Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Chó Bị Sốt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả # Top 15 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Chó Bị Sốt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Chó Bị Sốt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vào thời điểm giao mùa, chó bị sốt và bỏ ăn thậm chí tiêu chảy khiến bạn lo lắng? Nếu không có cách điều trị phù hợp có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Có lẽ, bạn đã quen thuộc với cách kiểm tra mũi của chó xem chúng có bị sốt hay không. Nếu mũi ẩm và mát, chú chó của bạn vẫn ổn. Ngược lại, nếu mũi nóng và khô thì khả năng cao chú chó đã bị sốt. Đơn giản phải không? Nhưng đôi khi nó phức tạp hơn thế và chỉ riêng việc kiểm tra mũi thường không đủ để đánh giá con chó của bạn bị sốt hay không.

Vậy chó bị sốt có những biểu hiện gì?

Không giống như con người có nhiệt độ bình thường là 36.5 – 37.5oC, nhiệt độ bình thường chú chó của bạn cao hơn nằm trong phạm vi khoảng 37.5 – 39.2oC.

Chó sốt và bỏ ăn

Mắt đỏ

Ủ rũ, mệt mỏi

Tai nóng

Mũi khô, ấm

Run rẩy

Chó bị sốt bỏ ăn

Ho nhiều

Nôn mửa

Nguyên nhân chó bị sốt là do đâu?

1. Chó sốt do nhiễm trùng và viêm

Một vết cắn, vết xước hoặc vết cắt bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng tai do bị viêm tai, nước

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Viêm răng, nhiễm trùng chân răng

Đang mắc bệnh do virus hoặc vi khuẩn

Nhiễm trùng các cơ quan khác như thận, phổi, …

2. Nuốt phải các chất độc

Cây độc

Chất chống đông

Thuốc của người

Một số loại thức ăn của con người gây độc cho chó, như chất làm ngọt nhân tạo xylitol, socola…

3. Chó bị sốt sau khi tiêm phòng

Không có gì lạ khi thú cưng (và con người) bị sốt nhẹ trong 24 – 48 giờ sau khi tiêm vaccine. Điều này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau một ngày hoặc lâu hơn, nhưng bạn nên theo dõi chú chó của mình.

Sau khi tiêm phòng chó thường bị sốt

4. Chó bị sốt sữa

Đối với những chó mẹ sau sinh thường có hiện tượng chó bị sốt co giật do bị chó con bú rút lượng sữa quá lớn làm hệ thống tiết sữa hoạt động quá tải khiến lượng canxi trong máu bị mất cân bằng đột ngột, gây rối loạn thần kinh trung ương, trung khi điều hòa thân nhiệt và hệ hô hấp. Trường hợp này xảy ra rất nhanh nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

5. Chó bị sốt xuất huyết đường ruột

Chó bị sốt huyết đường ruột hay bệnh Parvo ở chó là hiện tượng viêm đường ruột, dạ dày cấp tính gây nguy hiểm ở chó, tỷ lệ sống rất thấp nếu như không được phát hiện sớm. Bệnh đi kèm với triệu chứng tiêu chảy ra máu tươi

Ngoài ra, hiện tượng sốt ở chó cũng là biểu hiện một số bệnh thường gặp ở chó mà người nuôi cần lưu ý.

Làm gì khi chó bị sốt?

Người nuôi cần phải xác định chính xác nhiệt độ của chó bằng việc đo tại trực tràng hoặc tai. Ngày nay, có nhiệt kế kỹ thuật số được làm chỉ dành cho vật nuôi. Bạn nên sở hữu một dụng cụ đo nhiệt độ cho chú chó của mình khi cần. Nhiệt kế sẽ hiển thị nhiệt độ trong khoảng 5 – 60 giây với kết quá tương đối chính xác.

Nhiệt kế đo tai cũng được sử dụng phổ biến vì chúng ít gây khó chịu cho chó, hoạt động bằng cách đo các sóng nhiệt hồng ngoại được phát ra từ khu vực xung quanh màng nhĩ. Chỉ cần đặt sâu vào ống tai để có được kết quả chính xác. Tuy nhiên, dụng cụ này có giá đắt hơn so với các loại dụng cụ đo nhiệt độ khác.

Đo nhiệt độ cơ thể cho chó khi bị sốt

Chó bị sốt cao phải làm sao?

Một con chó được coi là bị sốt cao khi nhiệt độ đạt 39.5oC hoặc cao hơn. Lúc này, bạn nên mang chú chó đến gặp bác sĩ thú y ngay. Nhiệt độ từ 41.2oC trở lên có thể làm hỏng các cơ quan nội tạng của thú cưng và gây tử vong, vì vậy đừng bao giờ đợi đến khi chó sốt quá cao.

Sau khi tiến hành kiểm tra thể chất, bác sĩ thú y có thể yêu cầu các xét nghiệm thông thường, chẳng hạn như xét nghiệm nước tiểu, công thức máu hoặc hồ sơ sinh hóa. Điều đó giúp bác sỹ thú y phân tích, nhận đính chính xác về tình trạng tiềm ẩn hoặc nhiễm trùng bên trong chú chó của bạn. Trong trường hợp nhiễm trùng, con chó của bạn sẽ được kê đơn thuốc.

Đôi khi nguyên nhân của sốt không thể được xác định. Trong thú ý gọi trường hợp này là sốt không rõ nguyên nhân – FUO (Fever of Unknown Origin).

Chó bị sốt cao cần đưa đến bác sĩ thú y

 CÁCH ĐIỀU TRỊ CHÓ BỊ CẢM LẠNH

Hướng dẫn điều trị chó bị sốt

Để giúp giảm cơn sốt của thú cưng (39.5oC hoặc cao hơn) trước tiên, hãy thoa nước ấm xung quanh bàn chân và tai của nó. Bạn có thể sử dụng khăn ướt hoặc vải.

Khi nhiệt độ xuống dưới 39.5oC, bạn có thể ngừng dùng nước và cho chú chó uống một chút nước. Bạn vẫn cần theo dõi chặt chẽ chú chó của mình, để đảm bảo cơn sốt không quay trở lại và xem xét đưa nó đến bác sĩ thú y nếu nó biểu hiện các triệu chứng khác.

Không bao giờ cho chó (hoặc mèo) uống thuốc của bạn, chẳng hạn như aspirin hoặc acetaminophen. Đây là những thứ cực kỳ độc hại cho vật nuôi. Chó bị sốt uống thuốc gì cần theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Những điều cần biết khi nuôi chó

– Cách hạ sốt cho chó tại nhà

– Cho chó uống thuốc hạ sốt của người

– Chó bị cảm lạnh

– Chó bị sốt sổ mũi

– Chó bị run lẩy bẩy

Hạ Sốt Cho Chó Khi Bị Sốt

Chó có biểu hiện lè lưỡi cùng tiếng thở “khó to rõ”, nhịp hô hấp tăng nhanh. Nghe có âm thanh khò khè liên tục theo nhịp hô hấp.

Loạng choạng, mất kiểm soát.

Mắt căng đỏ, không chớp, đồng tử mở rộng.

Có thể các chân co cứng, duỗi thẳng.

Chó nằm như liệt không đi lại.

Nằm ngủ ngoài sân, bên hiên nhà, gầm cầu thang, nền nhà hay nằm trong chuồng ẩm thấp.

Tắm nước lạnh hoặc tắm bằng nước nóng ấm nhưng không được sấy hoặc sấy không kỹ.

Chó thường xuyên phải ra ngoài, đi chơi nhiều khiến cún cưng dễ bị cảm, trúng gió.

Chó nhỏ thường dễ bị bệnh hơn chó trưởng thành.

Cho chó ăn các đồ dễ tiêu hóa, bổ sung ngay vitamin B và C

Nhỏ thuốc mắt và mũi khoảng vài lần/ngày cho chó.

Nếu bạn muốn chữa bằng cách dân gian có thể giá lá xương xông, tía tô, húng quế ép lấy nước và cho cún uống hàng ngày.

Khi thấy chó chảy nước mũi quá nhiều, thở khò khè. Thì nên cho uống thêm acemuc hoặc bisolvo để làm long đờm.

Khi chó bị sốt nặng

Khi bị ốm nặng chó sẽ sốt rất cao(trên 40 độ C)có dấu hiệu khó thở, ho nhiều và khát nước. Những hiện tượng này thường là biến chứng sau khoảng 2 tuần sau khi chó không hồi phục trong giai đoạn ốm nhẹ

Cách hạ sốt cho chó khi bị sốt nặng

Trong giai đoạn này chó rất dễ tử vong vì thế bạn nên đi đến bác sĩ thú y để có biện pháp điều trị hiệu quả.

Cho chó uống kháng sinh để trị viêm phế quản, viêm phổi… Có thể dùng amoxycillin hoặc zinnat với liều lượng cao khoảng 30-50mg/kg để tránh nhờn thuốc.

Vệ sinh chuồng chó thường xuyên, diệt khuẩn để tránh hiện tượng lây lan hoặc các loại vi khuẩn phát triển mạnh.

Nếu bạn cần tư vấn về kinh nghiệm nuôi chó, cách tắm cho chó thơm lâu, cách huấn luyện chó, giá huấn luyện chó tại trung tâm…. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0974.708.845 huấn luyện viên trưởng NGUYỄN HỒ THẾ sẽ tư vấn rõ hơn cho các bạn.

Trẻ Bị Hen Suyễn, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

1. Hen suyễn là gì?

Hen suyễn là bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Đường hô hấp có tác dụng mang không khí đi vào và đi ra khỏi phổi. Nếu trẻ bị hen suyễn, đường hô hấp sẽ bị kích thích và bị sưng lên, ảnh hưởng đến khả năng thở của trẻ.

Hãy mang trẻ đến bệnh viện nếu bạn nghi ngờ trẻ bị hen suyễn để bác sĩ có thể đưa ra những phương pháp điều trị thích hợp.

2. Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ bị hen suyễn cấp tính?

Nếu trẻ bị hen suyễn cấp tính, thì lớp lót trong đường hô hấp sẽ bị viêm nặng hơn và sản sinh ra nhiều chất nhờn hơn. Những cơ bắp xung quanh đường hô hấp sẽ co lại và ống thở sẽ hẹp lại.

Bé sẽ thở nhanh, ho hoặc thở khò khè bởi vì đường hô hấp bị hẹp lại. Khi trẻ bị hen suyễn thì mũi sẽ loe ra hoặc vùng da xung quanh mũi sẽ co lại nhiều hơn sau mỗi lần thở (vì bé phải hít vào mạnh hơn).

Nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không kịp thời thì bệnh hen suyễn có thể làm trẻ tử vong. Ngay khi bạn nhìn thấy những dấu hiệu bất thường, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

3. Các chất gây dị ứng có phải là nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn hay không?

Các nguyên nhân gây ra hen suyễn cũng có thể là do không khí lạnh, nhiễm trùng virus (do cảm mạo thông thường), khói thuốc và các chất bẩn khác.

4. Làm sao để biết trẻ bị hen suyễn?

– Bạn cần sự giúp đỡ của bác sĩ. Hen suyễn rất khó để chẩn đoán đối với trẻ nhỏ từ 0-1 tuổi. Thực tế là nhiễm trùng đường hô hấp có lẽ là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé thở khò khè.

– Tuy nhiên, nếu trẻ ho thường xuyên và bị dị ứng hoặc bị chàm, hoặc gia đình bạn có tiểu sử bị hen suyễn, bị dị ứng hoặc bị chàm (đặc biết nếu chồng bạn mắc chúng), thì đây có lẽ là nguyên nhân khiến trẻ bị hen suyễn.

– Triệu chứng hen suyễn thường diễn ra nặng hơn vào buổi tối.

– Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của em bé và tiểu sử bệnh tật cẩn thận, bao gồm tiểu sử bệnh tật của gia đình để có kết quả chẩn đoán tốt nhất.

5. Làm sao để chữa hen suyễn?

– Nếu bé bị hen suyễn, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để có kế hoạch điều trị thích hợp hoặc ngăn không cho nó diễn ra nghiêm trọng hơn. Đầu tiên hãy tìm ra nguyên nhân khiến trẻ bị hen suyễn, sau đó cố gắng để tránh nhân tố này.

Những loại thuốc này giống như những chất kiểm soát được sử dụng để ngăn chặn hen suyễn tấn công. Những loại thuốc này bao gồm steroid để hít, giúp giảm viêm, sưng và không làm cho bé thở khò khè.

5.1. Cách để ngăn chặn bé không bị hen suyễn

Bạn không thể làm được gì nếu con bạn mắc bệnh hen suyễn di truyền. Và bạn sẽ không thể biết được con bạn có mắc bệnh hen suyễn hay không nếu không có những triệu chứng rõ ràng như thở khò khè, ho liên tục.

Bạn có thể ngăn không cho những triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Hoặc trì hoãn sự khởi phát của bệnh hen suyễn cho đến khi bé lớn hơn (vì khi đó phổi đã lớn hơn và mạnh hơn). Nếu bạn làm theo những điều sau:

– Hạn chế để bé tiếp xúc với bụi bẩn: Bọc nệm với vỏ nệm không thấm nước, bỏ những tấm thảm và đồ chơi bẩn bên ngoài phòng. Sử dụng rèm cuốn thay vì rèm vải, giặt chăn, gối một lần một tuần với nước nóng.

– Không cho bé tiếp xúc với khói thuốc: Khói thuốc không được cho là chất khiến trẻ bị dị ứng nhưng nó rất có hại cho phổi.

– Không nên để bé lại gần bếp củi hoặc bếp lửa: Mặc dù vào mùa lạnh thì đây là một điều lý tưởng nhưng khói sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của bé.

– Không cho trẻ tiếp xúc với thú cưng: Nếu trẻ đã bị dị ứng với thú cưng trong gia đình, thì bạn không nên nuôi chó mèo trong nhà. Tất nhiên, điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh sống của bạn nữa.

– Giảm nấm mốc trong gia đình: Bật quạt và mở cửa sổ ở bếp ra khi nấu ăn và mở cửa sổ trong phòng tắm ra sau khi tắm. Những nơi bị rò rỉ, có thể là nguyên nhân khiến nấm phát triển trên tường và dưới sàn. Làm sạch bề mặt nấm mốc bằng xà phòng và nước.

5.2. Trẻ bị hen suyễn có thể chữa trị được không?

Không có phương thuốc nào chứa trị dứt điểm cho bệnh hen suyễn. Mặc dù những bé bị hen suyễn chỉ bị thở khò khè khi bị cảm lạnh hoặc nhiễm trùng ống hô hấp.

Nói chung, hen suyễn là một bệnh suốt đời, mặc dù mức độ thường xuyên và nghiêm trọng này có thể thay đổi khi em bé lớn lên. Những phương pháp điều trị sát sao sẽ cho phép bé kiểm soát bệnh hen suyễn khi bé lớn lên. Vì vậy bé có thể chạy nhảy, bơi lội và chơi với những đứa trẻ khác.

Cách Chữa Răng Bị Lung Lay Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Cập nhật lần cuối: 09/06/2020

Răng bị lung lay là một trong những vấn đề răng miệng nghiêm trọng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy cách chữa răng bị lung lay hiệu quả nhất hiện nay là gì? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết sau đây:

1. Nguyên nhân khiến răng bị lung lay?

Để xác định được cách chữa răng bị lung lay hiệu quả, ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến răng bị lung lay là gì. Thông thường, răng bị lung lay có thể do các nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng răng bị lung lay là do người bệnh vị viêm tủy cấp hoặc viêm nha chu,… Cụ thể là khi các mảng bám cao răng lâu ngày không được làm sạch sẽ hình thành các túi mủ sát chân răng khiến cho phần nướu bị viêm nhiễm, tổn thương. Từ đó gây ra tình trạng tụt lợi, xương hàm dần bị tiêu biến và khiến cho răng bị lung lay.

Ngoài ra, các bệnh lý như bệnh sâu răng hay chấn thương khớp cắn cũng khiến cho chân răng dễ bị ảnh hưởng, lâu ngày dẫn đến tình trạng răng bị lung lay.

Các chấn thương gặp phải khiến răng bị lung lay có thể là do tai nạn hoặc do có va chạm mạnh, cắn, nhai vào vật thể quá cứng.

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi khiến men răng yếu đi và dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Khi phụ nữ mang thai có răng bị lung lay thì khả năng ăn uống của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến suy giảm sức khỏe và không đủ dưỡng chất để nuôi thai nhi.

Người bệnh bị loãng xương, thiếu canxi thường là do di truyền hoặc do không đủ dưỡng chất từ nhỏ. Khi đó, men răng của họ sẽ yếu hơn người bình thường và hay mắc các bệnh lý răng miệng.

Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Khi đó, nó sẽ không đủ chỗ để mọc lên nên thường đâm sang các răng lân cận, đẩy dần những chiếc răng này ra khỏi ổ và nướu, khiến chúng bị lung lay. Tình trạng mọc răng khôn có thể cùng một lúc ảnh hưởng đến nhiều răng.

Cơ thể nóng trong có thể dẫn đến các vấn đề như nhiệt miệng, viêm nướu,… Từ đó cũng khiến răng dễ bị tổn thương, lâu ngày sẽ gây nên tình trạng tụt nướu, làm răng bị lung lay.

2. Cách chữa răng bị lung lay hiệu quả

Đối với răng bị lung lay do nguyên nhân bên trong như thay đổi nội tiết, nhiệt miệng, viêm nướu, tụt nướu… thì dùng các cách điều trị dân gian sẽ có hiệu quả rất đáng kể. Các phương pháp này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng và tiêu viêm, làm giảm cơn đau nhức khá hiệu quả.

Bí đao là loại quả có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc và khắc phục hiệu quả các bệnh như tụt lợi, sưng nướu, sưng bọng răng,… Bạn có thể lấy hạt bí đao để đun và lấy nước súc miệng hàng ngày. Hoặc dùng thịt quả bí đao nấu lấy nước uống cũng rất có hiệu quả. Dùng khoảng vài ngày là bạn thấy rõ tác dụng của nó.

Ngoài ra, tua cuốn dây bí đao cũng có khả năng làm dịu tình trạng sưng nướu, bọng răng. Sau khi nướu khỏi bệnh sưng nề thì dùng bí đao sẽ có hiệu quả cao trong việc hỗ răng chắc khỏe lại như ban đầu.

Tương tự như bí đao, quả bầu cũng là loại quả có tính mát và giải nhiệt rất tốt, giúp hỗ trợ giải độc và hạ nhiệt cơ thể khá hữu hiệu. Bạn hãy lấy hạt quả bầu để đun và gạn nước để súc miệng. Nước này có công dụng chữa bệnh sưng bọng răng, sưng lợi và tụt nướu.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc những người đang mọc răng khôn thì việc làm sạch khoang miệng lại càng phải kỹ càng hơn người bình thường.

Khi việc vệ sinh răng miệng được đảm bảo, các vi khuẩn trong miệng không có điều kiện để tấn công làm hại lợi và các mô nâng đỡ xung quanh răng, điều này giúp cho răng liền thương và phục hồi lại sự chắc khỏe nhanh chóng.

Đối với những trường hợp bị loãng xương, thiếu canxi hoặc nóng trong thì ta cần thay đổi chế độ ăn uống để răng được chắc khỏe hơn. Cụ thể, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D, vitamin C, thực phẩm làm mát cơ thể như bí đao, đỗ đen… và tránh các thực phẩm dai, cứng.

Phía trên là một số cách chữa răng bị lung lay tại nhà bằng các mẹo dân gian, tuy nhiên để thực sự có hiệu quả thì bạn phải kiên trì, sử dụng đúng nguyên liệu và làm đúng cách.

Cách chữa răng bị lung lay theo chuyên khoa

Một số trường hợp răng bị mắc các bệnh lý nặng, các mẹo dân gian không thể mang lại hiệu quả như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu. Lúc này, cách chữa răng bị lung lay hiệu quả là nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ nha khoa.

Trong trường hợp răng lung lay do mắc các bệnh về nướu, viêm nha chu thì cách tận tâm là lấy cao răng để loại bỏ vi khuẩn có hại cho răng. Sau khi lấy cao răng, vi khuẩn không còn khả năng gây hại cho nướu, nha chu, chúng sẽ được lành thương và củng cố sự vững chắc của răng nhanh chóng.

Trong một số trường hợp nặng hơn cần dùng thuốc điều trị hoặc cần phẫu thuật ghép vạt nướu để tránh tình trạng nha chu viêm nhiễm và nưới bị tụt.

Còn đối với trường hợp bị viêm tủy thì phải điều trị tủy lấy hết tủy răng sẽ từ từ chắc khỏe trở lại. Tuy nhiên, khi tủy bị viêm quá nặng, gây áp xe xương ổ răng dẫn tới tiêu xương nặng thì răng rất khó có thể giữ được mà nhiều khả năng phải thực hiện nhổ bỏ. Một khi răng phải nhổ bỏ thì bạn cần phải trồng răng sứ hoặc cấy ghép implant để đảm bảo thẩm mỹ cũng như ăn nhai bình thường.

Trường hợp răng lung lay do tiêu xương thì cần phải có biện pháp bổ sung xương bị thiếu hụt, kết hợp xử lý cao răng (nếu có) để làm sạch vùng chân răng, không để vi khuẩn tiếp tục tấn công chân răng.

Phương pháp này cần thời gian để phần chân răng bị lung lay có thời gian hồi phục và chắc chắn lại, tuy nhiên, răng sau khi bị tổn thương thì cho dù có điều trị cũng không thể phục hồi được như cũ.

Khi răng bị sâu, đặc biệt là khi răng đã bị tổn thương do viêm tủy thì việc điều trị nội nha lấy tủy cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Khi tủy được làm sạch phần hoại tử thì việc răng bớt lung lay là điều hoàn toàn khả thi.

Trong một số tình huống đặc biệt khác, khi răng hoàn toàn khỏe mạnh, không có vấn đề về tủy răng, men răng nhưng răng bị lung lay do tai nạn thì bác sĩ sẽ có cách để nẹp giữ cố định lại răng vào xương ổ và theo thời gian, răng sẽ tự ổn định và định hình lại như ban đầu.

Trường hợp răng bị trấn thương mạnh làm bật dây chằng nha chu, cần phải đến nha khoa ngay để bác sĩ thực hiện cố định lại răng vào ổ xương hàm, giữ răng chắc lại như ban đầu.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Chó Bị Sốt Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!