Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Xử Trí Khi Bị Ong Đốt mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Kim Long – Bác sĩ hồi sức cấp cứu – Khoa Hồi sức Cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ Huỳnh Kim Long có nhiều kinh nghiệm trong điều trị Hồi sức – Cấp cứu và Đột quỵ não cấp ở người lớn.
Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường thấy trong cuộc sống. Người bị đốt thường chỉ hay thắc mắc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hoặc bị ong đốt sưng bao lâu và bị ong đốt làm sao hết sưng. Tuy nhiên, việc xử trí khi bị ong đốt không chỉ đơn giản như vậy. Sau khi được xử trí vết thương, người bị ong đốt còn cần được theo dõi và phát hiện các biến chứng cấp tính khác vì chúng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
1. Những nguy cơ có thể gặp phải khi bị ong đốt
Bị ong đốt là một tai nạn không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất trong những tháng hè quanh năm. Đây là một tai nạn cần cấp cứu nhanh vì nọc độc của ong có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Trong tự nhiên có nhiều loại ong khác nhau, trong đó những loại có khả năng cao đốt người ở nước ta là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng, … Nọc độc của từng loài có khả năng gây độc khác nhau, tuy nhiên không nhiều các trường hợp nạn nhân có thể xác định chính xác tên loài ong đã tấn công. Dựa vào hình thái bên ngoài có thể phân biệt được một vài loài ong khác nhau như ong vò vẽ có thân dài với nhiều vạch vàng, thói quen làm tổ trên cao ở thân cây lớn hoặc mái nhà. Theo thống kê, loài ong châu Phi có thể làm tử vong 40 người mỗi năm với những lần tấn công tập thể. Bên cạnh khả năng đe dọa tính mạng, người bị ong đốt còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như sốc phản vệ, suy thận cấp, tan máu, tiêu hủy cơ vân,…
Sau khi bị đốt, vết thương tại chỗ thường sưng đỏ, đau và có cảm giác ngứa. Để trả lời được thắc mắc bị ong đốt sưng bao lâu của nhiều người, bác sĩ cần dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và tổng trạng chung của người bị đốt. Trong nhiều trường hợp, vết đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Ở những tình huống có biến chứng nặng nề hơn do bị đốt nhiều vị trí ở vùng đầu, mặt, cổ, người bị đốt còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít do chít hẹp thanh môn, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê, gợi ý một tình trạng sốc phản vệ. Các triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu gợi ý một tình trạng tổn thương thận cấp.
2. Cách xử trí khi bị ong đốt
Cần thay đổi suy nghĩ của người dân về các việc cần làm khi điều trị một vết thương bị ong đốt. Xử trí bị ong đốt không chỉ xoay quanh việc bị ong đốt bôi gì cho nhanh khỏi hay bị ong đốt làm sao hết sưng, bị ong đốt bôi gì. Người bị ong đốt cần phải được theo dõi và phát hiện các biến chứng của cấp tính như suy hô hấp, suy thận cấp hay sốc phản vệ.
Ngay sau khi bị ong đốt, nạn nhân cần lưu ý một vài đặc điểm sau:
Ra khỏi khu vực có nhiều ong ngay lập tức
Nếu vòi chích có phần nổi lên bề mặt da, có thể thử lấy nhíp gắp ra. Tuyệt đối lưu ý không cố gắng lấy vòi chích bằng cách nặn vết thương vì có thể làm lan tràn độc tố.
Chườm đá hoặc đắp một miếng gạc lạnh sạch để giảm sưng và đau vết thương.
Rửa vết đốt bằng nước sạch hoặc xà phòng.
Dùng dung dịch sát khuẩn vết thương hằng ngày.
Cần đưa người bị ong đốt đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có các biểu hiện sau:
Bị ong đốt ở nhiều vị trí trên cơ thể, nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ
Xác định được loài ong đốt là ong rừng, ong bắp cày hay ong vò vẽ, … Đây là những loài ong có nọc độc mạnh, có khả năng cao gây ra nhiều biến chứng toàn thân.
Người bị đốt có các triệu chứng khó thở, đau nhiều, chóng mặt, mệt mỏi, phù mặt, tiểu máu, đại tiện phân lỏng, …
3. Phòng tránh bị ong đốt
Tai nạn bị ong đốt mặc dù thường gặp nhưng khá nguy hiểm nên người dân không nên chủ quan. Cách tốt nhất là phòng tránh đừng bị ong đốt bằng các biện pháp sau:
Tránh xa những khu vực có nhiều tổ ong sinh sống.
Không dùng gậy, que chọc phá tổ ong, cần đặc biệt căn dặn điều này với trẻ em.
Tránh đi vào các khu vực nhiều cây cối vào ban đêm vì lúc này thường khó quan sát và hạn chế phát hiện các tổ ong lớn làm tổ ở vị trí thấp.
Đối với những người nuôi ong lấy mật, cần đảm bảo tốt công tác mang áo quần phòng hộ, tránh để lộ phần da bên ngoài.
Nếu muốn phá hoặc xua đuổi đàn ong, có thể sử dụng khói hoặc lửa thay vì dùng que hay gậy chọc trực tiếp vào tổ của chúng.
Vệ sinh, chặt bỏ các nhánh cây um tùm, không tạo điều kiện cho ong làm tổ quanh nhà.
Không nên chạy khi bị ong đuổi theo
Lựa chọn các loại nước hoa, sữa dưỡng thể cần lưu ý tránh các mùi hương ngọt, vì có thể thu hút các loài ong.
Khi đi vào rừng, cần chọn lựa trang phục che chắn tay chân, thân mình, đội mũ có màng che mặt, đi giày kín và mang găng tay.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Xử Trí Đúng Cách Khi Bị Ong Đốt Để Tránh Nhiễm Độc
Nằm viện gần một tháng, sức khỏe người đàn ông 47 tuổi quê Hà Nam đã tiến triển tốt song vẫn phải dùng thuốc lợi tiểu, theo dõi tình trạng suy thận cấp. Anh bị ong đốt khi đang đi phát nương. 15 phút sau khi bị ong đốt, người nóng bừng, khó chịu, choáng váng, chườm đá lạnh không hiệu quả nên vào viện cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, khi bị ong đốt nạn nhân bị nhiễm độc, sốt… Mức độ độc phụ thuộc vào loài ong, số lượng nốt đốt. Nốt đốt càng nhiều, càng gần vị trí quan trọng như đầu, cổ… nạn nhân càng nhiễm độc nặng.
Theo bác sĩ, khi bị ong đốt nhiều (5-10 nốt trở lên), người mệt, khó chịu, sưng đau, đặc biệt vết đốt ở đầu, mặt, cổ, vai trên, nạn nhân cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Có trường hợp chỉ bị ong đốt 2 nốt song tình trạng nhiễm độc lại rất nặng.Nọc độc của ong có thể gây vỡ hồng cầu, tan máu, tổn thương cơ, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu… Bệnh nhân có thể bị chảy máu phổi, tổn thương tim, suy tim, suy thận.
Sơ cứu ban đầu đúng cách sẽ tránh bệnh diễn biến nặng, suy đa tạng. Bác sĩ Nguyên lưu ý nạn nhân uống nhiều nước (nước lọc, nước rau, oresol…) để độc nhanh chóng được thải ra khỏi cơ thể, giảm mức độ nhiễm nặng. Vào viện, bệnh nhân được truyền dịch liên tục, lợi tiểu. Bôi kem đánh răng, hồ nước… chỉ có tính chất làm mát, dịu nốt đốt, không thể chữa trị tình trạng nhiễm độc.
Xử trí khi bị ong đốt
– Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong.
– Lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp kẹp. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan rộng.
– Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm. Bôi dung dịch sát trùng như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày hai lần.
– Uống nhiều nước để thải độc tố.
– Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
– Sau khi xử trí, người bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi, đưa đến cơ sở y tế.
Phòng tránh ong đốt
– Tránh tiếp xúc với ong, không chọc phá tổ ong.
– Khi ong bay đến thì không chạy mà đứng hoặc ngồi im và không cử động.
– Không để hoang nhà cửa khiến ong đến làm tổ, thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà.
– Đi vào rừng, đi dã ngoại tránh mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, mỹ phẩm… có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút ong. Không đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín.
Nam Phương
Xử Lí Khi Bị Ong Mật Đốt
Ong mật thường chỉ chích 1 lần sau đó mũi kim sẽ dính lại và con ong sẽ chết. Mũi kim ở lại sẽ làm nhiệm vụ bơm chất độc vào cơ thể bạn gây nhức nhói. Vậy nên làm cách nào để xử lí tình huống này.
Cách xử lí khi bị ong đốt:
Lấy kim ra Khi bị ong mật chích (vì chúng ta thường gặp loại ong này nhất), mũi kim dính vào da tiếp tục bơm chất độc trong vài phút. Vì thế, cần lấy kim ra càng nhanh càng tốt. Có thể dùng móng tay hoặc nhíp để gắp ra. Đa số trường hợp thông thường, mũi kim cắm vào da không sâu lắm, chỉ cần dùng móng tay cào nhẹ theo chiều kim là có thể kéo ra.
Sát trùng vết chích Ong cũng như ruồi, thường bay lang thang và đậu lại trên nhiều nơi. Không có gì bảo đảm rằng vi khuẩn gây bệnh sẽ không bám vào thân ong. Vì thế, sau khi lấy kim ra, hành động kế tiếp là sát trùng với cồn hoặc xà phòng và nước.
Xoa dịu vết chích Bây giờ thì bạn có thể làm việc mà bạn muốn làm là xoa dịu vết thương cho bớt nhức nhối hơn. Có nhiều cách:
Dùng aspirin: Lúc vết thương còn ướt (sau khi rửa hoặc sát trùng), nhúng nước một viên aspirin chà lên vết chích. Đây là một trong những phương pháp công hiệu nhất để làm giảm sự nhức nhối. Dùng bột than: Bột này có bán tại các tiệm thuốc tây (gọi là activated charcoal capsule), có công dụng khử độc rất thần tốc. Đây là loại được dùng trong những phòng cấp cứu tại bệnh viện. Lấy một viên bột than, mở đôi viên thuốc và lấy bột ra. Có thể đổ thẳng lên vết chích nếu còn ướt, hoặc trộn với vài giọt nước cho sệt rồi đắp lên vết thương. Bạn có thể tìm mua bột than tại tiệm thuốc địa phương dưới dạng bột hoặc đóng thành viên bán trong chai. Dùng chất amonia: Chất này là công thức chính yếu của thuốc bôi “After Bite” dùng xoa dịu vết nhức bán trên thị trường. Bạn mua nó hoặc để tiết kiệm, có thể dùng amonia nguyên chất bán trong các chai với mục đích lau chùi bàn ghế, nhà bếp…, thấm bông gòn bôi vào vết chích.
Uống thuốc antihistamine hoặc chlorotrimeton Hai loại thuốc này được bán tự do tại các tiệm thuốc tây, chuyên trị các triệu chứng của bệnh dị ứng (alergy). Công dụng chính của chúng là làm cho bớt sưng, bớt ngứa.
– Uống chất kẽm: Những người hay bị ong hoặc muỗi chích thường không có đủ chất kẽm trong cơ thể. Bác sĩ George, chuyên khoa về dị ứng, xác nhận chuyện đó. Ông khuyên những người này nên uống chừng 60 mg chất kẽm (zinc) mỗi ngày, và tiếp tục không ngừng nếu không muốn bị ong hay muỗi chích nữa.
– Mặc quần áo màu lợt: Các côn trùng như ong và muỗi thường chích người mặc y phục màu đậm như đen, nâu… nhiều hơn. Hãy mặc quần áo màu nhạt khi phải đến gần chúng.
Phải Xử Lý Thế Nào Khi Trẻ Nhỏ Bị Ong Đốt?
Sự việc 51 học sinh ở một trường tiểu học tại Hà Nội bị ong đốt đã khiến cho các em tinh thần hoảng loạn, thầy cô và cha mẹ đều lo lắng. Tuy vậy, nếu biết cách phòng và xử lý tình huống cho phù hợp, chúng ta đều có thể tránh và làm giảm nhẹ những tác động nguy hiểm khi bị ong đốt cho trẻ nhỏ
Chiều 4−11, trong giờ ra chơi tại trường tiểu học Yên Sở, khoảng hơn 50 học sinh bất ngờ bị ong tấn công. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do một học sinh khóa trên đã dùng đá ném tổ ong trong khuôn viên trường khiến tổ vong vỡ, cả đàn ong bủa ra xung quanh đốt tứ tung.
Đến 15 giờ 30 phút chiều, 51 em học sinh bị ong đốt được đưa tới Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai, sau đó được chuyển xuống khoa Nhi.
Một bác sỹ tại bệnh viện cho hay, đa phần các em chỉ bị nhẹ nhưng vì bị ong đốt tập thể nên các em tinh thần hoảng loạn. Chỉ có ba em buộc phải giữ lại ở viện để theo dõi, còn các trường hợp khác đều được cho về nhà vì nốt đốt ít, không nguy hiểm.
Đặc biệt, hai học sinh bị ong đốt khoảng 10 nốt ở đầu và tay được bác sỹ chỉ định làm xét nghiệm thử máu và nước tiểu ngay lập tức. Tuy nhiên, đến 23 giờ cùng ngày, tất cả các học sinh đều đã được xuất viện.
Theo các bác sỹ tại bệnh viện Bạch Mai, gần đây có khá nhiều người bị ong đốt. Trung tâm chống độc của bệnh viện hiện đang điều trị cho năm bệnh nhân bị ong đốt, còn khoa Cấp cứu cũng có một bệnh nhân ong đốt phải nhập viện điều trị.
Phần lớn loài ong đều có nọc độc, tùy theo loài mà độc tính ít hay nhiều. Ngoài những loài cực độc như ong vò vẽ, ong đất, có loài ong tuy ít độc nhưng vẫn có thể gây ra sốc phản vệ cho người bị ong đốt dẫn đến tử vong tùy thuộc cơ địa mỗi người.
PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ NHỎ BỊ ONG ĐỐT?
Hầu hết ong đốt đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da nạn nhân, trừ ong vò vẽ. Vì vậy, khi trẻ bị ong đốt, người lớn cần tiến hành các bước sau:
♣ Kiểm tra vùng da bị ong đốt ở trẻ xem còn vòi chích của ong hay không, nếu có phải nhổvòi chích ra ngay. Tốt nhất là lấy vòi chích bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp kẹp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
♣ Dùng xà phòng và nước ấm để rửa sạch vùng da bị đốt.
♣ Cứ hai cho tới ba giờ lại chườm đá lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.
♣ Trẻ bị ong đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra lại.
♣ Với ít nốt đốt, trẻ có thể bôi các thuốc chống dị ứng ngoài da.
KHI NÀO CẦN ĐƯA TRẺ ĐẾN BỆNH VIỆN GẤP?
♠ Trẻ bị đốt vào các vùng mặt, cổ, miệng, họng;
♠ Trẻ có các biểu hiện khó chịu như: Đau nhiều, sưng nề nhiều vùng bị đốt, mẩn đỏ, khó thở, sốt;
♠ Khi có bất kỳ triệu chứng mới và tình hình của trẻ ngày càng xấu đi.
PHÒNG TRÁNH BỊ ONG ĐỐT CHO TRẺ
Cha mẹ có thể giúp con phòng tránh bị ong đốt bằng các biện pháp sau:
♦ Dạy trẻ tránh tiếp xúc với ong và không chọc phá tổ ong. Trẻ em là đối tượng thường bị ong đốt bởi tính tò mò, hay chọc tổ ong.
♦ Dạy trẻ đứng hoặc ngồi im và không cử động khi ong bay tới.
♦ Khi đi dã ngoại hay đi vào rừng, cần tránh cho trẻ mặc quần áo sặc sỡ hay dùng nước hoa có mùi thơm, ngọt, dễ thu hút ong.
♦ Thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà để phòng ngừa ong đến làm tổ.
Tiếp Thị Gia Đình
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Xử Trí Khi Bị Ong Đốt trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!