Đề Xuất 3/2023 # Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối Đa Cho Trẻ # Top 3 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối Đa Cho Trẻ # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối Đa Cho Trẻ mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Trẻ em là nguồn nhân lực chủ yếu để xây dựng đất nước trong tương lai. Một quốc gia có nguồn nhân lực khỏe mạnh, thông minh, tầm vóc & thể lực tốt là có cả một tiềm năng phát triển.

Nhật Bản cũng là một nước Châu Á, trước đây được xem là một dân tộc thấp bé nhưng sự phát triển thể chất của người dân Nhật ngày nay đã cải thiện rất đáng kể so với trước đây nhờ vào các chương trình dinh dưỡng quốc gia, đặc biệt là chương trình dinh dưỡng học đường. Điều này cho thấy dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng, đặc biệt là giai đoạn tăng trưởng nhanh như giai đoạn tiền dậy thì & dậy thì. Kể từ lúc trẻ chào đời, cho đến khi trẻ dần lớn lên, tốc độ tăng trưởng về chiều cao trẻ chậm hẳn lại so với những năm đầu đời. Thế nhưng, việc phải cung ứng đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ, nhất là trong giai đoạn tiểu học, là điều hết sức cần thiết giúp trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất và các chức năng quan trọng khác (tâm lý, vận động …) nhằm tạo dự trữ tốt chuẩn bị cho sự tăng vọt ở tuổi dậy thì. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy chiều cao chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố: mạnh nhất là yếu tố dinh dưỡng (32%), sau đó là yếu tố di truyền (23%),  vận động thể lực (20%), môi trường, ánh nắng, tình hình bệnh tật, giấc ngủ…

1.Giai đoạn phát triển chiều cao: Có ba giai đoạn có tính chất quyết định về chiều cao: •Giai đoạn bào thai: Trong suốt 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng đảm bảo dinh dưỡng tốt nhằm tăng trọng từ 10-12kg để bé đạt chiều cao 50cm lúc sinh (tương ứng cân nặng lúc sinh khoảng 3kg) •Giai đọan sơ sinh đến 3 tuổi: •Năm thứ nhất: tăng 25 cm •Hai năm kế tiếp: mỗi năm tăng 10cm. •Sau 4 tuổi: chiều cao tăng trung bình 5 – 6 cm/năm cho đến tuổi dậy thì •Giai đọan dậy thì: •Trẻ gái 10-16 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi là thời gian dậy thì. •Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, có một đến hai năm chiều cao tăng vọt 8 – 12 cm mỗi năm nếu được chăm sóc dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên không thể dự đoán chính xác đó là năm nào nên cần phải đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ suốt trong giai đoạn này. •Sau tuổi dậy thì: chiều cao trẻ tăng rất chậm. •Trẻ 10 tuổi sẽ có chiều cao bằng 80% chiều cao lúc trưởng thành. •Chiều cao lúc trưởng thành được ước đoán bằng chiều cao lúc 2 tuổi X 2 Ví dụ: một trẻ 24 tháng cao 85cm, nếu đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, chiều cao ước tính sẽ đạt được lúc trưởng thành là 85 x 2cm = 170 cm •Giai đoạn từ 25-30 tuổi: chiều cao ngưng phát triển. Về sau, nếu quá trình loãng xương xảy ra nhanh, cơ thể chỉ có thể thấp lại chứ không cao thêm lên được nữa. •Nhận Xét: Khi trẻ dần lớn lên, tốc độ tăng trưởng về chiều cao chậm hẳn lại so với những năm đầu đời. Trong suốt thời gian nói trên, việc cung ứng đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn tiểu học, từ 6 đến 10 tuổi, là điều hết sức quan trọng nhằm giúp trẻ tăng trưởng đều đặn về thể chất và các chức năng quan trọng khác (tâm lý, vận động …) nhằm tạo dự trữ tốt chuẩn bị cho sự tăng vọt ở tuổi dậy thì.

2.Phát triển thể chất bình thường của trẻ nói chung: để chiều cao trẻ phát triển tốt, điều kiện tiên quyết trẻ phải tăng cân. Phát triển thể chất bình thường có nghĩa là bé phải đạt được cân nặng và chiều cao trung bình theo tuổi như sau:

Tuổi Cân nặng (kg) Cao (cm)

1 9 75

2 12 85

6 20 116 – 118

10 32 138 – 140

18 55 – 56 168 – 170

(Theo tiêu chuẩn NCHS – National Center of Health Statistic)

3.Phát triển thể chất bình thường của trẻ tiểu học:

Năm Tuổi Nam Nữ

Cao (cm) Cân nặng (kg) Cao (cm) Cân nặng (kg)

6 116,1 20,7 114,6 19,5

7 121,7 22,9 120,6 21,8

8 127,0 25,3 126,4 24,8

9 132,2 28,1 132,2 28,5

10 137,5 31,4 138,3 32,5

4.Nhu cầu dinh dưỡng trẻ lứa tuổi tiểu học: Để sự tăng trưởng chiều cao và cân nặng được đều đặn và tương xứng, cơ thể trẻ cần phải nhận đủ năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày:

Tuổi Năng lượng (kcal/ngày) Đạm (g/ ngày) Canxi (mg/ ngày) Vitamin D (mg/ ngày)

6 1600 36 500 10

7-9 1800 40 500 10

10 2200 50 700 10

Tuổi Sắt (mg/ngày) Kẽm (mg/ ngày) Iốt (mg/ ngày) Vitamin A (mg/ ngày) Vitamin C (mg/ ngày)

6 7 10 90 400 45

7-9 12 10 120 400 55

10 12 15 150 500 65

5.Nguyên tắc để đạt được nhu cầu dinh dưỡng lứa tuổi tiểu học: •Ăn đủ bữa: ngòai 3 bữa chính (sáng – trưa – chiều) cần cho trẻ ăn thêm 2 bữa phụ •Bữa ăn chính: cần đủ 4 nhóm thực phẩm (nhóm giàu chất bột, nhóm giàu chất béo, nhóm giàu chất đạm và nhóm giàu vitamin, khoáng, chất xơ (rau, quả…)) nhằm cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ. •Bữa phụ: có thể dùng những thức ăn gọn, sẵn có: bánh bông lan, khoai, chè, sữa … nên ưu tiên uống sữa. •Bữa ăn sáng là bữa chính: cung cấp năng lượng cho trẻ học tập và hoạt động cho một ngày mới. Do đó, trẻ không được bỏ hoặc ăn sáng không đầy đủ sẽ dẫn đến hạ đường huyết trong giờ học buổi sáng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất trẻ •Đảm bảo nhu cầu Canxi: •Canxi là thành phần quan trọng trong cấu trúc xương và răng (99%), giúp xương phát triển vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Canxi được cơ thể hấp thụ rất tốt từ sữa. Lượng sữa cần cho trẻ mỗi ngày là từ 500ml đến 600ml. •Thức phẩm giàu Canxi: sữa, cua ốc, tôm, tép, cá nhỏ nguyên xương … •Ăn nhiều thực phẩm giàu Lysin: •Lysin là một loại acid amin góp phần quan trọng trong tăng trưởng chiều cao của trẻ. •Lysin thường bị thiếu do khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu dựa vào ngũ cốc và Lysin dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến nấu nướng thức ăn. Do vậy, cần giúp trẻ ăn đa dạng thức ăn nhằm tránh thiếu hụt Lysin. •Thức phẩm giàu Lysin: thịt, cá, trứng, sữa, các lọai đậu, đậu nành … •Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt: •Sắt là nguyên liệu để tạo máu. Thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt, gây chậm tăng trưởng, ảnh hưởng sức khỏe, sức học, khả năng tư duy, sáng tạo kém. •Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa bổ sung sắt. •Tăng hấp thu sắt bằng vitamin C trong rau củ, trái cây … •Tình trạng nhiễm giun sán gây ra thiếu máu thiếu sắt là một nguyên nhân phổ biến ở Việt Nam, vì vậy trẻ (và cùng cả gia đình) cần định kỳ tẩy giun 2 lần mỗi năm. •Ăn nhiều thực phẩm giàu chất kẽm: •Chất kẽm rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến biếng ăn, chuyển hóa và trao đổi chất kém, cuối cùng là tăng trưởng kém. •Thức phẩm giàu kẽm: hàu, sò, gan heo, sữa, thịt bò, trứng (lòng đỏ), cá, đậu nành … •Sử dụng muối Iode trong chế biến thức ăn: •Iod là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên hoạt động của nhiều cơ quan bộ phận trong cơ thể để thúc đẩy sự tăng trưởng. Thiếu I ốt sẽ dẫn đến sự trì trệ về phát triển thể chất lẫn tâm thần của trẻ. •Thức ăn giàu Iod: Muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo … Cụ thể một ngày, nhu cầu về năng lượng và đạm được cung cấp từ một số thực phẩm phổ biến ở lứa tuổi tiểu học như sau:

Stt Tên thực phẩm 6 – 9 tuổi 10 – 12 tuổi

 1 Gạo 220 – 250g 300- 350g

 2 Thịt 50g 70g

 3 Cá(tôm) 100g 150g

 4 Đậu phụ 100g 150g

 5 Trứng (gà, vịt) 1/2 quả 1quả

 6 Dầu (mỡ) 20g 25g

7 Sữa 500 –  600ml 500 –  600ml

 8 Đường 10 – 15g 15 – 20 g

 9 Rau xanh 250 – 300g 300 – 500g

 10 Trái cây chín 150 – 200g 200 – 300g

6.Các yếu tố ngoài dinh dưỡng ảnh hưởng đến chiều cao: •Di truyền: Do gen quyết định •Vận động thể lực: Vận động sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể và tăng cường đưa canxi vào mô xương giúp xương dài ra và  vững chắc hơn. Cần tạo cho trẻ thói quen luyện tập, vận động mỗi ngày bằng những công việc hàng ngày và thể dục thể thao vừa sức, phù hợp từng độ tuổi, điều kiện gia đình … trong gia đình và trường học •Giấc ngủ: Ngủ nhiều, ngủ sâu giúp tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu Canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. •Chăm sóc trẻ: Chích ngừa đầy đủ giúp phòng tránh bệnh tật, vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp trẻ hạn chế mắc các bệnh nhiễm trùng, ngộ độc, có điều kiện để có sức khỏe và tăng trưởng tốt. •Cải tạo môi trường sống: Vệ sinh, an toàn, hạn chế bệnh tật. Quá trình theo dõi và chăm sóc toàn diện cho trẻ phải được liên tục từ lúc mới sinh cho đến khi trẻ hết tăng trưởng chiều cao.

7.Những vấn đề thường gặp ảnh hưởng tăng trưởng chiều cao trẻ em: •Trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng: Điều trị biếng ăn, suy dinh dưỡng sớm sẽ giúp trẻ bắt kịp sự  tăng trưởng của các bạn cùng lứa tuổi. •Trẻ dư cân béo phì: •Trẻ thường rất thèm ăn và đa số trẻ thừa năng lượng là từ cơm và chất béo từ dầu mỡ. Đối với trẻ có tình trạng dư cân ít, nên cho trẻ sử dụng các loại sữa tươi không đường. Đối với trẻ béo phì, loại sữa nên chọn là sữa tách béo (sữa gầy – sữa không béo – sữa tách bơ… dành cho trẻ trên 6 tuổi). •Trẻ béo phì vẫn cần nhận đủ lượng canxi cần thiết cho việc tăng chiều cao của cơ thể, khắc phục tình trạng béo phì. •Trẻ không thích uống sữa: Bao gồm 2 tình huống: •Hoàn toàn không thích uống bất kỳ một loại sữa nào: Cần khuyến khích trẻ ăn thêm những thực phẩm được làm từ sữa (sữa chua, phô mai…), thường xuyên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều canxi như: Cua đồng, tôm, tép, ốc, cá con ăn luôn cả xương. •Không thích uống sữa bột, chỉ thích uống sữa tươi: Ý thích này có thể chấp nhận được, vì như thế sẽ tạo sự hứng thú giúp trẻ uống đủ lượng sữa cần thiết cho cơ thể. •Phòng ngừa thiếu máu thiếu sắt giúp trẻ hồng hào: •Cần chú ý cho bé ăn những thức ăn giàu sắt, “bổ máu” như huyết, gan, thịt, cá, tôm tép, đậu đỗ, rau lá xanh. Vitamin C trong rau quả tươi giúp bé hấp thu tốt chất sắt có trong thức ăn •Tẩy giun định kỳ 6 tháng 01 lần: đề phòng nhiễm giun sán làm mất chất  sắt của trẻ •Phòng ngừa thiếu kẽm: Cần chú ý cho bé ăn thịt, cá, trứng, sữa và nhất là hải sản (nghêu, sò, hàu …) •Phòng ngừa thiếu Iode: Cần sử dụng muối Iode trong chế biến thức ăn hàng ngày •Trẻ ít vận động, luyện tập: •Do học tập quá căng thẳng, thói quen thích những trò chơi ở trạng thái tĩnh như  đọc sách, chơi game hoặc không gian sống quá chật hẹp không thuận tiện cho việc luyện tập cơ thể •Cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất là 1 giờ mỗi ngày, các hình thức vận động có thể là đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, chơi cầu lông, đi xe đạp, bơi lội, giúp mẹ làm việc nhà, leo cầu thang…. •Không có điều kiện để tiếp xúc nhiều ánh nắng: Cần tham khảo ý kiến của các Bác sĩ chuyên khoa nhi để được hướng dẫn sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ •Ngủ ít: Tuyến yên của cơ thể tiết ra yếu tố kích thích tăng trưởng trong giấc ngủ, thường có câu “ trẻ em dài ra trong giấc ngủ”, vì vậy trẻ cần được ngủ sớm (từ 9 – 10 giờ tối) và ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày.

THS BS DƯƠNG CÔNG MINH BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Làm Thế Nào Để Trẻ Phát Triển Chiều Cao Tối Đa?

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Chiều cao là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển toàn diện và nó cũng là lợi thế lớn quyết định thành công của cuộc đời. Hảy cùng chúng tôi tham khảo 5 cách giúp bé phát triển chiều cao tối đa sau đây.

Cách tăng chiều cao tối đa cho bé

1. Chú trọng “giai đoạn phát triển vàng”

Quá trình phát triển xương được bắt đầu ngay từ giai đoạn bào thai và tiếp tục đến hết tuổi 25 với nam và 23 tuổi với nữ.

Thông thường, một trẻ sinh đủ tháng phát triển tốt thì khi chào đời sẽ có chiều cao là 50cm. Trung bình trong năm đầu tiên bé tăng khoảng 25cm, bé trai có thể cao hơn bé gái 2cm.Từ trên 1 tuổi trẻ tăng chậm hơn, chỉ 6 -7cm một năm, tương đương 0,5cm/tháng.Tuổi dậy thì (bé gái 10-16 tuổi, bé trai 12-18 tuổi) được coi là “giai đoạn vàng” bởi trẻ có thể sẽ có 1- 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Sau thời kì này, chiều cao chỉ tăng trung bình 2 cm mỗi năm.

Do đó, cha mẹ cần nắm vững và có sự đầu tư phù hợp với từng giai đoạn phát triển, chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì để thúc đẩy chiều cao cho con.

2. Tập thể thao đúng cách

Tập luyện thể thao một cách khoa học làm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, khiến hormon tăng trưởng (GH) tiết ra nhiều hơn, giúp tăng trọng khối xương khi trưởng thành. Tuy nhiên, phải tập thể thao đúng cách mới đạt được hiệu quả mong muốn.

Thời gian tập tối thiểu là 1 tiếng/ngày, với cường độ vừa phải và tăng dần. Nếu thời gian ngắn hơn và chỉ vận động nhẹ nhàng như đi bộ, maratong thì không có tác dụng. Nhưng nếu cường độ tập quá căng thẳng sẽ làm tổn thương dây chằng và hệ cơ, gây phản tác dụng.

Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện cũng cần có sự chọn lọc. Cử tạ không phải là một lựa chọn phù hợp, trong khi những môn thể thao có các động tác nhảy, đá chân (như nhảy cao, nhảy xa, đu xà, võ thuật) và các bài tập kéo giãn (như yoga, múa, uốn dẻo) sẽ tác động trực tiếp đến các mô sụn ở khớp xương, làm giãn các dây gân, kéo dài cột sống và săn chắc cơ bắp, giúp phát triển chiều cao.

3. Dinh dưỡng cân bằng, cần bổ sung Canxi, vitamin D và MK7

Nhiều người vẫn cho rằng gen di truyền là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao, cha mẹ thấp thì con sẽ chỉ có chiều cao trung bình. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những yếu tố tác động tới sự phát triển chiều cao của con người là: dinh dưỡng (31%), thể thao (20%), di truyền (23%), môi trường (16%) và tâm lý xã hội (10%). Như vậy, chế độ dinh dưỡng là yếu tố tiên quyết với chiều cao của cơ thể.

Vì vậy, cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, cân bằng theo tháp dinh dưỡng, chú trọng nhóm protein (thịt cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ (đặc biệt các loại rau giàu kẽm và magie như đỗ, lạc, rau họ cải). Kiểm soát nhóm tinh bột và chất béo, hạn chế đồ ăn nhanh, các loại snack ăn vặt, nước ngọt, nước có gas, tuy là món khoái khẩu của trẻ nhưng lại gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, suy giảm sự phát triển của sụn và xương khớp.

Muốn đem lại hiệu quả tối đa, có thể bổ sung các sản phẩm hỗ trợ như thực phẩm chức năng, giúp trẻ cao thêm từ 4,9 – 7,3cm nếu sử dụng đúng và phù hợp. Nên lựa chọn sản phẩm chứa đa dạng các khoáng chất cần thiết cho sự dài ra của xương như Canxi, Kẽm, Magie, Đồng, Mangan, Boron, Silic, chondroitin, DHA, đặc biệt là Canxi dạng nano giúp hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng táo bón, sỏi thận. Quan trọng nhất là Vitamin D và MK7 giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, nhờ đó xương sụn dài ra nhanh, luôn chắc khỏe và dẻo dai.

Trẻ nhỏ thường sợ hãi và không chịu uống các loại dược phẩm, đặc biệt nếu chúng có vị đắng hay mùi khó chịu. Do đó, khi cho trẻ uống canxi, có thể đồng thời cho trẻ dùng nước cam, chanh, bưởi, vừa át đi mùi tanh, đồng thời vitamin C cũng giúp hòa tan, tăng cường hấp thụ canxi vào cơ thể.

Tiện lợi hơn, để giúp trẻ dễ dàng làm quen và ưa thích việc bổ sung dưỡng chất, cha mẹ có thể lựa chọn dược phẩm dạng cốm, thơm ngon phù hợp cho trẻ từ 6 tháng đến 9 tuổi và dược phẩm dạng viên phù hợp cho độ tuổi từ 10 – 18.

4. Sinh hoạt điều độ, tránh các tác nhân gây ức chế quá trình tăng trưởng

Thuốc lá, đồ uống có cồn hay các chất kích thích đều là những tác nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ hút thuốc thụ động do cha mẹ, người thân, hay tập tành uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như trà, cà phê khi hệ thần kinh và hệ xương còn non nớt sẽ khiến trí não chậm phát triển, xương bị vôi hóa sớm, hạn chế sự phát triển chiều cao.

Sử dụng thuốc kháng sinh chiều cao, thiếu sự tư vấn của bác sĩ, liên tục trong thời gian dài cũng gây hại cho quá trình phát triển về thể chất và chiều cao của trẻ.

90% sự phát triển xương ở trẻ diễn ra trong lúc đang ngủ, đặc biệt từ 22 – 24 giờ hàng ngày. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, tuyến yên sẽ được kích thích tiết ra hormon tăng trưởng giúp tăng thêm chiều cao. Do đó, cần tập cho trẻ thói quen đi ngủ sớm vào cùng 1 khung giờ hàng ngày, trước khi đi ngủ 30 phút có thể uống sữa hoặc bổ sung vi chất để đạt hiệu quả tối ưu. Không để đèn sáng trong phòng ngủ của trẻ vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, gây ức chế hormone tăng trưởng.

5. Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ

Giữ tinh thần thoải mái cho trẻ

Một nhóm nghiên cứu thuộc trường Khoa học Sức khỏe tại Đại học Jönköping và Khoa Khoa học Sức khỏe tại Đại học Linköping của Thụy Điển cho thấy: sự gia tăng căng thẳng (stress) kéo dài có thể gây ảnh hưởng tiêu cực lên hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm lưu thông máu, rối loạn nồng độ của hormone tuyến giáp gây suy giảm quá trình phát triển của chiều cao và hệ thần kinh. Do đó, tạo cho trẻ một không gian sống thoải mái và tinh thần luôn vui tươi cũng là một cách hữu ích để con bạn đạt được chiều cao tối ưu.

“Trẻ em như búp trên cành”. Hãy là những phụ huynh thông thái, nắm vững các giai đoạn phát triển, phương pháp tập luyện, sinh hoạt điều độ và bổ sung cho con hệ dinh dưỡng tối ưu, tăng cường Canxi, vitamin D và MK7 để ươm mầm cho con vươn cao, thành công trong cuộc sống.

Bí Kíp Giúp Con Phát Triển Chiều Cao Tối Đa Ngay Từ Trong Bụng Mẹ

Khi nhắc đến chiều cao khiêm tốn thì chúng ta thường đổ tại di truyền từ ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế bên cạnh yếu tố di truyền còn có yếu tố dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến tầm vóc của chúng ta sau này. Một chế độ dinh dưỡng tốt từ khi mang thai sẽ giúp con cải thiện chiều cao tối đa đấy!

Bà mẹ mang thai luôn phải chú trọng chế độ dinh dưỡng đúng và đủ

Trong ba tháng đầu: Khi này thai nhi đang ở giai đoạn hình thành các cơ quan, chưa tăng nhiều về kích thước, cân nặng

– Số bữa và số lượng thức ăn của mẹ bầu cần ăn chưa cần tăng nhiều.

– Chú ý chất lượng bữa ăn phải đảm bảo: ăn đa dạng các loại thực phẩm, mỗi ngày ăn đủ các nhóm như đạm, đường bột, béo, rau, hoa quả, sữa và chế phẩm từ sữa. Chú ý ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc động vật để cũng cấp đủ chất đạm, sắt, kẽm…cần thiết cho thai nhỉ phát triển. Nên ăn nhiều cá hơn thịt và bổ sung sữa dành cho bà bầu, cùng với sữa chua hay phô mai.

Trong ba tháng giữa: Thai nhi bắt đầu tăng nhanh về trọng lượng

– Mẹ bầu cần ăn nhiều hơn về cả lượng và chất. Mỗi ngày ăn thêm khoảng 1 lưng chén cơm với lượng đồ ăn tăng thêm tương ứng. Chú ý ăn đa dạng như 3 tháng đầu.

– Tăng cường thức ăn từ động vật trong đó có cá. Ưu tiên thực phẩm giàu canxi như cá, tép nhỏ, ăn luôn cả xương và vỏ. Bổ sung thêm các loại hạt, rau củ quả tươi các loại.

– Uống từ 1 đến 2 ly sữa dành cho mẹ bầu mỗi ngày.

Trong ba tháng cuối: Giai đoạn thai nhi phát triển nhanh nhất cả về thể chất lẫn trí não

– Mẹ cần ăn nhiều hơn nữa. Mỗi ngày tăng thêm 1 chén cơm và đa dạng các loại thức ăn tương tự như trên.

– Uống từ 2 đến 3 ly sữa dành cho mẹ bầu mỗi ngày.

Những điều mẹ bầu nên tránh

– Không nên ăn quán nhiều mà chỉ ăn tăng lên vừa phải theo hướng dẫn của từng giai đoạn.

– Không ăn mặn, quá nhiều muối vì dễ gây tăng huyết áp.

– Không ăn nhiều đồ ngọt, nhiều đường và các loại đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ vì dễ gây thừa cân béo phì và đái tháo đường thai kỳ.

– Không ăn thực phẩm chế biến sẵn như giò chả, lạp xưởng, xúc xích, thịt xông khói, đồ hộp…vì chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia.

– Không uống rượu. Tránh xa thuốc lá và khói thuốc vì sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi.

– Thư giãn đầu óc, giảm stress, không nên lo nghĩ quá nhiều.

Minh Hải

Cách Bơi Để Tăng Chiều Cao Tối Đa?

Bơi là môn thể thao tốt cho hệ thống tim mạch, hỗ trợ tăng chiều dài cột sống, giúp mở rộng bờ vai và ngực, tăng khả năng hoạt động của phổi tốt hơn.

Bộ môn bơi lội có bốn kiểu bơi thể thao là bơi bướm, bơi ngửa, bơi ếch và bơi trườn sấp (bơi sải). Đặc điểm chung của các kiểu bơi là đều tác động đến toàn bộ cơ thể, nhưng riêng mỗi kiểu sẽ có tỷ lệ tác động lên từng nhóm cơ khác nhau. Trong đó bơi sải là kiểu bơi tác dụng tích cực nhất lên chiều cao của người tập bơi vì nó đòi hỏi hai chân phải co duỗi liên tục cộng với độ rướn người về trước. Khi thực hiện sai, khả năng tăng chiều cao bị hạn chế, cơ bắp ở đùi và cơ chân sau không thể phát triển tương ứng.

Vậy bơi thế nào cho đúng? Xin giới thiệu các bạn cách bơi để tăng chiều cao tối đa:

1. Tập chân trên cạn

Ngồi trên thành hồ, duỗi thẳng 2 chân và 2 bàn chân, nâng lên đập xuống liên tục cho thật nhuyễn, đầu gối thẳng.

2. Tập chân dưới nước

Nằm dài trên mặt nước, 2 tay bám vào thành hồ bơi(phao), 2 chân thật thẳng, đập chân liên tục như trên cạn cho tới khi thuần thục.

3. Tập tay trên cạn

Tập tay phải : chân trái đứng trước, chân phải sau, tay trái đặt lên đầu gối trái, người hơi khom về trước, tay phải đưa thẳng về trước, và bắt đầu quạt bằng tay phải. Tập tay trái: động tác ngược lại.

4. Tập chân và tay trên cạn

Đứng hơi khom người về phía trước, hai tay liên tục quạt nước đồng thời luân phiên nghiêng người qua hai bên, nhấc chân ra sau như đang tập chân, (nghiêng người qua bên nào thì nhấc chân đó ra sau, đồng thời nhấc cao cùi chỏ trong động tác thả lỏng để chuẩn bị động tác vào nước, nên chọn 1 bên thuận, khi nghiêng đầu qua bên đó là thở, khi úp mặt xuống thì thở bọt khí ra.

5. Tập tay dưới nước

Đứng nơi mực nước ngang ngực, người hơi khom về phía trước, luân phiên quạt nước bằng 2 tay.Kết hợp với động tác thở, úp mặt xuống nước thì thở ra, nghiêng qua 1 bên thì hít vào.

6. Kết hợp tập các đông tác trên: chân, tay và thở dưới nước

Để thực hiện kiểu bơi sải, nhiều người luôn mắc lỗi: chân luôn co lại khi đánh nước, không có sự phối hợp đồng bộ giữa hai chân. Các bạn lưu ý phải luyện tập cho hai chân có độ dẻo : co vào và duỗi thẳng ra luân phiên khi đánh nước để đạt được mục đích cao nhất và không ăn no 2h trước khi bơi lội.

Đạt được chiều cao tối ưu khi bơi lội, bạn cần phải được hỗ trợ từ nhiều phía bởi vì bơi lội giúp phát triển cao nhưng việc tăng chiều cao còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Một sự kết hợp của chế độ luyện tập thể dục, ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc có thể góp phần tăng chiều cao. Điều này đặc biệt đúng trong thời gian dậy thì.

Ngoài ra các bạn có thể bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết cho xương để xương phát triển một cách tốt nhất như canxi nano, kẽm nano, MK7 (giúp đưa canxi trực tiếp từ máu vào xương), boron, chondroitin, vitamin D3, magie, mangan, đồng,… có trong một số thuốc hoặc thực phẩm chức năng.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối Đa Cho Trẻ trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!