Đề Xuất 3/2023 # Câu Chuyện Về Bí Quyết Thành Công Của Kfc # Top 7 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Câu Chuyện Về Bí Quyết Thành Công Của Kfc # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Chuyện Về Bí Quyết Thành Công Của Kfc mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Câu chuyện về bí quyết thành công của KFC

Câu chuyện KFC khởi đầu bằng một giấc mơ của một người đáng kính: Ông Harland Sanders, sinh ngày 9/9/1890 tại Henryville, bang Indiana – Mỹ và mất ngày 16/12/1980.

Ngay từ thuở nhỏ, ông đã có năng khiếu nấu ăn và có thể nấu được rất nhiều món đặc trưng của vùng. Chính vì niềm đam mê nấu ăn nên ông luôn luôn thử nghiệm, tìm tòi nhiều hỗn hợp gia vị khác nhau và ông đã tạo ra món Gà Rán Kentucky thật độc đáo như ngày nay.

Vào thập niên 30, Sanders khởi đầu sự nghiệp bằng việc chế biến gà rán phục vụ cho hành khách dừng chân ở trạm xăng nơi ông đang làm việc tại Corbin, bang Kentucky. Danh tiếng của ông được biết đến kể từ khi ông tìm ra cách để kết hợp 10 loại thảo mộc và gia vị với bột dùng để trộn gà trước khi chiên. Năm 1935, để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghệ thuật ẩm thực của bang Kentucky, Thống đốc bang đã phong tặng ông tước hiệu “Kentucky Colonel” – Đại tá danh dự bang Kentucky.

Một ngày Chủ nhật của năm 1939, trong khi chuẩn bị món gà rán cho thực khách, ông đã thêm vào loại gia vị thứ 11. Và như ông thường nói: “Với loại gia vị thứ 11 đó, tôi đã được dùng miếng gà rán ngon nhất từ trước đến nay”.

Thập niên 50, Đại tá Sanders đi khắp nước Mỹ và Canada để cấp quyền kinh doanh món gà rán độc đáo của mình cho các nhà hàng.

Ngày nay, mặc dù ông không còn nữa, nhưng triết lý về sự chăm chỉ và sự hoàn hảo trong phục vụ khách hàng của ông sẽ luôn là một phần quan trọng trong truyền thống của KFC. Và món gà rán chế biến từ thịt gà ngon và tươi nhất được trộn với 11 loại thảo mộc, gia vị cho ra loại Gà rán Kentucky độc đáo với vỏ bột vàng rộm, hương vị thơm ngon mà chỉ có KFC mới làm được.

Vài nét về sự phát triển của KFC

Nguồn: KFC Việt Nam

Câu Chuyện Về Bí Quyết Kinh Doanh Thành Công Ẩn Chứa Bài Học Đắt Giá

1. Câu chuyện bí quyết kinh doanh thành công 1: Người ăn xin mù

Một người ăn xin mù ngồi lặng lẽ ở góc phố, trước mặt là chiếc hộp rỗng và một tấm bìa ghi vài dòng ngắn ngủi: “Tôi bị mù. Làm ơn giúp tôi.” Tuy nhiên, dù người qua đường không ít nhưng không có ai dừng lại.

Thông điệp trên tấm bìa đã được thay đổi

Phát hiện từ đó không ngừng có người dừng lại, qua vài lần, người ăn xin liền nhờ người vừa bỏ tiền vào hộp giải thích điều ghi trên tấm bìa. Người này trả lời: “Trên đó viết ‘Hôm nay là một ngày đẹp. Bạn có thể nhìn thấy, tôi thì không’.”

2. Câu chuyện bí quyết kinh doanh thành công 2: Người bán sữa bò rong

Một vị khách trên đường đi làm nhìn thấy cậu bé bán sữa bò rong đã lại gần hỏi giá và được trả lời: “3 đồng 1 chai, 3 chai 10 đồng.”

Vị khách nọ nghe xong liền mở ví, lấy ra 3 đồng mua 1 chai và lặp lại liên tục 3 lần. Mãi đến lúc đã trả tiền và cất chai sữa thứ 3 vào túi, ông ta mới đắc ý cười và nói với cậu bé trước lúc rời đi: “Nhóc tính toán sai rồi, tôi chỉ cần dùng đến 9 đồng đã có thể mua 3 chai sữa đấy thôi”. Cậu bé bán sữa chỉ im lặng.

Đến khi khách đã đi mất, cậu mới vui vẻ nghĩ: “Thật kỳ diệu! Từ khi áp dụng mức giá mới, rõ ràng đa số mọi người đều mua 3 chai sữa”.

Câu chuyện đem lại một bí quyết kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp là nắm vững tâm lý khách hàng. Từ đây, bạn có thể đề ra phương thức bán hàng có lợi.

3. Câu chuyện bí quyết kinh doanh thành công 3: Người bán gà quay

Người bán gà quay trong một cửa hàng đã có một ngày làm việc vô cùng thành công khi mang con gà cuối cùng lên cân và thông báo với khách hàng: “Giá của con gà này là 6,32 USD”.

Người bán chỉ còn một con gà cuối cùng

Vị khách hài lòng với mức giá nhưng vẫn đề nghị được xem một con gà to hơn.

Người bán liền mang gà vào bếp đứng một lúc rồi trở ra với vẻ mặt e ngại: “Con này nặng hơn nhưng phải có giá 6,58 USD”. Anh ta chắc mẩm vị khách sẽ trả giá nhưng không ngờ cô cuối cùng quyết định lấy “cả hai” con gà.

Câu chuyện đã mang đến bí quyết kinh doanh buôn bán quan trọng: không được lừa dối khách hàng. Đó là bởi bạn sẽ không bao giờ đoán trước được hậu quả có thể xảy ra.

XEM THÊM: ĐẾ CHẾ THOMAS COOK SỤP ĐỔ VÀ BÀI HỌC ĐẮT GIÁ CHO NGÀNH DU LỊCH

Người đàn ông cuối cùng phải thay đổi quyết định

4. Câu chuyện bí quyết kinh doanh thành công 4: Mua bát đĩa

Một cặp vợ chồng cùng nhau đi trung tâm thương mại. Trong khi người vợ vô cùng yêu thích một bộ bát đĩa tinh xảo, người chồng phàn nàn về mức giá “trên trời” và tỏ ra không muốn bỏ tiền.

Nhân viên bán hàng thấy vậy lập tức mỉm cười tiến đến nói nhỏ với người chồng. Ngay sau đó, ông ta vui vẻ mua hàng và cùng vợ rời đi.

Nhân viên tập sự tò mò đến hỏi, người bán hàng liền nhún vai: “Tôi chỉ gợi ý rằng bộ đồ ăn giá đó mới khiến người vợ không nỡ để anh ta rửa.”

Trong câu chuyện, người bán hàng đã nắm được bí quyết kinh doanh thành công khi biết cách quan sát, tác động vào tâm lý để thay đổi hành động của một khách hàng khó tính.

5. Câu chuyện bí quyết kinh doanh thành công 5: Kinh doanh giày

Rất lâu về trước, có hai nhân viên đồng thời được một công ty sản xuất giày thuê để nghiên cứu và báo cáo về tiềm năng thị trường châu Phi. Tuy nhiên, kết quả nhận được không giống nhau.

Người thứ nhất nhận định: “Không ai mang giày – thị trường không tiềm năng”.

Người thứ hai tổng kết: “Không ai mang giày – tiềm năng thị trường lớn”.

Thực ra không có nhân viên nào sai. Chỉ là họ cần hiểu bí quyết kinh doanh thành công đến từ việc nhận ra đồng thời cả điểm mạnh, yếu của vấn đề để tận dụng triệt để những gì đang có.

Mỗi câu chuyện trên đều ẩn chứa những bài học đắt giá là bí quyết kinh doanh thành công mà người kinh doanh cần học hỏi. Hãy dành thời gian tìm hiểu rõ mấu chốt từng bí quyết để được trợ giúp nhanh chóng chạm tay tới ước mơ.

Theo: Nga Nguyễn

Kfc Và 3 Câu Chuyện Về Số 1 Để Hoạt Động Kinh Doanh Hiệu Quả

Sản phẩm gốc của KFC là những miếng gà rán truyền thống Original Recipe, được khám phá bởi Sanders với “Công thức với 11 loại thảo mộc và gia vị”. Công thức đó đến nay vẫn là một bí mật thương mại. Những phần gà lớn sẽ được phục vụ trong một chiếc “xô gà”, đã trở thành một điểm nhấn đặc biệt của nhà hàng kể từ khi giới thiệu lần đầu tiên bởi Pete Harman năm 1957.

Ý tưởng kinh doanh khi ấy của Harland Sanders là sự thay đổi trong gia vị mà ông sử dụng trong chế biến, nhưng đã mang lại thành công và sự khác biệt trong chuỗi hàng kinh doanh thực phẩm ăn nhanh lúc đó ở Mỹ. Sự thành công này được đánh giá cao từ ý tưởng kinh doanh.

Trong mọi loại hình kinh doanh thì ý tưởng kinh doanh là phần quan trọng nhất.

Chris Dixon, triệu phú eBay, founder của Andreessen Horowitz, một công ty đầu tư mạo hiểm chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp cho rằng: những công ty tiềm năng nhất là khi họ có những ý tưởng kinh doanh điên rồ nhất. “Một ví dụ điển hình là Google. Không phải bàn cải về mức độ thành công và lớn mạnh của Google với doanh thu hàng chục tỉ đô la mỗi năm . Nhưng hãy nhớ lại thời kì công ty này mới được thành lập, những doanh nghiệp khác như Yahoo (lúc đó là một công ty cực kỳ lớn) lại cho rằng, ý tưởng về một công cụ tìm kiếm là một thất bại. Yahoo cho rằng dịch vụ này gây khó chịu cho người sử dụng.” Cho đến thời điểm này, mọi thứ lại chứng minh rằng nhận định của Yahoo mới là một “thất bại”. Như thế này và vô số những trường hợp khác khi những ý tưởng kinh doanh được cho là có vấn đề, điên rồ,… khi bước ra thị trường lại lớn nhanh như vũ bão thậm chí trở thành những người khổng lồ như google chẳng hạn, vậy làm thế nào để có thể nhận biết một ý tưởng kinh doanh độc đáo? Theo Dixon, một ý tưởng kinh doanh độc đáo sẽ có 3 đặc điểm sau:

Thứ nhất, ý tưởng kinh doanh đó sẽ bị bác bỏ bởi vì nó nghe có vẻ điên rồ hoặc sản phẩm, dịch vụ đó thuộc một gói sản phẩm dịch vụ lớn của một doanh nghiệp khác.

Thứ hai, ý tưởng kinh doanh không được đánh giá cao vì nó được thực hiện bởi những người đam mê nó chứ không phải là định kinh doanh nó – VD như Steve Job khởi nghiệp từ Homebrew PC club.

Thứ ba, ý tưởng kinh doanh độc đáo vô tình bị đánh giá nhầm là một ý tưởng tồi vì nó đi ngược lại với chuẩn mực xã hội.

Tuy nhiên những ý tưởng kinh doanh độc đáo chưa chắc sẽ mang lại kết quả như mong đợi vì có ý tưởng kinh doanh tưởng như điên rồ khi những người nghe đều không chấp nhận nó thì thị trường cũng không chấp nhận nó.

100 CỔ PHIẾU CHO LẦN ĐẦU TIÊN THAM GIA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MỸ

100 cổ phần đầu tiên được Harland Sanders mua năm 1969 khi lần đầu tiền tham gia thị trường chứng khoán New York. Tuy thành công của KFC không thu được nhiều từ việc tham gia chứng khoán của Harland Sanders, nhưng bước đi này của ông là cần thiết cho một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động như Mỹ.

Các chuyên gia đánh giá bước đi này của Sanders dựa theo các yếu tố rủi ro và lợi nhuận. Sanders chấp nhận một số rủi ro như rủi ro do tính thanh khoản, rủi ro từ thông tin, rủi ro từ chất lượng và quy định của Công ty môi giới chứng khoán như về call margin, kí qũy,…

Đổi lại Sanders đã nhận được lợi từ những đợt giảm giá chứng khoán như hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá khi công ty tăng trưởng tốt, giá cổ phiếu thường sẽ tăng cao và kéo theo là đem lại lợi nhuận từ chênh lệch giá cho những ai nắm cổ phiếu công ty, nhận cổ tức hàng năm, luôn có cơ hội trên thị trường.

Hoạt động trên thị trường chứng khoán mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nhưng đó là hoạt động cần thiết cho một doanh nghiệp vì để phát triển được thì thương hiệu doanh nghiệp không chỉ ở trên thị trường hàng hóa, mà còn ở trên thị trường chứng khoán.

CỬA HÀNG ĐẦU TIÊN Ở NHẬT BẢN LÀ CỬA HÀNG THỨ 1000 TRONG CHUỖI CỬA HÀNG KFC

Vào năm 1992, cửa hàng KFC đầu tiên ở Nhật Bản được khai trương đánh dấu con số cửa hàng thứ 1000 trong chuỗi cửa hàng của KFC.

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có quyền mở chi nhánh. Lợi ích của việc thành lập chi nhánh công ty đó chính là mở rộng kinh doanh đồng thời phát triển thương hiệu của mình. Nhưng đối với KFC, khai trương chi nhánh ở Nhật Bản còn là bước tiến dài quan trọng, vì Nhật Bản có sở thích và hành vi tiêu dùng thực phẩm ăn nhanh khác ở Mỹ.

Để đạt được thành công ở thị trường Nhật Bản hay các nước Châu Á khác, KFC đã lên một chiến lược cụ thể để trả lời các câu hỏi kinh doanh như đã tận dụng hết khả năng của mình ở thị trường cũ để có thể gây tiếng vang đến thị trường mới hay chưa, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu và tạo ra nhu cầu của khách hàng ở thị trường mới, có chấp nhận nhượng quyền thương hiệu hay không.

Cụ thể, KFC đã phân phối giúp nhãn hiệu tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng, thay đổi cách mua bán hàng để phù hợp với thói quen tiêu dùng ở Nhật Bản, tăng độ nhận biết của nhãn hiệu với số đông khách hàng nói chung bằng cách dựa vào sở thích đọc sách báo của người dân ở đây, thay đổi trang trí để đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, tương tác với khách hàng nhiều hơn đối với các cửa hàng ở Mỹ và đặc biệt chú ý đến thói quen vệ sinh của người Nhật.

Bước tiến đến thị trường Nhật Bản đã tạo bước tiến dài trong sự phát triển của KFC và mang lại thành công mở đầu cho chuỗi hoạt động của KFC ở các nước Châu Á khác.

Bài học từ KFC ở đây đó là, không quan trọng văn hóa mà môi trường kinh doanh doanh nghiệp sắp xâm nhập, mà quan trọng đó là cách doanh nghiệp thay đổi để phù hợp với môi trường kinh doanh đó.

Bí Mật Kinh Doanh Gà Rán Thành Công Của Thương Hiệu Kfc

Bí mật kinh doanh gà rán thành công của thương hiệu KFC

Vào những năm 1930, Hoa Kỳ đang trải qua cuộc Đại suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp gần 25%. Khoảng thời gian khó khăn có lẽ là một trong những yếu tố lớn nhất buộc Harland Sanders bắt đầu thử nghiệm nhiều loại gia vị và thảo mộc khác nhau, cố gắng tìm ra công thức tốt nhất cho món ăn của mình.

Đến năm 1939, công thức này đã được hoàn thiện. Tuy nhiên có một vấn đề. Thời gian CHỜ ĐỢI! Mất gần 30 phút để gà chín đúng cách. Vặn ga lớn hơn có thể khiến nguy cơ gà đã chín bên ngoài nhưng bên trong vẫn còn đỏ máu. Cho đến nay, nhiều ẩn số đang dần hé lộ.

Thương hiệu KFC nổi tiếng trong giới F&B

1.Công nghệ nồi áp suất

Nồi áp suất cho phép chất lỏng sôi ở nhiệt độ cao hơn. Ví dụ, nước thường sôi ở 100 độ C, nhưng với nồi áp suất, nắp đậy kín không cho phép không khí hoặc chất lỏng thoát ra ngoài và cho phép nước sôi cao hơn ở 125 độ C.

Điều này đã rút ngắn đáng kể thời gian nấu nướng và như một lợi thế nữa, các chất dinh dưỡng (do đó hương vị) được giữ lại làm cho món ăn ngon hơn. Vì nhiệt độ sôi cao hơn nhiều, điều này cũng sẽ giết chết nhiều vi trùng hơn và làm cho thực phẩm tươi lâu hơn.

Kinh doanh gà rán từ KFC đã áp dụng điều này để cải thiện thời gian và hương vị nấu món gà nổi tiếng này. 

Không gian bếp của nhà hàng KFC

2.Tiết kiệm thời gian

Mô hình kinh doanh nhà hàng ăn nhanh càng phải phục vụ nhanh. Nhất là thời điểm đông khách. KFC lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp giúp cho việc bán hàng trở nên nhanh chóng hơn, đơn hàng order của khách được in báo cho bếp chế biến. 

Ngoài ra, KFC hiện nay đang sử dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau như qua thẻ ngân hàng hay các loại ví điện tử. Nó giúp cho khách hàng có nhiều lựa chọn thanh toán và hiệu suất bán hàng trở nên nhanh chóng. 

Một công đoạn chế biến gà rán KFC

3.Công thức bí mật của KFC: Nó có quan trọng không?

KFC được tạo ra từ sự kết hợp của 11 loại thảo mộc và gia vị. Sử dụng quang phổ kế hiện đại, chúng ta có thể phát hiện các loại gia vị bằng quang điện tử tia X hoặc đốt chúng bằng một loại khí được thiết kế đặc biệt và nghiên cứu kết quả. 

Với cơ sở dữ liệu kết quả được thực hiện bằng kỹ thuật tương tự sử dụng tất cả các loại gia vị và thảo mộc mà nhân loại biết đến, sẽ chỉ mất vài tuần trước khi chúng tôi có thể xác định tên chính xác và tỷ lệ phần trăm của 11 loại gia vị đó. Tuy nhiên, CÓ VẤN ĐỀ KHÔNG ?? Có thực sự quan trọng để biết tên chính xác và thành phần của những loại gia vị đó? Câu trả lời là công thức giờ đây đã không còn quan trọng. 

Bí mật thành công của chuỗi kinh doanh gà rán KFC đó là hệ thống nhượng quyền thương mại, không phải công thức gia vị.

“Công thức bí mật” chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong sự thành công của nhượng quyền thương hiệu KFC. Nếu đưa ra một phần trăm, nó có thể không đại diện cho hơn 20% tổng số thành công.

Thực đơn KFC vô cùng phong phú

THÀNH CÔNG LÀ DO HỆ THỐNG FRANCHISE!!

Trong một hệ thống nhượng quyền thương mại, mọi thứ đều được lập thành văn bản và có những quy tắc nghiêm ngặt để vận hành doanh nghiệp. Ví dụ:

Gà phải được nấu chín trong nồi áp suất và để trong 15 phút

Kích thước của mỗi bộ phận gà phải rộng ít nhất 8 cm và nặng 300 gram

Gà phải ướp qua đêm

Tuổi của gà khi xuất chuồng phải từ 60-70 ngày tuổi.

Màu sắc của logo, ghế và bàn phải là màu vàng và sàn màu xám đậm.

Nhà vệ sinh phải được làm sạch 3 giờ một lần.

Bồn rửa phải được làm sạch sau mỗi 30 phút

Cửa sổ phải được lau mỗi sáng

Thức ăn thừa sau 15 phút phải bỏ đi.

Công nhân phải mặc áo sơ mi công ty và quần tây. Không có quần jean, vải nhung hoặc da.

3% phải được sử dụng cho R & D để phát triển công thức nấu ăn mới và thương hiệu địa phương.

Thức ăn cũng phải được cung cấp theo gói giảm giá (ví dụ: 2 con gà, 1 khoai tây chiên, 1 ly pepsi)

Đồ ăn có thể được đặt riêng / “gọi món” nhưng không áp dụng chiết khấu.

Nhà hàng phải có máy lạnh.

Quán lúc nào cũng đông khách, thành công

Danh sách dài các quy trình vận hành tiêu chuẩn này thực sự là chìa khóa thành công của chuỗi kinh doanh gà rán KFC. Danh sách này thực sự là một sự khôn ngoan và bí quyết tích lũy mà hệ thống nhượng quyền đã phát triển sau vài thập kỷ hoạt động. Đây chính là bí mật quan trọng mà POS365 muốn đề cập đến.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Chuyện Về Bí Quyết Thành Công Của Kfc trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!