Đề Xuất 4/2023 # Cách Lấy Hơi Bụng Để Có Giọng Nói Tốt # Top 4 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Lấy Hơi Bụng Để Có Giọng Nói Tốt # Top 4 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Lấy Hơi Bụng Để Có Giọng Nói Tốt mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Để có thể thuyết trình hay, bước đầu tiên bạn phải có giọng nói tốt, Youth+ xin chia sẻ với các bạn cách lấy hơi bụng. Cách lấy hơi bụng hay phương pháp kỹ thuật nói bằng giọng bụng và nói trong khoang miệng giúp bạn có chất giọng to hơn, vang hơn và khỏe hơn.

Cách lấy hơi bụng hay nói giọng bụng là kỹ thuật được rất nhiều người, đặc biệt là những ca sĩ, những diễn giả, những chính trị gia sử dụng để có một giọng trầm ấm và sâu sắc, kỹ thuật nói giọng bụng đòi hỏi bạn phải lấy hơi từ bụng, điều hòa hơi thở và giọng của chính mình. đây cũng chính là phương pháp rèn luyện sức khỏe để có được cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. 

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP LẤY HƠI BỤNG

Bước 1: Tư thế đứng thẳng để lấy hơi bụng dễ dàng – điều này cho phép khoang bụng của bạn có thể mở rộng nhất và cơ hoành không bị cản trở 

Bước 2: Lấy hơi – hớp 1 hơi thật sâu lấp đầy phổi và khoang bụng 

Đặt 2 tay lên ngực và bụng để kiểm tra xem cách hít thở sâu bình thường của mình như thế nào, thông thường khi hít vào thì ngực căng ra, bụng co lại, còn khi thở ra thì ngực xẹp xuống, bụng hơi phình ra một chút.

Bước 3: Tập nói ra bằng hơi bụng 

Trí não bạn cần phải kiểm soát được hơi thở cũng như hoạt động của cơ bụng, trong khi hít vào thì cần dồn khí xuống vùng bụng, điều này có nghĩa khi hít sâu xuống thì vùng ngực hơi căng ra một chút , vùng bụng căng nhiều hơn, còn khi thở ra vùng ngực hơi xẹp xuống 1 chút, bụng xẹp xuống nhiều hơn. Mỗi ngày bạn nên luyện lấy hơi bụng ít nhất 30 phút để có thể kiểm soát hơi thở của mình. Sau khi biết cách lấy hơi từ bụng, bạn tiếp tục luyện mở vòm khoan miệng.

Bước 4: Điều phối hơi – trong khi nói hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn duy nhất qua miệng, không dồn hết hơi cho một cụm từ và những từ sau vậy sẽ bị hụt hơi , khi bạn lấy hơi thở sâu từ bụng bạn sẽ cảm thấy có rất nhiều năng lượng để duy trì một câu ổn định.

Trong khi phát âm, bạn hãy cố gắng mở to vòm miệng, để hơi từ bụng cộng hưởng trong khoang miệng, tạo nên tiếng nói trầm, to, rõ ràng, với cách nói này bạn sẽ không phải lên giọng bằng dây thanh quản mà giọng nói còn được âm lượng cần thiết, như vậy sẽ không lo bị khàn tiếng. Trong khi mở vòm khoang miệng, bạn hãy phát âm thật to, tròn vành rõ chữ và thay đổi độ cao của các âm từ trầm cho đến bổng.

Bước 5: Thực hành – thực hành liên tục để sở hữu chất giọng to và chất lượng. Trong những ngày đầu tập cách lấy hơi bụng bạn có thể bị khản tiếng do nhầm lẫn giữa phát âm bằng dây thanh quản và phát âm bằng cổ họng. nhưng sau một thời gian luyện tập bạn sẽ dần thích nghi và điều chỉnh được khoang miệng của mình.

Cách Luyện Nói Bằng Giọng Bụng

CÁCH LUYỆN NÓI BẰNG GIỌNG BỤNG

CÁCH LUYỆN NÓI BẰNG GIỌNG BỤNG

Nếu bạn có quan tâm đến giọng nói, chắc hẳn bạn đã nghe về nói giọng bụng, nhưng nói giọng bụng là như thế nào , hôm nay khóa đào tạo MC Tây Nguyên Phim chia sẻ Cách luyện nói bằng giọng bụng

Hình ảnh học viên Tây Nguyên Phim thực hành cùng giảng viên

Người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi, trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, một giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó

1./ Tập nói giọng bụng và luyện mở vòm công minh : Nói giọng bụng tức là lấy hơi từ cơ bụng để phát âm , việc nói giọng bụng giúp hơi được thoát ra ngoài, giúp điều hòa hơi thở, điều chỉnh tốc độ nói của bạn khi khiến âm thanh phát ra trầm, ấm và sâu lắng hơn

Hình ảnh học viên Tây Nguyên Phim thực hành cùng giảng viên

Cách lấy hơi thông thường là  hít vào thì lồng ngực sẽ căng ra và bụng hóp lại, khi thở ra thì ngực xẹp lại và bụng phình ra 1 chút

B1. Đứng thẳng, hợp một hơi thật sâu

B2: Dùng ý chí dồn hơi xuống vùng bụng

B3 : Tập nói bằng cơ bụng, dung hơi phát ra nói những cụm từ, trong khi nói đảm bảo hoiq thở đều đặn qua miệng,cố gắng phát âm to, rõ ràng , tròn chữ chậm và vang, khi phát âm cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong vòm miệng, tạo nên tiếng vang , sau đó đổi độ cao phát âm từ âm trầm đến bổng.

Khi luyện tập đúng bạn sẽ thấy khi hít vào thì ngực hơi căng một chút, bụng căng nhiều hơn, thở ra bụng xẹp xuống 1 chút và ngực cũng xẹp xuống 1 chút

Luyện tập thường xuyên sẽ hình thành cho bạn phản xạ tự nhiên là nói giọng bụng, giúp bạn có một giọng nói hay hơn

Mọi thông tin khóa học liên hệ : CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

ĐT :

028 6273 3715

0916 955 085

Website :taynguyenfilm.com

 BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI TÂY NGUYÊN PHIM

0

0

vote

Article Rating

Phương Pháp Để Có Một Giọng Nói Hay

Có rất nhiều người nghĩ rằng giọng nói vốn là một điều “cố hữu” và không thể làm gì để thay đổi được. Tuy nhiên, với ba lý do sau đây, bạn nên suy nghĩ lại về giọng nói của mình cũng như sử dụng giọng nói làm sao để đạt được hiệu quả khi nói chuyện trước đám đông:

1. Người nghe phải nghiêng mình để có thể lắng nghe bài thuyết trình của bạn hoặc họ phải nhờ người bên cạnh “thuyết minh” để hiểu được những gì bạn đang nói.

3. Hãy coi diễn thuyết trước đám đông là một hoạt động thể chất giống như các môn thể thao. Bạn hãy làm nó bằng tất cả sự cố gắng của mình. Không nên nghĩ rằng giọng nói là điều không thể thay đổi, hãy tập luyện khả năng phát âm hàng ngày và bạn sẽ nhận được kết quả mà mình mong muốn.

“Huấn luyện” cho giọng nói của bạn

* Hát dưới vòi hoa sen: Hãy để phổi và thanh quản của bạn có cơ hội được “luyện tâp” và điều đó sẽ tăng thêm sức mạnh cho giọng nói của bạn.

* Đọc ra miệng: Việc đọc ra miệng các câu truyện thiếu nhi là cách tốt nhất để bạn luyện tập ngữ điệu của mình một cách đơn giản và thoải mái nhất.

Điều chỉnh tư thế đứng * Một tư thế đứng chuẩn sẽ giúp bạn điều hòa được hơi thở và cường độ âm lượng một cách tốt hơn.* Đứng thẳng lưng, hai vai đẩy ra phía sau và cằm hơi nâng về phía trước.

Điều phối hơi thở * Hơi thở tốt sẽ giúp tăng tính cộng hưởng cho giọng nói của bạn. Những cố gắng “gằn giọng” để tạo tiếng vang âm vực sẽ khiến cho giọng nói của bạn mang tính căng thẳng.* Luyện tập thở đều từ cơ hoành. Điều này sẽ giúp ngực của bạn được giải phóng và tạo sự cộng hưởng cho, tăng sức mạnh cho giọng nói.

“Nuôi dưỡng” giọng nói * Việc ăn quá muộn và ăn những thức ăn giàu năng lượng sẽ gây ra tình trạng niêm mạc tiêu hóa và điều này sẽ ảnh hưởng tới giọng nói của bạn.* Không nên dùng café hoặc socola, chúng sẽ khiến cho cơ thể bạn bị mất nước.* Nước chanh ấm sẽ giúp bạn “bôi trơn” cổ họng một cách hiệu quả.

Nhấn mạnh bằng ngữ điệu của giọng nói * Duy trì sự chú ý của thính giả và nhấn mạnh vào những ý chính bằng cách tăng tốc độ giọng nói.

Nhấn mạnh thông qua lên xuống ngữ điệu* Thu hút sự quan tâm của công chúng bằng cách cao giọng để nhấn mạnh sự phấn khích, bất ngờ, tạo niềm tin vào những gì bạn đang nói.* Sử dụng âm điệu thấp để nhấn mạnh vào mức độ, sự quan tâm, hay khi bạn đang tỏ ra là mình trầm ngâm, suy nghĩ.* Di chuyển ngữ điệu từ thấp tới cao để dẫn dắt suy nghĩ của thính giả.* Vào mỗi cuối câu hỏi bạn nên lên giọng và xuống giọng ở những câu kết thúc.* Đôi khi, một khoảng lặng có thể giúp bạn vừa thu hút sự tập trung của thính giả vừa có thời gian cho bạn uống một ngụm nước nhỏ.

Tất cả những mẹo nhỏ bên trên sẽ giúp bạn tăng thêm sức mạnh cho giọng nói cũng như sự thu hút cho bài trình bày của mình. Hãy tập luyện chúng một cách thường xuyên để biến giọng nói của bạn trở nên hoàn toàn tự nhiên và đầy sức thuyết phục.

Nguồn: chúng tôi

Hướng Dẫn Lấy Hơi Đúng Cách Khi Hát Karaoke Cho Giọng Hát Hay Hơn!

Hát karaoke đang ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến, người ta thường đi hát cùng gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp để mọi người hiểu nhau hơn và trở nên gần gũi hơn, do đó, sẽ thật thiệt thòi nếu như bạn không biết hát hoặc tự ti về giọng hát của mình. Vậy tại sao bạn không tự mình luyện tập để hát thật hay và để lần sau sẽ không bỏ lỡ bất kì bữa tiệc ca nhạc nào nữa nhỉ?

Lấy hơi đúng cách để hát karaoke hay hơn!

Bài tập này vô cùng đơn giản:

Bước 1: Chuẩn bị:

Đứng hai chân rộng bằng vai, không đeo hoặc mang theo bất kì vật nặng nào trên người, giữ cho cơ thể được thư giãn, thả lỏng toàn thân.

Bước 2: Lấy hơi:

Hít hơi vào bụng qua miệng và mũi, khi hít hơi đúng cách, bụng bạn sẽ phình ra, vai và ngực vẫn giữ nguyên không cử động

Bước 3: Nén hơi:

Sau khi lấy hơi đầy bụng, nín thở trong khoảng 5 giây để nén hoàn toàn hơi xuống bụng dưới.

Bước 4: Thở ra:

Thở ra từ từ sao cho hơi ra thật đều cho đến lúc hết hơi, trong lúc thở ra không được lép bụng vào mà vẫn phải phình ra như khi hít vào.

Những điều nên tránh khi tập lấy hơi:

– Không lấy hơi chỉ bằng mũi hoặc chỉ bằng miệng, luôn kết hợp lấy hơi qua cả mũi và miệng để lấy hơi được nhiều và tự nhiên hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau bạn có thể lấy hơi hoàn toàn bằng miệng: đó là những đoạn hát cao trào, cần lấy hơi nhanh, phải cướp hơi, hoặc trường hợp hát các vần mở mà phải hát nhanh, hát nhịp nhàng.

– Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi, một số bạn khi tập lấy hơi thường phình bụng ra trước, làm như vậy là sai kĩ thuật, nó sẽ khiến bụng bị căng cứng và không đủ hơi cho bạn hát, bạn nên lưu ý để hát karaoke hay hơn. Khi lấy hơi đúng cách, luồng không khí đi sâu vào bụng và khiến hoành cách mô hạ xuống, đó mới chính là nguyên nhân khiến bụng phình ra, đây cũng là cách giúp bạn nhận biết mình đã lấy hơi chuẩn hay chưa. Khi tập lấy hơi hãy để tay dưới bụng để cảm nhận bụng phình ra và để biết khi thở ra bụng có bị xẹp lại hay không.

– Không nên hít hơi vào quá nhiều, làm cho các cơ bụng, cơ sườn, cơ ngực… bị căng thẳng, ảnh hưởng đến việc phát âm. Lượng hơi lấy vào phải linh hoạt và vừa phải, phù hợp với mức độ dài, ngắn, mạnh, nhẹ của câu nhạc: đối với những câu hát ngắn, hát nhấn mạnh nhiều thì không cần hơi vào quá nhiều nhưng phải lấy hơi thật nhanh, lúc này ta thường lấy hơi hoàn toàn bằng miệng.

– Không nên để đến lúc hết sạch hơi mới lấy hơi khác, như vậy sẽ bị đuổi hơi, câu hát yếu đi, có thể dẫn đến đổ mặt, đỏ cổ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nên lấy hơi theo câu nhạc, nếu câu nhạc quá dài có thể ngắt đúng chỗ để lấy thêm hơi, không nên hát cố sẽ khiến câu hát không hay và cũng khiến người hát nhanh bị mệt.

– Khi hát các nốt cao, thanh đới không hoàn toàn khép kín nên hơi sẽ ra nhiều hơn, tuy nhiên hãy luyện tập để kiểm soát hơi ra, không nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các nốt cao, nó sẽ khiến thanh đới quá căng, ảnh hưởng đến âm sắc, khiến người hát nhanh mệt, dễ bị đuối hơi.

Trường Ca Audio – Hệ Thống Đại Lý Phân Phối Thiết Bị Âm Thanh Chính Hãng Lớn Nhất Việt Nam Website: chúng tôi Điện thoại: 0961636611 – 0985639966 Email: info.truongcaaudio@gmail.com

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Lấy Hơi Bụng Để Có Giọng Nói Tốt trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!