Đề Xuất 4/2023 # Cách Làm Sữa Chua Uống Cực Chuẩn Cho Bé Yêu Vào Hè # Top 10 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Làm Sữa Chua Uống Cực Chuẩn Cho Bé Yêu Vào Hè # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Làm Sữa Chua Uống Cực Chuẩn Cho Bé Yêu Vào Hè mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chuẩn bị nguyên liệu

Các bước thực hiện

Đun sôi 1 lít nước sau đó nhắc xuống để nguội đến 70 độ C.

Cho vào hỗn hợp 500ml sữa tươi không đường, 1 lon (380ml) sữa đặc rồi khuấy đều. 2 hủ (200ml) sữa chua hoàn thiện có đường mua sẵn.

Đem để nhiệt độ phòng 1 tiếng rồi cho vào chén, múc 1 ít hỗn hợp sữa sao cho đủ để hòa trộn với sữa chua rồi khuấy đều đến khi không còn thấy lợn cợn.

Đổ hỗn hợp sữa chua này ngược lại vào nồi, khuấy lên lần nữa cho đều.

Dùng màn bọc thực phẩm bọc kín nồi sau đó đậy nắp.

Đặt nồi sữa chua vào thùng xốp lớn, đổ nước nóng ngập 1/2 nồi sau đó đậy kín nắp thùng, ủ sữa chua 12 tiếng.

Trong quá trình ủ tránh di chuyển thùng vì sẽ làm sữa chua di chuyển dễ làm sữa bị lợn cợn, không được mịn màng.

Sau khi ủ thì sữa chua uống sẽ có dạng sệt vừa phải, không sệt nhiều như sữa chua thường và cũng không quá lỏng như sữa, có hương vị chua ngọt vừa miệng.

Lúc này bảo quản sữa chua trong tủ lạnh để giữ nguyên hương vị.

Chuẩn bị sẵn những chai (nếu muốn mang đi) hoặc ly (nếu muốn uống liền) đựng sữa chua, dùng chai thủy tinh để an toàn và thân thiện với môi trường.

Các loại mứt sinh tố trái cây để dùng kèm sữa chua uống nên là những loại có vị chua nhiều ngọt hơn như chanh dây, dâu, kiwi, phúc bồn tử,… sẽ làm trung hòa hương vị không bị quá chua hoặc quá ngọt.

Đổ mứt sinh tố trái cây ra chai/ly, thêm sữa chua uống vào rồi thưởng thức thôi.

Nếu thích loãng hơn bạn có thể thêm đá, nhưng sữa chua được bảo quản lạnh nên bạn nào muốn uống nguyên chất cũng được nha

Ngày mùa hè nóng bức, cầm chai sữa chua uống trái cây chua chua ngọt ngọt mát rượi trên tay, hương vị thơm ngon mà còn đảm bảo về chất lượng nữa thì quá tuyệt vời đúng không nào?

Chúc các mẹ thành công với công thức này!

Làm Thế Nào Cho Bé Uống Nhiều Sữa?

Xin bác sĩ chỉ cho tôi cách làm thế nào để cháu bé 13 tháng uống đủ lượng sữa cho cơ thể? Làm thế nào cho bé uống nhiều sữa?

Thưa bác sỹ, bé nhà tôi được 13 tháng, nặng 11kg, cao 76 cm, có 6 răng. Thực đơn hàng ngày của cháu như sau: 7h: Cháo (300 ml) 8h30: Ngủ 10h: Sữa (120ml) 11h30: bú mẹ + váng sữa hoặc hoa quả Từ 12h30 -3h30 : Ngủ 4h- 4h30: Cháo (300ml) 5h: sữa chua 6h: hoa quả 7h30: Cháo (250 ml) 8h30-9h : Ngủ đến sáng hôm sau. Bà nội cháu ngại cho uống sữa nên cháu uống ít sữa. Tôi rất lo, xin bác sĩ chỉ cho tôi cách làm thế nào để cháu có đủ lượng sữa cho cơ thể. Xin cảm ơn bác sỹ! (Nguyễn Thị Hải – Hải Dương). Hiện tại, cháu phát triển bình thường. Riêng cân nặng đã vượt chuẩn 1kg. Số bữa ăn và lượng thức ăn trong ngày như vậy là đã đủ. Vì cháu vẫn đang bú mẹ, nên không cần lượng sữa ngoài nhiều. Em vẫn nên tiếp tục duy trì chế độ ăn hiện tại là được. Nếu muốn tăng sữa, em có thể giảm bớt lượng cháo trong 1 bữa và cho ăn sữa sau khi ăn cháo, vì mỗi bữa cháo chỉ cần 200ml là đủ. Bác sỹ Lê Thị Hải – Viện Dinh dưỡng Quốc gia Tổng hợp & BT: Ngân Hà (sinhcon.com)

Bé Lười Uống Sữa

Thể chất & Dinh dưỡng – 16/04/2020

Bé lười uống sữa phải làm sao đây? Các chuyên gia có lời khuyên rằng nếu bé lười uống sữa ngoài, không thể uống hết được một bình sữa thì mẹ chớ có lo lắng.

Khi trẻ bú bình, mẹ có thể biết được chính xác lượng ml sữa con đã uống được. Chính vì thông số rõ ràng nên nhiều mẹ thích cho bé bú bình. Thế nhưng không phải lúc nào trẻ cũng có thể uống nhiều như mẹ mong đợi, khiến nhiều mẹ lo lắng băn khoăn không biết khi bé lười uống sữa phải làm sao.

Vì sao bé lười uống sữa?

Nhiều bố mẹ có những kỳ vọng không hề thực tế về lượng sữa mà con mình cần bú và hoài nghi về bảng ml sữa chuẩn cho bé theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo. Thế nhưng bố mẹ cần hiểu rằng, mỗi đứa trẻ là một cá thể đặc biệt, có chỉ số cơ thể khác nhau, tiềm năng phát triển và tốc độ trao đổi chất của cơ thể cũng khác nhau. Vậy nên việc so sánh sức ăn của trẻ này với trẻ khác là một việc làm vô ý nghĩa và chỉ làm tăng thêm áp lực cho chính bản thân bố mẹ mà thôi.

Nếu bố mẹ đang thắc mắc “Bé lười uống sữa phải làm sao?” khi thấy lượng sữa trẻ uống ít hơn so với bảng ml sữa chuẩn của các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị thì bố mẹ có thể xem xét những lý do sau đây:

Bé đang bị ốm, mệt mỏi.

Thực đơn ăn uống chưa phù hợp với bé.

Bé bị phân tâm, mất tập trung khi đang uống sữa.

Chế độ ăn của bé có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, đặc biệt là đêm bé phải dậy ăn quá nhiều.

Bé lười uống sữa công thức có thể là do trong sữa của bé có chứa nhiều chất phụ gia như: dầu, ngũ cốc, carbohydrate hoặc hàm lượng của sữa quá cao. Sữa có chứa nhiều calo (nhiệt lượng) thường dẫn đến việc bé uống một lượng sữa ít hơn nhưng đã có đủ calo cần thiết cho cơ thể, khiến mẹ sẽ cho rằng bé đang lười uống sữa.

Bé hay được ăn vặt trước khi uống sữa.

Bé lười uống sữa phải làm sao để khắc phục?

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các dấu hiệu bệnh lý

Nếu mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu bất thường như sốt, ho, khó thở, nôn mửa, tiêu chảy, khó chịu, lờ đờ, nổi mẩn, phát ban hoặc tã ướt bất thường không thường xuyên, thì hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ.

Chú ý quan sát các dấu hiệu cho thấy bé đã được cung cấp đủ dưỡng chất

Khi cơ thể bé đã nạp đủ năng lượng cần thiết thì bé có thể uống sữa ít hơn.

Để ý phản ứng của bé khi ăn

Bố mẹ nên cố gắng phản ứng phù hợp với nhu cầu của trẻ, hãy dừng khi trẻ không muốn uống thêm, đừng ép bé phải uống hết bình sữa khi bé đã cảm thấy đủ no.

Sữa mẹ là tốt nhất cho bé dưới 6 tháng tuổi

Hạn chế lượng thức ăn thô

Sau khi bé uống sữa từ 10 đến 15 phút, bố mẹ có thể cho bé ăn đồ thô, nhưng tuyệt đối không nên cho bé ăn đồ thô trước hoặc giữa các cữ ăn của bé.

Không so sánh

Việc so sánh những chỉ số chiều cao, cân nặng giữa các bé là điều không nên, bởi mỗi trẻ đều có chỉ số riêng, tốc độ trao đổi chất và khả năng tăng trưởng riêng. So sánh chỉ làm cho chính bản thân bố mẹ căng thẳng hơn chứ không giúp trẻ ngon miệng và nhanh tăng cân hơn.

Nếu bố mẹ có chung một nỗi băn khoăn không biết khi thấy bé lười uống sữa phải làm sao thì việc đầu tiên bố mẹ cần làm là bình tĩnh quan sát và xem xét xem có đang gặp vấn đề gì. Bởi trẻ sơ sinh sẽ liên tục thay đổi theo từng chặng đường phát triển, do đó bố mẹ không nên quá lo lắng. Nếu bé có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến khám bác sĩ để nhận được chẩn đoán cũng như phương thức điều trị phù hợp nhất. ODPHUB mong rằng bài viết trên có thể đem lại thông tin hữu ích cho bố mẹ để giúp bố mẹ nhanh chóng bắt kịp nhu cầu của bé!

Làm Sao Để Bé Chịu Uống Sữa Ngoài

Lần đầu tiên khi cho bé bú sữa bình, bé sẽ quấy khóc và có thể là không chịu bú. Bạn không nên cuống cuồng mà phải thật bình tĩnh, đút từ từ cho bé nuốt, không dồn gấp. Mẹo hay khi cho bé bú sữa bình là mẹ vẫn có những cử chỉ, những tiếp xúc, va chạm và cọ xát nhẹ nhàng qua xúc giác giữa mẹ và bé, đi kèm cả những âm thanh êm ái, rì rầm giúp bé từ từ có được cảm giác gần gũi hơn như đang bú mẹ và bé sẽ thích nghi dần.

Một mẹo hay khi cho bé bú sữa bình nữa là, hãy cho bé nằm nghiêng trên tay bạn. Bạn không nên để em bé nằm ngửa khi cho bú bình, bé sẽ rất khó nuốt sữa và có thể bị nghẹn hay thậm chí là bị ọc sữa ra nữa.

Trong trường hợp em bé bị nghẹt mũi, bé không thể nào vừa nuốt sữa vừa thở được. Bạn nên dùng thuốc để nhỏ mũi cho bé trước khi cho bé bú theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi cho bé bú, tốt nhất là bạn không nên mở ti vi hoặc tạo không gian quá ồn ào, nên chọn nơi yên tĩnh để bé tập trung bú sữa không bị sao nhãng. Đó cũng là một mẹo hay khi cho bé bú sữa bình đấy.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn, không nên đột ngột đổi hiệu sữa cho bé để bé phải thích nghi lại từ đầu và rất dễ làm cho bé bỏ sữa.

Có 1 nghịch lý như thế này, bạn cho bé bú nhưng chính bé mới biết mình no hay chưa. Bạn đừng cố ép bé bú cạn bình sữa sau khi bé đã ngưng bú. Nếu ép bé bú, tình huống có khi lại cho phản ứng ngược, bé sẽ ợ hơi, đầy bụng hoặc nôn

Khi ch bé bú xong, hãy đặt bé lên vai hoặc bế bé cao đầu, vỗ nhẹ vào lưng, như thế lượng khí sẽ được đẩy ra đáng kể và bé sẽ thoải mái hơn để bé không bị trớ hết sữa. Đây cũng là một mẹo hay khi cho bé bú sữa bình hay sữa mẹ.

Đừng để bé và bạn có khoảng cách khi cho bé bú bình. Cần tạo nhiều sự tiếp xúc giữa bạn và bé bằng cách ẵm bé vào lòng khi bé bú bình đồng thời gọi hỏi bé bằng những âm thanh gần gũi. Điều này tạo sợi dây liên kết vô hình giữa bạn và bé.

Nếu bé khóc, bạn cần dỗ dành bé nín trước khi cho bé ăn. Khóc có thể là biểu hiện bé quá đói. Tốt hơn là bạn nên cho bé ăn trước khi bé khóc vì đói. Biểu hiện của việc bé thèm ăn là bé ngọ nguậy tay chân, mở miệng, chóp chép miệng và quờ tay hoặc tóm lấy bất cứ vật gì cho vào miệng.

Để bé hấp thu hết chất dinh dưỡng từ sữa, thời gian cho bé ăn là một yếu tố khá quan trọng. Tiếng ồn làm bé không tập trung vào việc ăn. Điều này cũng không có nghĩa là bạn không được cho bé bú bình ở nơi đông người. Nhưng ở nhà, bạn nên tắt TV và không trả lời điện thoại.

Bé tự biết khi nào bé no cho nên bạn không nên cố ép bé bú hết bình sữa. Rất nhiều bé có vấn đề về cân nặng vì được cho bồi bổ quá nhiều. Bạn nên đọc được dấu hiệu khi nào bé no khi nào bé đói để duy trì mức cân nặng hợp lí cho bé.

Dù cho bé chưa mọc răng nhưng bé vừa ngủ vừa bú bình sữa hoặc nước ép hoa quả cũng dẫn tới sâu răng về sau và có thể gặp một số rắc rối tiềm tàng. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên cho bé ăn trước giờ bé đi ngủ.

Chia sẻ việc cho bé ăn với sự giúp đỡ của chồng sẽ giúp cho ông xã hiểu được khó khăn của bạn. Trong thời gian đó, bạn có thể đi tắm, thư giãn, nghe nhạc và xem phim…

Phản xạ bú mút có ngay từ khi bé vừa sinh ra. Phản xạ này giúp bé có thể ngậm vú mẹ và bú sữa mẹ. Đối với những bé bú mẹ trong thời gian dài, sau đó chuyển sang bú bình bé dễ dàng nhận thấy núm “ti” giả cứng và không thoải mái như khi bú mẹ. Vì vậy, việc tập cho bé bú bình thường khá vất vả, nếu không nắm bắt được tâm lý của bé, bạn sẽ khó để “dỗ” bé sử dụng “phương tiện thay thế” này.

Làm quen với “ti” giả

Trước khi tập cho con bú bình, bạn hãy giúp con làm quen với “ti” giả. Bạn nên chọn mua “ti” giả (lưu ý “ti” giả và đầu “ti” bình sữa phải giống nhau để tạo cho bé cảm giác quen thuộc), vệ sinh sạch sẽ bằng cách tiệt trùng, sau đó đưa bé cầm chơi. Trẻ con giai đoạn này thường cho vào miệng những gì có trong tay, vì vậy bé cũng dễ dàng đưa “ti” giả vào miệng. Lúc đầu sẽ là cắn, nhai, sau đó là mút, bú. Nếu bạn nhận thấy bé có vẻ thích và hài lòng với “ti” giả đang ngậm trong miệng, có nghĩa bước đầu bạn đã thành công.

Nên chú ý, bạn chỉ tập cho bé làm quen với “ti” giả trong thời gian ngắn, để tránh trường hợp bé “ghiền” “ti” giả.

Bạn nên lựa chọn bình sữa hình dáng đầu “ti” tương đương với vú mẹ (ví dụ như: đầu “ti” tròn đầy, vừa phải…). Nếu sữa mẹ chảy nhiều, nên chọn loại bình cổ rộng (sữa sẽ chảy nhanh hơn), và ngược lại.

Bạn cũng nên chú ý đến chất liệu của núm “ti”. Có thể mua cùng lúc nhiều loại núm như núm làm bằng cao su hoặc silicon để bé thử. Khi bé hài lòng với núm nào nhất, nên duy trì loại núm đó trong suốt giai đoạn bé bú bình.

Với những bé được bú mẹ ngay từ khi lọt lòng, bé sẽ khó chấp nhận loại sữa có mùi, vị khác. Vì vậy, để bé có “thiện cảm” với bình sữa, giai đoạn đầu nên vắt sữa mẹ vào bình và tập cho bé bú. Sữa mẹ tạo cho bé cảm giác thân thuộc và dễ dàng bú mút. Khi bé đã thực sự quen bú bình bạn mới nên thay bằng sữa công thức. Tuy nhiên cũng cần tập để cho bé làm quen dần, chẳng hạn như: 3 cữ sữa mẹ, 1 cữ sữa công thức/ngày, sau đó tăng lên 2 cữ sữa mẹ, 2 cữ sữa công thức/ngày…

Khi bé chưa thực sự quen với việc bú bình, bạn nên tập cho bé bú vào một thời gian nhất định trong ngày. Nếu bé “dễ chịu” có thể cho bé bú bình vào lúc bé đang đói. Trong trường hợp bé không chịu bú khi thức – kể cả lúc đang đói, bạn nên tập cho bé bú lúc bé lơ mơ ngủ (ngủ chưa say), lúc này phản xạ mút, bú của bé sẽ lên cao nên bé dễ chấp nhận núm “ti” hơn. Nếu khi ngủ mà bé vẫn không chịu bú bình, bạn nên sờ nhẹ vào vành tai bé, bé sẽ hơi tỉnh (đừng để bé thức giấc), theo quán tính mút “ti” mẹ mà bé chịu bú bình. Nếu kiên trì bạn sẽ thành công.

Khi cho bé bú bình, bạn nên chú ý để bé nằm gối cao đầu, hơi nghiêng một chút để không bị sặc sữa. Với bé mới tập bú bình, bạn hãy tạo cho bé cảm giác như đang được ti mẹ, từ tư thế ôm bé, chỗ ngồi đến cách cầm bình… Như vậy bé sẽ có cảm giác quen thuộc, không lạ với ti bình.

Tôi không thể cho bé 2 tuổi nhà tôi uống bất kỳ loại sữa nào. Tôi đã thử sữa đậu nành, sữa bò có nhiều hương vị khác nhau nhưng đều thất bại. Xin cho tôi lời khuyên.

Sữa là một thực phẩm thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ bởi nó rất giàu can-xi, vitamin D, protein và các vi chất khác. Theo khuyến nghị, trẻ từ 1-3 tuổi cần 500mg can-xi mỗi ngày (tương đương với khoảng 500g sữa/ngày)

Một số trẻ bỏ sữa khi chúng bị chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức hay sữa tươi, hoặc từ bú bình sang uống cốc. Một số khác thì thích hương vị của nước lọc, nước quả hay các loại nước khác mà được đưa vào thêm trong chế độ ăn của trẻ. Cuối cùng, một số trẻ dưới 3 tuổi bị rối loạn tiêu hóa do không hấp thụ được đường lactose trong sữa (chứng không dung nạp lactose) và vì uống sữa luôn khiến chúng có cảm giác khó chịu như đầy bụng, chuột rút hay tiêu chảy.

Nếu cơ thể bé vẫn tiêu hóa sữa tốt nhưng bé không muốn uống, thì có thể thử áp dụng các cách sau:

Nếu bé buồn nôn, ợ hơi, chuột rút, đầy bụng hay tiêu chảy sau khi uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa thì rất có thể bé bị hội chứng bất dung nạp đường lactose trong sữa. Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ enzym để tiêu hóa chất bột đường (cacbon hydrate). Tuy nhiên, một số trường hợp mắc chứng bất dung nạp lactose lại có thể ăn sữa chua, phô mail kem. Vì thế, nếu bé không dung nạp lactose trong sữa nước thì bạn có thể cho bé thử các sản phẩm làm từ sữa. Trên tất cả, trước khi thực hiện, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ con mắc bệnh này.

Các bác sĩ nha khoa khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên kéo dài thời gian bú bình của trẻ quá lâu để tránh cho trẻ các bệnh về răng miệng, trục trặc trong phát âm. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất đến từ việc bú bình là có thể thúc đẩy sự phát sinh các vi khuẩn nguy hiểm trong miệng. Các bậc phụ huynh nên giúp trẻ bỏ thói quen bú bình càng sớm càng tốt vì sức khỏe của con trẻ.

Tiến sĩ Miriam Labbok, giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ở Đại học North Carolina, chỉ ra rằng khi dùng bình, trẻ thường ngậm đầu vú giả và giữ sữa ở trong miệng lâu hơn, tạo điều kiện để chất đường có đủ thời gian để làm hỏng răng và lợi. Bên cạnh đó, việc mút vú giả, theo thời gian, sẽ khiến cho vị trí của răng bị chuyển dịch trong lợi.

Các bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ chuyển sang nhấm nháp bằng cốc nhỏ từ giữa 6-12 tháng vì nếu chậm hơn, bình sữa sẽ trở thành một vật gắn bó, không thể tách rời của trẻ.

Lợi ích của những chiếc cốc theo các bác sĩ nha khoa là khi uống bằng cốc trẻ sẽ sử dụng những cơ khác trong miệng so với lúc dùng bình, giúp phát triển khả năng phát âm của trẻ.

Đừng bắt trẻ phải từ bỏ thói quen bú bình ngay lập tức. Các bậc phụ huynh nên tập cho em bé làm quen dần bằng cách thay thế bình sữa bằng cốc theo từng cữ. Hay nói cách khác, nếu em bé của bạn thường bú 3 cữ sữa mỗi ngày, hãy bắt đầu thay chiếc cốc vào trong một cữ, tốt nhất là cữ sáng.

Thay vì đưa bình cho trẻ từ đầu bữa ăn như thường lệ, hãy cho trẻ uống sữa từ cốc, vừa dỗ dành, khuyến khích tinh thần của trẻ bằng những lời khen, chẳng hạn: “Em bé giỏi quá, biết uống bằng cốc giống bố mẹ rồi nè”.

Trẻ em trong những năm đầu đời thích nghi với cuộc sống chủ yếu thông qua việc bắt chước hành vi, lời nói của bố, mẹ. Vì vậy, muốn trẻ bỏ thói quen bú bình, cách nhanh nhất là người lớn hãy làm gương cho bé bắt chước.

Một lưu ý nhỏ là cốc của bé phải được trang trí xinh xắn và có đầu uống nhỏ để bé không cảm thấy quá xa lạ so với đầu mút của núm vú giả.

Một tuần sau khi cho bé uống sữa bằng cốc thay bình sữa quen thuộc trong cữ sữa sáng của trẻ, bạn tiếp tục thay thế thêm cữ sữa giữa ngày. Trong một tuần đầu, bạn vẫn phải tiếp tục cho bé bú bình trong 2 cữ còn lại (buổi trưa và buổi tối) để trẻ yên tâm rằng chiếc bình thân thiết của mình không biến mất hoàn toàn mà chỉ đến trễ một chút thôi.

Đợi đến khi bé khá quen với việc uống sữa trong cốc (thể hiện qua việc bé không khóc và làm đổ sữa ra ngoài cốc), đây là thời điểm để bạn quyết tâm “loại bỏ” bình sữa khỏi cữ sữa tối của bé. Thông thường, bắt trẻ bỏ thói quen bú bình vào buổi tối trước giờ ngủ là khó khăn nhất, nên tiến hành cuối cùng. Bình sữa đã trở thành vật bất ly thân đưa trẻ chìm vào giấc ngủ say, nếu không có bình sữa bên cạnh, trẻ sẽ mất cảm giác an toàn. Vì vậy, người lớn đừng quá hối hả và cứng rắn mà hãy kiên nhẫn hơn khi tập cho trẻ uống sữa trong cốc trước khi ngủ.

Như đã nêu trên, cắt bỏ hoàn toàn việc bú bình của trẻ, nhất là trước giờ ngủ là một công việc rất khó khăn, đặc biệt là nếu thiếu những phần thưởng cho trẻ.

Bạn phải chuẩn bị những câu chuyện kể thú vị, những món đồ chơi và món ăn yêu thích để khen thưởng cho “thành công” của trẻ ngay sau khi trẻ uống xong cốc sữa. Sau đó, tiếp tục những nguyên tắc hàng ngày như tắm, đánh răng, dọn dẹp đồ chơi… Hành động thưởng phạt phân minh của bạn sẽ giúp cho trẻ hiểu mình được thưởng nhờ chịu uống sữa bằng cốc và sẽ không được gì nếu tiếp tục bú bình.

Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bướng bỉnh đòi bằng được bình sữa và bạn đã hết cách thuyết phục, hãy chiều theo ý trẻ vì bạn sẽ không muốn giấc ngủ của trẻ bị rối loạn. Hãy pha thêm nước vào trong bình sữa của trẻ. Dần dần, trẻ sẽ nhận ra rằng sữa bú từ bình nhạt nhẽo, không ngon bằng sữa uống trong cốc.

Trong thời gian tập luyện cho trẻ uống bằng cốc, hãy cất bình sữa ra khỏi tầm mắt của trẻ, đừng làm lung lạc tinh thần bé.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Làm Sữa Chua Uống Cực Chuẩn Cho Bé Yêu Vào Hè trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!