Đề Xuất 4/2023 # Cách Luyện Nói Bằng Giọng Bụng # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 4/2023 # Cách Luyện Nói Bằng Giọng Bụng # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Luyện Nói Bằng Giọng Bụng mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CÁCH LUYỆN NÓI BẰNG GIỌNG BỤNG

CÁCH LUYỆN NÓI BẰNG GIỌNG BỤNG

Nếu bạn có quan tâm đến giọng nói, chắc hẳn bạn đã nghe về nói giọng bụng, nhưng nói giọng bụng là như thế nào , hôm nay khóa đào tạo MC Tây Nguyên Phim chia sẻ Cách luyện nói bằng giọng bụng

Hình ảnh học viên Tây Nguyên Phim thực hành cùng giảng viên

Người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi, trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, một giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó

1./ Tập nói giọng bụng và luyện mở vòm công minh : Nói giọng bụng tức là lấy hơi từ cơ bụng để phát âm , việc nói giọng bụng giúp hơi được thoát ra ngoài, giúp điều hòa hơi thở, điều chỉnh tốc độ nói của bạn khi khiến âm thanh phát ra trầm, ấm và sâu lắng hơn

Hình ảnh học viên Tây Nguyên Phim thực hành cùng giảng viên

Cách lấy hơi thông thường là  hít vào thì lồng ngực sẽ căng ra và bụng hóp lại, khi thở ra thì ngực xẹp lại và bụng phình ra 1 chút

B1. Đứng thẳng, hợp một hơi thật sâu

B2: Dùng ý chí dồn hơi xuống vùng bụng

B3 : Tập nói bằng cơ bụng, dung hơi phát ra nói những cụm từ, trong khi nói đảm bảo hoiq thở đều đặn qua miệng,cố gắng phát âm to, rõ ràng , tròn chữ chậm và vang, khi phát âm cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong vòm miệng, tạo nên tiếng vang , sau đó đổi độ cao phát âm từ âm trầm đến bổng.

Khi luyện tập đúng bạn sẽ thấy khi hít vào thì ngực hơi căng một chút, bụng căng nhiều hơn, thở ra bụng xẹp xuống 1 chút và ngực cũng xẹp xuống 1 chút

Luyện tập thường xuyên sẽ hình thành cho bạn phản xạ tự nhiên là nói giọng bụng, giúp bạn có một giọng nói hay hơn

Mọi thông tin khóa học liên hệ : CÔNG TY TÂY NGUYÊN PHIM

ĐC : 213 Cao đạt, Phường 1, Quận 5, TP.HCM

ĐT :

028 6273 3715

0916 955 085

Website :taynguyenfilm.com

 BẢN ĐỒ HƯỚNG DẪN ĐƯỜNG ĐI TÂY NGUYÊN PHIM

0

0

vote

Article Rating

Sáu Bước Để Luyện Giọng Nói Thu Hút

1. Phát âm rõ ràng

Để phát âm rõ ràng, bạn phải tập đọc mỗi ngày khoảng chục trang sách, đọc thật kỹ từng chữ đến khi nào ta nhập tâm đến nỗi trong khi nói chuyện bình thuờng ta cũng phát âm kỹ lưỡng từng chữ là thành công. Nếu khi nói chuyện với mọi người mà còn phát âm vội vã, chưa tròn chữ thì phải luyện tập tiếp.

Tập phát âm để sửa các lỗi như L-N, S-X, TR-CH… Do đặc trưng vùng miền, nhiều bạn vẫn bị mắc lỗi này khi nói chuyện. Bạn nên sửa dần dần vì khi bạn nói chuyện với bạn bè thì không sao, nhưng nói chuyện với người thuộc địa phương khác hoặc trong các cuộc giao tiếp trang trọng, đây là lỗi cực kỳ lớn và nhiều khi dẫn đến hiểu lầm.

2. Làm chủ âm lượng và tốc độ nói

Âm lượng: Hẳn chúng ta đã từng thấy khó chịu khi nghe ai đó nói quá to hoặc không mấy ấn tượng với những người nói quá nhỏ. Nói quá to thường bị cho là thô lỗ, nói quá nhỏ thì bị xem là tự ti, nhút nhát…vì vậy, hãy luyện tập để có giọng nói rõ ràng, vừa đủ nghe. Để xem mình nói đã vừa nghe hay chưa có nhiều cách. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến một vài người bạn hoặc ghi âm lại giọng nói rồi tự mình cảm nhận. Trong câu nói cũng nên có điệu trầm bổng, nhấn nhá để tạo sự thu hút từ người nghe. Tránh nói chuyện bằng giọng đều đều, buồn ngủ.

Tốc độ nói: Cũng như âm lượng, người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Đặc biệt là khi vừa đặt ra một câu hỏi, kể chuyện đến một tình tiết nào đó và đang chuẩn bị chuyển qua một tình tiết mới. Sự dừng lại này là một cách thay đổi không khí nói chuyện, giúp người nghe tập trung hơn vào bạn. Nói nhanh quá làm cho người nghe phải tiếp nhận một lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn khiến cho não họ không xử lý, phân tích, đón nhận kịp, và khiến họ bị quá tải, nghe vài phút là mệt. Ngược lại, nói quá chậm cũng làm bộ não người nghe không cần phải làm việc nhiều, và cũng sinh buồn ngủ. Ta phải khéo điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng rề rà quá.

3. Tạo ngữ điệu êm ái

Ngữ điệu là sự trầm bổng của các tiếng phối hợp với nhau, phù hợp đến mức nào đó với tình cảm và ý nghĩa cần biểu đạt. Ngữ điệu không đòi hỏi phải lả lướt như điệu nhạc, nhưng cũng rất cần sự êm ái. Một trong những cách để có một ngữ điệu êm ái là tập nói rồi ghi âm và nghe lại giọng nói của mình để tinh ý nhìn ra những độ cao chưa phù hợp. Ngoài ra thì việc thỉnh thoảng cất giọng hát một giai điệu yêu thích nào đó cũng là cách rất hiệu quả để luyện ngữ điệu.

4. Phát triển độ rung vang cho giọng nói

Độ rung vang là sự dội lại hay lặp lại của âm thanh trong môi trường trong đó âm thanh được tạo ra. Khi ai đó nói, sự rung được tạo ra trong cơ thể cũng như trong khu vực chung quanh người nói. Độ rung trong cơ thể thì người nói cảm nhận được. Có hai loại rung: nơi “giọng mũi” là chỗ các âm cao rung lên, và nơi “giọng ngực” là chỗ các âm trầm rung lên.

Tuy nhiên, hầu hết âm thanh giọng người phát ra có thể rung ở phía trước mặt nữa. Một giọng nói rung nhiều phía trước mặt thì khỏe, rõ, dù nó to hay nhỏ. Một giọng nói rung phía trước mặt tốt thì rất dễ tạo cảm tình, dễ nghe, tạo độ phong phú cho giọng.

Rung trước mặt là một sự kết nối giữa cái rung của miệng và mũi.

5. Tạo sức truyền cảm

Sự chân thành xuất phát từ bản thân người nói sẽ dần dần tạo nên âm sắc và tính truyền cảm. Theo Phật giáo, “Tính truyền cảm” trong giọng nói được tạo nên bằng lòng “Từ bi vị tha”. Người có trong tim lòng thương yêu muôn loài tự nhiên giọng nói sẽ truyền cảm. Đây là điều không thể làm khác đi được.

Ai không có lòng từ mà chỉ muốn tập luyện để có âm sắc hay tự nhiên là điều không thể được. Khi có lòng từ ái vị tha, mặc dù chưa thể làm điều gì lợi ích cho mọi người, ta vẫn giữ gìn cẩn thận từng lời nói, cử chỉ để không làm người khác buồn. Khi tiếp xúc với ai, ta chỉ muốn người đó được vui vẻ hài lòng thoải mái. Hãy để ý so sánh, có những người sẵn sàng buông ra một câu làm đau lòng người khác, và một người ý tứ chỉ muốn nói những câu làm đẹp lòng người, rất chân thành. Tấm lòng chân thành muốn cho mọi người vui là nguyên nhân khiến cho ta có giọng nói truyền cảm. Chính vì vậy, người ta thường nói giọng nói biểu thị nội tâm.

6. Nguyên tắc vàng: Nói giọng bụng

Liệu bạn có biết rằng hầu như tất cả những người thành đạt, giàu có, những chính trị gia đều có âm phát ra từ trong bụng? Nói giọng bụng tức là lấy hơi thở từ cơ bụng. Người nói giọng bụng thì tiếng trầm và sâu lắng. Nhưng làm thế nào để có thể tập luyện được phương pháp nói giọng bụng?

Bước 1: Tập lấy hơi từ bụng.

Trước tiên đặt 2 tay lên ngực và bụng để xem cách hít thở sâu bình thường như thế nào. Thông thường khi hít vào thì ngực căng ra nhưng bụng lại hơi co lại, khi thở ra thì ngực xẹp xuống và bụng lại hơi phình ra.

Sau đó chủ động dùng ý chí để điều khiển hơi thở, khi hít vào thì cùng lúc cố dồn khí xuống vùng bụng. Lúc đó khi hít sâu, ngực hơi căng 1 chút, còn bụng căng nhiều hơn, khi thở ra thì bụng xẹp xuống và ngực cũng xẹp xuống 1 chút. Bạn luyện lấy hơi bằng bụng trong khoảng 30 ngày sẽ quen.

Bước 2: Luyện mở vòm cộng minh (khoang miệng)

Khi phát âm, bạn cố gắng mở to vòm miệng để hơi từ bụng cộng hưởng bên trong khoang miệng, tạo nên tiếng vang. Sử dụng vòm cộng minh sẽ giúp cho bạn không phải cố gắng lên giọng bằng dây thanh quản, đỡ bị khản tiếng.

Khi luyện cách sử dụng vòm cộng minh, cố gắng phát âm to và tròn chữ, chậm và vang. Sau đó thay đổi cao độ, phát âm từ các âm trầm tới âm bổng.

Thời gian đầu chưa dùng quen, bạn kiểu gì cũng dùng nhầm bằng cách phát âm dựa chủ yếu vào cổ họng và dây thanh quản, dẫn tới khản tiếng. Khản tiếng tức là cổ họng và dây thanh quản của bạn đang bị tổn thương nhẹ, lúc đó tránh cố quá sức, sẽ ảnh hưởng tới chất giọng sau này.

Tuy nhiên sau đó, khi phải phát âm to, cơ thể sẽ tự lựa, thêm vào đó là sự điều khiển cho chủ ý từ não, để sử dụng vòm cộng minh một cách hiệu quả. Bạn tập lấy hơi từ bụng và sử dụng vòm cộng minh là đã cải thiện được giọng nói rất nhiều. Còn mấy bài tập nâng cao hơn nữa, thiết nghĩ nó cần cho những dân chuyên nghiệp, đưa vào đây khéo bạn tẩu hỏa nhập ma

Tóm lại, người có giọng nói hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thích được nghe mãi.Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu một giọng nói hay nếu dành thời gian cố gắng rèn luyện.

Tuyển Tập Cách Luyện Giọng Nói Hay Giúp Giao Tiếp Tự Tin

Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNGBài 2. CÁC BÀI TẬP LUYỆN ÂM (hãy xem bài trước đây: ( Cách sửa lỗi phát âm để có một một giọng nói chuẩn (phần 1))Bài 3. BÀI TẬP LUYỆN TẠO NGỮ ĐIỆU VÀ SỨC TRUYỀN CẢMBài 4. BÀI TẬP LUYỆN TỐC ĐỘ

Để nói chuyện tự tin bạn hãy xem bài viết này: Kỹ năng làm MC dẫn chương trình – Tự tin thuyết trình

Bài 1. GIỚI THIỆU CHUNG

PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP ĐỂ CÓ GIỌNG NÓI HAY

1. Sơ lược về giọng nói

Nhận thấy tầm quan trọng của một giọng nói hay, chuẩn, đẹp; bằng những hiểu biết kém cỏi, tôi biên soạn “chương trình” nhỏ này cho tôi và cho những ai muốn gây ảnh hưởng tích cực đến người khác bằng giọng nói của mình.

Những bài tập trong chương trình được tôi tuyển chọn từ những quyển sách, các tập thơ mà tôi thấy là phù hợp với mục đích “luyện giọng”. Đặc biệt phần quan trọng của chương trình là phần phát âm được tôi lấy từ “Từ điển vần” của GS. Hoàng Phê và “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” của GS.Nguyễn Lân.

Những bài tập trong đây nếu được nghiêm túc tập luyện với những hiểu biết về phương pháp, chắc chắn rằng bạn sẽ có sự thay đổi về giọng nói sau 2 tuần luyện tập.

Giọng nói chiếm 38% sức mạnh thông điệp truyền tải khi bạn giao tiếp với người khác. Người có giọng nói hay không những có thể gây ấn tượng tốt trong mắt người khác mà mức độ thành công và hạnh phúc trong cuộc sống so với những người chỉ có giọng nói bình thường cũng cao hơn. Cùng một nội dung, nhưng người đã qua quá trình luyện tập giọng nói, nói sẽ khác hơn nhiều so với một người trước giờ chưa bao giờ quan tâm đến giọng nói của mình.

Giọng nói hay một phần do trời phú, nhưng điều đó không có nghĩa là không thể luyện tập. Tất cả là do sự cố gắng và quyết tâm của bạn.

Giọng nói của Bắc, Trung, Nam có những điểm khác nhau cơ bản; không có giọng nào hay hơn giọng nào, bởi mỗi giọng có âm vực-sắc điệu riêng biệt làm nên cái “chất đẹp” của từng miền. Tuy nhiên, để dễ dàng trong quá trình giao tiếp thì giọng nói phải theo chuẩn phổ thông, không sử dụng phương ngữ địa phương, và đặc biệt không được phát âm sai chính tả.

Để sửa lại những điều chưa đúng, chưa đẹp, chưa chuẩn đó không có cách nào khác là tập luyện.

2. Bí mật của giọng nói hay

a. Thở bụng

Giọng nói hay trước tiên phải có độ vang, mạnh và rõ ràng. Để được những hoa trái đó không có cách nào khác ngoài việc ta gieo trồng.

Thở bụng chính là hạt giống của một giọng nói vang, mạnh và rõ ràng.

Chú ve sầu trên cây, chú ếch ộp ngoài bờ ao đều thở bụng, đều sử dụng bụng của mình để chứa hơi nên âm thanh mới to, rõ và vang vọng như thế.

Có một điều vui và lý thú thế này, bạn có để ý rằng những em bé thường khóc to hơn người lớn không? Là vì em bé sử dụng bụng để thở đấy! Ngày còn bé, chúng ta cũng sử dụng bụng để thở, nhưng lớn dần lên tự nhiên chúng ta lại chuyển sang thở ngực. Thở ngực thì hơi ít hơn, nói dễ đứt hơi, không thể nói dài trong một buổi thuyết trình được, hoặc giọng nói nghe có vẻ gấp gáp, ngang phè phè không có nhịp điệu và trầm bổng. Bạn có thể tự kiểm tra xem mình đang thở bụng hay thở ngực bằng cách quan sát cách thở của mình. Nếu thở vào bụng phình lên, thở ra bụng xẹp xuống là thở bụng. Ngược lại nếu thở vào ngực phình lên và thở ra ngực xẹp xuống là thở ngực. Sau khi quan sát cách thở của mình rồi, bạn cần điều chỉnh lại cho phù hợp, nếu bạn đang thở ngực thì bạn nên chuyển sang thở bụng. Ban đầu tập chưa quen, nhưng dần khi tạo được phản xạ rồi bạn sẽ chuyển sang thở bụng một cách tự nhiên. Cách tập: Việc đầu tiên là bạn phải trở về với hơi thở của bạn. Có nghĩa là khi bạn thở vào bạn biết là mình thở vào và thở ra thì biết là mình thở ra. Đó gọi là hơi thở có ý thức. Bạn thở vào chầm chậm đếm từ 1-6 giây, giữ lại 3 giây sau đó thở ra chầm chậm cũng từ 1-6 giây. Nhớ là, khi thở vào bụng bạn phình lên, và thở ra bụng bạn xẹp xuống. Bạn có thể điều chỉnh số giây thở vào, giữ lại và thở ra cho phù hợp với sức của bạn, đừng cố gắng nín thở. Quan trọng là hít thở tự nhiên, biết mình đang thở, và thở bằng bụng. Bạn có thể đi, đứng, nằm, ngồi quan sát hơi thở và cách thở của mình, một thời gian ngắn bạn sẽ dần quen. Thở bụng ngoài việc giữ hơi để giọng nói của bạn vang, ấm, trầm hơn nó còn giúp bạn an tĩnh tinh thần mỗi khi mệt mỏi. Khi bạn đã thở bụng được, tích trữ hơi được thì như một đại tài chủ, muốn sử dụng tài sản của mình thế nào cũng được; bạn muốn giọng mình vang nó sẽ vang, muốn ấm nó sẽ ấm, muốn trầm bổng thì nó sẽ trầm bổng!

Các bạn có thể xem video hướng dẫn cách học làm MC dẫn chương trình tự tin thuyết trình

b. Phát âm rõ ràng

Như đã nói ban đầu, do đặc điểm vùng miền nên chất giọng và âm sắc của mỗi miền có phần khác nhau. Ngoài những nét đẹp riêng thì bên cạnh đó có những chỗ chưa được hài hòa, đặc biệt là phần phát âm không rõ và sai chính tả. Về phần này tôi đã soạn lại những âm cơ bản để luyện tập. Mỗi ngày, bạn hãy dành thời gian 30 phút luyện tập những âm này vào buổi sáng. Bạn thấy mình sai nhiều ở chỗ nào thì tập nhiều ở chỗ đó. Nếu bạn thường phát âm sai chữ “R” và chữ “G” thì bạn tìm đến phần bài tập phát âm “R” và “G” đễ luyện. Ví dụ: Ga, gà, gá, gả, gạ, gác, gạc, gạch, gai, gái, gãi, gam… Ra, rà, rá, rã, rạ, rác, rạc, rách, rạch, rái, rải… Nếu bạn thường phát âm sai chữ “Ch” và chữ “Tr” thì bạn tìm đến phần bài tập phát âm “Ch” và “Tr” đễ luyện.Ví dụ: Cha, chà, chả, chạ, chác, chách, chạch, chai, chài, chải, cham, chàm, chạm… Tra, trà, trá, trả, trã, trác, trạc, trách, trạch, trai, trài, trái, trải, trại, tràm, trám… Những âm thường sai khác như “L” và “N”, “S” và “X”, “” và “Ă”,… Để luyện môi cho mềm mại thì bạn luyện phần bài tập các âm “B” và “M”. Đọc rõ ràng, chính xác. Khi giao tiếp, nói chuyện với mọi người ta phát âm ra từng từ, từng chữ, từng câu như là đọc văn bản một cách nghiêm túc thì là được.

c. Tốc độ

d. Nhịp điệu và sức truyền cảm

Phần trên đã nói về tốc độ, ở đây tiếp tục trình bày thêm về nhịp điệu của giọng nói. Giọng nói không thể cứ mãi ngang phè phè, như thế sẽ không đem lại hiệu quả cao khi giao tiếp. Một giọng nói hay thì cần phải có nhịp điệu. Tất nhiên chúng ta không thể ngân nga một câu nói bình thường như một câu hát, người nghe sẽ phán rằng chúng ta thật “sến” hoặc “điệu” hay “kiểu cách”! Nhưng chúng ta sẽ sử dụng “thủ thuật nhịp điệu” trong câu nói khiến người nghe cảm thấy thật tự nhiên nhưng lại có sức lôi cuốn diệu kì (^_^). Tiếng Việt chúng ta có vần “bằng” và vần “trắc”. Vần bằng thì xuống giọng, nhẹ hơn, trầm hơn; vần trắc thì lên giọng, to hơn, cao hơn. Thể loại thơ mà chúng ta dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người nhất là thể thơ lục bát. Trong đó là sự phối hợp nhịp nhàng của những vần bằng trắc. Ví dụ: Nếu mà em cứ làm ngơ Anh thành bong bóng lững lơ giữa trời Nếu gọi em chẳng thèm “ơi” Anh buôn ức triệu nụ cười thế nhân Nếu em mặt giận đỏ rầnThì anh sẽ đứng chần vần ôm hoa Không cho anh bước vô nhà Thì anh lăn lộn kêu la ngoài đường Nếu em rủa anh khó thương Thì anh trợn mắt phùng mang dọa liền Nếu mà em bảo anh điên Anh sẽ chuyển sang điệu chim chuyền hát ca… Sợ chưa, cô bé kiêu sa??? Là anh thí dụ nếu mà anh…. “gan”!!!! Luật bằng trắc trong thơ lục bát như sau: Tự do – bằng – tự do – trắc – tự do – bằng, Tự do – bằng – tự do – trắc – tự do – bằng – tự do – bằng. Vần bằng là những chữ có dấu “huyền” hoặc là “không dấu”, vần trắc là những dấu còn lại “sắc, hỏi, ngã, nặng”. Khi nói chuyện, chỗ nào có vần bằng thì chúng ta đừng lên cao mà cần hạ giọng xuống một chút, chỗ nào có vần trắc thì ta hơi nâng lên. Khi tạo ra nhịp điệu trong giọng nói của mình rồi thì tự nhiên bạn sẽ có sức hút! Bên cạnh nhịp điệu thì không thể thiếu sự truyền cảm. Bạn có thể đọc một bài thơ hay, nói một câu chuẩn ngữ pháp và âm vực nhưng trong đó lại thiếu đi cái hồn, cái động, cái tâm tư tình cảm thì bài thơ, câu nói của bạn chỉ là một bức tranh chết chứ không phải khung cảnh thật. Nói như thế có nghĩa là bạn phải thổi hồn vào giọng nói của mình bằng tình cảm thật. Khi đọc một bài thơ, khi kể một câu chuyện bạn phải đặt hết tâm tư tình cảm của mình vào trong đó. Bạn thấy bạn là bài thơ, là câu chuyện là tinh túy mà bạn cảm nhận được và bạn đọc, bạn nói với tất cả trái tim của mình. Sức mạnh và cái đẹp là sự chân thật. Bạn không thể truyền cảm hứng khi bạn nói điều giả dối hoặc điều bạn không tin. Sự giả dối sẽ bị phát hiện. Điều bạn không tin thì làm sao bạn nói người khác có thể tin. Muốn có sự truyền cảm trong lời nói, trong giọng điệu của mình bạn phải nuôi dưỡng tình thương trong tim mình, sống với thái độ khoan dung, nhân ái, vị tha và hài hòa với mọi người.

e. Sự nhiệt tình

10 Cách Để Giữ Giọng Nói Của Bạn

Giọng nói của bạn rất quan trọng – vì vậy hãy đối xử với nó đúng

Bạn cần nó để gọi điện thoại cho mẹ của bạn, giành chiến thắng, gọi cho con chó hoặc gọi thêm phô mai trên bánh pizza của bạn. Giọng nói của bạn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của bạn, nhưng thật dễ dàng để có được điều đó. Để giữ gìn và bảo vệ giọng nói của bạn, hãy thử những lời khuyên đơn giản này từ chuyên gia chăm sóc giọng nói Claudio Milstein, TS .

1. Lắng nghe chính mình

Khàn giọng có thể chỉ ra một cái gì đó đơn giản như dị ứng hoặc nghiêm trọng như ung thư thanh quản. Nếu khàn giọng của bạn kéo dài hơn một vài tuần, đặc biệt nếu bạn hút thuốc hoặc nếu bạn không có triệu chứng giống cảm lạnh khác, hãy hẹn gặp chuyên gia giọng nói.

2. Bỏ cuộc cho tốt

Thuốc lá, nicotine, hóa chất và nhiệt hít vào có thể tạo ra viêm và sưng và gây ung thư miệng, mũi, họng và phổi. Bỏ nhai và bỏ thuốc lá. Điều đó không tốt cho sức khỏe của bạn trong ngắn hạn và dài hạn. Bia chai

3. Đừng để bạn bị khát

Uống rượu và caffeine trong chừng mực; tác dụng khử nước của chúng có thể làm căng nếp gấp thanh âm của bạn. Uống một ly nước cho mỗi tách cà phê hoặc đồ uống có cồn bạn uống để tránh mất nước. Quạt thể thao có loa

4. Giảm âm lượng

Xem ra khi la hét vào các trò chơi. Tránh la hét, cổ vũ to và nói chuyện với tiếng ồn rất lớn vì chúng gây căng thẳng không cần thiết cho các nếp gấp của giọng hát, và đôi khi có thể làm hỏng giọng nói.

5. Làm nóng những đường ống

Trước khi bạn dạy, hãy nói hoặc hát, kéo dài cổ và vai, ngân nga một lúc hoặc lướt từ các âm thấp đến cao bằng các âm nguyên âm khác nhau. hoặc sử dụng khăn choàn, áo quần mua từ xưởng sỉ quần áo trẻ em để giữ ấm cho cơ thể.

6. Nhận cứu trợ cho trào ngược

Axit sao lưu từ dạ dày vào cổ họng có thể làm hỏng nếp gấp thanh âm. Dấu hiệu của trào ngược axit bao gồm ợ nóng thường xuyên, mùi vị khó chịu trong miệng vào buổi sáng, đầy hơi hoặc ợ hơi thường xuyên, một cục u ở phía sau cổ họng và khàn giọng thường xuyên. Tham khảo ý kiến ​​một chuyên gia để được giúp đỡ. Con la hét

7. Đừng ép buộc

Khi bạn bị khàn tiếng do viêm thanh quản, cảm lạnh hoặc cúm, hãy bình tĩnh. Tránh nói to hoặc dài, và tránh làm căng giọng và thậm chí hát cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn. Người đàn ông ho

8. Chống lại sự thôi thúc hắng giọng

Tránh thường xuyên hắng giọng và ho dữ dội khi bạn bị nhỏ giọt sau sinh hoặc cảm lạnh. Thay vào đó, hãy thử nhấm nháp nước hoặc chăm sóc một giọt ho. Nói chuyện tại một cuộc họp

9. Cho nó nghỉ ngơi

10. Thử nước mát, trong vắt.

Uống nhiều nước luôn để giúp bôi trơn nếp gấp thanh âm của bạn.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Luyện Nói Bằng Giọng Bụng trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!