Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Nấc Cụt Ở Thai Nhi Có Ảnh Hưởng Gì? # Top 11 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Hiện Tượng Nấc Cụt Ở Thai Nhi Có Ảnh Hưởng Gì? # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Hiện Tượng Nấc Cụt Ở Thai Nhi Có Ảnh Hưởng Gì? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Vậy tại sao trẻ bị nấc cụt trong tử cung mẹ?

Sau những ngày dài chiến đấu với các triệu chứng mệ mỏi, ốm nghé trong vòng 3 tháng đầu, đến tầm quý thứ 2 thì chắc chắn vợ chồng bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc khi nhận thấy các dấu hiệu chuyển động như: đạp, đá, cuộn người của trẻ trong bụng. Khi em bé càng lớn, các chuyển động này càng rõ rệt hơn và chắc chắn mẹ cũng sẽ thấy bất ngờ mỗi khi nhận ra cá tiếng nấc của con mình trong bụng.

Thai nhi nấc cụt ở trong bụng cũng có thể được coi là một trong những dấu hiệu trẻ đang phát triển khá bình thường nhưng tại sao trẻ lại có hiện tượng nấc cụt? Dựa vào thực tế khi trẻ sơ sinh chỉ nấc sau khi các hệ thống thần kinh trung ương đã được hoàn thiện để sẵn sàng cho việc thở. Nhưng ngay từ trong bụng mẹ thì có thể nấng, và thậm chí tình trạng nấc cụt có thể xuất hiện khá sớm, từ tuần thứ 9 của thai kỳ. Cho dù như thế, trong giai đoạn này thai nhi còn khá nhỏ nên đến cuối quý 2, và đầu quý 3, mẹ mới dễ dàng nhận ra được.

Theo các chuyên gia cho biết, với hiện tượng thai nhi bị nấc cụt không còn đang sợ như các mẹ đã lo lắng, và thậm chí cho đến quý 3 của thai kỳ, trẻ vẫn còn nất cụt.

2. Nguyên nhân thai nhi nấc cụt trong bụng như thế nào?

+ Bé đang muốn chào đời:

Với những tiếng nấc cụt của thai nhi được xem là do bé thiếu sự kiên nhẫn, nóng lòng muốn nhanh ra khỏ bụng mẹ.

Hiện tượng nấc cụt của bé cũng chính là biểu hiện mà trẻ chuẩn bị cho kỹ năng bú mẹ về sau này, nếu trẻ chào đời thì mẹ sẽ thấy có một số vết đỏ nhỏ ở trên da, có thể đó là do bé đã tập mút. Trẻ tự tập bú mẹ sẽ dẫn tới tình trạng bị nấc cụt nhiều tới như thế.

+ Do chuyển động của cơ hoành:

Cũng giống với người lớn, thai nhi sẽ nấc cụt cũng do chuyển động bình thường của cơ hoành. Bởi, trẻ còn khá bé nên chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Khi nuốt hoặc thở thì trẻ sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài sẽ gây ra các tiếng nấc.

+ Bị dây rốn chèn ép

Ở tầm tuần thứ 32, bà bầu sẽ thấy em bé trong bụng hay nấc cụt thường xuyên và kéo dài. Nguyên nhân cũng có thể là do dây rốn bị chèn ép, đây chính là nguyên nhân khá nguy hiểm và làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Phần dây rốn bị chèn ép, lượng oxy được đưa tới bị giảm khiến cho thai nhi bị nấc trong một thời gian dài.

Khi mẹ bầu cảm nhận được thai nhi bị nấc trong một thời gian dài, cử động thai nhi kém hoặc có các dấu hiệu bất thường khác thì mẹ bầu cần tới phòng khám có chuyên khoa sản uy tín hoặc tất cả các bệnh viện có chuyên khoa sản để khám và có hướng điều trị kịp thời phù hợp với bản thân.

                 Mang thai mấy tháng thì biết trai hay gái?

                 Thai nhi mấy tháng quay đầu? Tầm quan trọng của vấn đề này

3. Hiện tượng thai nhi bị nấc cụt trong bụng có nguy hiểm không?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học cho biết, tình trạng nấc cụt gây ra lúc thai nhi chưa cân bằng được nhịp nuốt và thở. Trong khi nuốt hoặc thở thì thai nhi sẽ hít vào hoặc đẩy ra với một lượng nước ối. Trong quá trình này sẽ khiến cho cơ hoành bị co thắt, dẫn tới tình trạng bị nấc. Trong khi đó có một số người mẹ nhận ra với các cử động nhịp nhàng thì có một số khác lại không thấy được như thế.

Nhưng các mẹ cứ yên tâm, với hiện tượng thai nhi bị nấc cụt trong bụng là hiện tượng hoàn toàn bình thường khi xảy ra. Cũng giống với hiện tượng máy thai, nấc cụt không đều cũng không làm ảnh hưởng gì, thêm vào đó nấc cụt nhiều cũng không đáng ngại gì, bởi thực tế, với mỗi trẻ sơ sinh có khá nhiều cơn nấc cụt mỗi ngày.

4. Làm thế nào để mẹ phân biệt thai nhi bị nấc cụt với máy thai?

+ Về nhịp điệu: Cách nhận biết về thai nhi bị nấc cụt như các cú giật đều ở phần bụng dưới. Nếu bạn đang cảm nhận được bé bị nấc cụt, thì bạn sẽ cảm thấy bụng của mình bị giật giật, đặt tay lên bụng sẽ có cảm thấy như nghe được tiếng tim đang đập hoặc tiếng gõ đều đều được vọng ra từ trong tử cung.

+ Về thời gian: thời gian của thai nhi bị nấc kéo dài khoảng 3-15 phút, mỗi ngày trẻ có thể bị nấc vài ba lần. Nếu là thai máy thì các chuyển động ở trẻ sẽ không đều đặn và kéo dài như khi trẻ bị nấc. Các mẹ có thể nhìn thấy về hình ảnh của trẻ bị nấc thông qua phương pháp siêu âm.

+ Về thời điểm: Nấc cụt ở trẻ có thể xuất hiện với bất kể lúc nào, bất cứ vào ban ngày hay ban đêm. Đây chính là điểm khác biết với tình trạng máy thai. Khi máy thai chỉ xay ra trong cùng một khung giờ nhất định và các tháng cuối thai kỳ.

+ Về mức độ: Nếu trong vòng 3 tháng nữa, mức độ về tác động của máy thai và khi trẻ bị nấc lên trong bụng mẹ khá nhẹ nhàng. Trong vòng 3 tháng cuối mang thai, chúng lại có sự khác biệt khá lớn, khi trẻ bị nấc thì các mẹ chị cảm nhận được các cử động nhẹ nhàng. Còn với thai máy thì sự chuyển động khá lớn, có lúc mẹ sẽ thấy được cả bàn chân, bàn thay của trẻ hằn ở trên bụng mẹ.

5. Thai nhi bị nấc cụt khác gì với lúc bé đạp?

Có một điều mà các mẹ cần lưu ý chính là hiện tượng thai nhi bị nấc cụt không được tính là con đạp, cho dù cả hai hiện tượng này cũng khá giống nhau.

Khi trẻ đạp cũng đồng nghĩa là mẹ có thể cảm nhận được đang di chuyển tại khá nhiều điểm như ở phía trên bụng, phía dưới, bên cạnh hoặc cảm thấy trẻ dừng chuyển động mỗi khi thay đổi tư thế.

Mà trong khi đó, nếu mẹ ngồi yên tại một chỗ và cảm nhận được sự chuyển động theo các kiểu giật cục hoặc thấy cứng đôi chút ở bụng theo một nhịp đều đặn nhất tại một điểm duy nhất. Đó cũng chính là hiện tượng mà thai nhi bị nấc cụt ở trong bụng mẹ.

6. Bà bầu cần làm những gì khi thai nhi bị nấc cụt?

Theo các nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị nấc cụt sẽ không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi ngoại trừ các nguyên nhân của dây rốn bị chèn ép. Khi trẻ ở trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo theo sự kết hợp với các triệu chứng bất thường khác mà các mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt với một số phương pháp giúp cho thai nhi đỡ bị nấc cút hơn:

+ Bà bầu cần giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ

+ Cần xây dựng và duy trình cho mình một chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ.

+ Nếu cần thiết về tần suất xuất hiện các cơn nấc tăng lên, thì các mẹ bần cần thử thay đổi về các tư thế như: tư thế nằm thẳng sang nằm nghiêng, đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Với việc thay đổi về tư thế của bà bầu có thể sẽ giúp cho thai nhi được dễ chịu hơn và giảm tình trạng bị nấc cụt.

7. Khi nào thì thai nhi bị nấc cụt cần đưa đến bệnh viện?

Như đã thống kê ở trên, phần lớn tất cả các trường hợp thai nhi bị nấc cụt đều rất bình thường, xảy ra khá phổ biến với tất cả các mẹ không cần phải lo lắng quá. Nhưng các mẹ cũng cần phải lưu ý, bởi nấc cụt có thể sẽ xảy ra với tần suất gia tăng đột biến, về mức độc nhiều hơn, con bị nấc cụt mạnh hơn hoặc có điều bất thường,… thì các mẹ nên đến bệnh viện để khám cụ thể.

Có một số trường hợp thai nhi bị nấc cụt chính là biểu hiện của việc trẻ bị quấn dấy rốn, trong khi đó, lượng oxy đưa đến cho trẻ bị ít đi, và thậm chí còn thấp, gây ra ảnh hưởng tới việc lưu thông máu, và thậm chí còn là sức khỏe về tim mạch của thai nhi.

8. Cách bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu trong thời gian mang thai

Để giúp cho việc cung cấp đầy đủ các dưỡng chất giúp cho mẹ bầu khỏe mạnh, tạo ra một nền tảng phát triển toàn diện cho bé yêu, mẹ bầu cần uống 2 ly sữa mỗi ngày, đây là phương pháp tốt nhất giúp bổ sung dinh dưỡng cao cấp:

+ Tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa, giúp cho mẹ bầu hấp thụ tốt và ngăn ngừa chứng táo bón hiệu quả cùng với các chất xơ tiêu hóa làm hòa tan SC-FOS và Inulin, hệ men vi sinh BB-12 TM & LGGTM giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại.

+ Tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch cho mẹ, hạn chế bệnh tật trong suốt thai kỳ với các vitamin A, C, D và khoáng chất như Kẽm, Selen.

+ Giúp hình thành và hoàn thiện trí não, thị lực và tế bào võng mạc mắt cho bé bằng hàm lượng DHA, Taurin và Cholin cao

+ Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi với axit folic.

+ Giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ của bà mẹ nhờ công thức bổ sung sắt. Ngoài ra, hàm lượng Canxi cao cùng với các vi lượng tốt cho xương như Phosphor, Magiê, Kẽm, vitamin D, K giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe.

Hiện Tượng Ốm Nghén Là Gì, Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Ốm nghén khi mang thai là gì?

Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai đã phải trải qua những khoảng thời gian tồi tệ, tưởng như là “đất trời sụp đổ” đến nơi: lúc nào cũng thấy đắng miệng, lợm giọng buồn nôn, nhất là vào buổi sáng sớm. Đến giai đoạn cuối thai kỳ, khi trọng lượng thai đã lớn dần thì lại hay bị ợ nóng, đầy hơi, thậm chí có người còn bị táo bón, phù chân, tiểu đường thai kỳ,…

Có chị em lại thèm ăn đủ thứ “linh tinh” mà bình thường không bao giờ ăn. Hiện tượng này còn gọi là ốm nghén hay “ăn nghén”, “ăn dở”. Loại thức ăn mà nhiều mẹ bầu thường cảm thấy thèm là các loại đồ ngọt như: đường, sữa, các thực phẩm có gia vị, các loại trái cây chua, trái vụ và các loại bánh mặn.

Tùy cơ địa từng người mà tình trạng ốm nghén nặng nhẹ khác nhau. Chính vì ốm nghén khi mang thai mà nhiều chị em bị thiếu chất, con sinh ra bị suy dinh dưỡng, còi xương, sức đề kháng kém. Bởi vậy, vấn đề dinh dưỡng khi mang thai được mẹ bầu đặt lên trên hàng đầu. Đồng thời, thịt cá được xếp hạng cao nhất trong khẩu phần ăn của bà bầu bởi những dưỡng chất mà chúng mang lại.

Ốm nghén xảy ra khi nào, có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Hầu hết các trường hợp ốm nghén khi mang thai sẽ bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Đối với một số người, triệu chứng ốm nghén còn đến ngay từ tuần thứ 4 – trước khi người mẹ biết mình đã có thai. Hiện tượng này có khi kéo dài suốt 9 tháng mang thai. Khi ốm nghén triệu chứng phổ biến nhất có thể kể đến là: buồn nôn, nôn ói, đau đầu, ăn uống kém ngon miệng, giảm cân,…

Khi bị ốm nghén, mẹ bầu thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, chân tay uể oải, thậm chí ở nhiều trường hợp nặng còn có thể gây mất nước, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, trong thực tế, ốm nghén không hề gây hại cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu có lợi vì nó khẳng định thai nhi đang phát triển tốt trong bụng mẹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc mẹ bầu bị ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi, chóng mặt,… như là một cách để cơ thể loại bỏ những chất độc hại trong cơ thể. Từ đó, tạo cho thai nhi có môi trường để phát triển tốt nhất.

Bao Lâu Mới Hết Ốm Nghén – Thắc Mắc Thường Gặp Của Mọi Mẹ

Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng ốm nghén khi mang thai?

Có thể nói, ốm nghén mệt mỏi là giai đoạn “xấu xí” nhất mà chị em phụ nữ nào cũng phải trải qua để thực hiện thiên chức của người mẹ, được đón con yêu về nhà. Trong đó, mệt mỏi và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến khi mang thai mà chị em nào cũng từng gặp phải.

Tình trạng ốm nghén xảy ra trong 12 tuần đầu rồi giảm dần, nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra do sự tăng lên của hormone nội tiết BNCG (tiếng Anh gọi là Human chorionic gonadotropin). Đây chính là “thủ phạm” gây ra chứng ốm nghén đau đầu chóng mặt ở thai phụ. Bởi lẽ, khi mang thai, mức độ ß hCG trong cơ thể phụ nữ sẽ tăng lên gấp đôi và điều này dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói trầm trọng.

Đồng thời, khi mang thai, khứu giác của người phụ nữ trở nên nhạy cảm, “khó tính” hơn. Và khi ngửi thấy bất cứ mùi gì lạ như nước hoa, khói thuốc lá, mắm tôm, xăng dầu, thực phẩm,… đều có thể khiến họ “nôn thốc nôn tháo”.

Một nguyên nhân nữa gây ra triệu chứng ốm nghén là do sự thay đổi đường tiêu hóa của mẹ bầu trong những tuần đầu khi mới mang thai. Khi mức progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản tăng lên sẽ khiến cho lượng thức ăn trong dạ dày bị tích tụ lại, lên men dẫn đến khó chịu, ợ hơi, buồn nôn và nôn ói.

Với những chị em mang đa thai, lượng hCG, estrogen và các hormone khác trong cơ thể đều sẽ cao hơn. Do đó, hiện tượng ốm nghén tất yếu sẽ nặng hơn. Đặc biệt, những chị em nào đã bị ốm nghén ở lần mang thai trước hoặc có tiền sử bị phản ứng phụ là nôn ói khi uống thuốc tránh thai, có thể do cơ thể không tương thích với estrogen.

Không chỉ có vậy, ốm nghén còn mang tính chất di truyền. Đối với những gia đình đã có “lịch sử” bị nghén, chẳng hạn nếu mẹ và chị em bị ốm nghén nặng khi mang thai thì những thai phụ đó sẽ có nguy cơ bị nghén cao hơn.

Ốm nghén như thế nào thì phải đi gặp bác sĩ?

Bà bầu bị ốm nghén thường xuyên cảm thấy buồn ngủ (có người còn bị “nghén ngủ”), cơ thể rã rời, thiếu năng lượng, mệt mỏi. Lúc này, mẹ bầu không thể tập trung vào bất cứ điều gì khác hơn ngoài cảm giác buồn nôn.

Ngoài ra, hiện tượng nhức đầu, cảm thấy lơ mơ, chóng mặt luôn “làm phiền” khiến cho chị em cảm thấy bối rối. Khi tình trạng ốm nghén trở nên khó kiểm soát, thai phụ bị nôn mửa liên tục dẫn đến mất nước và tiểu ít thì người nhà cần đưa ngay đến bệnh viện để có biện pháp hỗ trợ, điều trị kịp thời.

Một số triệu chứng ốm nghén nặng có thể xuất hiện như sau: mẹ bầu không thể ăn uống được nhiều hơn một lần trong ngày, nôn mửa trên 4 lần trong ngày. Sau một tháng mang thai, mẹ bầu bị sụt trên 1 kg cân nặng. Triệu chứng ốm nghén phổ biến là nôn kèm theo đau đầu hoặc sốt.

Cần lưu ý, trong trường hợp mẹ bầu bị nghén nặng, nôn quá nhiều khiến cơ thể bị suy nhược, mất nước và mất sức, ăn uống không được thì nên đi khám bác sĩ ngay. Không nên tùy tiện truyền nước để tránh các phản ứng phụ không mong muốn.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng ốm nghén khi mang thai?

Ốm nghén là triệu chứng khó chịu khiến cho các mẹ bầu “ăn không ngon, ngủ không yên”. Chính vì vậy, việc tìm ra các biện pháp để giảm triệu chứng ốm nghén luôn là mối quan tâm hàng đầu của các chị em.

Nếu khi mang thai không ăn uống được, các mẹ bầu có thể dùng Vitamin B6 để đảm bảo thai nhi có đủ chất dinh dưỡng. Có thể suốt thai kỳ các mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin, thuốc bổ ở dạng nước hay dạng viên như axit folic, sắt, canxi,… Chính vì vậy, để tránh khó chịu, nôn ói, mẹ bầu hãy uống thật nhiều nước và có thể ăn nhẹ một món ngon ưa thích sau khi uống thuốc.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu nên thường xuyên sử dụng các sản phẩm từ gừng như kẹo gừng, trà gừng, thậm chí là gừng tươi đun sôi trong nước pha với chút mật ong để uống hàng ngày sẽ có công dụng trị cơn buồn nôn hiệu quả.

Trong trường hợp ốm nghén đau đầu chóng mặt và mệt mỏi, mẹ bầu hãy đến nhờ bác sĩ kê toa để vượt qua giai đoạn khó khăn của thai kỳ. Loại thuốc phổ biến nhất là Zofran, vitamin B12, Unisom,… sẽ khiến chị em cảm thấy dễ chịu hơn.

Bà Bầu Nghén Không Ăn Được Phải Làm Sao?

Đồng thời, khi bị ốm nghén nhiều, chị em cần chú ý bổ sung kẽm vào chế độ ăn hàng ngày để giúp kiềm chế cơn buồn nôn. Việc ngậm một vài lát chanh hoặc vài giọt nước cốt chanh cũng giúp mẹ bầu đỡ buồn nôn. Bên cạnh đó, lá bạc hà tươi, một vài giọt tinh dầu hoặc viên kẹo bạc hà cũng có thể giữ ổn định cho dạ dày của chị em mà không cần đến bất kỳ loại thuốc điều trị nào khác.

Tinh dầu hoa oải hương vốn được biết đến với hương thơm ngất ngây cũng có thể giúp mẹ bầu ngủ ngon, giảm buồn nôn đem lại cảm giác dễ chịu. Nếu tình trạng ốm nghén nặng khiến cho mẹ bầu ăn uống khó khăn thì hãy thử vài chiếc bánh quy giòn mặn xem sao vì loại bánh quy này sẽ giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng hơn.

Với những mẹ bầu có tiền sử bị huyết áp thấp hay say xe, hãy đeo vòng tay chống say tàu xe. Sáng thức dậy, mẹ hãy ra khỏi giường từ từ, không nên ngồi dậy đột ngột vì có thể gây chóng mặt, buồn nôn. Để tránh mùi nặng, mẹ bầu hãy thường xuyên mở cửa sổ cho thoáng đãng, nhà bếp nên có quạt thông gió để loại bỏ mùi thức ăn.

Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi bị ốm nghén?

Ốm nghén khi mang thai là một trong những triệu chứng điển hình của thai kỳ, xuất hiện ở phần lớn phụ nữ mang thai. Điều này là một dấu hiệu tốt, chứng tỏ thai nhi đang phát triển bình thường.

Trong trường hợp bị rơi vào tình trạng ốm nghén nặng hơn như mất nước và hạ huyết áp, thai phụ cần được nhập viện ngay để được truyền bổ sung các dinh dưỡng cần thiết. Đối với những mẹ bầu gặp phải chứng nôn ói nghiêm trọng, bác sĩ buộc phải kê đơn các loại thuốc chống nôn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế sử dụng các loại thuốc đề phòng tránh các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra đối với cả mẹ và thai nhi.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu bị ốm nghén vào buổi chiều tối sinh con trai hay gái?

Mẹ bầu có thể căn cứ vào những dấu hiệu ốm nghén con trai, gái theo kinh nghiệm dân gian được truyền lại mà không cần siêu âm. Bằng cách nhận biết thời điểm ốm nghén, mẹ sẽ sớm biết được mình ốm nghén là trai hay gái. Bởi lẽ, thời điểm ốm nghén cũng là 1 trong những dấu hiệu để mẹ dự đoán giới tính thai nhi.

Theo quan niệm dân gian, khi mang thai nếu mẹ bầu hay bị nôn ói vào lúc sáng sớm, khả năng bé yêu là một cô công chúa là rất cao. Ngược lại, những người không bị cơn ốm nghén tấn công hoặc bị ốm nghén về chiều là dấu hiệu mang thai một bé trai.

Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Thụy Sĩ cho thấy, phần lớn chị em phụ nữ mang thai bị ốm nghén vào buổi sáng đã cho ra đời một cô gái nhỏ. Bởi vì vào buổi sáng, quá trình sản sinh hormone của em bé gái sẽ nhiều hơn khiến mẹ buồn nôn nhiều hơn.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào những mẹ bầu có tình trạng ốm nghén nặng. Còn ở những mẹ chỉ ốm nghén ở mức độ nhẹ thì rất khó có thể xác định được chính xác.

Tốt nhất, trước khi có ý định mua sắm đồ cho bé yêu, các mẹ bầu nên chờ đến sau tuần thai thứ 20 của thai kỳ khi siêu âm được chính xác giới tính của con. Ngoài ra, nếu quá nóng ruột, muốn mua đồ cho con từ sớm thì mẹ nên chọn những kiểu dáng, màu sắc trung tính.

Vì sao có hiện tượng chồng bị ốm nghén thay vợ?

Nhiều anh chồng thấy kì lạ khi vợ mang thai mà mình đột nhiên lại mệt mỏi, buồn ngủ, nhạy cảm với mùi và buồn nôn như bị nghén. Nguyên nhân của việc chồng ốm nghén thay vợ, khoa học lý giải, đầu tiên là do yếu tố tâm lý, người đàn ông khi biết mình sắp được làm bố sẽ có những thay đổi. Đó là cảm giác hạnh phúc, vui mừng xen lẫn với căng thẳng, lo lắng.

Đặc biệt với những người chồng lần đầu được “lên chức” bố, lại phải chứng kiến người vợ của mình đang vật vã bởi ốm nghén sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đến tâm lý, do đó cơ thể sinh ra hiện tượng tương tự.

Ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu

Triệu chứng ốm nghén là một hiện tượng hay xuất hiện ở nhiều phụ nữ mang thai. Thời điểm diễn ra thường ở những tuần thai kỳ đầu tiên của mẹ (trong 3 tháng đầu). Khi bị ốm nghén, những biểu hiện như buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, khó chịu sẽ luôn thường trực trên cơ thể mẹ.

Chỉ đến lúc qua được hết 3 tháng, những vấn đề này mới không làm phiền mẹ nữa. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua giai đoạn ốm nghén nhẹ nhàng mà có người có thể sẽ bị nặng hơn và khó kiểm soát. Điều này là do cơ địa của từng bà bầu là không giống nhau.

Ở trường hợp nghiêm trọng này, tình trạng mất nước sẽ xảy ra, cân nặng của mẹ bầu vì thế cũng bị sụt giảm (mất đến 5% hoặc hơn) và cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Vì thể trạng mỗi người là khác nhau nên thời gian ốm nghén của từng người cũng sẽ khác nhau. Có người sẽ bị ốm nghén lúc mang thai tới tuần thứ 8 đến 12 nhưng cũng có chị em bị tình trạng này khi mang thai mới được 4 đến 6 tuần.

Làm Sao Để Khắc Phục Hiện Tượng Chồng Ốm Nghén Thay Vợ? Bác Sĩ Trả Lời

Không chỉ vậy, hiện tượng này còn có khả năng kéo dài đến hết thai kỳ ở một vài bà mẹ, tức là đến khi sinh em bé ra mới kết thúc. Nhưng đa số bà bầu đều sẽ không còn bị ốm nghén nữa khi tới tuần thai thứ 20.

Mặc dù ốm nghén gây ra không ít mệt nhọc, vất vả cho nhiều mẹ nhưng nó không hoàn toàn là có hại. Nhờ có hiện tượng ốm nghén, các bà bầu có thể giảm thiểu được nguy cơ sảy thai và tình hình của thai nhi luôn ổn định tốt hơn. Bên cạnh đó, do vấn đề thai nghén mà nhiều mẹ có thể không ăn uống tốt được như lúc bình thường và suy nghĩ bé có thể bị thiếu chất luôn xuất hiện, mẹ bầu vì thế mà sẽ càng căng thẳng, không an tâm hơn. Nhưng thực tế lại không phải như vậy.

Dù mẹ bầu đang trong kỳ thai nghén nhưng không nặng thì em bé vẫn khỏe mạnh được như thường. Điều này có được nhờ vào bản năng của bé khi biết cách lấy cho bản thân các dưỡng chất cần thiết từ cơ thể người mẹ. Còn nếu bản thân mẹ bầu không thể tiếp nhận được bất cứ đồ ăn, thức uống nào thì đây mới là tình huống nguy hiểm và cần nhập viện ngay.

Ốm nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy?

Các mẹ chắc chắn đều hiểu rõ rằng thời điểm xuất hiện ốm nghén thường diễn ra trong tuần thai thứ 8 đến 12. Tuy nhiên, vì lý do sức khỏe mỗi thai phụ là khác nhau nên thời gian có thể sẽ thay đổi. Có chị em gặp thai nghén sớm vào tuần thứ 4 đến 6 nhưng cũng có mẹ đến tuần thứ 13 mới bị nghén. Hoặc chịu đựng hiện tượng ốm nghén này suốt thời gian mang thai.

Khi bị ốm nghén, các mẹ thường sẽ có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí có người còn bị đau đầu và đau bụng. Vì thời gian bắt đầu có thai nghén của từng mẹ bầu là không giống nhau nên thời điểm bị nghén nặng cũng sẽ khác. Sẽ có những chị em trải qua ốm nghén nặng vào tuần thai thứ 7 đến thứ 10, có trường hợp mẹ bắt đầu nghén nặng sau tuần thứ 10 của thai kỳ và cũng sẽ có bà bầu bị nghén suốt cả quá trình mang thai.

Ốm nghén kiêng ăn gì?

Biểu hiện ốm nghén thường diễn ra với hầu hết các mẹ khi có thai nên đây không phải là điều gì lạ thường. Bên cạnh đó, tình trạng ốm nghén nặng hay nhẹ có một phần ảnh hưởng từ bữa ăn hằng ngày. Chính vì vậy, một chế độ kiêng cữ sẽ rất tốt cho mẹ và cả thai nhi. Không chỉ giúp hạn chế các bệnh lây truyền qua thực phẩm tới bé mà còn giúp cho các cơn buồn nôn thường ngày giảm thiểu rõ rệt.

Mẹ bầu bị ốm nghén nên ăn gì?

Ôm Nghén Xuất Hiện Ở Tuần Thứ Mấy Của Thai Kỳ

Nghe có vẻ khó tin, nhưng lời khuyên dành cho mẹ bầu bị ốm nghén lại là nên tích cực ăn uống càng nhiều càng tốt. Bởi lẽ, thức ăn chính là những “phương thuốc” tốt nhất giúp mẹ bầu mau chóng vượt qua được tình trạng ốm nghén. Vậy, bà bầu bị ốm nghén ăn gì để thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất?

Kem trái cây có thể làm giảm cơn buồn nôn: Một gợi ý không tồi dành cho các mẹ bị ốm nghén là nên ăn một vài món lạnh, thanh mát như kem trái cây. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên tự làm cho mình một số món kem đơn giản bằng cách ép nước trái cây, thêm chút sữa và để đông đá. Nếu mẹ bầu có sở thích nhai những miếng trái cây giòn, ngọt thì thay vì ép, mẹ chỉ cần thái nhỏ trái cây và trộn vào sữa và để đông đá là có ngay món kem thơm ngon rồi.

Mẹ bầu ốm nghén nên ăn gì? Hãy lựa chọn quả thanh long: Thanh long là một trong những loại quả rất mát lành, có tác dụng củng cố hệ tiêu hóa cho mẹ bầu. Không chỉ có thế, với lượng vitamin phong phú, thanh long sẽ bổ sung những chất vi lượng cần thiết cho thai nhi khỏe mạnh hơn. Mặt khác, mẹ bầu ăn thanh long sẽ có 1 lượng nước và chất xơ dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, giảm táo bón, đầy hơi và buồn nôn.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu bị ốm nghén nặng?

Những tuần đầu khi mới có thai, trong cơ thể người phụ nữ sẽ xuất hiện các protein mới do nhau thai tiết ra. Khi đó, tùy cơ địa của từng mẹ bầu, khả năng thích nghi với những “vật thể lạ” này có thể ở mức độ nhanh, chậm khác nhau.

Và chính điều đó quyết định bà bầu bị nghén nặng hay nhẹ. Tình trạng nghén không giống nhau, có mẹ nghén nhẹ, đôi khi chỉ cảm giác buồn nôn, chán ăn, thậm chí có người không nghén.

https://eva.vn/ba-bau/vi-sao-om-nghen-lai-la-dau-hieu-me-dang-co-thai-ky-khoe-manh-c85a314495.html

https://sieuthivitamin.vn/tintuc/om-nghen-la-gi-tai-sao-ba-bau-hay-bi-om-nghen-.html

https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/morning-sickness-during-pregnancy/

Nhiễm Độc Thai Nghén Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi?

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Đây là vấn đề trăn trở của nhiều mẹ bầu khi có một số các biểu hiện của vấn đề này.

Tuy rằng, biểu hiện của nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu và ba tháng cuối khác nhau. Nhưng nhìn chung, nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi, dẫn đến tình trạng thai nhi nhẹ cân hoặc thậm chí gây sảy thai.

Tổng quan

Nhiễm độc thai nghén là tình trạng bệnh lý xảy ra trong quá trình mang thai, phát sinh ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Khi bệnh nhân bị nhiễm độc thai nghén ba tháng đầu (bệnh lý sớm), thai phụ có biểu hiện nghén nhiều bất thường, nôn ói ra thức ăn, mất nước, da xanh. Nhiễm độc thai nghén ảnh hưởng nghiêm trọng tới cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi.

Nhiễm độc thai nghén 3 tháng cuối (giai đoạn này là bệnh lý muộn) thai phụ sẽ bị tăng huyết áp, phù, protein niệu… Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ dẫn đến tiền sản giật, sản giật, trẻ sinh non, nguy cơ khi sinh trẻ bị ngạt.

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén

Triệu chứng nhiễm độc thai nghén thời kỳ đầu là nghén quá độ, ăn uống kém, mặt xanh xao. Thai phụ luôn mệt mỏi rã rời vì không ăn uống được gì.

Khi thai phụ có triệu chứng nhiễm độc thai nghén- sản giật trong 3 tháng cuối thai kỳ, biểu hiện chủ yếu do tổn thương mạch máu, thận, gây tình trạng phù, tăng huyết áp, có protein trong nước tiểu…

Tùy vào tình trạng nặng nhẹ khác nhau mà nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi hoặc không. Nhưng thông thường, khi người mẹ phát hiện được tình trạng này thường là giai đoạn nặng và gây ảnh hưởng, khiến thai nhi có nhưng tác động tiêu cực.

Nguyên nhân của nhiễm độc thai nghén.

Nguyên nhân của vấn đề này hiện còn nhiều khúc mắc, dẫn đến tình trạng khó có thể kiểm soát. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể là tiền đề cho hiện tượng này bao gồm:

– Thường xảy ra ở mẹ mang thai lần đầu.

– Khi trời lạnh, chuyển mùa, thời tiết khắc nghiệt.

– Stress, khó chịu, làm việc mệt mỏi, quá sức.

– Ăn một số thức ăn lạ.

– Có bệnh nền là các bệnh mãn tính như viêm loét dạ dày, viêm thận mãn tính…

Phân biệt ốm nghén và nhiễm độc thai nghén

Nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Nhiễm độc thai nghén dây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho cả mẹ và con.

Với mẹ bầu, tình trạng này trong ba tháng đầu có thể khiến mẹ mất cân, mất nước nghiêm trọng, rối loạn điện giải, thậm chí nhiều mẹ phải đình chỉ thai để giữ mẹ.

Chứng nhiễm độc thai nghén muộn (3 tháng cuối) có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp, tiền sản giật: mẹ bầu hôn mê, co giật, và viêm tiết niệu. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhiễm độc thai nghén gây ảnh hưởng tiêu cực đếnquá trình cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, dẫn đến cảnh thai nhi nhẹ cân, thậm chí sảy thai, thai chết lưu.

Phòng tránh nhiễm độc thai nghén thế nào?

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời và triệt để, có thể ảnh hưởng nghiêm trong tới mẹ bầu, mẹ bầu bị suy kiệt nặng thậm chí phải đình chỉ thai để đảm bảo sức khỏe.

Chính vì vậy, khi bắt đầu có tình trạng nhiễm độc thai nghén, mẹ bầu cần đến bệnh viện ngay. Với những mẹ bầu bị bệnh, bác sĩ sẽ giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh, tránh các biến chứng.

Đối với thai nhi, bác sĩ sẽ xem xét nhiễm độc thai nghén có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Sau đó, bác sỹ sẽ có biện pháp phù hợp để đảm bảo thai nhi phát triển một cách bình thường.

Bên cạnh đó, thai phụ nên nhớ các nguyên tắc sau trong những tháng cuối thai kỳ:

– Hạn chế ăn mặn.

– Giảm lượng nước uống mỗi ngày nếu bị tăng huyết áp thai kỳ.

– Dùng thuốc hạ áp và lợi tiểu theo đúng chỉ định của bác sỹ.

Để tránh các biến chứng nguy hiểm, thai phụ cần đi khám thai đầy đủ để phát hiện những bất thường trong thai kỳ một cách sớm nhất để có những biện pháp can thiệp phù hợp.

Nấc Cụt Ở Trẻ Sơ Sinh

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng nấc cụt hay còn gọi là nấc, xảy ra do sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, tiếp đến là sự đóng đột ngột của thanh môn, do đó tạo ra âm thanh đặc trưng là tiếng nấc. Nấc cụt thường xảy ra với tần số từ 4 đến 60 lần trong một phút ở trẻ dưới 4 tháng tuổi.

Do nấc thường gây khó chịu ở người lớn, nhiều người cho rằng nó cũng làm cho bé khó chịu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị nấc cụt thường không gây ảnh hưởng nhiều. Thực tế, nhiều trẻ sơ sinh bị nấc cụt có thể ngủ, mà không bị quấy rầy, và nấc cụt hiếm khi gây cản trở hoặc có ảnh hưởng đến hơi thở của bé.

Theo bác sĩ chuyên khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City, nấc cụt là phản xạ của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 04 tháng tuổi khi dạ dày bị căng. Nếu làm cho bé hít vô lâu hơn hoặc giữ hơi thở lại sẽ giúp bé hết nấc cụt (cho bú, chọc cho bé cười). Phản xạ này sẽ hết khi bé lớn hơn.

Làm sao để giảm nấc cụt cho trẻ?

Nếu bé đang bú bị nấc cụt có thể cho bé tạm ngừng bú, sau đó mẹ vỗ nhẹ lên lưng cho bé ợ hơi. Thực hiện nhẹ nhàng bé sẽ tự động hết nấc.

Nếu mẹ cảm nhận dường như bé cảm thấy không thoải mái do nấc cụt, như biểu hiện quấy khóc, cảm giác ray rứt, mẹ có thể thử cho bé bú thêm sữa mẹ.

Điều quan trọng cần lưu ý là các bác sĩ khuyên mẹ không nên áp dụng các phương pháp chữa nấc cho trẻ sơ sinh không phải là khuôn mẫu. Chẳng hạn, đừng làm bé giật mình hay kéo lưỡi bé. Những cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh này không nên áp dụng, vì chúng có thể gây hại nhiều hơn là tốt.

Thay đổi tư thế khi bé trẻ cũng giúp cắt cơn nấc cụt.

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có phòng ngừa được không?

Ngoài việc chữa nấc cho trẻ sơ sinh, có một số cách để giúp ngăn ngừa việc trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Tuy nhiên, rất khó để ngăn ngừa nấc cụt hoàn toàn vì nguyên nhân bị nấc không phải luôn luôn rõ ràng. Mẹ nên thử các phương pháp này để giúp ngăn ngừa nấc cụt ở trẻ:

Đảm bảo bé yêu bình tĩnh khi cho bé ăn. Có nghĩa là không đợi cho đến khi bé đói đến mức buồn và khóc trước khi bắt đầu ăn. Khi bé khóc nhiều sẽ nuốt hơi nhiều gây nấc.

Hãy thử cho bé bú số lượng ít hơn nhưng bú nhiều bữa hơn.

Nếu mẹ cho trẻ bú bình, nên cho bé ợ hơi sau bú mỗi hai hoặc ba phút trong suốt quá trình bú, nên dùng bình sữa có van chống sặc và chống đầy hơi.

Nếu mẹ cho con bú sữa mẹ, nên cho bé ợ hơi sau mỗi lần chuyển sang vú kia và cho bé ngậm quầng vú chứ không phải ngậm đầu ti.

Giữ bé ở tư thế thẳng đứng trong khoảng từ 20 đến 30 phút sau mỗi cữ bú.

Sau khi cho bú, không đùa giỡn với bé vì khi bé bú no việc chơi giỡn với bé không những làm bé nấc cụt mà còn khiến bé ọc sữa.

Khi nào cần cho bé đi khám bác sĩ?

Nấc được coi là bình thường đối với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Thậm chí nấc cụt cũng có thể xảy ra trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt liên tục, kéo dài hơn 48 giờ, hay đặc biệt nếu bé có cảm giác khó chịu hoặc kích động khi bị nấc cụt, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Đây có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý khác. Ngoài ra, nên nói chuyện với bác sĩ nếu cơn nấc đang làm phiền giấc ngủ của bé hoặc các cơn nấc tiếp tục xảy ra thường hơn sau ngày sinh nhật đầu tiên của bé.

Không nên đùa giỡn với bé quá lâu vì có thể khiến trẻ nấc cụt.

Thời gian khám bệnh Khoa Nhi Bệnh viện Quốc tế City

Khám Nhi trong giờ hành chính:

Phòng khám Nhi khám bệnh từ thứ Hai đến sáng thứ Bảy. Sáng từ 7:00 – 12:00. Chiều từ 13:00 – 16:30.

Đặt lịch hẹn khám: (028) 6280 3333. Máy nhánh 0.

Khám Nhi ngoài giờ:

Phụ huynh vui lòng đưa bé đến Khoa Cấp cứu để bác sĩ khám.

Thời gian làm việc tại Khoa Cấp cứu: 24/7.

Điện thoại: (028) 6290 1155.

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, chúng tôi (Cạnh siêu thị Aeon Mall Bình Tân).

ĐT: (028) 6280 3333. Máy nhánh 0 gặp tổng đài viên.

Website: www.cih.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity. 

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.. 

Bạn đang đọc nội dung bài viết Hiện Tượng Nấc Cụt Ở Thai Nhi Có Ảnh Hưởng Gì? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!