Đề Xuất 5/2023 # Câu Hỏi: “Anh Có Yêu Em Không?” Mãi Chẳng Có Lời Đáp… # Top 9 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Câu Hỏi: “Anh Có Yêu Em Không?” Mãi Chẳng Có Lời Đáp… # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Câu Hỏi: “Anh Có Yêu Em Không?” Mãi Chẳng Có Lời Đáp… mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Em gái thân mến!

Tình yêu luôn mang lại những cảm xúc khỏ tả nhất cho cuộc đời mỗi người. Con người ta khi yêu thường trở nên nhạy cảm hơn, vui vẻ hơn. Có những lúc ta thấy mình đang rất hạnh phúc trong tình yêu ấy thế nhưng cảm xúc bất an vẫn luôn thường trực vì sợ rằng hạnh phúc này sẽ kéo dài được bao lâu, liệu rằng người ta có yêu mình thật lòng hay không.

Sự thật khi yêu, bất kỳ một ai cũng mong muốn hiểu người mình yêu, biết được bản thân là gì, nằm ở vị trí nào trong lòng họ. Bởi thế, những hành động người mình yêu dành cho ta, ta luôn để ý và suy nghĩ xem nó mang ý niệm gì.

Như những gì em tâm sự, em phân vân rằng không biết bạn trai của em có yêu em thật lòng hay chỉ đơn giản là người qua đường. Bởi vì những hành động của anh ấy dành cho em khiến em có cảm nhận dường như tình cảm ấy không chắc chắn. Như việc anh ấy không chịu mở lời quen em với gia đình em. Lúc hai người thắm thiết bên nhau em hỏi anh ấy có yêu em không thì anh ấy hay né tránh.

Không biết trong thời gian quen ấy, em cảm nhận bạn trai em là người như thế nào? Anh ấy là con người thực tế, khô khan hay thuộc túyp người lãng mạn?

Em ạ! Những hành động anh ấy dành cho em không thể khẳng định anh ấy có yêu em thật lòng hay không? Rất nhiều người luôn có quan niệm rằng nếu ai đó yêu mình thật lòng họ sẽ tạo cho chúng ta một sự chắc chắn như giới thiệu với gia đình hoặc có những hành động khẳng định chủ quyền khác. Nhưng thực tế, dù có giới thiệu với gia đình, có mua nhẫn cầu hôn hay đã từng trao cho nhau “cái ngàn vàng” thì khi hết yêu vẫn là hết yêu và tình yêu ấy cái kết vẫn là tan vỡ. Bởi thế chẳng có gì là chắc chắn ở đây cho tới lúc đã thành vợ thành chồng.

Có thể bạn trai em do tính chất nghề nghiệp anh ấy là giảng viên, hơn nữa hơn tuổi em, cộng thêm với những suy nghĩ của anh ấy khác em. Anh ấy không cho rằng việc gặp gỡ gia đình em xin phép hẹn hò với em là chưa cần thiết bởi vì thời gian mới quen nhau 4 tháng. Tình cảm chưa thật sự ổn định, lỡ như giữa hai người có xảy ra vấn đề gì, không đến được với nhau thì anh ấy sẽ rất khó ăn nó với gia đình em. Mặt khác, đây mới chỉ là giai đoạn tìm hiểu, cho nên anh ấy chỉ thực sự muốn về nhà em khi tình cảm của cả hai đã thực sự chín chắn, sâu đậm và đi đến quyết định kết hôn. Có rất nhiều trường hợp đến xin phép gia đình nhưng được mấy hôm cãi nhau và vội vã chia tay nhau. Chính vì thế việc đến xin phép hay không nó không thể hiện được tình cảm một người dành cho một người.

Còn việc em thấy dạo gần đây khi cả hai ở cạnh nhau, khi hôn nhau em hay hỏi anh ấy có yêu em không, anh ấy hay né tránh không trả lời. Thái độ của anh ấy né tránh bằng việc lảng sang một câu chuyện khác hay anh ấy chỉ mỉm cười và có những hành động âu yếm khác. Thực ra, khi đã yêu nhau một thời gian, những lời nói như anh yêu em, em yêu anh đôi khi nó không cần thiết mà quan trọng là hành động người ta thể hiện, cư xử với em như thế nào. Có thể anh ấy thuộc túyp người khô khan, không thích nói nhiều, anh ấy thấy hỏi như thế giống trẻ con và  đôi khi nói ra ngượng ngùng nên người ta yêu bằng cách khác. Ví như vẫn thường rủ em đi chơi, bên em luôn thấy hạnh phúc, chăm sóc cho em, quan tâm đến cảm xúc của em.

Nếu trong lòng của em vẫn tồn đọng những băn khoăn thì có thể em chia sẻ cùng anh ấy. Lắng nghe xem anh ấy có sự giải thích như thế nào, có mong muốn ra sao. Như thế cả hai mới thực sự hiểu nhau  và có những thay đổi vì nhau. Thời gian mới có thể chứng minh được tình cảm của hai người.

Mong em hạnh phúc!

Đặt Câu Hỏi Một Cách Thông Minh: Đưa Ra Câu Hỏi Mở. Làm Thế Nào Để Đặt Câu Hỏi Mở?

Đôi khi chúng ta có rất nhiều vấn đề cần hỏi, nhưng ta không biết phải thể hiện như thế nào để có thể lấy được nhiều thông tin. Chúng ta thường mắc phải sai lầm là đưa ra câu hỏi “Yes/no”. Hoặc không biết phải đặt câu hỏi như thế nào để gợi ra được vấn đề. Do đó điều chúng ta cần là gì? Đó chính là nâng cao kĩ năng đặt câu hỏi của mình. Tôi xin giới thiệu với bạn cách đặt câu hỏi mở.

Đưa ra những câu hỏi mở là một cách thân thiện để duy trì một cuộc hội thoại với mọi người. Nắm được sự khác biệt giữa câu hỏi mở và câu hỏi đóng sẽ rất có ích cho bạn trong công việc và đời sống xã hội

1. Hiểu về câu hỏi mở.

1. Câu hỏi mở là gì?

Câu hỏi mở là loại câu hỏi mà bạn phải đáp lại bằng một câu trả lời đầy đủ với kiến thức và cảm giác của mình. Những câu hỏi này thường khách quan, không dẫn dắt người được hỏi và kết quả của nó là một câu trả lời dài.

Ví dụ:

“Có chuyện gì đã xảy ra sau khi tớ rời đi?”

“Tại sao Nam lại bỏ về trước Nga?”

“Kể cho anh nghe về một ngày làm việc của em đi”.

“Cậu nghĩ gì về phần mới của chương trình TV này?”

Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà bạn có thể trả lời bằng một từ hoặc một câu ngắn. Chúng thường được dùng để thu nhận những thông tin cụ thể và sự thật.

Câu hỏi đóng sẽ khiến cuộc trò chuyện đi vào ngõ cụt. Chúng không làm cho mọi người tiếp tục đi vào chi tiết, nói về bản thân hoặc cung cấp thêm thông tin cho người hỏi.

Ví dụ:

“Bạn sẽ chọn ai?”

“Anh đang dùng xe của hãng nào?”

“Em nói chuyện với Thắng chưa?”

“Nga có về cùng với Nam không?”

“Mọi người có ăn hết bánh không?”

3. Đặc điểm của câu hỏi mở.

Chúng khiến người được hỏi phải ngừng lại và ngẫm nghĩ.

Khi dùng câu hỏi mở, quyền kiểm soát cuộc hội thoại sẽ chuyển sang người được hỏi, việc đó khởi đầu cho sự trao đổi giữa hai người. Nếu quyền kiểm soát vẫn chỉ thuộc về người hỏi thì bạn đang dùng câu hỏi đóng mất rồi. Kĩ thuật này sẽ khiến cuộc trò chuyện trở nên giống một bài phỏng vấn hoặc hỏi cung hơn.

Tránh dùng câu hỏi có những đặc điểm sau: dẫn tới câu trả lời chứa thông tin thực về sự việc; dễ trả lời; và câu trả lời được đưa ra nhanh chóng mà không cần hoặc ít cần phải suy nghĩ. Câu hỏi mang lại những điều trên là những câu hỏi đóng.

Câu hỏi mở bắt đầu bằng những từ sau: tại sao, làm cách nào, cái gì, giải thích, hãy kể về, hoặc bạn nghĩ gì về…

Dù “hãy kể về” không phải là dạng câu hỏi, nhưng kết quả vẫn giống như khi đưa ra một câu hỏi mở.

Câu hỏi đóng cũng có kiểu ngôn từ riêng. Nếu bạn muốn tránh việc đặt ra những câu hỏi đóng, đừng sử dụng những cụm từ sau: có phải là…không, liệu…không, không phải là…à, bạn có…không.

Câu hỏi mở đôi khi có thể quá bao quát. Cách dùng từ là rất quan trọng khi đặt câu hỏi mở, nhất là khi bạn đang tìm kiếm một loại câu trả lời nhất định.

Ví dụ: Nếu bạn đang định sắp đặt một cuộc hẹn cho một người bạn, có thể bạn sẽ hỏi là “Cậu tìm kiếm gì ở một người?” Họ có thể sẽ nêu ra những đặc điểm về hình thức trong khi bạn muốn hỏi về tính cách. Thay vào đó, hãy đưa ra câu hỏi cụ thể kèm thông tin: “Cậu tìm kiếm những phẩm chất gì ở một người?”

Hỏi “tại sao” hoặc “làm thế nào” để gợi mở và nhận được một câu trả lời dài hơn sau khi đã nêu một câu hỏi đóng.

Đặt những câu hỏi này để tìm hiểu thêm về một người. Nhiều khi, câu hỏi mở khuyến khích mọi người nói về bản thân. Bằng cách đưa ra những câu hỏi mở rộng, bạn có thể tiếp tục tìm hiểu nhiều điều về người đó.

Hỏi cụ thể cũng là một cách. Nếu bạn đưa ra câu hỏi mở mà lại nhận được câu trả lời chung chung, hãy hỏi thêm một câu mở nữa để làm rõ vấn đề. Ví dụ nếu bạn hỏi “Tại sao anh lại thích sống ở đây” và anh ta nói “vì cảnh đẹp”, bạn có thể hỏi tiếp một câu nữa để làm rõ như: “cảnh nào đẹp cơ?”.

Chú ý:

Hãy cẩn thận, đừng hỏi mọi người những câu quá riêng tư hoặc khiến họ phải cung cấp quá nhiều thông tin cá nhân. Ước lượng mức độ thoải mái của người được hỏi. Nếu bạn hỏi một câu quá riêng tư, hãy hỏi câu khác ít riêng tư hơn.

Câu hỏi mở có thể dẫn tới câu trả lời dài dòng và nhạt nhẽo. Nếu bạn muốn chúng ngắn gọn và phù hợp hơn, hãy đặt câu hỏi một cách cụ thể.

Thanh Tuyền.

Câu Hỏi Của Nhi Nguyễn

Some remedies to prevent the flu essay (Một vài biện pháp để phòng tránh bệnh cúm bằng tiếng anh

I think we need to stay healthy to prevent the flu, keep as healthy as i can by taking good care of myself. Sleep and nutritional considerations are help to prevent the onset of a cold or flu, a healthy lifestyle helps my immune system to be in its best possible shape, giving me the best chance of being able to fight off the onset of a cold or flu.

I need to eat healthily. Healthy foods such as vegetables, fruit, grains, etc., are an important part of keeping my body nutrition at its optimum. Processing fatty and sugary foods don’t give the immune-boosting protection that healthier food does. Sugary foods can decrease immune function.

Exercise regularly. Exercise has enhancing immune-system that can help ward off illness. Overdo too much strenuous or excessive can leave me prone to illness, too. I make sure to get adequate sleep every night, get at least seven to eight hours sleep nightly

I need to reduce my stress too. Stress can harm the ability of my immune system to work optimally, and people who are stressed tend to catch colds more than less stressed people. Manage my stress is contributing to prevent the flu. Beside, Drinking water may also help wash cold and flu viruses from my throat to my stomach where they cannot survive. Although getting cold doesn’t actually cause a cold or flu (the viruses do), but being cold can reduce my stamina and make me feel miserable and fatigued, so i need to stay warm.

In addition, i eat more fruits to get vitamin C that might help me prevent the common cold, and i will also drink more milk, this will be help me healthy and stronger to prevent the cold

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải giữ sức khỏe để phòng ngừa bệnh cúm, Giữ sức khỏe khi tôi có thể bằng cách chăm sóc tốt bản thân mình. Giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng cũng giúp ngăn chặn sự tấn công của cảm lạnh hoặc cúm, một lối sống lành mạnh sẽ giúp hệ thống miễn dịch của tôi luôn trong tình trạng tốt nhất có thể, cho tôi cơ hội tốt nhất để chống lại sự tấn công của cảm lạnh hoặc cúm.

Tôi cần phải ăn uống lành mạnh. Các loại thực phẩm lành mạnh như rau, trái cây, ngũ cốc, vv, là một phần quan trọng của việc giữ dinh dưỡng trong cơ thể của tôi tại mức tối ưu của nó. Việc chế biến chất béo và các loại thực phẩm ngọt không cung cấp cho việc bảo vệ tăng cường miễn dịch bằng các thực phẩm lành mạnh. Thực phẩm ngọt có thể làm giảm chức năng miễn dịch.

Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục làm tăng cường hệ thống miễn dịch giúp tránh bệnh tật. Việc lạm dụng việc thể dục quá nhiều hoặc quá mức có thể cũng làm tôi bị bệnh. Tôi chắc chắn có giấc ngủ đủ mỗi đêm, ngủ ít nhất là bảy đến tám giờ hàng đêm.

Tôi cũng cần phải giảm căng thẳng. Căng thẳng có thể gây hại khả năng hệ thống miễn dịch của tôi làm việc tối ưu, những người căng thẳng thì có xu hướng dễ bị cảm lạnh hơn là những người ít bị căng thẳng. Việc quản lý căng thẳng góp phần trong việc phòng ngừa bệnh cúm. Bên cạnh đó, việc uống nước cũng có thể giúp rửa sạch virus cảm lạnh và cúm từ cổ họng đến dạ dày của tôi khiến chúng không thể tồn tại.Mặc dù bị lạnh không thực sự gây cảm lạnh hoặc cúm (mà virus mới gây ra điều này), nhưng bị lạnh có thể làm giảm khả năng chịu đựng của tôi và làm cho tôi cảm thấy khổ sở và mệt mỏi, vì thế tôi cần phải giữ ấm.

Ngoài ra, tôi ăn nhiều trái cây để có được vitamin C có thể giúp tôi ngăn ngừa cảm lạnh thông thường, và tôi cũng sẽ uống sữa nhiều hơn, điều này sẽ giúp tôi khỏe mạnh và mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa cảm lạnh.

Sinh Đôi,Sinh Ba – Những Câu Hỏi Thường Gặp?

Sinh đôi,sinh ba – Những câu hỏi thường gặp?

Nguyên nhân của song thai ? Song thai thường được chẩn đoán ở thời điểm nào? Song thai có gây ra nhiều biến chứng hơn đơn thai hay không? Biến chứng thường gặp nhất của song thai ? Những vấn đề có thể gặp ở trẻ sinh non? Làm sao để tránh sinh non ? Tiền sản giật là gì ? Những vấn đề tăng trưởng nào thường gặp ở trẻ song sinh ? Song thai bất tương xứng là gì? Nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai (TMST) là gì? Truyền máu song thai có thể điều trị được hay không? Xuất độ thường gặp của dị tật bẩm sinh trong song thai? Làm sao tôi nhận biết liệu con mình có dị tật bẩm sinh hay không ? Những gì tôi nên biết trước khi chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau ? Khả năng sinh mổ có gia tăng trong song thai hay không ? Nếu sinh đôi, liệu tôi có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không?

Nguyên nhân của sinh đôi

 ?

Song sinh thường xảy ra hơn ở một số gia đình. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất là tuổi tác. Phụ nữ trên 30 tuổi dễ có song thai hơn so với những phụ nữ trẻ tuổi hơn. Một phần nguyên nhân là do phụ nữ ở lứa tuổi 30, đặc biệt là những năm cuối lứa tuổi 30s, thường rụng nhiều hơn một trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Phụ nữ dùng thuốc hỗ trợ sinh sản hoặc được thụ tinh trong ống nghiệm có khả năng mang song thai khác trứng cao hơn bình thường. Thuốc hỗ trợ sinh sản có thể khiến nhiều hơn một trứng rụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, trứng được thụ tinh với tinh trùng trong phòng thí nghiệm. Một bác sĩ sau đó sẽ đặt phôi vào tử cung của người mẹ. Khả năng mang song thai, tam thai hoặc hơn nữa sẽ xuất hiện nếu nhiều hơn một phôi được đưa vào tử cung.

Nguyên nhân của song thai khác trứng ?

Hình: Song thai khác trứng

Thường thì một trứng sẽ được phóng thích trong quá trình rụng trứng. Sự thụ tinh xảy ra khi một tinh trùng kết hợp với một trứng. Đôi khi có hai trứng rụng cùng lúc và cả hai trứng đều có thể được thụ tinh bởi những tinh trùng khác nhau. Hiện tượng này xảy ra tạo nên song thai khác trứng. Điểm tương đồng ở những cặp song sinh này cũng chỉ tương tự ở những trẻ anh chị em ruột sinh ra tại những thời điểm khác nhau. Những trẻ song sinh này có thể đều là nam, đều là nữ, hoặc một nam một nữ. Mỗi trẻ sẽ có một nhau thai và một túi ối riêng.

Nguyên nhân của song sinh cùng trứng ?

 

Hình: Song thai cung trứng

Song sinh cùng trứng xảy ra khi một trứng đã được thụ tinh phân đôi và phát triển thành hai phôi riêng biệt. Trẻ song sinh cùng trứng có thể có chung nhau thai hoặc có hai nhau thai riêng biệt, nhưng mỗi phôi thường có túi ối riêng biệt. Trẻ song sinh cùng trứng có chung giới tính và có chung nhóm máu, màu tóc và màu mắt. Chúng thường trông rất giống nhau.

Song thai thường được chẩn đoán ở thời điểm nào?

Hình: Thời điểm chẩn đoán

Song thai thường được chẩn đoán khi tiến hành siêu âm thường quy trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Song thai có gây ra nhiều biến chứng hơn đơn thai hay không?

Biến chứng thường gặp nhất của song thai ?

Biến chứng thường gặp nhất là lâm bồn sớm và sinh non. Lâm bồn sớm là hiện tượng lâm bồn xảy ra trước khi kết thúc tuần thai thứ 37. Nó có thể dẫn đến hiện tượng sinh non. Hơn một phần hai tất cả các trường hợp song sinh là sinh non.

Những vấn đề có thể gặp ở trẻ sinh non?

Trẻ sinh non thường gặp vấn đề về hô hấp và ăn uống. Trẻ thường cần được chăm sóc tại bệnh viện lâu hơn bình thường. Trẻ sinh cực non có thể chết hoặc có những biến chứng nặng nề về trí tuệ và thể chất. Các vấn đề cũng có thể xuất hiện trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Làm sao để tránh sinh non ?

Đôi khi có thể tránh được sinh non nếu hiện tượng lâm bồn sớm được phát hiện kịp thời. Nếu bạn lâm bồn sớm, bạn có thể được cho dùng corticosteroid. Thuốc này có khả năng giúp phổi của bé trưởng thành. Trong vài trường hợp, một loại thuốc được gọi là thuốc giảm co có thể được dùng để làm giảm hoặc ngừng sự co thắt tử cung.

Tiền sản giật là gì ?

Tiền sản giật là một rối loạn chỉ xảy ra trong thai kỳ. Nó thường xảy ra sau tuần thai thứ 20. Với các trường hợp song thai, tiền sản giật có thể xảy ra sớm hơn và thường nặng nề hơn.

Tiền sản giật có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và trẻ. Cách duy nhất để chữa tiền sản giật là sinh đứa trẻ,  vì thế sẽ gây nên hiện tượng sinh non.

Những vấn đề tăng trưởng nào thường gặp ở trẻ song sinh ?

Trẻ song sinh thường nhỏ hơn những trẻ sinh đơn. Siêu âm thường được sử dụng trong suốt thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của cả hai trẻ.

Song thai bất tương xứng là gì?

Hai trẻ song sinh được gọi là bất tương xứng nếu một trẻ nhỏ hơn hẳn trẻ còn lại. Trẻ song sinh bất tương xứng dễ gặp những biến chứng trong thai kỳ và sau khi sinh. Trẻ song sinh cùng trứng có thể bất tương xứng do các bất thường nhau thai hoặc do hội chứng truyền máu song thai (TMST).

Nguyên nhân của hội chứng truyền máu song thai (TMST) là gì?

TMST có thể xảy ra khi hai phôi cùng trứng có chung một nhau thai. Hội chứng này xảy ra khi máu cung cấp đến hai phôi thai trở nên mất cân đối. Một phôi có quá ít máu trong khi phôi còn lại được cung cấp quá nhiều máu. Tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho cả hai trẻ. Nếu không được chữa trị, cả hai trẻ đều có thể bị tử vong.

Truyền máu song thai có thể điều trị được hay không?

TMST có thể được chữa trong thai kỳ bằng cách trích bớt phần máu thừa bằng một chiếc kim hoặc thông qua can thiệp ngoại khoa lên nhau thai. Đôi lúc cần phải sinh sớm.

Xuất độ thường gặp của dị tật bẩm sinh trong song thai?

Xuất độ dị tật bẩm sinh trong song thai gia tăng gấp đôi so với bình thường bởi mỗi trẻ đều có khả năng bị dị tật bẩm sinh. Đồng thời, khả năng bị dị tật bẩm sinh cũng tăng theo tuổi của người mẹ.

Làm sao tôi nhận biết liệu con mình có dị tật bẩm sinh hay không ?

Nhân viên y tế có thể thực hiện một số xét nghiệm đặc hiệu để phát hiện liệu con bạn có dị tật bẩm sinh nào đó hay không. Những xét nghiệm này bao gồm chọc ối và sinh thiết gai nhau.

Những gì tôi nên biết trước khi chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau ?

Trước khi thực hiện một trong những xét nghiệm nêu trên, bạn nên biết rằng

Mỗi phôi cần một mẫu kiểm tra riêng biệt

Nguy cơ xảy ra biến chứng trong quá trình thực hiện thủ thuật sẽ tăng trong trường hợp mang thai nhiều hơn một trẻ

Kết quả có thể cho thấy một trẻ bình thường trong khi trẻ còn lại mang dị tật

Không những thế, những xét nghiệm này thường khó thực hiện ở những ca song thai.

Khả năng sinh mổ có gia tăng trong song thai hay không ?

Khả năng phải sinh mổ thường cao hơn ở những ca song thai. Trẻ song sinh thường được sinh thường nếu cả hai thai đều ở ngôi đầu. Cũng có thể sinh thường nếu đứa trẻ ở thấp hơn là ngôi đầu trong khi trẻ còn lại thì không phải.

Nếu sinh đôi, liệu tôi có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không?

Có thể việc cho cả hai trẻ bú bằng sữa mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, đặc biệt nếu cả hai trẻ đều sinh non, nhưng điều đó vẫn khả thi. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Nó có đầy đủ lượng chất dinh dưỡng cho đứa trẻ và sẽ thay đổi theo nhu cầu của đứa trẻ. Khi cho trẻ bú, lượng sữa của bạn sẽ tăng để phù hợp với nhu cầu của con bạn. Nếu trẻ sinh non, bạn có thể hút và giữ sữa của mình cho đến khi trẻ đủ khoẻ mạnh để bú.

Corticosteroid : một hóc-môn giúp phổi của bào thai phát triển toàn vẹn, hoặc để chữa viêm khớp cũng như một số bệnh khác.

Hội chứng truyền máu song thai (TMST) : một hiện tượng xảy ra trong song thai cùng trứng khi mà máu từ một thai sẽ đổ sang thai còn lại thông qua nhau thai chung.

Sinh thiết gai nhau : thủ thuật lấy một mẫu mô ở nhau thai và đem thử nghiệm.

Nhau thai : mô cung cấp dưỡng chất và lấy đi chất thải  cho bào thai.

Chọc ối : một thủ thuật dùng kim để hút và kiểm tra một lượng nhỏ nước ối cùng các tế bào trong dịchối.

Phôi thai : trứng đã được thụ tinh phát triển tính đến tuần thứ 8 của thai kỳ.

Rụng trứng : sự phóng trứng ra khỏi buồng trứng.

Siêu âm : một xét nghiệm dùng sóng siêu âm để kiểm tra bào thai.

Song sinh cùng trứng : trẻ song sinh phát triển từ một trứng được thụ tinh, các trẻ này thường giống nhau về mặt di truyền, có thể có chung nhau thai và túi ối hoặc không.

Song sinh khác trứng : trẻ song sinh phát triển từ nhiều hơn một trứng được thụ tinh, chúng không hoàn toàn giống nhau về di truyền và mỗi bào thai có nhau thai và túi ối riêng.

Sinh mổ : sinh đứa trẻ bằng cách mổ lấy thai từ đường rạch ở bụng và tử cung.

Sinh non : sinh con trước tuần thứ 37 của thai kỳ.

Sự thụ tinh : sự kết hợp của trứng và tinh trùng.

Tam cá nguyệt : khoảng thời gian ba tháng đầu, giữa hoặc cuối của một thai kỳ.Thai bất tương xứng: sự khác biệt lớn trong kích thước của những bào thai trong trường hợp mang nhiều hơn một thai.

Thụ tinh trong ống nghiệm : một kĩ thuật dùng trứng lấy từ buồng trứng của người nữ, thụ tinh trong một đĩa chuyên dụng trong phòng thí nghiệm với tinh trùng của người đàn ông, và sau đó chuyển vào tử cung của người nữ.

Thuốc giảm co : thuốc sử dụng để làm giảm co thắt tử cung.

Tiền sản giật : một tình trạng xảy ra trong thai kỳ, gây cao huyết áp và đạm niệu.

Đái tháo đường thai kỳ : bệnh đái tháo đường xảy ra trong thai kỳ.

Tử cung : một tạng cơ nằm trong hố chậu của nữ, có khả năng chứa và nuôi dưỡng bào thai trong thai kỳ.

Túi ối : một túi chứa đầy dịch nằm trong tử cung của người phụ nữ, nơi mà bào thai phát triển.

 

[ Quay lại ] Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh 1 Rốn là gì? 2 Một số thông tin về rụng rốn ở trẻ sơ sinh 3 Các mẹ chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào? 4 Dấu hiệu … Tập thể dục trong thai kỳ – Sự an toàn, lợi ích và những hướng dẫn Thông thường thai phụ sẽ có nhiều băn khoăn có nên thực hiện các bài tập thể dục trong thời kỳ mang thai hay không. Tuy … Câu hỏi thường gặp: Chào An Đức, bác sĩ có thể cho em biết lợi ích của sinh thường và sinh mổ không ạ? Em gần tới ngày … Những điều cần biết dành cho mẹ muốn sinh thường sau khi đã từng sinh mổ Nếu đã từng trải qua 1 lần sinh mổ thì liệu các mẹ có cơ hội sinh thường ở những lần sinh sau hay không? Sinh thường … Đi đẻ ở An Đức cần chuẩn bị những gì? Khi đến An Đức,ad thấy nhiều mẹ thường đem theo nhiều túi đồ rất nặng và lỉnh kỉnh. Có những thứ cần thiết mang theo … 12

Bí Quyết Đặt Câu Hỏi Để Thành Công Trong Giao Tiếp

Xác định nội dung, mục đích câu hỏi

Nếu khôn hiểu rõ mục đích câu hỏi, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng lan man dẫn đến giao tiếp không hiệu quả khi phỏng vấn tìm việc làm online hoặc khi bắt đầu công việc.Trừ những cuộc trò chuyện xã giao đơn giản, trước khi đặt câu hỏi, bạn nên có sự chuẩn bị cần thiết: Xác định rõ mục đích hỏi, thông tin nào bạn muốn biết, vấn đề nào bạn cần đào sâu. Từ đó, xây dựng phương pháp hỏi, các dạng câu hỏi phù hợp với mục đích đặt ra.

Sử dụng linh hoạt, hợp lý các dạng câu hỏi

Tùy vào tình huống, thường có một số dạng câu hỏi được sử dụng phổ biến như:

● Câu hỏi đóng

● Câu hỏi mở

Chúng ta sử dụng câu hỏi mở khi cần phát triển một cuộc trò chuyện mở, nắm bắt ý kiến của người được hỏi và khai thác thông tin sâu hơn. Câu hỏi mở không có câu trả lời cố định, chúng kích thích và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, trong đó người được hỏi không bị gò bó về suy nghĩ. Dựa trên mục đích của người hỏi, câu hỏi mở có thể là đào sâu. Chẳng hạn: Tại sao bạn nghĩ vậy? Bạn có thể cho một ví dụ không? Bạn đánh giá như thế nào về…? Câu hỏi mở rất cần thiết cho việc nghiên cứu, điều tra thực tế, giúp ta nắm được sự hiểu biết, quan điểm và cảm xúc của người trả lời. Câu hỏi càng mở, người được hỏi càng dễ trả lời.

● Mô hình câu hỏi “hình nón”

Đây là dạng câu hỏi bắt đầu từ những điều chung chung, sau đóđi sâu vào chi tiết. Cách hỏi này có tác dụng làm tăng sự tin cậy đối với người được hỏi, tránh cảm giác cuộc hội thoại quá dồn dập.Sử dụng đúng dạng câu hỏi, đúng thời điểm, đúng trình tự là cả một nghệ thuật. Khi hỏi, đừng quên chú ý tới tính liên tục, sự chặt chẽ giữa các câu hỏi.

Ngôn từ, thái độ phù hợp

Một câu hỏi tốt là một câu hỏi dùng từ ngữ phù hợp với vốn từ và trình độ, kinh nghiệm của người được hỏi. Giữa bạn và người được hỏi có mối quan hệ thân thiết hay xã giao, cấp bậc hay ngang hàng, đối tác hay bạn bè… tất cả điều này sẽ quyết định việc bạn sẽ áp dụng kỹ năng đặt câu hỏi như thế nào.

Về thái độ, hãy luôn lịch sự, từ tốn, không nên hỏi quá dồn dập, sỗ sàng. Khi sử dụng ngôn từ sai hay thái độ không tốt, bạn thường không nhận lại được câu trả lời mình mong muốn và thậm chí có thể làm ảnh hưởng tới mối quan hệ với người được hỏi.

Lắng nghe chăm chú

Song song với việc hỏi, đừng quên lắng nghe thật chăm chú và chân thành. Một người biết cách lắng nghe có thể hoàn toàn làm chủ được mọi tình huống và sự trao đổi thông tin. Sau khi hỏi, cần chú ý thời gian để đối phương trả lời, không nên thúc giục, ngắt lời giữa chừng. Thao tác này sẽ giúp bạn quan sát tốt hơn, hiểu rõ quan điểm của đối phương hơn và hỗ trợ việc đặt ra những câu hỏi tiếp theo. Bên cạnh đó, lắng nghe cũng giúp người được hỏi cảm thấy họ được tôn trọng, kích thích họ bày tỏ ý kiến và tạo nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ.

Tóm lại, kỹ năng đặt câu hỏi khi giao tiếp là một kỹ năng không thể thiếu trong công việc và cả đời thường. Hy vọng những gợi ý nêu trên kết hợp với việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn thành thục hơn kỹ năng này và đạt được nhiều thành công trong công việc lẫn cuộc sống!

Bạn đang đọc nội dung bài viết Câu Hỏi: “Anh Có Yêu Em Không?” Mãi Chẳng Có Lời Đáp… trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!