Đề Xuất 3/2023 # Chọc Tháo Dịch Màng Phổi # Top 10 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Chọc Tháo Dịch Màng Phổi # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chọc Tháo Dịch Màng Phổi mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

CHỌC THÁO DỊCH MÀNG PHỔI

ĐẠI CƯƠNG 

Chọc tháo dịch màng phổi là kỹ thuật nhằm giải phóng sự chèn ép của dịch màng phổi trong khoang màng phổi bằng cách chọc kim qua thành ngực người bệnh.

CHỈ ĐỊNH

Tràn dịch màng phổi dịch tiết do viêm phổi, do lao: chọc tháo hết dịch màng phổi để giảm biến chứng dày dính khoang màng phổi.

Tràn dịch màng phổi dịch thấm số lượng nhiều gây khó thở.

Tràn dịch màng phổi trong các bệnh lý ác tính số lượng nhiều gây khó thở.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không có chống chỉ định tuyệt đối.

Một số trường hợp cần thận trọng khi chọc tháo dịch màng phổi:

Có rối loạn đông máu, cầm máu nặng.

Rối loạn huyết động.

Tổn thương da thành ngực vùng định chọc kim qua.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

01 Bác sĩ đã làm thành thạo kỹ thuật chọc tháo dịch màng phổi.

01 Điều dưỡng đã được đào tạo phụ giúp chọc tháo dịch màng phổi.

Người bệnh

Giải thích cho người bệnh mục đích của thủ thuật.

Hướng dẫn người bệnh hít thở theo yêu cầu.

Tiêm dưới da một ống Atropin 1/4mg trước khi chọc dịch 15 phút.

Tư thế người bệnh: tốt nhất ngồi tư thế cưỡi ngựa trên ghế tựa, trường hợp nặng có thể nằm đầu cao.

Cam kết đồng  ý chọc tháo dịch màng phổi.

Phương tiện

Thuốc: Atropin 1/4mg: 2 ống, Lidocain 2% (ống 2ml): 3 ống. 

Dụng cụ: bơm tiêm 20ml: 2 chiếc, 1 bộ dây truyền, 2 gói gạc N2, 1 chạc ba, 1 kim 20G, 5 ống đựng dịch, bình đựng dịch, 2 đôi găng tay vô trùng, săng vô trùng, cồn sát trùng.

Thuốc và dụng cụ cấp cứu: Adrenalin 1mg, Methylprednisolon 40mg, bộ đặt nội khí quản, bóng Ambu, máy hút đờm, hệ thống thở oxy.

Hồ sơ bệnh án

Đầy đủ các xét nghiệm máu, phim X quang tim phổi.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Kiểm tra hồ sơ, xem lại chỉ định chọc tháo dịch màng phổi.

Thăm khám người bệnh: toàn trạng, mạch, huyết áp…

Thực hiện kỹ thuật: 

Xác định vị trí chọc dịch (vùng có dịch màng phổi): qua khám lâm sàng, có thể phối hợp với siêu âm màng phổi. 

Sát trùng vùng định chọc dịch: 2 lần bằng cồn iod 1% và cồn 70o.

Trải săng lỗ.

Gây tê: chọc kim ở vị trí bờ trên xương sườn, thẳng góc với mặt da. Sau đó dựng kim vuông góc với thành ngực, gây tê thành ngực từng lớp (trước khi bơm Lidocain phải kéo piston của bơm tiêm nếu không thấy có máu trong đốc kim tiêm mới bơm thuốc), tiếp tục gây tê sâu dần đến khi rút được dịch màng phổi là kim tiêm đã vào đến khoang màng phổi, rút bơm và kim gây tê ra.

Lắp bơm tiêm 20ml vào đốc kim 20G và hệ thống 3 chạc dây truyền.

Nối đầu kia dây truyền với bình đựng dịch.

Chọc kim qua da ở vị trí đã gây tê từ trước.

Đẩy kim vào qua các lớp thành ngực với chân không trong tay (trong bơm tiêm luôn có áp lực âm bằng cách kéo giữ piston) cho đến khi hút ra dịch.

 Muốn đẩy dịch vào dây truyền thì xoay chạc ba sao cho thông giữa bơm tiêm và dây truyền và khóa đầu ra kim. 

Chú ý cố định tốt kim chọc dịch để hạn chế tai biến.

THEO DÕI

Mạch, huyết áp, tình trạng hô hấp, đau ngực, khó thở.

Số lượng dịch màng phổi tháo ra.

Các dấu hiệu cần ngừng chọc tháo dịch màng phổi:

Đã tháo trên 1000ml dịch.

Ho nhiều, khó thở.

Các dấu hiệu cường phế vị: sắc mặt thay đổi, mặt tái, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, mạch chậm, nôn…

TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ

Cường phế vị

Đặt người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, tiêm một ống Atropin 1/4mg pha loãng với 2ml Natriclorua 0,9% tĩnh mạch hoặc 01 ống tiêm dưới da.

Khó thở, ho nhiều

Thở oxy, khám lâm sàng phát hiện biến chứng tràn khí màng phổi, phù phổi cấp.

Phù phổi cấp

Thở oxy mask, đặt nội khí quản thở máy nếu cần…

Tràn khí màng phổi

Thở oxy, chọc hút khí hoặc dẫn lưu màng phổi.

Tràn máu màng phổi

Mở màng phổi dẫn lưu, nếu nặng truyền máu, chuyển ngoại khoa can thiệp phẫu thuật.

GHI CHÚ  

Không rút quá 1lít/1lần tháo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y  học (1999). 

Abouzgheib W, Bartter T, Dagher H, et al. A prospective study of the volume of pleural fluid required for accurate diagnosis of malignant pleural effusion. Chest 2009; 135:999.

Swiderek J, Morcos S, Donthireddy V, et al. Prospective study to determine the volume of pleural fluid required to diagnose malignancy. Chest 2010; 137:68.

Rahman NM, Mishra EK, Davies HE, et al. Clinically important factors influencing the diagnostic measurement of pleural fluid pH and glucose. Am J Respir Crit Care Med 2008; 178:483.

Thomsen TW, DeLaPena J, Setnik GS. Videos in clinical medicine. Thoracentesis. N Engl J Med 2006; 355:e16.

Barnes TW, Morgenthaler TI, Olson EJ, et al. Sonographically guided thoracentesis and rate of pneumothorax. J Clin Ultrasound 2005; 33:442.

Kỹ Thuật Chọc Dò Dịch Màng Phổi

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

Chọc tháo dịch màng phổi là kỹ thuật nhằm giải phóng sự chèn ép của dịch màng phổi trong khoang màng phổi bằng cách chọc kim qua thành ngực người bệnh.

– Tràn dịch màng phổi dịch tiết do viêm phổi, do lao: chọc tháo hết dịch màng phổi để giảm biến chứng dày dính khoang màng phổi.

– Tràn dịch màng phổi dịch thấm số lượng nhiều gây khó thở.

– Tràn dịch màng phổi trong các bệnh lý ác tính số lượng nhiều gây khó thở

– Không có chống chỉ định tuyệt đối.

– Một số trường hợp cần thận trọng khi chọc tháo dịch màng phổi:

+ Có rối loạn đông máu, cầm máu nặng + Rối loạn huyết động. + Tổn thương da thành ngực vùng định chọc kim qua.

– 01 Bác sỹ đã làm thành thạo kỹ thuật chọc tháo dịch màng phổi.

– 01 Điều dưỡng đã được đào tạo phụ giúp chọc tháo dịch màng phổi.

– Giải thích cho người bệnh mục đích cuả thủ thuật.

– Hướng dẫn người bệnh hít thở theo yêu cầu.

– Tiêm dưới da một ống atropin 1/4mg trước khi chọc dịch 15 phút.

– Tư thế người bệnh: tốt nhất ngồi tư thế cưỡi ngựa trên ghế tựa, trường hợp nặng có thể nằm đầu cao.

– Cam kết đồng ý‎ chọc tháo dịch màng phổi.

– Thuốc: Atropin 1/4mg: 2 ống, lidocain 2% (ống 2ml): 3 ống.

– Dụng cụ: bơm tiêm 20ml: 2 chiếc, 1 bộ dây truyền, 2 gói gạc N2, 1 chạc ba, 1 kim 20G, 5 ống đựng dịch, bình đựng dịch, 2 đôi găng tay vô trùng, săng vô trùng, cồn sát trùng.

– Thuốc và dụng cụ cấp cứu: Adrenalin 1mg, Methylprednisolon 40mg, bộ đặt nội khí quản, bóng Ambu, máy hút đờm, hệ thống thở oxy

Đầy đủ các xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, AST, ALT, creatinin.

5.1. Kiểm tra hồ sơ: xem lại chỉ định chọc dịch, các xét nghiệm công thức máu, đông máu cơ bản, sinh hóa máu.

5.2. Kiểm tra người bệnh: tư thế người bệnh khi chọc dịch.

– Sát trùng vùng định chọc dịch (2 lần với cồn iod 1%, 1 lần với cồn 70 độ).

– Trải săng có lỗ.

– Gây tê: Chọc kim ở vị trí sát bờ trên xương sườn, góc kim 45 độ so với mặt da, bơm 0,3-0,5ml Lidocain vào trong da, sau đó dựng kim vuông góc với thành ngực, gây tê từng lớp (trước khi bơm Lidocain phải kéo piston của bơm tiêm để đảm bảo không có máu), tiếp tục gây tê sâu dần cho tới khi hút được dịch màng phổi là chắc chắn kim đã chọc vào khoang MP, bơm nốt thuốc tê vào khoang MP rồi rút bơm và kim tiêm ra.

– Lắp bơm 20ml vào kim 18-20G (nếu chọc tháo dịch lắp thêm ba chạc và dây truyền, một đầu dây truyền nối với bình đựng dịch).

– Chọc kim ở vị trí đã gây tê.

– Đưa dần kim qua các lớp thành ngực với chân không trong tay đến khi hút ra dịch.

– Hút đủ dịch làm xét nghiệm thì rút kim ra và bơm dịch vào ống xét nghiệm.

– Nhận xét màu sắc, số lượng dịch chọc và ghi vào sổ theo dõi chọc dịch màng phổi, ghi vào bệnh án

– Các dấu hiệu cường phế vị: sắc mặt thay đổi, mặt tái, vã mồ hôi, hoa mắt chóng mặt, có thể nôn, mạch chậm.

– Khó thở, ho nhiều

– Choáng do lo sợ: Uống 200ml nước đường nóng.

– Cường phế vị: đặt người bệnh nằm đầu thấp, gác chân lên cao, tiêm 1 ống Atropin ¼ mg pha loãng 2ml Natriclorua 0,9% tĩnh mạch hoặc 1 ống tiêm dưới da.

– Khó thở, ho nhiều: cho người bệnh nằm đầu cao, thở oxy, khám để phát hiện dấu hiệu tràn khí màng phổi, hoặc phù phổi cấp.

– Nếu tràn khí màng phổi: thở oxy, dùng catheter hút khí màng phổi.

– Nếu phù phổi cấp: Cấp cứu như phù phổi cấp.

– Tràn máu màng phổi: mở màng phổi dẫn lưu, nếu nặng truyền máu, chuyển ngoại khoa can thiệp phẫu thuật.

1. Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Yhọc (1999). 2. Duncan DR, Morgenthaler TI, Ryu JH, Daniels CE. Reducing iatrogenic risk in thoracentesis: establishing best practice via experiential training in a zero-risk environment. Chest 2009; 135:1315. 3. Gordon CE, Feller-Kopman D, Balk EM, Smetana GW. Pneumothorax following thoracentesis: a systematic review and meta-analysis. Arch Intern Med 2010; 170:332. 4. Abouzgheib W, Bartter T, Dagher H, et al. A prospective study of the volume of pleural fluid required for accurate diagnosis of malignant pleural effusion. Chest 2009; 135:999. 5. Swiderek J, Morcos S, Donthireddy V, et al. Prospective study to determine the volume of pleural fluid required to diagnose malignancy. Chest 2010; 137:68. 6. Rahman NM, Mishra EK, Davies HE, et al. Clinically important factors influencing the diagnostic measurement of pleural fluid pH and glucose. Am J Respir Crit Care Med 2008; 178:483. 7. Barnes TW, Morgenthaler TI, Olson EJ, et al. Sonographically guided thoracentesis and rate of pneumothorax. J Clin Ultrasound 2005; 33:442.

Trích “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Hô hấp” – Bộ y tế

(Visited 1.961 times, 1 visits today)

Chọc Dò Dịch Màng Phổi: Ý Nghĩa Lâm Sàng Kết Quả Thủ Thuật

Nhận định chung

Chọc dò dịch màng phổi là một thủ thuật để loại bỏ chất dịchtừ không gian giữa phổi và thành ngực được gọi là khoang màng phổi. Nó được thực hiện với một cây kim (và đôi khi là một ống thông nhựa) được luồn qua thành ngực. Hình ảnh siêu âm thường được sử dụng để hướng dẫn vị trí của kim. Dịch màng phổi này có thể được gửi đến phòng xét nghiệm để xác định điều gì có thể khiến dịch tích tụ trong khoang màng phổi.

Thông thường chỉ có một lượng nhỏ dịch màng phổi có mặt trong khoang màng phổi. Sự tích tụ của dịch màng phổi dư thừa (tràn dịch màng phổi) có thể được gây ra bởi nhiều tình trạng, chẳng hạn như nhiễm trùng, viêm, suy tim hoặc ung thư. Nếu một lượng lớn dịch có mặt, nó có thể khó thở. Dịch bên trong không gian màng phổi có thể được tìm thấy trong khi kiểm tra lâm sàng và thường được xác nhận bằng X-quang ngực.

Chỉ định chọc dò dịch màng phổi

Chọc dò dịch màng phổi có thể được thực hiện để:

Tìm nguyên nhân của tràn dịch màng phổi.

Giảm khó thở và đau do tràn dịch màng phổi.

Chuẩn bị chọc dò dịch màng phổi

Sẽ được yêu cầu ký vào một mẫu đơn đồng ý cho biết hiểu các rủi ro của chọc dò dịch màng phổi và đồng ý thực hiện.

Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ mối quan tâm nào về nhu cầu chọc dò dịch màng phổi, rủi ro của nó, cách thực hiện hoặc kết quả sẽ có ý nghĩa gì.

Hãy cho bác sĩ biết nếu:

Đang dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Có dị ứng với bất kỳ loại thuốc, bao gồm cả thuốc gây mê.

Sử dụng chất làm loãng máu, hoặc nếu có vấn đề chảy máu.

Đang hoặc có thể mang thai.

Ngoài ra, một số vấn đề có thể làm tăng khó khăn của lồng ngực. Hãy cho bác sĩ biết nếu có:

Đã phẫu thuật phổi. Sẹo từ quy trình đầu tiên có thể gây khó khăn cho việc thực hiện thủ thuật này.

Một bệnh phổi mãn tính, không thể đảo ngược, chẳng hạn như khí phế thũng.

X-quang ngực thường được thực hiện trước khi làm thủ thuật. Bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm máu nhất định, chẳng hạn như công thức máu toàn bộ (CBC) và các yếu tố đông máu, trước khi làm thủ thuật.

Thực hiện chọc dò dịch màng phổi

Thủ thuật này có thể được thực hiện tại phòng khám, trong khoa X-quang của bệnh viện, trong phòng cấp cứu hoặc tại giường bệnh trong bệnh viện. Bác sĩ có thể có một y tá hỗ trợ làm thủ thuật.

Sẽ cần phải cởi bỏ tất cả hoặc hầu hết quần áo (có thể được phép giữ đồ lót nếu nó không can thiệp vào thủ thuật). Sẽ được cung cấp một miếng vải hoặc giấy để sử dụng trong suốt quá trình. Trong suốt quá trình, sẽ được ngồi nhưng nghiêng về phía trước trên một chiếc bàn cạnh giường. Nếu được thực hiện trong khoa X-quang, X-quang hoặc siêu âm có thể được sử dụng để xác nhận vị trí của dịch trong ngực.

Vị trí kim giữa xương sườn sẽ được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn. Bác sĩ sẽ cho gây tê cục bộ trong thành ngực để không cảm thấy đau khi kim rút dịch dài hơn được đưa vào. Khi khu vực bị tê, bác sĩ sẽ đưa kim vào nơi lấy dịch (không gian màng phổi). Có thể cảm thấy một số cơn đau hoặc áp lực nhẹ khi kim đâm vào khoang màng phổi.

Một ống tiêm hoặc một ống nhỏ gắn vào chai chân không được sử dụng để loại bỏ dịch màng phổi. Bác sĩ sẽ thu thập dịch để gửi đến phòng xét nghiệm. Sau khi dịch được lấy ra, kim hoặc ống nhỏ được lấy ra và băng nơi chọc kim.

Thủ thuật này mất khoảng 10 đến 15 phút.

X-quang có thể được thực hiện ngay sau khi làm thủ thuật để đảm bảo rằng không có biến chứng nào xảy ra.

Nếu nhiều dịch màng phổi thu thập và cần phải được loại bỏ, chọc dò dịch màng phổi lần khác có thể được thực hiện sau đó.

Cảm thấy khi chọc dò dịch màng phổi

Khi được tiêm để làm tê da tại vị trí kim, sẽ cảm thấy một cảm giác đau nhói hoặc đau rát kéo dài trong vài giây. Khi kim được đưa vào thành ngực, có thể lại cảm thấy đau nhói trong vài giây.

Khi dịch màng phổi bị loại bỏ, có thể cảm thấy “kéo” hoặc áp lực trong ngực. Hãy cho bác sĩ hoặc y tá biết nếu cảm thấy ngất xỉu hoặc nếu bị khó thở, đau ngực hoặc ho không kiểm soát được.

Nếu một lượng lớn dịch màng phổi bị loại bỏ trong suốt quá trình, có lẽ sẽ có thể thở dễ dàng hơn.

Rủi ro của chọc dò dịch màng phổi

Chọc dò dịch màng phổi nói chung là một thủ thuật an toàn. X-quang ngực có thể được thực hiện ngay sau khi làm thủ thuật để đảm bảo rằng không có biến chứng nào xảy ra. Các biến chứng có thể bao gồm:

Tràn khí màng phổi. Điều này có thể xảy ra nếu kim được sử dụng để loại bỏ dịch màng phổi làm thủng phổi, cho phép không khí chảy vào không gian màng phổi.

Phù phổi, có thể xảy ra nếu một lượng lớn dịch được loại bỏ.

Nhiễm trùng và chảy máu.

Tổn thương gan hoặc lách, mặc dù điều này rất hiếm.

Ý nghĩa lâm sàng giá trị kết quả

Chọc dò dịch màng phổi là một thủ thuật để loại bỏ dịch từ không gian giữa phổi và thành ngực được gọi là khoang màng phổi. Kết quả từ một phòng xét nghiệm thường có sẵn trong 1 đến 2 ngày làm việc. Nếu dịch đang được kiểm tra nhiễm trùng, chẳng hạn như bệnh lao, kết quả có thể không có sẵn trong vài tuần.

Bình thường

Một lượng nhỏ dịch màng phổi trong suốt, không màu hoặc màu vàng nhạt, thường dưới 20 mL (0,7 fl oz). Không có nhiễm trùng, viêm, hoặc ung thư được tìm thấy.

Bất thường

Một lượng lớn dịch màng phổi có mặt.

Dịch thấm có số lượng tế bào bạch cầu thấp (WBC), mức enzyme dehydrogenase (LDH) thấp và mức protein thấp. Có thể được gây ra bởi xơ gan, suy tim hoặc hội chứng thận hư.

Dịch tiết có thể được gây ra bởi các bệnh, chẳng hạn như nhiễm trùng (viêm phổi), chấn thương ngực, ung thư, viêm tụy, bệnh tự miễn hoặc tắc mạch phổi (PE).

Nếu có nhiễm trùng, dịch tiết sẽ có số lượng WBC cao, nồng độ enzyme LDH cao, mức protein cao và vi khuẩn hoặc các sinh vật truyền nhiễm khác.

Nếu có ung thư, dịch tiết sẽ có số lượng WBC cao (thường là tế bào lympho), nồng độ enzyme LDH cao và mức protein cao. Các tế bào bất thường cũng có thể có mặt.

Nếu có tắc mạch phổi, dịch tiết sẽ có số lượng WBC thấp và số lượng lớn các tế bào hồng cầu.

Yếu tố ảnh hưởng đến chọc dò dịch màng phổi

Những lý do có thể không thể làm thủ thuật hoặc tại sao kết quả có thể không hữu ích bao gồm:

Sử dụng kháng sinh.

Không có khả năng ngồi yên.

Điều cần biết thêm

Chọc dò dịch màng phổi có thể không được thực hiện cho những người có:

Rối loạn chảy máu.

Suy tim hoặc bệnh tim do phổi (cor pulmonale).

Sinh thiết màng phổi có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật lồng ngực để lấy mẫu mô từ lớp lót bên trong của thành ngực.

Chọc dò dịch màng phổi có thể được thực hiện trước một thủ thuật khác gọi là viêm màng phổi. Trong thủ thuật này, một hóa chất hoặc thuốc (Talc hoặc doxycycline) được đưa vào khoang màng phổi, gây ra phản ứng viêm trên bề mặt của phổi và bên trong khoang màng phổi. Chính điều này làm cho lớp màng phổi dính dính vào lớp màng phổi ở bên trong thành ngực. Điều này lấy đi khoảng trống màng phổi và ngăn ngừa hoặc làm giảm việc thu thập dịch màng phổi.

Chọc Ối Có Đau Không?

Chọc ối là một thủ thuật trong y khoa, thường được chỉ định thực hiện cho những mẹ bầu có kết quả sàng lọc trước sinh nguy cơ cao từ những phương pháp khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double test và Triple test. Thực hiện chọc ối giúp xác định được tình trạng phát triển của thai nhi chính xác. Tuy nhiên, vì chọc ối là một xét nghiệm xâm lấn, sử dụng kim rỗng xuyên qua thành bụng để tiến hành thu mẫu nước ối, bởi vậy mà “Chọc ối có đau không? là câu hỏi chung của nhiều thai phụ.

Các mẹ bầu mang thai từ tuần thai 16 – 24 có thích hợp để tiến hành chọc ối khi có chỉ định của bác sĩ về việc xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng sức khỏe của thai nhi khi mẹ bầu đó có kết quả sàng lọc các phương pháp không xâm lấn kết luận có nguy cơ cao.

Tại sao phải thực hiện chọc ối?

Nước ối – môi trường sống của thai nhi, bắt đầu xuất hiện ngay từ khi thai nhi được 12 ngày tuổi, nước ối chứa nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng tái tạo, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của thai nhi. Do sự tái hấp thu nước ối của thai nhi trong quá trình mang thai qua hệ tiêu hóa, màng ối, dây rốn, da,… mà nước ối chứa các tế bào ADN sau khi luân chuyển trong cơ thể của bé. Thực hiện tách chiết ADN của thai nhi trong nước ối có thể làm xét nghiệm xác định tình trạng của thai nhi trước những bất thường nhiễm sắc thể gây ra các hội chứng di truyền.

Hơn thế nữa, những phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn khác như siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test hay Triple test là những phương pháp sàng lọc trước sinh có độ chính xác cao dưới 75%, chỉ đưa ra kết quả sàng lọc là thai nhi có nguy cơ cao hay thấp nên tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả cao. Chính vì vậy cần thực hiện chọc ối để xác định tình trạng sức khỏe thai nhi.

Kết quả chọc ối cho mẹ bầu biết điều gì?

Nếu bắt buộc phải chọc ối, mẹ bầu không nên quá nóng lòng mà thực hiện sớm hơn những tuần thai chỉ định, bởi khi mẫu nước ối chưa đủ lượng ADN của thai nhi để làm xét nghiệm thì bác sĩ chuyên khoa sẽ buộc phải yêu cầu mẹ bầu tiến hành chọc ối lại. Với độ chính xác lên tới 99,99%, chọc ối có thể phát hiện chính xác thai nhi có hay không mắc các hội chứng bẩm sinh thường gặp như: Down, Edwards, Patau và nhiều hội chứng khác do: Bất thường nhiễm sắc thể giới tính, rối loạn gen hồng cầu hình liềm, nhược sơ, nhóm bệnh tan máu bẩm sinh – Thalassemia, dị tật tim,…

Những mẹ bầu cần thực hiện chọc ối khi có kết quả các phương pháp sàng lọc Double test, Triple test kết luận thai nhi có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh, thai nhi có bất thường về hình thái siêu âm, người mẹ mang thai từng sinh con mắc dị tật, mẹ bầu mang thai từ 35 tuổi trở lên,…

Chọc ối có đau không?

Quá trình tiến hành chọc ối

Trước khi tiến hành chọc ối, người mẹ mang thai không cần ăn kiêng hay nhịn ăn như làm các xét nghiệm lấy máu khác. Mẹ bầu nên uống nhiều nước trước khi tiến hành chọc ối. Bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu đăng ký một hình thức chấp thuận trước chọc ối.

Bác sĩ chuyên khoa tiến hành kiểm tra chính xác tình trạng sức khỏe của mẹ bầu bằng siêu âm, đo nhịp tim, huyết áp, sát trùng vùng da bụng,… sử dụng máy siêu âm để xác định vị trí nằm của thai nhi trong tử cung để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình chọc ối.

Mẹ bầu nằm ngửa, bác sĩ chuyên khoa sử dụng một chiếc kim mỏng, rỗng xuyên qua thành bụng vào tử cung của người mẹ để thu một lượng nước ối vào ống tiêm. Số lượng nước ối thu được có thể phụ thuộc vào tuần tuổi thai của thai nhi (trung bình khoảng 10 – 15ml). Lượng nước ối được lấy đi thu mẫu có thể được cơ thể bù lại một cách tự nhiên.

Sau khi thu mẫu nước ối, mẹ bầu được siêu âm lại để theo dõi nhịp tim của bé, kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của mẹ.

Tình trạng của mẹ bầu sau khi chọc ối

Sau khi chọc ối, mẹ bầu có thể bị chuột rút hoặc một số nhỏ trong các mẹ bầu bị chảy máu âm đạo ngay sau khi chọc ối.

Quá trình chọc ối được diễn ra trong khoảng 30 phút, do quá trình chọc ối không được sử dụng thuốc gây tê hay gây mê nên mẹ bầu có thể cảm thấy đau rút, nhói trong quá trình thu mẫu nước ối. Mức độ khó chịu khi chọc ối của mỗi mẹ bầu là khác nhau tùy vào cơ địa riêng của mỗi người.

Nếu phát triển một cơn sốt sau khi chọc ối hoặc nếu âm đạo chảy máu, dịch hoặc co thắt tử cung kéo dài hơn vài giờ, mẹ bầu cần liên hệ với nhà bác sĩ chuyên khoa nhanh nhất có thể để được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.

Mẫu nước ối được tiến hành phân tích chẩn đoán những bệnh di truyền thường gặp cho thai nhi trong vài ngày sau khi thu mẫu. Các kết quả xét nghiệm bệnh khác có thể có kết quả sau 1 – 2 tuần tùy thuộc vào đơn vị mà mẹ bầu thực hiện xét nghiệm.

Những nguy cơ rủi ro của chọc ối

Chọc ối cho kết quả xét nghiệm chính xác cao, tuy nhiên phương pháp này có thể khiến cho mẹ bầu gặp phải những rủi ro không mong muốn như:

Sảy thai: Nguy cơ sảy thai cao hơn nếu thực hiện chọc ối cho các mẹ bầu mang thai dưới 15 tuần với tỷ lệ khoảng 1:600

Rỉ ối: Rỉ ối có thể dẫn tới cạn nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi.

Nhiễm trùng ối: Nếu quá trình chọc ối không được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, các dụng cụ y tế được đảm bảo vô trùng có khả năng mang theo vi khuẩn vào trong môi trường sống của thai nhi.

Chuột rút: Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng này ngay sau khi tiến hành chọc ối.

Kim đâm vào bé: Khi bác sĩ đưa kim thu mẫu nước ối vào tử cung của người mẹ, bé có thể di chuyển và chạm vào đầu kim gây chấn thương, tuy nhiên tỷ lệ xảy ra trường hợp này rất hiếm gặp.

Nên làm gì sau khi chọc ối?

Để hạn chế những nguy cơ rủi ro sau khi chọc ối, mẹ bầu thường được bác sĩ chỉ định uống thuốc tránh co bóp tử cung.

Mẹ bầu không nên quá lo lắng, sợ hãi sau khi chọc ối, tâm lý của mẹ bầu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi.

Không tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, tránh quan hệ tình dục sau khi chọc ối từ 2 – 3 ngày.Theo dõi tình trạng sức khỏe, dù là những biểu hiện bất thường nhỏ nhất như chuột rút nhiều, ra huyết, rò rỉ nước ối,… mẹ bầu cũng cần thông báo với bác sĩ để xác định tình trạng và có biện pháp điều trị kịp thời.

Chọc ối là phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khỏe của bé một cách chính xác. Tuy nhiên, những phương pháp sàng lọc thường quy như siêu âm đo độ mờ da gáy, Double test, Triple test thường có tỷ lệ âm tính giả/ dương tính giả cao. Điều đó khiến cho rất nhiều mẹ bầu phải “chọc ối oan” khiến cho thai nhi đứng trước những nguy cơ rủi ro dù chỉ là 1%.

Hiện nay, phương pháp sàng lọc trước sinh cao cấp GenEva (Illumina’s NIPT) ra đời như trao tặng cho mẹ bầu một lựa chọn hoàn hảo khác trước khi quyết định chọc ối. Sàng lọc GenEva (Illumina’s NIPT) thực hiện phân tích ADN tự do của thai nhi có trong máu mẹ để sàng lọc những hội chứng di truyền mà bé có thể mắc phải. Với độ chính xác lên tới 99,9% – tương tự như chọc ối, GenEva (Illumina’s NIPT) đã trở thành xét nghiệm được rất nhiều mẹ bầu tại các nước tiên tiến lựa chọn.

Sau khi có kết quả sàng lọc từ những phương pháp sàng lọc thường quy, các mẹ bầu không nên quá lo lắng hay vội vàng chọc ối, hãy tìm hiểu những biện pháp sàng lọc thay thế để có thể đảm bảo an toàn nhất cho bé con của mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chọc Tháo Dịch Màng Phổi trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!