Cập nhật nội dung chi tiết về Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh thường hay quấy khóc và khó chịu
· Bé có khóc quá 3 tiếng một ngày?
· Bé có khóc nhiều hơn 3 ngày trong tuần?
· Tình trạng này đã kéo dài hơn 3 tuần chưa?
Giúp trẻ sơ sinh xoa dịu cơn khó chịu do đau bụng quấy khóc
Tạo cảm giác thoải mái khi cho trẻ ăn: Thay đổi chế độ ăn cũng có thể cải thiện tình trạng đau bụng của trẻ.
· Nếu trẻ đang bú mẹ: Mẹ nên thay đổi chế độ ăn của chính mình để xem tình trạng của trẻ có cải thiện hay không. Ví dụ như:
+ Cắt giảm thức uống chứa caffeine.
+ Hạn chế ăn thực phẩm làm từ sữa đậu nành, trứng, sữa bò.
+ Thử chế độ ăn không chứa bột mỳ.
· Nếu trẻ đang dùng sữa bột: Mẹ hãy thử thay đổi sang một công thức sữa phù hợp cho trẻ. Một công thức sữa dễ tiêu hóa sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn để bụng trẻ không còn khó chịu: Đôi khi trẻ bị đầy hơi và bụng có cảm giác khó chiu. Rất khó để xác định liệu trẻ đang khóc vì bị đầy hơi hay do khóc nhiều dẫn đến hít nhiều không khí vào bụng mà dẫn đến chứng đầy hơi. Tuy vậy, dù là nguyên nhân nào đi nữa, mẹ hãy là người tạo cho trẻ sự thoải mái bằng cách gập một chân của trẻ lại, sao cho đầu gối nằm trên bụng, rồi nhẹ nhàng thả xuống và lặp lại với chân còn lại, hoặc mẹ có thể giúp trẻ ợ để thoát hết khí ở bụng ra ngoài.
Sử dụng kết hợp nhiều phương pháp. Xem thử cách nào hiệu quả nhất với em bé của bạn.
· Đối với trẻ sơ sinh, hãy quấn trẻ vào chiếc khăn, mang cảm giác giống như trẻ đang được ôm chặt trong bụng mẹ.
· Giữ trẻ thoải mái bằng máy tạo tiếng ồn êm dịu vô hại hay âm thanh rè rè vừa phải của máy hút bụi.
· Mẹ hãy vừa bế trẻ đi dạo vòng quanh, đồng thời tay xoa lung tạo cảm giác dễ chịu.
· Những chiếc ghế rung cũng là thiết bị hữu ích lúc này.
· Đặt trẻ trên đùi, bụng hướng xuống dưới, đồng thời tay xoa lưng trẻ.
Bố mẹ hãy biết khi nào cần đến gặp bác sĩ nhi khoa: Phần lớn trẻ quấy khóc nhiều thường thể hiện sự đói và thèm ăn. Tuy vậy, bất kì khi nào bố mẹ cảm thấy con mình không ổn như có triệu chứng khó ăn, khó nuốt, trẻ có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe.
Gia đình hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa khi trẻ có những triệu chứng sau đây:
· Trẻ vẫn khóc và không có dấu hiệu ngừng lại cho dù bạn đã dùng mọi cách để giúp trẻ cảm thấy thoải mái.
· Trẻ sốt trên 38 độ C.
· Trẻ đi tiêu ra máu hoặc sốt phát ban.
· Da và môi trẻ trở nên xanh xao.
· Trẻ không chịu ngủ.
Những dấu hiệu trên là những biến chứng nguy hiểm chứ không đơn giản là việc trẻ khóc và quấy rối, lúc này bố mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để được khám và chẩn đoán đúng bệnh cho trẻ.
Trẻ Sơ Sinh Bị Đau Bụng Quấy Khóc Nhiều Mẹ Phải Xử Lý Như Thế Nào?
Tiếng khóc do bé bị đau bụng khiến những người lớn nghe thấy không cách gì lơ đi được, như đặt họ vào tình trạng báo động đỏ. Bé bị đau bụng có thể cuộn chặt lại như một quả banh hoặc uốn cong lưng, đưa đầu về phía sau. Bụng của bé có thể như căng ra hoặc sưng phồng, nhiệt cơ thể có thể lộn xộn. Bạn hãy thử hình dung giống như cảm giác của bạn khi ăn không tiêu thì khó chịu đến thế nào. Nếu nghi ngờ bé khóc vì đau bụng, mẹ có thể thực hiện những điều sau đây để giúp bé dễ chịu hơn.
Xác định nguyên nhân quấy khóc ở trẻ có phải do đau bụng
Nếu bé bắt đầu biểu lộ các dấu hiệu đau bụng, trước tiên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ khoa nhi. Những vấn đề y khoa khác cũng có thể gây đau và khiến bé khóc khá giống với khi bị đau bụng, do vậy bạn cần có bác sĩ chuyên khoa khám cho bé để loại trừ những vấn đề khác.
Thuốc nước thảo dược chữa đau bụng là phương thức trị đau bụng thông dụng tại châu Âu hơn một trăm năm qua. Một số bé có phản ứng với việc đổi sữa bò công thức sang sữa đậu nành, hoặc những loại công thức đặc biệt được sản xuất với những phân tử nhỏ hơn giúp tiêu hóa dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc cơ thể không dung nạp lactose (đường sữa) cũng gây đau bụng, hoặc trẻ đang còn bú sữa mẹ có thể phản ứng với thức ăn mà người mẹ ăn trước đó. Hệ tiêu hóa phát triển chưa đầy đủ hoặc dị ứng với thực phẩm cũng gây đau bụng.
Tuy vậy, tin tốt lành cho bạn là hầu hết trẻ đều hết bị đau bụng từ 4 tháng tuổi, nhưng tin xấu là các triệu chứng đau bụng thường bắt đầu khi bé được 2 tuần tuổi, biến sinh linh vô giá đáng yêu của bạn thành một chiếc máy khóc liên tu bất tận, trong khi cha mẹ của sinh linh đó vô tình trở thành những nạn nhân tuyệt vọng của “thảm họa”. Dù vậy nhưng cách chữa trị được cho là rất hiếm và mang tính độc lập cao, do việc chữa trị dường như phụ thuộc độc lập vào mỗi cháu bé.
Các phương pháp chữa đau bụng quấy khóc cho trẻ sơ sinh
Thay đổi khẩu phần ăn (thay đổi công thức, lịch trình cho bé bú, các lượng thức ăn khác nhau).
Dùng các loại trà làm bằng hoa cúc và hương chanh, an toàn và giúp làm dịu bé.
Thay bình sữa: thử đổi kiểu bình sữa khác có núm vú nghiêng để ngăn không khí hút vào quá mức khi cho bé bú.
Mát-xa bụng và lưng nhẹ nhàng có thể làm đỡ các cơn đau do đầy hơi và giúp bé ợ giữa các lần bú.
Thay đổi khẩu phần ăn của người mẹ đang cho con bú: tránh các loại thuộc họ cải bắp và hành.
Việc cho bé bú phải thực hiện từ tốn, không được vội vã. Bạn cần sắp xếp để dành thời gian thật nhiều khi cho bé bú và giúp bé ợ.
Giảm kích thích. Những tiếng ồn lớn, ánh sáng quá sáng và việc thay đổi thường xuyên có thể tăng stress cho trẻ sơ sinh (và cả cha mẹ bé!). Bạn cần giảm ánh sáng cho dịu nhẹ và giữ nhà cửa được yên ắng trong lúc ngủ, tắm và cho bé bú. Một em bé yếu ớt thường gặp nhiều vấn đề hơn khi ngủ, thế nên bạn hãy thử trình tự công việc buổi chiều cho bé là: tắm nước ấm, mát-xa và một căn phòng tối yên tĩnh.
Cho bé ợ thường xuyên. Đừng bỏ qua phần quan trọng này khi cho bé bú! Hãy chum lòng bàn tay lại như hình chiếc tách rồi vỗ nhẹ vào lưng bé, từ lưng dưới lên trên để giúp không khí thoát ra khỏi dạ dày bé.
Các giải pháp vi lượng đồng cân. Một vài bậc cha mẹ hoàn toàn thành công với phép chữa vi lượng đồng cân trong khi những người khác cho biết không thấy sự khác biệt. Dù sao cũng đáng để bạn thử.
Người mẹ luôn cần sắp xếp để dành thời gian thật nhiều khi cho bé bú và đừng quên giúp bé ợ sau đó.
Cha mẹ cần làm gì khi thấy bé khóc
Bạn không cần phải luôn bồng ẵm khi bé đang khóc. Nghiên cứu cho thấy các bé thường khóc nhiều hơn khi cha mẹ bé lo lắng, và các bé nằm trong giường cũi một mình biết học cách tự dỗ bản thân dễ dàng hơn những bé thường được ẵm. Nếu bạn thấy bị quá áp lực, hãy đặt bé vào giường cũi và nghỉ ngơi trong một căn phòng yên tĩnh hơn. Hãy thư giãn bằng cách nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc những sách hay tạp chí nào giúp bạn thấy thanh thản.
Bậc cha mẹ khi đang bị áp lực bởi tiếng khóc thét của bé thường dễ có xu hướng làm đau bé bằng việc lắc hoặc đánh để bé nín khóc. Nếu bạn thấy căng thẳng quá mức, hãy đặt bé vào giường và gọi ai đó chẳng hạn như mẹ bạn, cha bé, một người bạn hoặc người hàng xóm, để được giúp đỡ. Khi có người giúp giữ bé khẩn cấp dù chỉ là nửa tiếng, sẽ giúp bạn tự chủ lại bản thân.
Nhận ra rằng bé đau bụng không phải là lỗi của bạn. Việc bạn cảm thấy tội lỗi khi bé yêu của bạn không nguôi được là điều hết sức bình thường, nhưng bạn cần nhận thức rằng bị đau bụng là một “điều bình thường” trong giai đoạn phát triển của các bé.
Nếu em bé khóc thét khiến bạn cảm thấy stress như bị điên lên, hãy thuê một người trông bé có bản tính điềm tĩnh giàu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tốt nhất là tìm một người mà bạn có thể tin tưởng, trả lương cao cho họ, rồi đi ăn tối và xem phim hoặc đi dạo phố để thư giãn đầu óc.
Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Ngủ, Quấy Khóc Phải Làm Sao?
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ đêm, khóc đêm nhiềucó thể là do con đang bị lẫn lộn ngày đêm. Con ngủ quá nhiều ban ngày. Thậm chí ngày ngủ gọi không dậy dẫn đến đêm không đủ mệt để ngủ. Nói cách khác, giấc đêm của con đã bị “đánh cắp” vào ban ngày.
Bé thức khuya không chịu ngủ: Có bé thức đến 11-12h đêm hoặc 1-2h sáng mà vẫn quấy khóc không thể ngủ. Lý do là con có lịch sinh hoạt chưa khoa học phù hợp. Giấc ngủ cuối ngày của con quá gần với giấc ngủ đêm hoặc tương tự như trên ban ngày con đã ngủ nhiều khiến đêm không đủ mệt để ngủ ngon.
Con bị quá kích thích trước giờ đi ngủ: Quá kích thích trước giờ đi ngủ cũng có thể khiến con khó vào giấc. Ba mẹ có thể thấy, buổi tối trước khi đi ngủ con chơi rất phê nhưng đến lúc ngủ lại trằn trọc và không thể ngủ. Một số ba mẹ có thói quen rung lắc để ru con ngủ. Tuy nhiên, bố mẹ việc rung lắc hoàn toàn không tốt cho não bộ trẻ sơ sinh. Hơn nữa rung lắc quá mức càng khiến con kích thích và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ do thói quen khó bỏ: Đó là khi con có thói quen ti mẹ hoặc bế ru để vào giấc. Sau khi hết một chu kỳ ngủ (20-30 phút) bé tỉnh dậy và không chịu ngủ thêm do con cảm thấy việc thức dậy ở một nơi hoàn toàn lạ lẫm, không có ti mẹ, không được bế ru. Con cảm thấy bất an và cần những điều kiện cũ (ti mẹ, bế ru) để tiếp tục giấc ngủ.
Tuy nhiên, nếu mẹ phải đi làm và phải giao con cho người nhà chăm sóc, thì lúc này mới thực sự là lúc khó khăn. Không có ti mẹ đồng nghĩa với việc con không thể ngủ, thậm chí không không chịu ăn.
Con ốm, sốt, mọc răng hoặc con đang tuần khủng hoảng: bố mẹ cũng theo dõi các biểu hiện về sức khỏe của bé nếu có sự bất thường ví dụ như ốm, sốt, mọc răng… Hoặc đơn giản là con đang tuần khủng hoảng cũng khiến con khó ngủ hơn để có giải pháp phù hợp với từng giai đoạn.
Lịch sinh hoạt không ổn định, con chưa đến ngưỡng buồn ngủ: Mẹ cho con đi ngủ sớm hơn ngưỡng buồn ngủ.
Ví dụ: Trẻ sơ sinh 4 tháng, đã cần chuyển lịch sinh hoạt Easy 4 với thời gian thức tối ưu giữa các giấc là 2 tiếng. Nhưng mẹ vẫn áp dụng Easy 3.5 là không phù hợp với lứa tuổi của con. Để con ngủ ngon một giấc 2 tiếng, con cần thời gian thức là 2h thay vì 1,5h
Với những em bé chưa sinh hoạt theo lịch cụ thể thì việc tính thời gian thức tối ưu để con có giấc ngủ ngon tương đối khó. Mẹ cần dựa trên tín hiệu của con trước khi đưa con đi ngủ sớm hơn ngưỡng buồn ngủ.
Lịch sinh hoạt không ổn định, con đã qua ngưỡng buồn ngủ:
Việc con đã qua ngưỡng buồn ngủ cũng giống như việc người lớn bị quá giấc. Ví dụ bản thân mẹ có thói quen đi ngủ lúc 10h đêm, cứ đến 10h đêm là buồn ngủ. Nhưng vì lý do khác như con quấy, con khóc và mẹ không thể đi ngủ lúc 10h. Mẹ bỏ qua ngưỡng buồn ngủ thì mặc dù đến 11h, 12h mẹ được đi ngủ, nhưng vì đã quá mệt, và đã quá giấc, mẹ cảm thấy rất trằn trọc và khó ngủ.
Trẻ sơ sinh cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, vì còn bé, sức chịu đựng kém nên một khi đã quá giấc tức là con đã rất mệt. Con sẽ quấy khóc không ngừng và không thể ngủ.
Giải pháp cho trẻ sơ sinh từ không chịu ngủ đến ngủ 16-18 tiếng mỗi ngày
Chữa lẫn lộn ngày đêm: Đối với những bé không chịu ngủ đêm do lẫn lộn ngày đêm, POH khuyên mẹ cần giúp con phân biệt ngày đêm bằng cách:
– Ban ngày con ngủ ở nơi có ánh sáng và tiếng ồn.
– Ngược lại ban đêm là môi trường tối và yên tĩnh.
Cho con đi ngủ sớm: Giải pháp khi bé thức khuya, không chịu ngủ
Nhiều cha mẹ quan niệm rằng, để con thức lâu hơn chút nữa con ngủ mới ngon. Nhưng thực ra: “Trẻ sơ sinh ngủ sớm thì con mới được ngủ ngon” – theo Elizabeth Pantley, người tạo ra phương pháp hướng dẫn tự ngủ No-cry chia sẻ.
Bởi khi trẻ quá mệt, quá thiếu ngủ, con sẽ chuyển sang trạng thái tăng động do thần kinh căng thẳng. Và do đó, buổi tối cha mẹ thấy con chơi rất nhiệt tình nhưng sau đó trằn trọc mãi không ngủ nổi.
Bà cũng thực hiện nhiều ví dụ mẹ đặt con ngủ vào nhiều giờ khác nhau mà chúng cũng không ngủ lâu hơn giờ chúng thường dậy. Đồng thời những trường hợp cho bé ngủ lúc 22h đêm thì rất khó ngủ mà cho con ngủ lúc 20h trẻ lại dễ chìm vào giấc ngủ hơn.
Ngoài ra, đi ngủ sớm hoàn toàn tốt cho sự phát triển về thể chất và não bộ của trẻ sơ sinh. Do có sự tham gia của hooc-môn tăng trưởng HGH tiết ra mạnh nhất vào thời điểm 9-11h đêm.
Mỗi em bé là một cá thể khác nhau, mẹ không biết chữa lẫn lộn ngày đêm như thế nào? Làm thế nào giúp con ngủ ngon, sâu giấc. Hãy để các giảng viên của POH tư vấn chuyên sâu giúp bạn bằng cách tham gia POH Easy One
Tuần khủng hoảng: Giải pháp cho trẻ sơ sinh không chịu ngủ khi tuần khủng hoảng
Đây là lúc con phát triển vượt bậc về mặt kỹ năng, tinh thần. Dù em bé có lịch sinh hoạt đẹp như mơ, kĩ năng tự ngủ như thần thì ba mẹ đôi khi cũng không tránh khỏi mức độ “hủy diệt” của tuần khủng hoảng.
Để giúp trẻ sơ sinh dễ ngủ hơn giai đoạn này ba mẹ có thể áp dụng các cách sau:
– Quấn lại như hồi sơ sinh:giúp con tìm về cảm giác như hồi “còn bé”, tạo cảm giác yên tâm hơn nếu con đã cai quấn. Giải pháp này cũng được rất nhiều mẹ áp dụng trong các giai đoạn khủng hoảng ngủ 7-9 tháng, 11, 18 tháng…
– Sử dụng lại tiếng ồn trắng
– Winddown lâu hơn…
Đối với những em bé chưa biết tự ngủ, để giảm mức độ khó chịu ở giai đoạn này, ba mẹ có thể chiều chuộng con hơn một chút, giúp con tắm nước ấm, massage cho con trước khi ngủ, vỗ ợ hơi kĩ hơn (siêu đầy hơi tại tuần khủng hoảng 6-8 cũng là một trong những lý do khiến con không thể ngủ ngon)…
Nắm bắt ngưỡng buồn ngủ: đưa con vào môi trường ngủ tại ngưỡng buồn ngủ là một trong những yếu tố hàng đầu giúp trẻ sơ sinh không chịu ngủ có thể vào giấc dễ dàng.
Để nắm bắt ngưỡng buồn ngủ, ba mẹ nên đưa con vào lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi. Ví dụ: Lịch sinh hoạt 1 tiếng thức – 2 tiếng ngủ với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi (Easy 3); lịch sinh hoạt 1,5 tiếng thức – 1,5 hoặc 2 tiếng ngủ với trẻ sơ sinh 6-8 tuần (Easy 3,5)…
Trước khi đến ngưỡng buồn ngủ này, ba mẹ nên giúp con chuẩn bị tinh thần trước để con có thể hiểu được điều gì sắp xảy ra. Và việc thực hiện trình tự ngủ cả ngày lẫn đêm là điều POH luôn khuyên ba mẹ làm để giúp con vào giấc dễ dàng, ít quấy khóc.
Trình tự ngủ ngày có thể bao gồm: (bắt đầu trước ngưỡng buồn ngủ 10-15 phút): thông báo con đã đến giờ đi ngủ, quấn, bật tiếng ồn trắng, kéo rèm, tắt đèn và winddown thư giãn… trước khi đặt con ngủ.
Trình tự ngủ đêm có thể bao gồm: tắm, ăn sữa, đọc truyện, massage và lặp lại các hành động như trình tự ngủ ban ngày.
Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt. Mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.
POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn bù đầu vì con nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ – POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.
Trong quá trình thực hành Easy cho con, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.
Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Bất Thường Không Chịu Ngủ Thì Phải Làm Sao?
Trẻ sơ sinh hay quấy khóc bất thường phải làm sao?
Nếu biết được nguyên nhân khiến con khó chịu hay quấy khóc, thì các mẹ có thể làm dịu cơn khóc của bé ngay lập tức. Các nguyên nhân khiến bé quấy khóc có thể là do trẻ đòi thay tã, đòi bú, đòi bế,… đây thường là những nguyên nhân chủ yếu. Cụ thể các nguyên nhân và cách khắc phục bé hay quấy khóc như sau:
– Trẻ sơ sinh khóc đòi thay tã
Nếu tã trẻ bị ướt hoặc bẩn, trẻ có thể sẽ khóc lóc, hậm hực, vì đối với bé điều này thật khó chịu và cảm thấy bị làm phiền. Mẹ hãy nhanh chóng phát hiện ra nguyên nhân từ đâu, và mẹ hãy thay tã ngay cho bé nếu đúng nguyên nhân tã trẻ bị ướt, ẩn, một khi bé lại được khô thoáng, thơm tho sạch sẽ, chắc chắn bé sẽ chơi ngoan thôi.
– Trẻ ghét bị lạnh
Trong những tháng đầu đời, cơ thể bé còn khó để tự điều chỉnh thân nhiệt, vì vậy bé rất dễ bị lạnh quá hay nóng quá. Các mẹ nên kiểm tra thân nhiệt của con thường xuyên bằng cách chạm tay lên trán, chân, gáy con.
Mẹ lưu ý sau khi trẻ tè dầm hoặc đi ị ra bỉm, thì có thể trẻ cảm thấy bị lạnh, mẹ cần thay tã ngay cho con. Ngoài ra, nếu thấy con bị lạnh, mẹ cũng cần kiểm tra lại nhiệt độ phòng, vì nếu cảm nhận được không khí lạnh đang len lỏi xung quanh bé thì bé sẽ khóc vì khó chịu.
– Trẻ đói khóc cần được ăn
Trẻ bú không đủ sữa hoặc khoảng cách giữa các cữ bú của bé quá dài, khiến trẻ đói là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé quấy khóc. Mẹ nên lưu ý theo dõi những dấu hiệu chứng tỏ rằng bé muốn ăn để cho bé bú ngay, một khi bé đã no bụng, bé sẽ ngoan ngoãn nằm chơi hoặc chìm vào giấc ngủ sâu, mẹ không nên để bé sơ sinh khóc rồi mới cho bú. Khi đói bụng, bé sẽ có các dấu hiệu sau đây:
Khi đói bụng, bé thường mút ngón tay của mình và đầu bé sẽ quay trái quay phải như để tìm kiếm ti mẹ.
Khi bé được mẹ bế, bé sẽ rúc vào ngực mẹ, nếu mẹ không đáp ứng kịp thời bé sẽ khóc nhè.
Mẹ chạm tay lên môi bé, bé sẽ cong môi ngay, vì khi đó bé sẽ tưởng đó là ti mẹ hoặc núm ti bình sữa.
– Trẻ không thể nào ngủ được
– Trẻ muốn được ôm và bế
Nếu trẻ nhỏ hơn 5 tháng tuổi, trẻ có thể dễ khóc vào cuối buổi chiều và buổi tối, các mẹ không nên quá lo lắng vì điều này là hết sức tự nhiên và bình thường, điều này cho thấy trẻ đang muốn được ôm và bế. Lúc này, mẹ hãy ôm ấp và lắc lư bé, mẹ cũng có thể làm theo một động tác khá hay ho như tạo tiếng ồn khi nói vào cái máy sấy tóc hoặc quạt, âm thanh này sẽ khiến bé thích thú, giúp con dứt cơn khóc dai dẳng này.
Tuy nhiên, nếu bé khóc dai dẳng theo giờ cố định thì mẹ cần phải kiểm tra yếu tố bé đang bị đau bụng hay không.
– Thân nhiệt trẻ thay đổi, trẻ sơ sinh bị nóng
Nhiều mẹ nghĩ rằng càng mặc ấm, nhiều áo cho con thì con càng thấy giống trong bụng mẹ, tuy nhiên điều này là không đúng, việc mặc nhiều áo như vậy sẽ khiến trẻ sơ sinh khóc, khó chịu vì nóng. Tốt nhất, mẹ nên cho bé quần áo mỏng, thoáng và điều quan trọng mẹ cần lưu ý là hãy kiểm tra nhiệt độ phòng sao cho thích hợp nhất với bé, nhiệt độ thích hợp cho bé là từ 28 – 30 độ C.
– Trẻ khóc vì cần phải ợ hơi
Mẹ có thể bế bé lên vai, một tay giữ phần mông bé, một tay xoa nhẹ vào phần lưng.
Mẹ có thể khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng bé đến khi bé ợ hơi.
Mẹ cho bé ngồi lên đùi rồi vỗ hoặc chà xát nhè nhẹ vào lưng bé để bé ợ.
– Có quá nhiều sự chú ý đang xảy ra
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giải Pháp Cho Trẻ Sơ Sinh Quấy Khóc Đau Bụng trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!