Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Giật Mình Khi Ngủ Và Giải Pháp Điều Trị # Top 11 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Giật Mình Khi Ngủ Và Giải Pháp Điều Trị # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Giật Mình Khi Ngủ Và Giải Pháp Điều Trị mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

MỖI GIỌT MÁU – MỘT NIỀM HY VỌNG

TRẢI NGHIỆM GIẤC SAY VỚI BỘ SẢN PHẨM NỆM TAM TUYỆT SẮC

CORONASOMNIA – CHỨNG MẤT NGỦ MÙA COVID

  MÁCH BẠN CÁCH CHỌN GỐI ĐỂ LÀM BẢO BỐI CHO GIẤC NGỦ

TOP 3 NỆM LÒ XO SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 THẾ HỆ MỚI

GIA ĐÌNH: nơi cuộc sống bắt đầu bỡ ngỡ

CHỌN NỘI THẤT THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO CUỘC SỐNG

THỰC PHẨM HỖ TRỢ CHO NGƯỜI MẤT NGỦ

HAPPY FATHER’S DAY

TÁI TẠO NĂNG LƯỢNG NHỜ GIẤC NGỦ TRƯA

GIÚP BẠN NGỦ NGON VÀO MÙA NÓNG

3 SAI LẦM CĂN BẢN KHIẾN BẠN TĂNG CÂN VỀ ĐÊM

KIẾM TÌM GIẤC NGỦ AN LÀNH CHO NGƯỜI BỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

LÀM VIỆC ONLINE TẠI NHÀ SAO CHO HIỆU QUẢ

CHỈ DẪN CẦN THIẾT ĐỂ CHĂM SÓC THAI PHỤ TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH

Hiện Tượng Thèm Ngủ Và Ngủ Mê Mệt

1. Hiện tượng thèm ngủ

Nhiều người luôn ngủ cả ngày từ sáng cho đến tối, cứ mỗi khi tỉnh giấc là lại ăn nhiều, ăn xong lại tiếp tục ngủ tiếp. Y học gọi đây là hiện tượng thèm ăn, thèm ngủ. Họ chỉ tỉnh vào lúc ăn cơm và đi vệ sinh, còn tất cả khoảng thời gian còn lại là trong trạng thái hôn mê.

Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng thèm ngủ

Dây thần kinh ngoại biên và các cơ quan não nếu bị thương hoặc bị giới hạn thì nó bị ảnh hưởng ngầm theo thời gian, đến thời kỳ dậy thì, cơ quan trên cơ thể sẽ mất thăng bằng. Như vậy sẽ dễ gây ra hiện tượng thèm ngủ, thèm ăn.

Biểu hiện của triệu chứng

Mỗi ngày người bệnh thường ăn rất nhiều đồ ần. Nếu không cho họ ăn, họ sẽ cáu gắt, bực tức, kêu gào. Nếu như những người xung quanh quấy rối giấc ngủ của họ, họ sẽ rất khó chịu, bực tức. Tuy nhiên họ đều không hề nhớ những việc họ làm trong thời gian này.

Thời kỳ phát bệnh và cách điều trị

Chứng bệnh này xảy ra theo tính chu kỳ, mỗi lần thường kéo dài một lúc rồi tự động dừng lại. Triệuchứng này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, sau khi qua giai đoạn này thì triệu chứng này cũng biến mất. Đương nhiên, chúng ta có thể đến chữa trị ở bệnh viện và uống thuốc để xoá bỏ triệu chứng này.

2. Hiện tượng ngủ say mê mệt

Một số người sau khi tỉnh dậy, tinh thần vẫn không tỉnh táo, đầu óc mơ hồ, nhận thức không rõ ràng, thần kinh hoảng hốt. Đặc điểm rõ rệt nhất của chứng bệnh này đó là ngủ rất nhiều. Tuy nhiên mặc dù ngủ nhiều như vậy nhưng sau khi tỉnh dậy vẫn không tỉnh táo, thiếu nhận thức với môi trường xung quanh, các hành vi không được kiểm soát và cần phải ngủ một lúc nữa mới hoàn toàn tỉnh táo.

Biểu hiện của chứng bệnh

Những người bị mắc chứng bệnh này khi vừa tỉnh giấc vẫn còn trong trạng thái mê mệt, rất dễ đưa ranhững phán đoán sai lầm,tinh thần không tỉnh táo, tư duy không logic, khả năng phán đoán và trực giác đều không bình thường, trong lòng không muốn bị ảnh hưởng hay phải tham gia vào các dư luận xã hội, đạo đức luân lý, pháp luật… Họ thường có những hành động thô lỗ mà bản thân mình chưa hề nghĩ tới thậm chí là những hành động có tính công kích, không có đạo đức, lý tính và vi phạm pháp luật. Nhưng những hành động này đều xảy ra trong khi cơ thề trong trạng thái hoàn toàn vô ý thức nên sau đó họ không hề nhớ do đó không thể chịu trách nhiệm về những hậu quả không tốt mà mình gây ra. Do đó cần phải đặc biệt quan tâm chăm sóc và trông coi những người bị mắc triệu chứng ngủ say mê mệt để tránh gây ra thương hại cho người khác.

Sự xuất hiên của chứng bệnh và cách điều trị

Triệu chứng ngủ say mê mệt thường xuất hiện từ khi còn trẻ, chủ yếu xuất hiện ở nam giới và có thể di truyền. Trong hầu hết các trường hợp đều không gây hại nhiều, người bệnh vẫn có thể làm việc bình thường khi hoàn toàn tỉnh táo. Để điều trị chứng bệnh này có thể dùng một số loại thuốc kích thích trước khi ngủ hoặc khi vừa ngủ dậy.

Theo dõi chúng tôi trên Zalo:

Theo dõi chúng tôi trên Zalo:

Làm Sao Để Trẻ Hết Giật Mình Khi Ngủ

Hỏi:

Mấy đêm gần đây, con trai tôi hay giật mình và ngồi dậy, tay sờ soạng với vẻ hốt hoảng.

Con trai tôi 38 tháng tuổi, cháu đã đi nhà trẻ được gần 2 năm.

Mấy đêm gần đây, tôi thấy bé giật mình khi ngủ và ngồi dậy, tay sờ soạng với vẻ hốt hoảng. Tôi ôm cháu vỗ về thì cháu vẫn trong tình trạng đó, mấy lần liên tục, tôi không biết làm cách nào liền đánh vào lòng bàn chân của cháu 1 cái thật đau thì cháu tỉnh giấc và không khóc nữa.

Thưa bác sĩ, con tôi có phải bị bệnh mộng du không? Tôi có nên đưa bé đi khám hay không? Tôi phải làm gì để phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra cho cháu khi cháu đang ngủ mà không có ba mẹ bên cạnh. Cám ơn bác sĩ!

(Quocthang19).

Bạn Quốc Thắng thân mến!

Hiện tượng mà bạn mô tả bé khi ngủ bỗng nhiên giật mình và ngồi dậy, tay sờ soạng với vẻ hốt hoảng có thể nghĩ là do bé bị rối loạn giấc ngủ chứ không phải là mộng du.

Đôi khi, nguyên nhân có thể rất bình thường như: giường chật quá, bộ quần áo trẻ mặc khi đi ngủ bó sát vào người quá, trẻ bị nóng, bị tức ngực vì đắp quá nhiều chăn. Cũng có khi do bữa cơm chiều ăn quá no. Do vậy phải tìm hiểu để loại bỏ nguyên nhân kết hợp với chế độ ăn uống nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, không cho bé xem phim ma, bạo lực…

Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ còn gặp ở những người bệnh tim, cơ thể suy nhược…

Trong trường hợp bé bị như vậy, ba mẹ nên giữ im lặng, không cần đánh thức bé dậy. Chỉ một lát sau, bé sẽ bình tĩnh và đi ngủ trở lại. Buổi sáng khi thức giấc, bé sẽ quên hết mọi việc đã xảy ra đêm qua. Hoặc nếu bé thức dậy, nên lại ngồi gần, cầm tay bé và hỏi bằng giọng bình tĩnh. Nếu bé muốn kể về nội dung giấc mơ, hãy để cho bé kể hết. Nếu bé muốn bật đèn, nên hé cửa để đèn nơi khác chiếu vào phòng.

Nếu bé có hiện tượng này kéo dài và sau khi đã loại các nguyên nhân trên, bạn có thể cho bé đến các bác sĩ hay chuyên gia tâm lý để tìm hiểu hoặc làm các test tâm lý kiểm tra.

Trả lời Chào bạn,

Bản chất giấc ngủ của trẻ dưới 3 tháng tuổi là ít khi ngủ sâu như người lớn. Bé chỉ ngủ khoảng 2 giờ là dậy để bú, nếu bé bú sữa mẹ hoàn toàn thì giấc ngủ có thể ngắn hơn vì sữa mẹ dễ tiêu nên bé mau đói bụng. Bé trong độ tuổi này vẫn còn phản xạ giật mình và run nhẹ tay chân khi ngủ. Khi bé run tay chân, nếu bạn nắm giữ lại mà bé hết run thì không sao. Hiện tượng này và hiện tượng vặn mình sẽ khỏi khi bé lớn hơn. Nếu khi thức bé vẫn vui vẻ và bú tốt, lên cân tốt thì bạn không cần lo lắng. Bạn nên tập đặt bé xuống giường hoặc nôi khi bé vừa thiu thiu ngủ. Khi đặt xuống thì vịn hai tay bé lại để bé không giật mình, giữ bé một lúc mới thả ra. Không nên tập cho bé ngủ trên tay mẹ. Nếu bé hay giật mình thì bạn có thể quấn bé trong một tấm khăn vải mùng lớn, nhưng nhớ lưu ý nhiệt độ phòng phải mát mẻ (khoảng 27-28 độ) thì bé mới ngủ ngon được. Bạn có thể bổ sung cho bé 400 UI vitamin D3 mỗi ngày để phòng ngừa hiện tượng còi xương.

Hỏi

Bé nhà em được 4 tháng tuổi, từ hồi sinh ra đến giờ bé ngủ hay bị giật mình. Mấy hôm gần đây bé có hiện tượng lạ: khi ngủ dậy được một lát, bé vươn vai thì tự nhiên bị rùng mình.

Lúc đó, người bé rung rung mấy lần liền rồi khóc rất to. Nếu ôm chặt bé vào lòng một lát thì hết. Cho em hỏi là nguyên nhân làm sao bé bị như thế? Có nguy hiểm hay không? (Bui The Phong)

Trả lời:

Hiện tượng bạn mô tả là hiện tượng thiếu canxi do bé mắc bệnh còi xương, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Biểu hiện là trẻ hay giật mình. Nếu thiếu nặng còn có thể bị co giật.

Bạn nên đưa con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bệnh còi xương không nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu không điều trị, trẻ sẽ bị còi xương di chứng dẫn đến lồng ngực dô hoặc ngực lép, cong xương chi (chân vòng kiềng, chân chữ X…), đầu bẹp, trán dô… Sau này ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, hình dáng không đẹp và nguy cơ loãng xương về già.

Hỏi

Con tôi gần 4 tuổi, cháu ăn uống bình thường nhưng khi ngủ hay giật mình nhiều lần, không biết như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe không, mong bác sĩ tư vấn? (Kim Anh, Hà Nội)

Trả lời:

Để bé có giấc ngủ ngon, không nên cho bé ngủ trong trạng thái hưng phấn như đùa nghịch, xem tivi. Khi bé ngủ, bạn nên để con trong phòng yên tĩnh, thông thoáng, không nóng bức, không sáng quá.

Đối với những bé hay bị giật mình, cha mẹ có thể đặt con nằm nghiêng, ôm một chiếc gối hoặc thú nhồi bông. Khi đặt bé ở tư thế nằm ngửa, bạn có thể để 2 chân gác lên một chiếc gối. Bằng cách này, bé sẽ có cảm giác an toàn như có mẹ nằm cạnh và đỡ giật mình hơn.

Bạn cũng nên lưu tâm xem bé có thiếu canxi không và bổ sung kịp thời. Nếu đã dùng các biện pháp trên mà không thấy hiệu quả, bạn nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị.

Hỏi

Bé nhà em gần 4 tháng tuổi, nặng hơn 7 kg. Gần đây cháu ít ngủ ngày, nếu ngủ mỗi giấc chỉ khoảng 30 phút là cháu bị giật mình tỉnh giấc rồi quấy khóc.

Ban đêm cháu cũng ngủ không say, hay tỉnh giấc. Nguyên nhân tại sao nhờ bác sỹ tư vấn giúp. Phan Đăng Nhân – [email protected] (Đức Thọ – Hà Tĩnh)

Trả lời:

Không biết bé nhà mình là bé trai hay bé gái? Nếu là bé gái thì bé gần 4 tháng tuổi mà đã nặng hơn 7kg là có dấu hiệu thừa cân, còn nếu là bé trai thì cân nặng như vậy là vừa. Cha mẹ cũng cần đo cả chiều cao để xem bé đã phát triển cân đối chưa?

Từ 3 tháng tuổi, trẻ bắt đầu thức ngày lâu hơn và ngủ nhiều hơn vào ban đêm so với khi mới sinh nên việc dạo này bé nhà bạn ngủ ít hơn vào ban ngày cũng là điều bình thường, không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, việc ngủ ít hay nhiều còn tùy thuộc vào từng bé bởi mức độ hoạt động của các bé rất khác nhau.

Thời gian ngủ vào ban đêm của các bé cũng khác nhau, trung bình bé chỉ ngủ khoảng 5 tiếng rồi thức giấc để ăn hoặc tỉnh giấc do bé khó chịu vì ẩm ướt khi vệ sinh. Cha mẹ có thể huấn luyện để giấc ngủ của bé dần đi vào quĩ đạo.

Đây cũng là độ tuổi mà bé có thể để bé quấy vài phút mỗi khi thức giấc. Một số trẻ quẫy đạp, quấy khóc khi đang cố đưa mình trở lại vào giấc ngủ, dân gian vẫn gọi đó là ‘gắt ngủ’. Khi đó, bạn có thể cho bé ăn nếu bé đói. Nếu bé quấy khóc quá lâu thì mới dỗ dành bé còn không, hãy cứ thử để bé một mình. Về lâu dài điều đó sẽ giúp bé tự phát triển kỹ năng đưa mình ngủ trở lại mà không cần sự trợ giúp của bạn.

Về việc bé ngủ hay bị giật mình, thực tế ở trẻ em do các tế bào thần kinh chưa được biệt hóa nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa, bất kỳ 1 kích thích nào cũng có thể gây ra 1 phản ứng toàn thân. Chính vì vậy mà trẻ em hay bị giật mình, phản xạ này sẽ dần hoàn chỉnh và giảm dần đi.

Để xử lý, bạn có thể đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm ngửa khi ngủ và có chèn gối 2 bên cho bé, bé có cảm giác an toàn như có mẹ nằm cạnh và sẽ đỡ giật mình hơn.

Giúp bé có giấc ngủ ngon, cha mẹ không nên cho bé ngủ trong trạng thái hưng phấn như đùa nghịch khi trò chuyện cùng cha mẹ. Khi ngủ để bé trong phòng yên tĩnh, thông thoáng, không nóng bức, không sáng quá.

Bạn nên tiếp tục theo dõi giấc ngủ của con, nếu đã làm đủ cách bé vẫn bị thiếu ngủ triền miên thì bạn nên đưa con đi thăm khám để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

Đoán bệnh của trẻ qua biểu hiện khi ngủ

Những biểu hiện khác lạ trong giấc ngủ của trẻ có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh của trẻ. Chẳng hạn, nếu trẻ quấy khóc, gãi đầu, gãi tai, kèm theo sốt thì có thể là do viêm ống tai ngoài, mẩn ngứa ống tai, hoặc viêm tai giữa.

Trước khi ngủ, trẻ nóng giận, hay quấy, khi ngủ thì dễ giật mình, tỉnh giấc, mặt đỏ, toàn thân khô, tiếng thở to và gấp, tim đập nhanh: Đó là dấu hiệu báo trước trẻ có thể lên cơn sốt.

Khi ngủ mồ hôi vã ra như tắm, ngủ không ngon giấc, kèm theo các biểu hiện đầu vật vã, răng mọc chậm, thóp không đầy theo đúng thời gian: Đó là dấu hiệu trẻ có thể bị còi xương.

Trẻ ngủ chân tay giật giật chứng tỏ ban ngày tinh thần bị kích thích quá mạnh, quá sợ hãi, quá mệt mỏi.

Thường ngày trẻ thích ngủ, lúc nào cũng có thể ngủ được; nghe thấy tiếng động cũng chẳng phản ứng gì: Coi chừng trẻ có thể bị điếc.

Hai hàm răng của trẻ nghiến kêu kèn kẹt trong lúc ngủ: có thể là biểu hiện bệnh ký sinh trùng đường ruột hoặc có dị hình hàm răng, hàm trên hàm dưới không khớp nhau. Tình trạng này chỉ có tính chất nhất thời, khi thay toàn bộ răng sữa thì đa số trường hợp sẽ hết chứng nghiến răng.

Khi ngủ trẻ thường gãi vào vùng mông, hậu môn: Có thể trẻ có giun kim.

Trẻ nằm ngửa, ngủ say, tiếng ngáy to không ngớt, thở há miệng lộ bộ mặt ngây ngô, sống mũi rộng phẳng bẹt: Có thể đang bị viêm amidan, V.A hay có thịt thừa ở mũi, họng, cần khám tai mũi họng.

Trẻ 6 tháng tuổi trở lại trong quá trình ngủ nếu vừa vươn vai vừa khóc thì chỉ do buồn ngủ, xoa đầu, vỗ mông là trẻ ngủ ngay.

Nếu trẻ từ 6 tháng đến 1 năm tuổi khóc ê a, hai mắt lim dim, nước mắt giàn giụa, cựa quậy luôn luôn là do chăn chiếu không êm, không ngủ yên được; nên sửa lại chỗ nằm hay đặt trẻ ra nói khác.

Nếu trẻ khóc ê a, hai mắt lim dim, khóc có nhịp cao thấp như hát là lúc mỏi mệt, đói hay khát, không ngủ được, nên cho trẻ bú.

Nếu thấy trẻ ngủ khóc thét lên, cau mày rụt cổ hoặc run rẩy khóc là trẻ ngủ mê, giật mình kinh sợ, nên lên tiếng trấn an và ẵm lên vỗ về, xoa dịu nỗi kinh sợ của trẻ.

Trong quá trình ngủ, nếu thấy trẻ thể hiện tiếng khóc, động tác lạ, khác thường, nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa nhi để tham khảo ý kiến và điều trị nếu cần thiết

Giấc ngủ của bé là vô cùng quan trọng, Vì sao?

Bí quyết giúp trẻ ngủ ngon, sâu giấc

Hiểu được tầm quan trọng của giấc ngủ của bé, chắc hẳn bố mẹ nào cũng không khỏi lo lắng và luôn băn khoăn: Làm thế nào để cho bé ngủ ngon? Cách gì làm cho trẻ con ngủ sâu giấc?Làm sao để trẻ nhỏ ngủ đúng giờ giấc? …

Đừng để bé đói hoặc chưa đủ no trước khi ngủ.

Nếu bé còn trong giai đoạn bú mẹ, trước khi nếu bé được bú đủ giấc ngủ của bé sẽ sâu và không bị gián đoạn. Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, nên mỗi lần bạn chỉ nên cho bé bú 1 lượng nhất định và cứ sau vài giờ thì lại cho bé bú (đa số cữ bú của bé sơ sinh cách nhau 3 – 4 tiếng). Bé sẽ tự tỉnh giấc và đòi bú mẹ, sau khi đã no nê bé sẽ ngủ tiếp. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cần nhớ là không để trẻ sơ sinh ngủ liên tục lâu hơn 5 tiếng mà không dậy bú.

Tạo cảm giác an toàn cho bé khi ngủ bằng một chiếc khăn mỏng

Quấn bé trong một chiếc chăn mỏng khi ngủ, giúp bé có cảm giác an toàn và được che chở như khi còn nằm trong tử cung của mẹ. Cách này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả, khiến bé ngủ sâu hơn và không còn giật mình khi ngủ.

Đừng để bỉm của trẻ quá ướt

Nếu bỉm của bé bị ướt, bé sẽ cảm thấy bứt rứt không yên và khó có thể ngon giấc. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để đảm bảo cho bé có một chỗ nằm êm ái, gọn gàng, khô ráo.

Trong giấc ngủ ban ngày không nên cho bé ngủ quá lâu

Để bé phân biệt được ngày và đêm nhanh hơn và để giấc ngủ đêm của bé kéo dài lâu và sâu hơn thì bạn cần giới hạn giấc ngủ ban ngày của bé, không quá 3 giờ đồng hồ cho một giấc ngủ ngày.

Ban ngày cho bé vui trơi nhiều hơn

Ban ngày, bạn nên vui chơi với bé nhiều hơn. Bạn có thể cho bé nghe nhạc hoặc rung những chiếc lục lạc để khiến bé vui vẻ. Bé sẽ phân biệt được rõ hơn ngày và đêm và cảm nhận được rằng ban ngày là khoảng thời gian để vui chơi.

Ru trẻ ngủ bằng âm nhạc

Các bé rất thích nghe giọng nói của cha mẹ, nhất là khi những giọng điệu này lên – xuống theo lời một ca khúc. Bạn có thể chọn nhiều bài hát ru khác nhau để ngân nga cho bé nghe. Bé sẽ nhận biết được tín hiệu hát ru từ mẹ đồng nghĩa với việc phải đi ngủ.

Hoặc, bạn có thể cho bé nghe những bản nhạc dành cho bé sơ sinh. Bạn nhớ chọn thể loại nhạc êm dịu và vặn nhỏ âm thanh để tránh gây ồn ào cho bé.

Công thức để bé ngủ sâu hơn

“Tắm nước ấm + đọc truyện = ngủ ngon, ngủ sâu”

Chính hai việc này khiến cho cơ thể của bé được thư giãn tối đa. Trước khi bé chìm vào giấc ngủ, nên ở bên cạnh bé một chút nhưng không quá lâu.

Trước khi ngủ hạn chế cho bé uống nước

Nếu cho bé uống quá nhiều nước trước khi ngủ thì bé sẽ khiến bé buồn đi tiểu trong khi ngủ dẫn đến giấc ngủ của trẻ không được sâu và dài. Điều này đặc biệt quan trọng trong giấc ngủ đêm của bé.

Mát xa cho bé trước khi ngủ.

Bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái và sẽ dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu. Nhưng không nên làm nó như một thói quen. Khi bé không được mẹ mát xa sẽ khó ngủ.

Đừng để bé mơ thấy ác mộng khi ngủ

Mơ là một hiện tượng rất bình thường của con người, bé yêu của bạn cũng có giấc mơ khi ngủ đó. Nhưng bé khó có thể phân biệt được giấc mơ và hiện thực cho nên khi thức giấc bé sẽ rất sợ hãi. Để hạn chế tình trạng này, bạn không nên cho bé xem phim hoặc đọc sách kinh dị, những hình ảnh ma quái trước giờ đi ngủ.

Không gian ngủ là rất quan trọng

Trong không gian ngủ của bé đừng nên để quá tối, bé khá là sợ hãi khi ngủ một mình vì bé có thể nhìn thấy những hình thù kì quái khi bóng đêm buông xuống.

Vị trí ngủ của bé nên tránh xa khu rèm cửa, chắn gió, treo tranh hoặc những vật treo tường vì khi có gió lớn, những vật này có thể gây nguy hiểm cho bé.

Cách để cho bé đi ngủ đúng giờ:

Tạo thói quen cho bé đi ngủ một giờ cố định bằng một “thủ tục” thư giãn, yêu thích trước giờ lên giường ngủ, dần dần bé sẽ nhận thức được khi nào là lúc phải đi ngủ.

Giảm dần các hoạt động trước giờ đi ngủ

Tắm, mát-xa cho bé

Âu yếm, thủ thỉ trò chuyện, chúc bé ngủ ngon

Đọc sách kể chuyện

Hát ru hoặc nghe nhạc êm dịu

Tìm bác sĩ tư vấn

Sai lầm đầu tiên là cho trẻ ăn đêm. Con bạn thật sự không cần ăn thêm ban đêm nữa khi bé đã nặng 6 cân. Nếu bé đã nặng hơn thế mà vẫn khóc đòi ăn vào khoảng 2 giờ sáng thì đó là do thói quen. Thay vì vội vàng cho ăn, bạn hãy thử để bé tự ngủ lại.

Lệ thuộc vào thói quen của trẻ

Đứa bé khóc khi bạn cho ngủ vào buổi tối; và mỗi lần như vậy bạn lại cố làm cho bé thoải mái để ngủ cho nhanh, không khóc lóc ồn ào. Cứ như thế thì bé sẽ không bao giờ tự mình ngủ được.

Lần tới, nếu bé khóc khi đi ngủ, bạn hãy cố gắng chế ngự cảm giác “xót con”, cứ làm một việc gì khác để không nghe thấy tiếng rên rỉ, thút thít của bé. Khi bé khóc thật sự, hãy đợi chừng 5 phút rồi hãy vào dỗ. Tối hôm sau, kéo dài thời gian đợi đó thành 10 phút, và cứ thế tiếp tục kéo dài hơn.

Dĩ nhiên, nếu bé bị đau hay khó ở thì bạn phải giúp con đi ngủ.

Đu đưa cho bé ngủ

Nếu bạn thường xuyên bế con và đu đưa cho bé ngủ, nó sẽ bị phụ thuộc vào cánh tay bạn, không đu đưa thì không thể ngủ. Nếu bé thường ngủ gục khi bạn cho bú, hãy nhẹ nhàng đánh thức con dậy trước khi đặt vào giường.

Đặt bé vào giường với một bình sữa

Con bạn hay ngủ gục lúc đang ngậm vú sữa, điều đó có hại cho răng của bé; răng sẽ vàng và dễ bị sâu. Ngủ với bình sữa trên tay cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh về tai của trẻ.

Lẫn lộn ngày và đêm

Bé không bao giờ ngủ suốt đêm nếu không biết sự khác nhau giữa bóng tối và ánh sáng. Bạn hãy giúp con tổ chức nhịp độ ngủ tự nhiên. Hãy giữ cho phòng bé đầy ánh sáng vào ban ngày và trong cả giấc ngủ chợp ban ngày. Còn buổi tối thì đừng để ánh sáng lọt vào phòng.

Giải Mã Hiện Tượng Nghén Ngủ Khi Mang Thai, Lời Đồn Sinh Trai Hay Gái Cũng Có Lời Giải Đáp

Phụ nữ khi mang thai thường gặp phải tình trạng ốm nghén. Triệu chứng và mức độ ốm nghén sẽ khác nhau tùy vào cơ địa từng người. Có mẹ sẽ bị nôn ói, có mẹ lại thèm ăn liên tục, có mẹ bị mất ngủ triền miên và đương nhiên cũng sẽ có không ít mẹ lại bị nghén ngủ.

Hiện tượng nghén ngủ khi mang thai là gì?

Khác với hiện tượng buồn ngủ thông thường, nghén ngủ ở phụ nữ mang thai diễn ra một cách mạnh mẽ, dường như mỗi ngày mẹ có thể ngủ được cả 24 tiếng và cơn buồn ngủ có thể ập đến bất cứ lúc nào, bất kể ngày hay đêm.

Chứng nghén ngủ diễn ra mạnh mẽ nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Điều này được các bác sĩ lý giải là do khi mang thai cơ thể phụ nữ sản sinh ra nhiều hormone progesterone tác động đến các thụ thể benzodiazepine, sau đó làm kích thích sản xuất các thụ thể GABA. Lúc này progesterone đóng vai trò như chất chủ vận GABA giúp làm dịu não bộ và phục hồi giấc ngủ.

Tuy nhiên, progesterone cũng chính là nguyên nhân làm phá vỡ giấc ngủ của mẹ bầu vào ban đêm. Thêm vào đó, việc thường xuyên cảm thấy mắc tiểu cũng khiến mẹ bầu không ít lần thức giấc để đi vệ sinh. Những điều này làm cơ thể mẹ cảm thấy mệt mỏi và kết quả mẹ bầu sẽ buồn ngủ nhiều hơn vào ban ngày để đáp ứng nhu cầu.

Mẹ bầu nghén ngủ sinh con trai hay gái?

Có thể nói vấn đề về giới tính thai nhi luôn là đề tài được rất nhiều mẹ quan tâm và theo kinh nghiệm dân gian, nhiều người cho rằng có thể dự đoán được giới tính thai nhi thông qua tư thế ngủ của mẹ. Theo đó, nếu mẹ thích ngủ nghiêng sang bên trái thì có thể là sẽ sinh con trai, còn nằm nghiêng về bên phải thì khả năng cao sẽ là một bé gái.

Tuy nhiên, đó chỉ là quan niệm dân gian và hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được việc mẹ bầu nghén ngủ hay nằm ngủ nghiêng về bên trái sẽ sinh con trai và ngược lại.

Giới tính thai nhi đã được hình thành ngay tại thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau và mẹ sẽ biết được em bé trong bụng là trai hay gái ở tuần thứ 12 với độ chính xác khoảng 70% và nếu siêu âm thai ở tuần 16 với những bác sĩ giỏi thì độ chính xác sẽ là 100%.

Mẹ bầu nghén ngủ nhiều có tốt không?

Nghén ngủ có 1 điểm tốt chính là giúp mẹ bầu được nghỉ ngơi, do đó sẽ ăn tốt hơn và dễ lên cân. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều cũng không tốt bởi nó sẽ gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mẹ.

Ngủ nhiều khiến cho cơ thể mẹ thường phải nằm yên một chỗ, việc thiếu vận động dễ dẫn đến tình trạng cứng cơ, xương dễ gãy. Cơ thể mẹ sẽ không còn linh hoạt, tinh thần giảm sút, kém minh mẫn.

Nằm nhiều trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch, khi các khối tĩnh mạch ở chân di chuyển lên đến phổi sẽ dẫn đến thuyên tắc phổi gây thở dốc, khó thở, đau khi thở, ngất xỉu, mất ý thức, tim đập nhanh, môi và các đầu ngón tay bị tím do thiếu oxy.

Lười vận động còn là nguyên nhân làm gia tăng mức đường huyết gây tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, thời gian sinh nở của mẹ sẽ kéo dài hơn và khó khăn hơn do không đủ sức khỏe cũng như sức chịu đựng những cơn đau khi sinh thường.

Giúp mẹ khắc phục tình trạng nghén ngủ khi mang thai

Như đã nói, tình trạng nghén ngủ thường xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ và sẽ giảm dần về sau. Việc nghén ngủ thực tế là cách để cơ thể giải quyết nhu cầu tự nhiên, giúp mẹ bầu có thêm nhiều năng lượng để thích ứng với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nhiều mẹ bầu lại không thích hiện tượng này vì nó làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của mình.

Các bác sĩ sản khoa cho biết, để khắc phục tình trạng nghén ngủ khi mang thai mẹ bầu cần sắp xếp lại chế độ ăn ngủ, làm việc và nghỉ ngơi thật hợp lý, khoa học. Mẹ có thể ngủ sớm vào buổi tối, tranh thủ ngủ trưa và có nghỉ ngơi thêm vào những giờ rảnh rỗi trong ngày.

Ngoài ra, mẹ bầu cần hạn chế uống nước vào buổi tối để tránh việc mắc tiểu về đêm quá nhiều, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối sẽ giúp mẹ bầu được tỉnh táo hơn (Nguồn: Internet)

Để giúp cơ thể tỉnh táo, mẹ bầu có thể uống các loại nước như trà gừng, nước chanh muối hoặc mẹ mang theo một số đồ ăn vặt dễ ăn cũng rất tốt cho mẹ bầu. Việc vận động cơ miệng sẽ giúp đầu óc mẹ dễ tỉnh táo hơn.

Khi cơn buồn kéo đến khi đang làm việc, mẹ có thể đứng dậy thực hiện vài động tác đơn giản để lấy lại tinh thần.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng là một trong những cách khắc phục tình trạng nghén ngủ bởi cơ thể được cung cấp đủ chất sẽ giúp thai nhi phát triển tốt, tăng sức khỏe và giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.

Đừng quên luyện tập thể dục thể thao với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng tường sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu có thể, mẹ hãy san sẻ bớt công việc nhà để có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.

Mẹ bầu cần chăm chút giấc ngủ của chính mình

Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi nhiều, vì vậy nếu có thói quen ngủ ít, ngủ trễ thì ngay khi có thai mẹ cần phải thay đổi ngay. Hãy đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và tạo thói quen đi ngủ sớm. Vào ban ngày, mẹ bầu nên dành ra khoảng từ 30 phút cho giấc ngủ trưa.

Để có được giấc ngủ ngon và sâu mẹ bầu nên giữ tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ, không nên tự tạo áp lực cho chính mình.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Do đó, mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, yoga… để cơ thể khỏe mạnh.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Giật Mình Khi Ngủ Và Giải Pháp Điều Trị trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!