Đề Xuất 6/2023 # Cảm Nhận Âm Nhạc: Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) – Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau… # Top 15 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Cảm Nhận Âm Nhạc: Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) – Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau… # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cảm Nhận Âm Nhạc: Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) – Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau… mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ca khúc Diễm Xưa được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho một người con gái Huế tên là Ngô thị Bích Diễm. Hình ảnh dịu dàng, đài các của cô nữ sinh trường Đồng Khánh đi đi về về trên những con đường đầy lá thu bay của Huế, tạo nên cảm xúc cho người nhạc sĩ tài hoa, đã làm nên một bản nhạc tình hay nhất, nổi tiếng nhất của âm nhạc Việt Nam.

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa

Chiều nay còn mưa sao em không lại Nhỡ mai trong cơn đau vùi Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau Bước chân em xin về mau

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em nhớ những vết chim di Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Mưa thu của Huế bay từng hạt nhỏ lay phay, nhẹ nhàng mà ray rứt dài thêm nỗi nhớ ngóng chờ, của người nhạc sĩ tài hoa với người con gái ngày ngày đi qua con đường có hai hàng cây long não. Chờ em dưới cơn mưa, mưa vẫn bay bay trên tháp cổ hoàng thành xưa, cho diết da thêm nỗi buồn hoang sơ: “Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao”. Câu nhạc cũng là câu thơ đầy hình tượng: “dài tay em”, hay dài nỗi ngóng chờ của anh?

Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu…

Chỉ có mưa trên hàng lá nhỏ mới hiểu được tâm sự của người chờ đợi “ngồi ngóng những chuyến mưa qua”:

Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa…

Khung cảnh mưa bay trong lòng phố Huế đã làm bối cảnh cho chuyện tình càng thơ mộng trữ tình hơn, và cảm xúc của người nghệ sĩ càng thăng hoa hơn khi lắng nghe” trên bước chân em âm thầm lá đổ”. Như cả mùa thu xao xác theo bước chân em, cho hồn chợt không là giá buốt mà trở nên “xanh buốt”! Cho mình xót xa về một tình yêu chờ đợi mà chắc gì được viên mãn ở ngày mai?

Chiều nay còn mưa sao em không lại Nhỡ mai trong cơn đau vùi Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau Bước chân em xin về mau…

Mưa thường gợi nỗi buồn, nỗi cô đơn một mình càng buồn càng trống vắng hơn, cho nhạc sĩ tự hỏi sao “chiều nay còn mưa sao em không lại”. Và “sao em không lại” có khi chỉ là điều mong ước có nhau, làm sao cho được có nhau một khi “nhỡ mai trong cơn đau vùi”? Có khi chỉ là nỗi ước thầm “bước chân em xin về mau” để nỗi đau kia ngày mai không hằn lên bia đá quách thành, không hằn lên trái tim nghệ sĩ vốn mẫn cảm với hạnh phúc được yêu thương cũng như nỗi đau bị phụ bạc.

Mưa vẫn hay mưa cho đời biến động Làm sao em nhớ những vết chim di Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Để người phiêu lãng quên mình lãng du

Mưa làm cho lòng anh biển động hay cho đời biển động? Mai này biết em còn nhớ kỷ niệm kia sẽ như vết chim di? “Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng” tâm trạng trước mưa chợt biến đổi, không còn ở thực tại là mưa trên Huế nữa mà xin mưa hãy qua miền bao la hơn, cho lòng người bao dung hơn, để “người hát rong” phiêu lãng chợt quên mình lãng du trên cuộc đời này.

Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau.

Em không đến, mưa vẫn mưa cho cuộc đời và lòng người biển động. Một mình chờ em trong mưa, bia đá kia cũng đau huống chi là lòng người. Và sỏi đá vô tri ngày sau cũng cần có nhau huống chi là anh với em. Nhạc sĩ cho “bia đá” và “sỏi đá” cũng cần có tình yêu với nhau, đây cũng thông điệp gửi lại cho người đời, hãy yêu thương nhau hơn từ bây giờ cho đến mai sau.

Nhạc phẩm Diễm Xưa, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết cho mối tình đầu của mình, lồng trong không gian trầm mặc mộng mơ của Huế. Đã để lại cho đời một tuyệt phẩm đẹp từ tình ý đến giai điệu và ca từ đầy chất thơ quyện trong không khí lãng đãng huyền hoặc của Huế đầu thập niên 1960, những ngày Diễm còn Xưa

Bài: TRƯƠNG ĐÌNH TUẤN (Ghi rõ nguồn chúng tôi khi copy bài viết)

Những “Bóng Hồng” Trong Âm Nhạc Trịnh ” Đô Thị &Amp; Phát Triển

Hơn một thập kỷ đã trôi đi. Thời gian đủ dài để chúng ta quên đi mọi thứ nhưng đối với những người yêu mến Trịnh Công Sơn, những sáng tác ngày ấy vẫn còn nguyên vẹn và quyến rũ. Âm nhạc của ông đã vượt thời gian và không gian. Một lần, Trịnh Công Sơn nói, có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ. Với hơn 600 nhạc phẩm, Trịnh Công Sơn đã dành hết cuộc đời của mình cho tình yêu, quê hương và thân phận. Qua tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly, nhiều bài hát của ông đã trở thành nổi tiếng, được công chúng biết nhiều với những giai điệu da diết về những kỷ niệm đầy nhớ thương. Diễm xưa

Mối tình học trò, có lẽ đơn phương, kéo dài từ khi Trịnh Công Sơn còn ở Huế cho đến khi ông vào Sài Gòn học. Cha mẹ Diễm khó, thậm chí không thích Sơn. Thế nhưng Sơn cứ đeo đuổi hình bóng Diễm, bởi Diễm chưa có biểu hiện nào xa lánh và cũng không có lời lẽ cự tuyệt tình yêu của Sơn.

Mùa mưa ở Huế dai dẳng và lê thê. Ông cứ lang thang qua những lăng tẩm, đền đài cổ xưa:

“Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu…”

Diễm thi đậu Tú Tài vào Sài Gòn học Văn Khoa. Sơn trượt về lại Huế, bỏ ngang việc học vì gia đình lâm vào cảnh sa sút. Buồn & tự ái, Trịnh Công Sơn không liên lạc với Diễm nữa. Có lẽ vì vậy, Diễm cũng lơ luôn. Dấu chân xưa nhạt nhòa để lại cho Sơn những ngày tháng đầy xót xa, hoài niệm:

“…Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua Trên bước chân em âm thầm lá đổ Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa…”

Diễm đâu biết, Sơn đang đau khổ. Ông cố nén mọi đớn đau trong im lặng. Nhớ nhung dày vò Sơn từng đêm. “Diễm Xưa” ra đời để vơi bớt nỗi niềm trong lòng:

“…Chiều nay còn mưa sao em không lại Nhỡ mai trong cơn đau vùi Làm sao có nhau, hằn lên nỗi đau Bước chân em xin về mau…”

Viết xong ca khúc, lòng Sơn thanh thản. Ông cảm thấy vơi đi rất nhiều nỗi nhớ và tình yêu. Trong lòng Sơn chỉ còn một chút tình mong manh như sương khói, không còn nồng nàn, mãnh liệt như trước. Tình yêu ấy giờ đã quá xa xăm, để Sơn phiêu lãng vào miền lãng du:

“…Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em nhớ những vết chim di xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Để người phiêu lãng quên mình lãng du…”

Một dịp, Trịnh Công Sơn vào Sài Gòn, tìm đến cư xá nơi Diễm đang nội trú với ý định tặng nàng bản nhạc để làm kỷ niệm một thời. Không gặp được Diễm, ông nhờ mấy cô bạn gái đang đứng ngoài cổng trao lại giùm. Khi quay lưng đi được một quãng, ông nghe tiếng Diễm từ trên “ban công” gọi theo:

– Anh Sơn! Anh Sơn! Anh Sơn ơi!

Nhưng Trịnh Công Sơn không ngoái nhìn lại, cúi đầu đi thẳng. Tiếng gọi vẫn còn văng vẳng sau lưng mãi đến giờ. Kể từ ngày ấy, Trịnh Công Sơn tự nhủ lòng, sẽ không bao giờ tìm gặp lại Diễm nữa.

Trời cứ mưa. Ngòai kia biển vẫn động. Diễm làm sao biết bia đá không đau ? Và Diễm có bao giờ nghĩ rằng, sỏi đá cũng có ngày cần có nhau:

“…Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”. Cuối cùng cho một tình yêu

Đại học Văn khoa Huế ngày ấy có nữ sinh viên Trần Thị Nh. H. Cô không nằm trong danh sách người đẹp nhưng hay mặc áo dài tím. Với dáng đi mềm mại, hát hay, H được nhiều người mến mộ. Trong những người theo đuổi đó, có họa sĩ Trịnh Cung (bạn thân của Trịnh Công Sơn), người đang học Mỹ thuật Huế, rất say mê Nh. H.

Nhiều người nói, vì yêu Nh.H nên Trịnh Cung làm thơ. Và ông cũng đã thú nhận tình cảm đơn phương đó. Điều oái ăm, cho đến nay, Nh. H. đã có cháu nội, ngoại nhưng vẫn chưa biết “Cuối cùng cho một tình yêu” là bài thơ của Trịnh Cung viết cho chính mình.

Tuy nhiên, sau này Trịnh Cung lại hoài niệm, “Cuối cùng cho một tình yêu” là nỗi niềm của ông khi ra Huế. Thời đó, nữ sinh Ðồng Khánh tan trường như những cánh bướm bên bờ sông Hương. Nhìn họ, Trịnh Cung cảm thấy lạc lõng vô cùng vì chẳng bao giờ nói chuyện được với ai bởi phong cách Huế rất riêng và kín đáo. Ông chỉ biết đi theo, ngắm nhìn, mơ mộng rồi làm thơ. Hình ảnh cô gái Huế được Trịnh Cung hư cấu thành một chuyện tình.

Bài thơ “Cuối cùng cho một tình yêu” của Trịnh Cung được Trịnh Công Sơn phổ nhạc vào năm 1958 đã đạt đến đỉnh sầu với một giai điệu đẹp, thanh thoát:

“Ừ thôi em về Chiều mưa giông tới Bây giờ anh vui Hai bàn tay đói…”

Ừ, thôi em về. Đó là sự thả trôi, buông rời trong buồn tủi. Vết hằn thời gian. Quá khứ có nhau, tương lai không còn nữa. Chiều mưa giông đã làm trôi đi những kỷ niệm, dấu chân xưa rồi cũng nhạt nhòa.

Trịnh Cung nói, ừ thôi em về. Nhưng em về rồi, thì sao? Em về rồi, bàn tay lại đói. Em đi khỏi, em đâu còn trong vòng tay nữa. Mà dường như em đâu có bao giờ trong vòng tay đâu? Bàn tay của Trịnh Cung luôn đói khát vì một bóng hình. Ông cứ mãi đi theo sau những chiều tan trường, để rồi “hai bàn chân mỏi” cho “tình yêu xứ này”:

B ây giờ anh vui

Hai bàn chân mỏi Thời gian nơi đây Bây giờ anh vui Một linh hồn rỗi Tình yêu xứ này

Ai cũng như vậy, một lần yêu thương là một đời bão nổi. Và như thế, lời giã từ trên vừa hé trên đôi môi, sầu anh đã xuống đầy khi bầu trời đang vần vũ cơn mưa giông đầu mùa:

Một lần yêu thương Một đời bão nổi Giã từ giã từ Chiều mưa giông tới

Trịnh Công Sơn gần như giữ nguyên bài thơ và chỉ chỉnh lại câu thơ cuối cùng “Lời ca anh nhỏ, nổi buồn hôm nay” của Trịnh Cung trở thành “Lời ca anh nhỏ, nỗi lòng anh đây” đầy luyến tiếc:

Sầu thôi xuống đầy Làm sao em nhớ Mưa ngoài song bay Lời ca anh nhỏ Nỗi lòng anh đây”

Sau này, Khánh Ly kể, ca khúc “Cuối cùng cho một tình yêu” khởi nguồn từ một đêm buồn và tan tác. Trịnh Cung và Trịnh Công Sơn gặp nhau tại Huế và sống chung trong một căn gác nhỏ. Lúc đó, Cung khoảng 19 và Sơn chỉ 18 tuổi. Họ chơi với nhau vì cùng tâm hồn thi ca khi Trịnh Cung chưa hề là một họa sĩ. Một đêm khuya, trong căn phòng nhỏ, Trịnh Cung vừa khóc, vừa đốt từng bài thơ mà ông đã dành hết những tình cảm thân thương nhất cho Nh.H. Trịnh Công Sơn thức giấc, choàng tỉnh dậy và giữ lại được một bài thơ ở trang cuối. Đó là “Cuối cùng cho một tình yêu”.

Thế nhưng, Trịnh Cung tâm sự, bài thơ viết vào năm 1958, Trịnh Công Sơn phổ nhạc ngay trong năm đó. Đến 1963 (5 năm sau đó), ông mới đốt thơ. Vì sao Trịnh Cung phải đốt thơ ? Ông cho biết, ông đốt thơ vì một thái độ. Trịnh Cung không muốn dính líu đến thơ ca để có thời gian tập trung cho hội họa, một lĩnh vực mà ông rất mê say. Chính vì thế, ông đã hủy bỏ thi ca kể từ ngày ấy.

Có lẽ Khánh Ly đã nghe Trịnh Công Sơn hư cấu thành một chuyện tình để “Cuối cùng cho một tình yêu” trở nên hấp dẫn hơn chăng ?

Năm 1990, nữ tiếp viên hàng không Trần Vân Anh đến từ TP HCM đã gây “choáng ngợp” tại cuộc thi hoa hậu Việt Nam với chiều cao 1m70. Lúc bấy giờ, người đăng quang ngôi vị hoa hậu là Nguyễn Diệu Hoa (Hà Nội) chỉ cao 1m58 và á hậu 2 Trần Thu Hằng cao 1m60.

Trịnh Công Sơn bị “sét đánh” ngay lập tức.

Theo lời các thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi, Sơn “mê mẩn” Trần Vân Anh ngay từ cái nhìn đầu tiên. Ông trầm trồ: “Đẹp quá!”. Bởi vậy, công chúng không có gì bất ngờ khi sau cuộc thi một thời gian ngắn, dư luận rộ lên lời đồn đoán về mối quan hệ thắm thiết của nhạc sĩ họ Trịnh với nữ tiếp viên hàng không này.

Có lẽ, Vân Anh được cho là bóng hồng gợi cảm hứng cho nỗi buồn trong những ca từ đầy day dứt, tiếc nuối của ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng !”:

“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng…”

Trịnh Công Sơn nói: “Hôm ấy, giữa phòng triển lãm tranh, có người con gái tha thướt trong chiếc áo lụa màu ve chai. Một thoáng ngỡ ngàng bởi Trịnh Công Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy tỏa sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó đã thực sự bùng cháy’.

Thế rồi, căn nhà của Trịnh Công Sơn ở 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP HCM thêm một giai nhân. Không gian, thời gian ở đó như dừng lại, tình tứ và rộn ràng. Anh em, bạn bè rất mừng khi hay tin con người suốt mười mấy năm chưa lấy vợ, nay sắp sửa bước vào vườn địa đàng của trần gian. Vân Anh nhỏ hơn Trịnh Công Sơn 30 tuổi.

Kể từ đó, mỗi sáng, Sơn thường ngồi uống một chút gì ở quán cà phê 81 – Trần Quốc Thảo cùng bạn bè. Câu chuyện tùy hứng, lúc chuyện đời, chuyện người, có khi là chuyện tiếu lâm nhưng ít trò chuyện về âm nhạc. Trong ông đang có niềm hạnh phúc thật thanh thản, thật nhẹ nhàng.

Lúc bấy giờ, ông còn mẹ. Bà thương và rất cưng hai người. Bà cũng mong có cháu nội. Đây cũng là lúc ông có dự định cưới vợ mãnh liệt nhất bởi trong ông, tình yêu đang là thác đổ.

Thế nhưng khi hôn lễ đã chuẩn bị gần xong, hạnh phúc bị tan vỡ vào phút cuối. Căn phòng đầy ắp cây cọ, bức tranh, sách vở, đàn và rượu đã không còn bóng dáng thanh thanh, dong dỏng của người tình.

Vân Anh ra đi và dường như mất hút.

Bên cạnh nguồn cơn cho rằng, tất cả nguyên nhân xuất phát từ chuyện Trịnh Công Sơn quá “nghệ sĩ”, có những hoài nghi nhắm vào Trần Vân Anh. Rằng, người đẹp đã “lái” hôn nhân sang hướng khác bởi một sự cố nào đó khiến vị hôn phu tương lai rơi vào tuyệt vọng.

Cho đến nay, giai thoại này vẫn tồn tại nhiều “dị bản”.

Phải đến hai năm sau đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới nguôi ngoai khi gặp “cô bống” ca sĩ Hồng Nhung sau này.

Cả nhà, bạn bè biết ông buồn lắm. Nỗi buồn không chùng xuống vực sâu mà bay vút lên thành ca khúc “Tôi ơi đừng tuyệt vọng” với ca từ quá đỗi day dứt:

“Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng Em là tôi và tôi cũng là em…”

Trịnh Công Sơn hoang mang, đau đớn khi khi “lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông”. Ông ngồi đó, nhìn nắng tàn phai như một nỗi đời riêng. Với người tình, ông vẫn độ lượng:

“…Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh…”

Chỉ tiếc cho cuộc tình vừa bay đi rồi rơi xuống vực thẳm:

“…Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm..”

Cách đây vài hôm, “em là tôi và tôi cũng là em’. Sao giờ đây,”tôi là ai, là ai, là ai ?” giữa cuộc đời này. Cõi thiên thu, có lẽ ông vẫn đau đáu về một cuộc tình vừa chớm đã vội tan.

“…Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ Tôi là ai mà còn trần gian thế Tôi là ai, là ai, là ai? Mà yêu quá đời này.”

Và giờ đây, 26 năm trôi qua, trong một góc khuất nào đó, hạnh phúc bên chồng con, Trần Vân Anh ngày ấy có còn nhớ đến một giai điệu, một khuôn mặt hay một dáng hình ký ức:

“…Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm”

Cho dù thế nào đi nữa, những cuộc tình của Trịnh Công Sơn chỉ là kỷ niệm. Cho đến cuối đời, Trịnh Công Sơn vẫn không thể nào quên. Và đối với công chúng, đó là câu chuyện đẹp và buồn như chính tình ca của ông. Người ta vẫn hát, vẫn sống với nó như một phần không thể thiếu được trong những cuộc tình lãng mạn, đầy tiếc nuối.

VĂN KHOA

ĐT&PT SỐ 65/2017

Cảm Xúc Âm Nhạc: Quên Cách Yêu Một Người

Quên cách yêu – Lương Bích Hữu

Em đã quen với việc chịu đau khổ, quen với việc phải chờ đợi, quen với việc phải mong nhớ nhưng mãi mãi không thể quen với việc một người mình yêu thương nhất giờ bỗng dưng thành người xa lạ. Cứ tưởng rằng duyên phận tới thì có thể yên tâm, tưởng rằng có một người bảo vệ thì sẽ giữ chặt được người ấy, tưởng rằng cả hai bên đều chịu thương tổn thì có thể lay động được trời xanh. Tưởng rằng dũng cảm là có thể quên được, nhưng em sai rồi. Em hoàn toàn sai rồi. Điều em sợ nhất không phải là không có người khác yêu thương em, mà điều em sợ nhất là không dứt bỏ được tấm chân tình đã yêu anh để mà đến bên người khác. Em chưa từng giận anh bỏ em mà đi, nhưng chưa bao giờ em thấy đau lòng thế này.

Em đã từng nghĩ mình sẽ không bao giờ hết yêu anh. Vì còn yêu anh nên em không muốn nhớ điều gì, không muốn nhớ đến quá khứ, không còn muốn nhớ từng thói quen của anh, từng nét mặt của anh mà dù có nhắm mắt em vẫn tưởng tượng ra được. Anh biết cái cảm giác khi mà thiết tha quá nhiều với những điều đã cũ không? Tức là vào một ngày trời lạnh, quàng khăn thật kín để gió không lùa qua được kẽ tóc, nhưng khi đến một quán quen, bất giác gọi hai tách trà nóng như ngày xưa vẫn thế, anh hiểu cảm giác lúc ấy là như thế nào không? Là từng ký ức cứ nhào về hiện tại, là từng cái nắm tay thật chặt, vòng ôm thặt chặt, con đường quen, hàng cây cổ thụ,… tất cả đều bóp nghẹt đến nỗi em không còn dám thở mạnh.

Mỗi ngày em đều cảm thấy sự bất lực của bản thân, là em đã thất bại, là em không níu kéo được, là em không đủ yêu thương hay là do anh muốn buông tay? Em cứ sống mãi trong hồi ức của chúng ta, em sợ nếu em quên đi quá lâu thì chúng sẽ trở nên cũ kỹ. Cứ từng ngày như thế trôi qua, nhiều lúc em muốn buông xuôi tất cả để mà thành thật yêu một người khác. Nhưng rồi em lại thấy có lỗi với họ, mắc nợ họ bởi em nhìn đâu cũng chỉ thấy hình bóng anh…

Từ đó em không còn cười, em lạnh lùng, em chẳng buồn, em không vui Học cách quên anh theo thời gian trôi cũng đã quên anh rồi Nhưng rồi trái tim em giờ đây chẳng thể yêu ai Quên được anh, em cũng quên cách để em yêu một người…

Em thờ ơ với tất cả. Em thấy mình không còn là cô bé nhí nhảnh, vui tính, hay cười ngày xưa. Em giờ thấy em thật xấu xí và khó tính. Em luôn tạo khoảng cách với những người muốn ngỏ ý tán tỉnh, yêu thương mình. Nỗi sợ vấp ngã thêm một lần còn nặng nề hơn đơn độc. Rồi em biết tình yêu dành cho anh cũng vơi đi, rồi những nhạt nhòa xưa kia cũng không còn ở lại, rồi tình yêu rốt cuộc chỉ như một cái chớp mắt rồi rơi vào hư không. Mọi thứ đều tan biến giữa mênh mông biển người.

Nhưng để rút ruột tâm can mà yêu một người, em phải bắt đầu từ đâu?

Phương Pháp Siêu Âm Kiểm Tra Sỏi Thận, Sỏi Đường Tiết Niệu Và Phẫu Thuật Laser Tán Sỏi Ngược Dòng

Hiện nay, bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm như Việt Nam, thường hình thành khi nước tiểu bị lắng cặn, khiến các khoáng chất kết dính lại với nhau.

Tại Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương, siêu âm kiểm tra sỏi thận, sỏi tiết niệu hiện là dịch vụ phổ biến và được nhiều khách hàng lựa chọn, trở thành một bước thăm khám sức khỏe định kỳ của nhiều người, nhằm phát hiện sớm tình trạng sỏi thận, sỏi tiết niệu, vốn là bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. 

SỎI THẬN, SỎI TIẾT NIỆU LÀ GÌ?

Sỏi thận, sỏi tiết niệu hiện có tỷ lệ mắc cao nhất trong các bệnh lý của đường tiết niệu. Đây là tình trạng lắng đọng những chất khoáng trong thận, đường tiết niệu, lâu ngày kết tạo thành sỏi. Tùy từng thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà các viên sỏi có kích thước khác nhau.

NGUYÊN NHÂN

Uống nước không đủ dẫn đến tình trạng nước tiểu bị cô đặc, nồng độ các tinh thể bão hòa trong nước tiểu.

Dị dạng bẩm sinh hoặc do nước tiểu không thể thoát ra bị tích trữ lại lâu dần tạo thành sỏi.

Người bệnh bị phì đại tiền liệt tuyến, u xơ, túi thừa trong bàng quang làm cho nước tiểu bị đọng lại ở khe kẽ.

Nằm một chỗ một thời gian dài.

Nhiễm trùng vùng sinh dục tái đi tái lại.

Chế độ ăn uống chưa khoa học, sử dụng nhiều oxalate, canxi, dùng lâu dài một số loại thuốc như acetazolamide, thuốc lợi tiểu quai, thiazide, glucocorticoids, theophyline, vitamin D, vitamin C…

TRIỆU CHỨNG

Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới

Đau khi đi tiểu

Tiểu ra máu

Tiểu dắt, tiểu són

Cảm giác buồn nôn và nôn

Cảm giác sốt và ớn lạnh

Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể gặp phổ biến ở nhiều căn bệnh khác như viêm nhiễm đường tiết niệu, viêm âm đạo… và dễ gây nhầm lẫn. Bác sĩ không thể đánh giá và cho ra kết quả chính xác dựa trên triệu chứng của người bệnh mà còn cần phải làm thêm các kỹ thuật và các xét nghiệm chuyên sâu như: siêu âm, chụp x-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT). Trong đó, siêu âm là một trong những phương pháp hỗ trợ kiểm tra sỏi thận, sỏi tiết niệu chính xác, nhanh chóng. 

ƯU ĐIỂM CỦA VIỆC SIÊU ÂM KIỂM TRA SỎI THẬN, SỎI TIẾT NIỆU

Siêu âm là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn phổ biến hiện nay. Nó ứng dụng sự phản hồi của sóng âm thanh trên vật chất để vẽ nên hình ảnh của sự vật. Trên màn ảnh, sỏi sẽ hiện ra như một vật cản âm (bóng sáng). Thao tác thực hiện đơn giản nên rất hữu ích khi thực hiện cho trẻ em hay những bệnh nhân kém hợp tác.

Quan sát hình ảnh siêu âm, bác sĩ có thể xác định được:  

» Đo kích thước, số lượng sỏi cản âm ở thận, niệu quản nếu có.  

» Xác định kích thước thận.

» Xác định được độ giãn của đài bể thận.

» Xác định độ dày mỏng của nhu mô thận.

Việc siêu âm kiểm tra sỏi thận sẽ nhằm phát hiện sớm, đánh giá đúng tình trạng sỏi thận. Từ đó, điều trị kịp thời, đúng phương pháp giúp hạn chế những biến chứng do sỏi thận. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

TÁN SỎI BẰNG LASER – CUỘC CÁCH MẠNG TRONG ĐIỀU TRỊ SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

Tán sỏi bằng laser là phương pháp dùng tia laser để “bắn phá” làm vỡ sỏi thành những viên rất nhỏ, từ đó sỏi sẽ được lấy ra ngoài.

Nội soi tán sỏi niệu quản ngược dòng sử dụng laser áp dụng được cho sỏi niệu quản ở mọi vị trí, mọi kích thước và không tạo ra bất kỳ vết mổ nào vì ống soi niệu quản được đưa từ niệu đạo vào bàng quang để bắn phá sỏi. Chính vì được thực hiện theo đường dẫn nước tiểu tự nhiên của cơ thể nên phương pháp này áp dụng cho sỏi niệu quản không có vết mổ.

ƯU ĐIỂM

Có thể tán được tất cả các loại sỏi, tán được những viên sỏi có kích thước lớn, không gây tổn thương niệu quản (kể cả sỏi san hô).

Thời gian tán sỏi trung bình chỉ 50 phút

Thời gian nằm viện ngắn (trung bình là 2 ngày)

Người bệnh có thể ăn nhẹ sau 3-6 tiếng và ra viện sau khoảng 12-24h theo dõi…

Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương áp dụng chính sách thanh toán theo Bảo hiểm Y tế và liên kết với các hãng bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường. Khách hàng được hưởng tối đa quyền lợi theo đúng quy định.

Đặc biệt, người bệnh sẽ được tư vấn và điều trị trực tiếp bởi bác sĩ có chuyên môn cao và tay nghề giỏi: TS. BS. Trần Văn Đáng (Nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Bình Dương; Nguyên Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Dương; Trưởng khoa Ngoại-GMHS Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương)

Nhân dịp Lễ 30/4 – 1/5, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương tổ chức chương trình “ Tầm soát sỏi thận ” giúp bệnh nhân được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tư vấn cách phòng chống sỏi thận, lối sống hợp lý và phác đồ điều trị hợp lý. Trong chương trình này, Quý Khách hàng sẽ được thăm khám trực tiếp bởi chúng tôi Nguyễn Thị Lệ (Chuyên khoa Thận – Tiết niệu – Nam khoa, Bệnh viện Y Dược chúng tôi vào thứ 3,6,7 hàng tuần. Khi tham gia chương trình và đăng ký thực hiện Siêu âm Sỏi thận, Quý Khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi kèm theo như:

» Miễn phí công khám

» Tặng kiểm tra xét nghiệm Đái tháo đường Glucose (XN Mao mạch máu tại giường)

» Giảm 10% các dịch vụ khác: CT, MRI

» Giảm 30% chi phí phẫu thuật tán sỏi bằng Laser

» Giảm 50% chi phí tán sỏi ngoài cơ thể

Để đặt lịch khám và tư vấn thêm, Quý Khách hàng vui lòng gọi qua SĐT: 0919. 668. 738 hoặc Inbox vào Fanpage: chúng tôi của Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cảm Nhận Âm Nhạc: Diễm Xưa (Trịnh Công Sơn) – Ngày Sau Sỏi Đá Cũng Cần Có Nhau… trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!