Cập nhật nội dung chi tiết về Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Mật Ong Nguyên Chất mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
0
1. Về thời gian bảo quản: Mật ong để được bao lâu?
Nhiều bạn nghĩ rằng mật ong để càng lâu càng tốt, sự thật không phải vậy. Khí để lâu nhìn bề ngoài mật có vẻ bình thường, nhưng chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của mật không còn như lúc đầu. Mật ong khi để lâu ta thường thấy bị sậm màu, đây là dấu hiệu mật ong đã mất chất, nên bỏ đi.
Mật ong để được bao lâu tối đa?
Tốt nhất, ở điều kiện bảo quản bình thường thì mật ong để được tối đa là 2-3 năm. Lưu ý: thời hạn bảo quản mật ong tối đa 2-3 năm là tính từ ngày sản xuất hoặc ngày lấy mật, không phải từ lúc bạn mua về.
– Thời gian bảo quản Mật ong Rừng: nên để tối đa là 2 năm, tốt nhất bạn nên dùng trước 12-18 tháng. Mật ong rừng khi lấy tổ đa số đều bị tình trạng nhộng và phấn hoa lẫn vào mật nên dẫn đến mau bị phân hủy, dễ bị lên men và bi chua, nhanh hỏng hơn các loại mật ong nuôi.
– Thời gian bảo quản Mật ong Nuôi: mật ong nuôi thường có quy trình lấy mật và lọc mật kỹ hơn nên thời gian bảo quản mật tối đa có thể lên đến 3 năm. Tốt nhất nên dùng trước 18 – 24 tháng để đảm bảo chất lượng mật.
Không nên tham lam tích trữ mật quá nhu cầu sử dụng dẫn đến mật bị quá hạn, biến chất, dùng vào hại nhiều hơn lợi. Khi thấy mật chuyển màu thì không nên dùng nữa.
2. Cách bảo quản mật ong còn nguyên sáp
Tốt nhất mật ong nguyên sáp, dù là Sáp Mật ong Nuôi hay Sáp Mật ong Rừng, chỉ nên bảo quản tối đa từ 4-6 tháng. Sau 04 tháng tốt nhất bạn nên lắng để tách mật ong ra, chứa vào các chai, lọ hoặc hũ thủy tinh để bảo quản riêng.
Sau khi tách mật, phần sáp ong nên dùng ngay. Nếu thấy lên bọt hoặc có vị chua, bạn nên bỏ đi.
3. Chọn dụng cụ bảo quản mật ong: nên chọn chai, lọ nhựa hay thủy tinh để bảo quản mật ong?
(1) Chai, lọ Thủy tinh:
Thủy tinh có nguồn gốc từ cát (silicat), hoàn toàn sạch, thân thiện môi trường và có tính trơ hóa học nên rất an toàn, dù bạn có trữ mật ong bao lâu đi nữa. Ngoài ra thủy tinh sạch sẽ, trong suốt dễ quan sát bên trong và nhìn thẩm mỹ hơn.
Tuy nhiên chai thủy tinh có nhược điểm dễ vỡ nên các bạn hãy để nơi an toàn, kín đáo.
(2) Chai. lọ Nhựa Plastic:
Nếu phải chọn các loại chai, lọ nhựa để đựng, các bạn chỉ nên chọn một 03 loại nhựa an toàn cho sức khỏe sau đây: Nhựa số 2 (PE), Nhựa số 4 (PE) hoặc nhựa số 5 (nhựa PP). Ngoài ra bạn chú ý chọn các loại nhựa không chứa độc tố BPA vì chúng rất nguy hiểm, BPA là chất đông cứng dùng trong sản xuất nhựa, BPA có thể thôi nhiễm vào thực phẩm gây nguy cơ ung thư.
Bảo quản mật ong bằng chai nhựa có ưu điểm là gọn nhẹ, dễ vận chuyển và không bể. Nếu mật ong bị kết tinh, vón cục thì chỉ cần cắt vỏ chai để lấy mật ra.
(3) Tuyệt đối không dùng các vật dụng bằng kim loại (Inox, Nhôm,…) để đựng mật ong
Trong mật ong có rất nhiều các axit hữu cơ làm ăn mòn kim loại, hoặc làm kim loại bị oxy hóa và nhiễm vào mật ong trong quá trình bảo quản nên rất dễ nhiễm độc, nguy hiểm. Một phần các axit hữu cơ sẽ bị biến thành axit etylenic rất nguy hiểm.
* Kết luận:
– Bảo quản dài hạn: nên bảo quản mật ong bằng bình / chai / lọ / hũ thủy tinh trong thời gian dài.
– Bảo quản ngắn hạn: Trong thời gian ngắn, để dễ vận chuyển hay dự trữ tạm các bạn có thể dùng các lại chai / bình / can nhựa nhưng cần chú ý 2 yếu tố: không chứa BPA và làm từ các loại nhựa số 2, số 4 và số 5. Tuyệt đối không để chai nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao như ánh nắng mặt trời, không để khu vực bếp ga, gần tủ lạnh (tủ lạnh bên ngoài tỏa nhiệt cao)… nhằm tránh nhựa bị thôi nhiễm vào mật ong.
Kinh nghiệm khi chọn hủ bảo quản mật ong:
Nên chọn các hũ thủy tinh có miệng rộng để trữ mật ong vì sau 1 thời gian nếu phần đáy hủ mật ong bị kết tinh, vón cục thì các bạn có thể dùng 1 chiếc muỗng để khuấy đều và hòa tan phần mật này.
Khi bảo quản mật ong rừng: mật ong rừng hay sinh ra nhiều khí ga và nổi bọt. Vì vậy khi trữ trong các chai lọ các bạn đừng đựng mật quá đầy, chừa lại 1 phần để bọt và khí ga nổi lên. Thỉnh thoàng vài tháng bạn nên mở hé nắp hủ mật để khí ga thoát bớt ra ngoài, tránh áp suất bên trong quá cao.
Ngoài ra, nếu bạn cần dùng mật ong thường xuyên: bạn nên chiết một phần mật ong từ hũ lớn ra 1 hũ thủy tinh nhỏ hơn để dùng thường xuyên. Tránh mỗi lần dùng phải mở nắp hủ mật ong lớn, gây lọt khí, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của hũ mật lớn.
4. Bảo quản mật ong để ở đâu là tốt nhất?
Điều kiện môi trường lý tưởng để bảo quản mật ong:
Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản mật ong là từ 21 – 26 độ C.
Nên bảo quản trong môi trường ánh sáng yếu, thoáng mát.
Mật ong nên để ở đâu trong nhà?
Mật ong kỵ ánh sáng và nhiệt độ, vì vậy nên để các chai lọ mật ong ở chỗ tối, mát mẻ. Có thể để các lọ mật ong ở khu vực kệ bếp, tủ bếp, tủ đựng thức ăn hoặc phòng ăn.
Tránh đặt các hủ mật ong gần khu vực bếp ga, tủ lạnh, khu vực nấu nướng. Nếu đặt mật ong gần ánh nắng, gần khu vực nhiệt độ cao trên 27 độ C sau 1 thời gian mật ong sẽ bị lên men, bị chua, đổi màu và biến chất.
Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.
Mật ong bảo quản trong tủ lạnh được không?
Hoàn toàn không nên, toàn bộ mật ong sẽ bị kết tinh, đóng cứng và có thể bị hỏng.
Hiện nay, có rất nhiều người sợ mật ong bị hỏng nhanh hoặc bảo quản khỏi kiến bu nên đã để mật ong trong tủ lạnh. Điều này hoàn toàn không nên – bởi khi để mật ong trong tủ lạnh, nhiệt độ lạnh sẽ làm tăng nhanh quá trình kết tinh của mật ong, khi đó bạn sẽ thấy các váng kết tinh xuất hiện trôi nổi trong chai mật ong, lâu dần sẽ làm giảm chất lượng của mật ong.
Chú ý: nếu bạn thấy mật ong bị kiến bu nhiều, điều này đồng nghĩa mật ong đã bị pha đường quá nhiều, tốt nhất không nên dùng loại mật chất lượng kém này.
Lời kết
Qua nội dung cách bảo quản mật ong nguyên chất và bảo quản mật ong rừng như mình chia sẻ ở trên, hy vọng các bạn đã biết cách bảo quản mật ong tốt nhất, giữ được hương vị thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao trong tinh chất mật ong rồi đúng không nào?
4.6
/
5
(
11
bình chọn
)
Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Mật Ong Tốt Nhất
1. MẬT ONG ĐỂ ĐƯỢC BAO LÂU?
Nên dùng hết mật ong trong vòng 2 năm kể từ ngày khai thác: Nhiều người nói mật ong để càng lâu càng tốt, thậm chí để bao lâu cũng được. Đấy là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, mật ong là thực phẩm, để quá lâu, hình thức có vẻ vẫn ổn, nhưng lượng dinh dưỡng đã bị phân hủy đi nhiều rồi. Tốt nhất các anh chị nên sử dụng hết mật ong trong vòng 2 năm mà thôi.
Đối với Mật Ong Rừng, tôi khuyên nên tối đa 2 năm, vì đối với mật rừng, trong khi khai thác không thể tránh được phấn hoa và nhộng ong non dính vào mật, rất dễ gây lên men, làm hỏng mật.
Còn Mật Ong Nuôi: Tối đa cũng chỉ nên để 3 năm, đấy là tối đa, còn không, cứ 2 năm là nên sử dụng hết. Đừng tích trữ mật quá nhiều, để lâu hỏng, vứt thì tiếc, ăn thì không nổi.
2. CÁCH BẢO QUẢN MẬT ONG CÒN NGUYÊN SÁP
Mật Ong còn nguyên sáp, dù là mật nuôi, hay mật rừng. Các anh chị nếu có mua, hoặc được tặng cả tảng mật lẫn sáp! Nhiều người thích để nguyên như vậy, thi thoảng bẻ hoặc xắt lấy 1 miếng sáp lẫn mật ăn ngon lành. Ngon thì tất nhiên là ngon rồi, nhưng các anh cố gắng vắt bỏ phần mật ra khỏi sáp càng sớm càng tốt. Tối đa trong vòng 5 đến 6 tháng là phải vắt mật ra khỏi sáp. Để quá lâu, sáp sẽ gây lên men, mật lẫn sáp sẽ bị chua, hỏng.
+ THỦY TINH: Không thể phủ nhận, Thủy Tinh là dụng cụ đựng mật ong tốt nhất, vì tính thẩm mĩ, độ sạch, và tất nhiên là thói quen sử dụng của loài người nữa. Thủy Tinh ra đời trước khi nhựa Plastic được phát minh, nhân loại trải qua hàng trăm năm đựng mật ong trong bình/hũ thủy tinh rồi. Nghiễm nhiên coi rằng “mật ong phải đựng hũ thủy tinh”….
+ NHỰA PLASTIC: Nhưng không hẳn. Nếu các anh chị có những chai/lọ/bình bằng nhựa Plastic đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sạch sẽ, không màu, không mùi thì rất tốt để đựng mật ong. Các nhà sản xuất mật ong của Phương Tây (nơi yêu cầu về an toàn thực phẩm cực kì khắt khe), đa phần mật ong thương mại được đựng trong những lọ/chai nhựa vì dễ vận chuyển, không sợ vỡ, và vẫn an toàn cho mật ong. Chỉ những nhãn hàng cao cấp, hoặc những sản phẩm mật ong có giá trị cao, họ mới đựng trong những bình/hũ thủy tinh mà thôi.
Không được đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời xuyên chiếu, mật sẽ nhanh đổi màu, biến chất, lên men và bị chua nếu để dưới ánh sáng mặt trời 1 thời gian dài/nóng.
Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở miền Bắc, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh.
Cất giữ mật ong ở những giá, kệ tủ bếp là nơi lý tưởng. Không được đặt sát bếp gas, bếp từ, nơi các nguồn nhiệt cao.
Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.
Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Giữ Trọn Dưỡng Chất Cho Bé
Vì sao cần bảo quản sữa mẹ khi vắt ra?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng bao gồm: Chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, kháng thể tự nhiên…Trong trường hợp sữa mẹ nhiều, trẻ không bú hết, các mẹ thường vắt ra để cho trẻ dùng tiếp cho cữ sau.
Thông thường, khi vắt sữa ra khỏi bầu vú, sữa mẹ sẽ để được khoảng 6 tiếng với nhiệt độ phòng thoáng mát, và khoảng 4 tiếng với phòng có nhiệt độ cao hơn. Sau khoảng thời gian, sữa mẹ vắt ra có thể bị vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, đồng thời cũng không thể giữ nguyên những thành phần dinh dưỡng có trong sữa…Chính bởi vậy, để giữ lại được sữa mẹ cho bé trong các cữ bú khác, các mẹ cần biết cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra.
Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng?
Có rất nhiều cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, tùy thuộc theo mục đích sử dụng mà các mẹ có thể lựa chọn các cách bảo quản như: Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra trong tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ ở tủ đông…
Sau khi vắt sữa mẹ và đựng vào đồ trữ sữa chuyên dụng (Nên là bình thủy tinh hoặc bình nhựa/túi trữ sữa an toàn) các mẹ có thể áp dụng một trong những cách bảo quản sữa mẹ vắt ra như sau:
Cách 1: Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra tại nhiệt độ phòng
Với nhiệt độ phòng trên 26 độ, mẹ có thể bảo quản trong vòng 4 tiếng (6 – 8 tiếng đối với phòng thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C). Lưu ý, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường trong dụng cụ đựng sữa như bình hoặc túi thì cần đậy nắp hoặc kéo miệng túi lại, không để hở vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bụi bẩn rơi vào, đồng thời tránh trường hợp sữa bị đổ.
Cách 2: Bảo quản sữa mẹ khi vắt ra tại ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ đông
– Nếu mẹ muốn bảo quản sữa để dùng cho bé trong ngày hoặc ngay ngày hôm sau thì nên bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh còn nếu muốn trữ lâu hơn thì nên bảo quản sữa mẹ trong tủ đông (Thông thường đối với ngăn mát các mẹ nên bảo quản sữa vắt ra được trong khoảng 1 – 2 ngày, ngăn đông để khoảng 1 – 3 tháng, còn đối với tủ đông chuyên dụng có thể để đến 6 tháng – dưới 1 năm)
– Trước khi để sữa mẹ vắt ra vào ngăn mát/tủ động các mẹ nên ghi đầy đủ thông tin: Ngày vắt sữa, số thứ tự sử dụng, lượng sữa (đối với dụng cụ trữ sữa không chia ml) để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi cũng như sử dụng
– Ưu tiên sử dụng sữa vắt trước dùng trước, bởi nếu để quá lâu, thành phần trong sữa mẹ cũng sẽ bị giảm dần
– Mẹ nên để lại một khoảng trống trong bình/túi trữ sữa vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ có hiện tượng giãn nở. Tốt nhất, mỗi túi sữa nên trữ bằng lượng bú theo nhu cầu của trẻ
– Cách bảo quản sữa mẹ có giúp giữ được dưỡng chất có trong sữa hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dụng cụ trữ sữa. Các mẹ lưu ý, chọn loại bình/túi trữ của thương hiệu uy tín, không chứa chất độc hại.
Lưu ý khi áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Bảo quản sữa mẹ như thế nào là đúng, là hiệu quả trong việc lưu trữ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, bên cạnh việc thực hiện tốt những thao tác trong cách vắt sữa, cách bảo quản sữa mẹ theo các phương pháp, các mẹ còn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
– Không hòa lẫn sữa mẹ với vắt vào bình/túi trữ sữa đã được bảo quản trong ngăn mát, bởi nguồn sữa đó đã có chứa nước bọt của trẻ, vi khuẩn từ đó sẽ xâm nhập và làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa
– Đảm bảo tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, trữ sữa
– Tủ lạnh dùng để bảo quản sữa cũng cần đảm bảo vệ sinh, tránh để sữa cùng thịt sống hay các thực phẩm gây mùi
– Sữa mẹ đã sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ thường không nên cất lại vào ngăn mát hay ngăn đông. Sau 6 tiếng để ở nhiệt độ phòng mẹ không nên tiếp tục dùng cho trẻ
Bí Quyết Làm Trắng Da Với Mật Ong Nguyên Chất
Chuẩn bị: 20ml mật ong nguyên chất, 1 quả trứng gà, 10ml sữa tươi nguyên chất. Cách thực hiện như sau: trứng gà bỏ lòng trắng sau đó trộn đều với mật ong và sữa tươi trong khoảng 10′. Lưu ý là phải đánh thật đều tay cho đến khi dung dịch thật mịn.
Sau đó, rửa mặt sạch rồi bôi dung dịch này lên mặt, giữ nguyên trong 10; rồi rửa lại thật sạch. Thực hiện cách làm trắng da với mật ong này 2 lần / tuần sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Công thức làm trắng da mặt với mật ong và chanh
Chuẩn bị: 20ml mật ong nguyên chất, 1 trái chanh tươi. Vắt lấy nước cốt chanh sau đó trộn đều hỗn hợp chanh mật ong. Thoa dung dịch này lên da mặt 2 lần/ tuần trước khi đi ngủ.
Mật ong có tác dụng làm da sáng mịn, acid trong chanh tươi có tính kháng khuẩn cao. Sẽ bảo vệ làn da khỏi sự tấn công của mụn. Đây là cách làm trắng da hoàn hảo cho những bạn gái sở hữu làn da nhiều dầu.
Công thức làm trắng da với mật ong và bột gỗ đàn hương
Đây là công thức làm trắng da bằng mật ong được lưu truyền từ lâu trong dân gian rất được các chị em ưa chuộng. Nguyên liệu gồm có: 20ml mật ong, 10gr bột gỗ đàn hương. Trộn đều hỗn hợp này trong 10′ sau đó nhẹ nhàng thoa lên mặt.
Không chỉ giúp bạn có làn da trắng hồng rạng rỡ mặt nạ mật ong và bột gỗ đàn hương còn giúp bạn thư giãn sau 1 ngày làm việc mệt mỏi. Kiên trì thực hiện trong 2 tuần, bạn sẽ phải ngạc nhiên với hiệu quả mà mặt nạ này mang lại đấy.
Bên cạnh bí quyết làm trắng da với mật ong bạn còn có thể áp dụng phương pháp tắm trắng bằng sữa non và bùn khoáng. Công nghệ hoàn hảo này đã được áp dụng thành công tại Thẩm Mỹ Viện Đông Á. Không chỉ làm sáng bề mặt da công thức tắm trắng từ sữa non và bùn khoáng còn nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ sâu bên trong. Mang lại cho bạn làn da trắng mịn và quyến rũ không ngờ. Công nghệ này giúp cho bạn tránh được những nguy cơ kích ứng da do các phương pháp tắm trắng thông thường mang lại.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Mật Ong Nguyên Chất trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!