốc trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Tự ý cho trẻ dùng kháng sinh không chỉ làm tăng nguy cơ kháng kháng sinh, “nhờn thuốc” mà còn dễ gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng để hệ tiêu hóa của trẻ.

Để giúp trẻ nhanh chóng dứt sổ mũi, nghẹt mũi, mẹ có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc dân gian trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh hoặc cho trẻ bổ sung các sản phẩm các tác dụng tăng cường sức đề kháng chuyên biệt dành cho trẻ sơ sinh.

Thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những ưu điểm vượt trội của sản phẩm NutriBaby Plus

Cốm NutriBaby Plus với ưu điểm vượt trội – thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi là một trong những gợi ý tuyệt vời dành cho mẹ. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Kẽm, Thymomodulin, Lysine, Taurin, NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như chảy nước mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, ho rát họng, hay ốm vặt,… Đặc biệt với các bé sơ sinh bị “thiệt thòi” khi mẹ bị mất sữa hay sữa mẹ ít, không được cung cấp đầy đủ các kháng thể tự nhiên từ nguồn sữa mẹ, thì các thành phần vi chất và vitamin có trong NutriBaby Plus sẽ góp phần “bù đắp” cho trẻ, đồng hành cùng mẹ “trang bị” cho trẻ “nền tảng” hệ miễn dịch tốt nhất trong những năm tháng đầu đời.

Cách Trị Sổ Mũi Cho Trẻ Không Cần Thuốc, “Siêu” Hiệu Quả Ngay Tại Nhà

Trẻ nhỏ dễ bị sổ mũi mỗi khi thời tiết thay đổi

Nguyên nhân sổ mũi ở trẻ nhỏ

Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với các triệu chứng khác như hắt xì, mắt đỏ và ngứa.

Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh có triệu chứng ngạt mũi, thở khò khè, đặc biệt là khi về đêm hoặc sáng sớm, không kèm theo các triệu chứng khác, điều này có thể do chất nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ.

Trẻ bị cảm lạnh: Khi bé bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng, ho, hắt xì.

Thời tiết lạnh: Khi tiếp xúc với thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ lạnh trong phòng điều hòa, trẻ có thể bị sổ mũi.

Cúm: Sổ mũi do cúm thường kèm theo các triệu chứng lạnh run, đau mỏi ê ẩm khắp người, đau họng, chán ăn.

Dị vật trong mũi: Vật lạ bị vướng trong mũi sẽ khiến trẻ bị chảy nước mũi, có thể gây chảy máu hoặc khiến trẻ đau đớn.

Cẩm nang cách điều trị sổ mũi ở trẻ nhỏ không cần dùng thuốc

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý rất an toàn, có khả năng làm loãng chất nhờn giúp trẻ dễ chịu hơn. Mẹ nên làm ấm lọ nước muối, nhỏ mũi cho trẻ, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để hút chất nhầy ở từng bên mũi.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý – biện pháp đơn giản nhưng “siêu hiệu quả”

Cách làm:

Đặt trẻ nằm ngửa, phần đầu thấp hơn phần chân.

Nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% vào mỗi bên mũi của trẻ.

Sau 1-2 phút, dùng dụng cụ hút mũi hút chất nhầy ở từng bên mũi cho trẻ. Mẹ chú ý cần nhẹ nhẹ nhàng khi đặt đầu ống hút vào mũi trẻ. Nếu dụng cụ hút mũi dạng bóp thì cần bóp mạnh và giữ chặt bóng trước khi đưa đầu hút vào mũi trẻ, sau đó thả bóng ra từ từ.

Cho trẻ uống nhiều chất lỏng

Để trị sổ mũi cho bé hiệu quả, mẹ hãy chú ý cho bé uống nhiều chất lỏng như bú mẹ nhiều cữ hơn, cho trẻ uống nhiều nước, sữa, nước trái cây, súp hoặc thức ăn dạng lỏng… Hơi nước sẽ giúp dịch mũi lỏng hơn và dễ làm sạch hơn.

Khi con bị sổ mũi, mẹ nên khuyến khích con uống nhiều nước

Cho trẻ uống trà gừng

Trà gừng sẽ giúp trị sổ mũi cho trẻ hiệu quả. Mẹ có thể pha cho trẻ 1 tách trà với một ít gừng. Mẹ có thể cho thêm một chút xíu mật ong để bé dễ uống hơn. Cách làm này nên áp dụng với trẻ trên 1 tuổi.

Tắm nước ấm

Tắm nước ấm cũng là một cách trị sổ mũi cho bé mà mẹ không nên bỏ qua. Hơi nước ấm sẽ giúp làm lỏng dịch mũi, giúp bé dễ xì mũi hơn hoặc mẹ cũng dễ vệ sinh mũi bằng dụng cụ hút mũi hơn. Mẹ có thể nhỏ 1-2 giọt tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào nước tắm cho bé.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tinh dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp massage đều dưới lòng bàn chân, đặc biệt là ở vị trí huyệt dũng tuyền (chỗ lõm nhất dưới lòng bàn chân) cho trẻ.

Gối cao đầu khi ngủ

Khi trẻ bị sổ mũi, mẹ hãy kê cao gối, điều này sẽ giúp ngăn chất nhầy chảy ngược vào trong gây ngạt mũi, hơn nữa còn giúp nước mũi dễ dàng chảy ra ngoài hơn, giúp bé dễ chịu hơn.

NutriBaby Plus – “trợ thủ” đắc lực của mẹ khi trẻ bị sổ mũi

Ngoài các cách điều trị sổ mũi cho bé được kể trên, để tăng hiệu quả điều trị, giúp trẻ phòng ngừa tái phát bệnh, mẹ đừng bỏ qua các biện pháp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cốm NutriBaby Plus chính là sự lựa chọn ưu việt trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ đang điều trị viêm hô hấp, trẻ có sức đề kháng kém, hay ốm vặt.

NutriBaby Plus giúp giảm hiệu quả các triệu chứng chảy nước mũi, ho rát họng, viêm họng…

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược Hoàng kỳ, Diếp cá với nhóm chất Thymomodulin, Beta glucan, Kẽm, Lysine,… NutriBaby Plus giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ phòng ngừa và giảm các triệu chứng của viêm đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, viêm amidan, ho rát họng,…

Với “trợ thủ” đắc lực NutriBaby Plus, mẹ sẽ yên tâm hơn rất nhiều về sức khỏe của trẻ mỗi khi thời tiết giao mùa, khi trẻ đi nhà trẻ,…

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Thông thường, trẻ nhỏ không cần gặp bác sĩ khi bị sổ mũi. Tuy nhiên, trong các trường hợp sau mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ:

Trẻ sổ mũi kèm sốt cao trên 2 ngày.

Trẻ bị ớn lạnh, đau nhức ê ẩm người, sốt, nôn mửa, tiêu chảy…

Nghi ngờ bé sổ mũi do có dị vật trong mũi.

Có triệu chứng sổ mũi do dị ứng.

Một số lưu ý trong phòng ngừa và điều trị sổ mũi cho trẻ nhỏ

Lưu ý khi điều trị bằng thuốc kháng sinh: Khi thấy trẻ có triệu chứng sổ mũi, khò khè khó thở, nhiều mẹ ngay lập tức “tự ý” sử dụng kháng sinh tuy nhiên biện pháp này không tốt cho trẻ. Vì nếu bệnh do virus gây ra thì việc sử dụng thuốc kháng sinh là hoàn toàn vô ích. Hơn nữa, các bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng cũng đã cảnh báo nếu dùng kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ quá sớm cũng có thể gây nên một số tác dụng phụ, đặc biệt là dễ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, giảm đề kháng tự nhiên của trẻ.

Tránh nhỏ mũi cho trẻ bằng các thuốc có dầu và các loại thuốc làm co mạch máu.

Nếu nước mũi chảy ra có màu vàng, cho thấy trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Nếu trẻ sổ mũi kèm theo sốt, thì ngoài vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý, cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.

Để tránh các bệnh viêm mũi họng ở trẻ, ngoài việc giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng và chân tay, các bậc phụ huynh lưu ý giữ vệ sinh trong phòng của trẻ sạch sẽ, khô thoáng; không cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa. Ngoài ra, nên khuyến khích trẻ vận động hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Vì sao nên chọn NUTRIBABY plus

Giảm nhanh triệu chứng – ngừa tái phát viêm hô hấp

Sau 3-7 ngày: Trẻ giảm rõ rệt các triệu chứng ho, sổ mũi, khò khè do thay đổi thời tiết.

Sau 1-2 tuần: Trẻ dứt ho đờm, hết sổ mũi, giảm hẳn viêm họng, viêm phế quản,…

Sau 1-2 tháng: Sức đề kháng tốt, giảm tái phát viêm hô hấp rõ rệt, “nói không” với kháng sinh.

Giúp trẻ hạn chế dùng kháng sinh

Là sản phẩm duy nhất của trẻ có sự kết hợp của “bộ ba” cực mạnh: Hoàng Kỳ + Thymomodulin + Beta Glucan. Hiệu quả nhanh vượt trội gấp 3-5 lần so với các sản phẩm chỉ có Beta Glucan đơn chất hay Thymomodulin đơn chất.

Tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên, nhanh chóng, tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giúp “đánh bật” nhiễm khuẩn đường hô hấp, hạn chế dùng kháng sinh.

Bổ sung hàng loạt các acid amin thiết yếu: Lysine, Taurine, Kẽm, Whey Protein, vitamin nhóm B, FOS… tăng cường đề kháng, nâng cao thể trạng cho trẻ, hỗ trợ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon, tăng cường hấp thu, thúc đẩy phát triển tốt chiều cao và cân nặng.

An toàn tuyệt đối, thích hợp dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi

Thành phần thiên nhiên, an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vị sữa thơm ngon, ngọt dịu nhẹ, có thể pha với sữa, nước ấm, cháo,…

Chất lượng chuẩn hóa châu Âu

Nguyên liệu nhập khẩu châu Âu, sản xuất tại Nhà máy đạt chuẩn GMP.

Nhưng giá “rất Việt”, chỉ 150 nghìn/ hộp 16 gói, trẻ dùng được 1-2 tuần.

Sản phẩm được chúng tôi Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cố vấn và khuyên dùng.

Đã được phân phối tại hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc.

Bộ Y tế chứng nhận, số XNCB: 35197/2016/ATTP-XNCB.

12 Cách Chữa Sổ Mũi Nghẹt Mũi Hiệu Quả Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ

 9,600 

Tìm hiểu thêm: Có nên rửa mũi cho bé không?

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sổ mũi nghẹt mũi

Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là nóng chuyển sang lạnh, thì tình trạng sổ mũi ở các bé rất hay xuất hiện. Trong trường hợp này bố mẹ hoàn toàn có thể nghĩ đến việc trị sổ mũi cho bé bằng hành tây ngay tại nhà để đem lại hiệu quả.

Nếu bé không có sức khỏe tốt và sức đề kháng kém thì bé dễ bị vi khuẩn, vi rút xâm nhập khiến mắc triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi gây tình trạng khó thở.

Trong một số trường hợp, bé bị sổ mũi có thể do đã mắc một số bệnh lý đặc biệt là về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang,… Khi phát hiện ra nguyên nhân này bố mẹ có thể xem xét cách trị sổ mũi bằng gừng cho các bé của mình.

Với bé dưới 1 tuổi thì sổ mũi có thể do trẻ bị ngạt mũi sơ sinh nếu không kèm theo các triệu chứng nào khác. Nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của bé nên gây nên tình trạng sổ mũi này. Với đối tượng là trẻ sơ sinh, thì bố mẹ cần phải được tư vấn của bác sĩ để biết có nên trị sổ mũi bằng hành tây cho bé hay không?

Tìm hiểu thêm: TRẺ SƠ SINH BỊ SỔ MŨI: Nên và Không nên làm gì?

2. Một số cách để trị sổ mũi, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh

2.1. Dùng hành hoa

Cách làm: Lấy lá hành hoa (loại cay cay chút, lá nào vò ra mà không thấy mùi là hành phun nhiều kích thích và đạm, không hiệu quả) bẻ lấy 1 đoạn ngắn khoảng 1cm rồi vò nát, dán cái mặt có nhớt bên trong lá hành lên cánh mũi trẻ, 2 bên 2 mảnh, khi nào khô thì thay mảnh khác.

2.2. Dùng gừng – mật ong (cho trẻ trên 1 tuổi)

Cách làm như sau: Lấy một miếng gừng nho nhỏ, cắt một miếng như tấm giấy mỏng, đem đi giã cho nát trộn với nước âm ấm rồi bỏ một muỗng mật ong khuấy đều, cho bé uống 3 muỗng café sáng – trưa – chiều.

2.3. Dùng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý Fysoline sẽ làm các chất nhầy bị kẹt trong mũi bé mềm hơn. Sau khi nhỏ nước muối cho trẻ sơ sinh (khoảng 1 – 2 giọt), bạn hãy dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho con.

2.4. Lấy gỉ mũi ra khỏi mũi bé thường xuyên

Các mẹ hãy lấy một miếng bông nhỏ vừa bằng lỗ mũi trẻ, làm ẩm bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý Fysoline và nhẹ nhàng lau sạch mũi cho con.

2.5. Sử dụng máy làm ẩm trong phòng

Đặt máy làm ẩm đặt trong phòng sẽ giúp không khí ẩm hơn, giúp cho bé giảm nghẹt mũi và gỉ mũi cũng tự động mềm ra.

2.6. Vỗ nhẹ lên lưng trẻ

Hành động vỗ một cách nhẹ nhàng lưng trẻ khiến cho chất nhầy trong ngực trẻ giảm bớt. Bạn có thể đặt con nằm trên đùi và vỗ hoặc mát-xa nhẹ nhàng lưng bé.

2.7. Chườm nước nóng lên tai

Trước khi đi ngủ, mẹ lấy khăn thấm nước nóng đặt ở hai tai trong vòng khoảng 10-15 phút, sẽ giúp cho con giảm nghẹt mũi. Hai bên tai có những dây thần kinh nhỏ xíu có tác dụng điều tiết máu ở mũi, khi gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ giãn ra và giúp thông lỗ mũi.

2.8. Dùng tinh dầu hành tây

Bố mẹ có thể lấy ½ củ hành tây đem rửa sạch rồi cắt nhỏ hoặc giã nát hành tây để có nhiều tinh dầu hơn. Sau đó hãy lấy 1 chiếc khăn mỏng buộc kín lượng hành đã giã lại rồi để gần mũi ngửi cho đến khi bé cảm thấy dễ thở hơn. Bởi mùi hành tây rất khó chịu, nên bố mẹ nên cho bé ngửi ngắn thời gian và số lượng hành vừa phải. Không nên cho bé ngửi quá lâu và nên tránh để nhây lên mắt bé vì sẽ khiến bé bị cay mắt.

2.9. Dùng tinh dầu tràm

Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc các loại dầu dành riêng cho em bé bôi vào gan bàn chân, bàn tay, cổ, ngực,…để giữ ấm cho con. Đổ một ít dầu ra ngón tay rồi đưa lên mũi cho bé hít. Cách này có thể để chữa sổ mũi cũng như nghẹt mũi.

2.10. Thoa dầu lòng bàn chân

Khi trẻ có hiện tượng hắt hơi và sổ mũi, mẹ cần dùng dầu khuynh diệp và xoa ngay vào lòng bàn chân bé để giữ ấm. Mẹ xoa mỗi bên chân khoảng chừng 1 phút và sau đó đeo tất vào. Cách chữa ngạt mũi cho bé này rất hiệu quả nhất là đối với trẻ sơ sinh.

2.11. Massage mũi

Cách trị ngạt mũi cho trẻ này nghe có vẻ lạ nhưng rất hiệu quả và dễ thực hiện. Khi trẻ bị nghẹt mũi, trẻ sẽ khó thở hơn, mẹ cần massage cho trẻ bằng cách dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc dùng 2 ngón trỏ vuốt dọc nhẹ nhàng 2 bên sống mũi. Mẹ thực hiện việc massage mũi nhiều lần cho trẻ sẽ giúp trẻ thở dễ dàng hơn.

2.12. Cho trẻ tắm nước ấm

Với những trẻ bị nghẹt mũi sinh lý (nghẹt mũi do hệ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh), mẹ có thể tắm nước ấm cho trẻ để cải thiện. Tắm nước ấm giúp những mao mạch ở đường hô hấp sẽ giãn ra, tạo cảm giác thoải mái và giúp thông thoáng đường thở. Ngoài ra hơi nước còn làm cho loãng đờm cũng như giúp dịch tiết hô hấp dễ dàng thoát ra.

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline: 094.240.8866

Fanpage: www.facebook.com/fysoline

3.1

/

5

(

76

bình chọn

)

Trẻ Bị Sổ Mũi Phải Làm Sao? Mách Mẹ Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Hiệu Quả

Mùa Đông lại sắp đến, miền Bắc bắt đầu trở lạnh kèm theo mưa khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh đường hô hấp dẫn đến ho, sốt, ngạt mũi, sổ mũi… Trong khi các triệu chứng khác có thể hết sau vài ngày thì nhiều trẻ lại sổ mũi kéo dài không khỏi. Sổ mũi, tắc ngạt mũi làm trẻ mệt mỏi, khó chịu, chán ăn, bỏ chơi, trẻ nhỏ thì quấy khóc… khiến cha mẹ không khỏi buồn phiền.

Các nguyên nhân trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi

Sổ mũi, ngạt mũi là một triệu chứng bệnh, nó cho thấy trẻ đang bị mắc một bệnh nào đó ở đường hô hấp. Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm cho trẻ bị sổ mũi, ngạt mũi. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc tìm ra nguyên nhân là vô cùng quan trọng vì chỉ có như vậy bố mẹ mới có thể giúp trẻ điều trị dứt điểm.

Trẻ hết sổ mũi ngay lập tức nhờ cốm vi sinh nutribaby plus

1. Trẻ bị cảm lạnh dẫn đến sổ mũi, ngạt mũi

Trong những ngày đầu đông, tỉ lệ người bị cảm lạnh tăng nhanh đột biến do cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Ở trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, khả năng chống chịu kém khiến trẻ càng dễ bị cảm lạnh.

Triệu chứng trẻ bị cảm lạnh

Trẻ bị cảm lạnh ngoài sổ mũi (nước mũi trong), tắc nghẹt mũi còn có các triệu chứng sốt nhẹ, không chịu ăn, bỏ chơi, trẻ bị nặng thì lờ đờ mệt mỏi… Cảm lạnh là một bệnh nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên).

Cảm lạnh không gây ra nguy hiểm ở người lớn và thường tự khỏi. Ở trẻ nhỏ, do đường hô hấp chưa hoàn thiện nên trẻ rất dễ tiến triển thành viêm phế quản phổi.

Khi trẻ bị cảm lạnh phải làm sao?

Khi trẻ bị cảm lạnh, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là phải vệ sinh sạch sẽ và giữ ấm cho trẻ. Bạn hãy cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu và đủ chất dinh dưỡng. Ngoài ra cần chú ý theo dõi tình trạng của trẻ để kịp thời đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu cần.

2. Trẻ bị viêm mũi gây tắc ngạt mũi

Viêm mũi là tình trạng viêm niêm mạc hốc mũi và vùng họng mũi. Đa số các trường hợp trẻ bị viêm mũi sau khi nhiễm lạnh.

Triệu chứng của trẻ bị viêm mũi

Trẻ bị viêm mũi có các biểu hiện sốt cao, nghẹt mũi, khó thở, dịch mũi trong, chuyển sang đục hoặc vàng nếu có bội nhiễm. Cần điều trị cho trẻ kịp thời tránh các biến chứng nguy hiểm như: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản phổi…

Bố mẹ làm gì khi trẻ bị viêm mũi

Khi trẻ có biểu hiện viêm mũi, bố mẹ cần mang trẻ đi khám để dùng thuốc điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Sốt cao khiến trẻ mệt mỏi và có thể chuyển thành “sốt cao co giật”, vì vậy bố mẹ phải theo dõi và hạ sốt cho trẻ đúng cách.

Mách nhỏ cho mẹ: khi trẻ sốt cao phải làm sao

3. Sổ mũi ở trẻ bị viêm phế quản

Ở trẻ nhỏ, đường hô hấp của trẻ chưa hoàn thiện, khí quản và phế quản ngắn. Vì vậy nếu trẻ bị bệnh ở đường hô hấp trên, các tác nhân gây bệnh dễ dàng xâm nhập và gây viêm phế quản.

Triệu chứng trẻ bị viêm phế quản

Trẻ bị viêm phế quản có các triệu chứng: ho, sốt hoặc sốt cao, chảy nước mũi, thở nhanh liên tục, thở khò khè… Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn.

“Trẻ được coi là thở nhanh nếu thở trên 60 lần/phút (dưới 2 tháng tuổi), trên 50 lần/phút (2 tháng – 1 tuổi) hoặc trên 40 lần/phút (trên 1 tuổi).”

Trẻ bị viêm phế quản phải làm sao

Nếu trẻ bị viêm phế quản kéo dài sẽ dễ dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi nghi ngờ trẻ bị viêm phế quản, cách tốt nhất là bố mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.

Mách mẹ: Bệnh ở trẻ nhỏ thường tiến triển rất nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bố mẹ nên chủ động phòng bệnh cho trẻ hơn là chữa bệnh. Tăng đề kháng cho trẻ bằng nutribaby plus có tốt không?

Cách chữa sổ mũi cho trẻ hiệu quả

Bơm nước muối chữa ngạt mũi cho trẻ

Mẹ mua chai nước muối 500ml (9 phần nghìn) và một bơm tiêm ngoài hiệu thuốc (bỏ kim tiêm đi). Cho trẻ nằm nghiêng, dùng bơm tiêm hút nước muối bơm đều 2 bên mũi để nước muối chảy từ bên này sang bên kia giúp trẻ làm sạch mũi.

Lưu ý: Nếu thời tiết lạnh hãy hâm ấm nước muối trước khi sử dụng tránh cho con bị lạnh mũi.

Hút mũi cho trẻ

Một giải pháp cho câu hỏi khi trẻ bị ngạt mũi phải làm sao. Rât đơn giản: mẹ chỉ cần mua hút mũi cho trẻ.

Khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi sổ mũi thì hút mũi cho trẻ vừa giúp làm sạch mũi vừa làm trẻ dễ chịu ngay lập tức. Có thể kết hợp hút mũi trước khi bơm nước muối để hiệu quả tốt hơn.

Cho trẻ ăn cháo hành, tía tô

Không đun chín hành và tía tô mà nên băm nhỏ rồi trộn vào cháo nóng.

Cho trẻ ăn khi cháo còn nóng ấm để có hiệu quả cao nhất.

Với những trẻ tỳ vị hư nhược (lười ăn, chậm lớn, người bệu, nước mũi, đờm dãi loãng…), bố mẹ nên bổ sung thêm cốm moringa kid trong chế độ ăn của trẻ. Cốm moringa kid mua ở đâu?

Cho trẻ uống tinh dầu tỏi

Trong tỏi chứa những chất kháng sinh tự nhiên đã được dùng để chữa bệnh trong dân gian từ rất lâu. Tỏi cũng là một trong những vị thuốc trị sổ mũi trẻ em rất tốt.

Các mẹ có thể nướng tỏi vắt lấy nước cho trẻ uống hoặc giã nhỏ cho vào cháo để giảm bớt tính hăng của tỏi.

Cây hoa cứt lợn chữa sổ mũi

Nên dặn trẻ xì nhẹ nhàng để tránh mủ xoang đi qua vòi nhĩ (đường nối thông giữa mũi và tai) gây viêm tai. Cách này hiệu quả rất tốt tuy nhiên chỉ dùng được cho trẻ lớn.

Biếng ăn, táo bón, khiến trẻ đề kháng kém và giảm sức chống chịu với bệnh tật. Vậy khi trẻ biếng ăn phải làm sao?

Admin của chúng tôi Sở thích của mình là đọc sách, đi du lịch và viết blog. Thời gian rảnh mình thường chăm chút bản thân & tập Yoga. Rất vui được làm quen!!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chữa Sổ Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh Ngay Tại Nhà “Nói Không” Với Thuốc trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!