Đề Xuất 6/2023 # Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến Mẹ Cần Biết # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến Mẹ Cần Biết # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến Mẹ Cần Biết mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tim thai là yếu tố quan trọng đầu tiên khi mới cấn bầu và cũng khiến cho mẹ bầu lo lắng nhất. Vậy nguyên nhân không có tim thai là do đâu?

Khi nào thai nhi hình thành tim thai?

Theo quy trình phát triển thai nhi, tim thai bắt đầu hình thành khá rõ, có nhịp đập vào khoảng 22 ngày sau khi thụ thai. Như vậy, hầu hết trường hợp, tim thai xuất hiện trước khi mẹ nhận ra đang mang thai. Tim thai xuất hiện và có thể quan sát bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại từ tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp thai nhi ở tuần thứ 8 – 10 mới nghe thấy nhịp đập và quan sát rõ tim thai. Điều này phụ thuộc chủ yếu do sai lệch trong tính toán tuổi thai.

Quá trình hình thành tim thai gắn liền với hình thành và phát triển thai nhi. Do đó đây là dấu hiệu quan trọng để thăm dò sức khỏe thai. Thông thường, sau khi được thụ tinh, hợp tử sẽ di chuyển xuống tử cung, đồng thời phân chia tế bào nhanh chóng.

Sau khi thụ thai 5 ngày, hợp tử đã phát triển thành 1 khối nhỏ, gọi là phôi bào, sau đó khoảng 2 ngày thì phôi bào đi đến tử cung. Tại đây, phôi sẽ gắn chặt vào lớp niêm mạc tử cung để làm tổ. Lúc này, phôi mới tiết ra HCG trong nước tiểu, và có thể phát hiện thai bằng que thử.

Siêu âm để xác định tim thai khi nào thì chính xác?

Siêu âm phát hiện tim thai dựa trên xác định hoạt động của tim, qua hình ảnh 2 chiều thời gian thực của tử cung mẹ. Thời điểm này rơi vào khoảng từ 5 tuần 3 ngày đến 6 tuần 3 ngày tuổi của thai nhi, tính tuổi thai theo kỳ kinh nguyệt cuối cùng.

Sau 6 tuần thai, có thể phát hiện tín hiệu Doppler màu của dòng máu đang đập ở tim thai cũng như các mạch lớn của cơ thể thai nhi. Đến tuần thai thứ 20 trở đi thì nhịp đập tim thai trở nên mạnh mẽ, có thể nghe bằng tai nghe bình thường. Nhịp đập tim thai càng lớn càng chứng tỏ, thai nhi đang rất khỏe mạnh và phát triển tốt.

Dựa trên thời điểm và quá trình phát triển, hình thành tim thai để thấy, chỉ có thể quan sát phát hiện tim thai qua siêu âm từ tuần thai thứ 6 trở đi. Một số trường hợp do tính toán sai thời kỳ kinh nguyệt, tuổi thai mà có thể muộn hơn, bắt đầu từ tuần thai thứ 8.

Thực tế, khá khó để xác định chính xác lý do phôi thai của bạn không có tim thai. Những nguyên nhân có thể là:

Do bị sảy thai

Nếu không phải do sai sót trong tính toán tuổi thai thì hầu hết trường hợp siêu âm không có tim thai là do sảy thai. Những nguyên nhân khiến bạn bị sảy thai cũng rất đa dạng.

Sảy thai tự nhiên

Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh rõ ràng nào về tình trạng nhịp tim thai đang đập bỗng dưng ngừng lại. Kết quả là em bé không còn mặc dù sức khỏe của mẹ rất tốt.

Còn lại 50% trường hợp sảy thai sớm là do bất thường nhiễm sắc thể, hỏng trứng, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém, bất thường trong phân chia tế bào.

Do sức khỏe mẹ không tốt

Mẹ có bệnh mãn tính như suy thận, suy gan, bệnh tim, bệnh lao, huyết áp cao…

Người mẹ mắc phải các hội chứng như thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, cường năng dương thận…

Trường hợp các mẹ bị nhiễm độc thai nghén 3 tháng đầu ở mức độ càng nặng thì thai càng phát triển chậm hoặc suy thai, thai lưu càng cao.

Mẹ bị nhiễm vi rút ác tính, mẹ bị quai bị, sốt rét, giang mai.

Người mẹ có tuổi lớn hơn 40, tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển.

Do tác động bên ngoài

Tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài, cũng có thể là nguyên nhân gây tim thai ngừng đập, sảy thai, gồm:

Bị chấn thương.

Mẹ ốm bệnh, mắc các bệnh nhiễm trùng từ herpes, rubella, cytomegalovirus, toxoplasmosis…

Mẹ hút thuốc lá hoặc ngửi phải khói thuốc lá, sử dụng ma túy, chất kích thích, uống rượu.

Stress kéo dài.

Tiếp xúc với môi trường độc hại.

Cần làm gì khi siêu âm không thấy tim thai?

Kết luận siêu âm không thấy tim thai quả là tin đau lòng, nhất là đối với ai đang mong con. Nếu đang ở tuần thai thứ 6, 7 thì mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do còn quá nhỏ nên tim thai chưa xuất hiện, mẹ hãy yên tâm và khám lại vào khoảng 2 tuần sau.

Tuy nhiên, sau 12 tuần mà vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao là thai đã bị chết lưu. Trong trường hợp này mẹ nên thực hiện thêm xét nghiệm hCG để biết thai có chết lưu hay không. Nếu chẳng mai thai chết lưu mẹ cần có phương pháp điều trị gấp lấy thai ra ngoài để không ảnh hưởng xấu đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Nguyên Nhân Không Có Tim Thai Và Cách Giải Quyết

by Nguyễn Phương4.4k Views

Dấu hiệu không có tim thai

Thông thường, phụ nữ mang thai tuần thứ 6 là đã có tim thai, một số có thể muộn hơn ở tuần thứ 8 – tuần 10.

Các bà bầu phải đi khám và siêu âm mới có thể nghe thấy nhịp tim của em bé.

Không có tim thai cũng tức là không có nhịp tim và đây là dấu hiệu rõ ràng nhất.

Hầu hết khi siêu âm, nếu không có tim thai, nguy cơ bạn bị sẩy thai là rất cao.

Các triệu chứng mang thai như: buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi,…biến mất.

Ra máu đỏ tươi.

Chuột rút.

Đau đụng.

Một số trường hợp thai nhi đã chết lưu nhưng bà mẹ không biết gì cho đến 1 tuần sau hoặc vài tuần vì không có triệu chứng gì ở bên ngoài.

Nguyên nhân không có tim thai

Nguyên nhân không có tim thai thường là do bạn đã bị sảy thai. Vậy điều gì đã khiến bạn bị sẩy thai?

Chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân nhịp tim của thai nhi bỗng nhiên ngừng lại và kết quả là em bé không còn nữa mặc dù sức khỏe của người mẹ rất tốt.

50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứng, lí do là bất thường ở nhiễm sắc thể, bất thường khi phân chia tế bào, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém.

Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi và làm bé không thể nhận được oxy và nguồn dinh dưỡng.

2. Do sức khỏe của người mẹ.

Chứng rối loạn đông máu.

Hội chứng buồng trứng đa năng.

Có vấn đề ở tuyến giáp.

Mắc bệnh tiểu đường.

Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung.

Rối loạn miễn dịch.

3. Do tác động từ bên ngoài.

Người mẹ bị ốm bệnh, ví dụ như mắc các bệnh nhiễm trùng từ toxoplasmosis, cytomegalovirus, herpes và rubella.

Người mẹ hút khói thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.

Tiếp xúc với môi trường độc hại.

Bị chấn thương.

Stress kéo dài.

Đôi khi bạn không nghe thấy tim thai còn do nhiều nguyên nhân khác nữa chứ không phải do bị sẩy thai.

1. Thai nhi bị chứng rối loạn nhịp tim.

Trường hợp này khá hiếm gặp, nếu xảy ra thì chỉ xảy ra ở một thời điểm nào đó (khoảng 1-2 %) trong cả quá trình mang thai.

Thường là tạm thời và lành tính. Hiếm có trường hợp thai nhi bị tử vong.

Nhịp tim của thai nhi thường là 120-160 nhịp/ phút nhưng nếu bé bị rối loạn nhịp tim thì sẽ có biểu hiện là nhịp tim tăng nhanh, chậm lại hoặc ngừng đột ngột.

Thai nằm ngoài tử cung làm cho bạn khi dùng máy đo không đo được chính xác nhịp tim của thai.

3. Bạn mang thai muộn hơn so với tính toán.

Nếu bạn không có tim thai ở tuần thứ 6 thì đó là bình thường, vì có thể thời điểm thụ tinh muộn hơn so với tính toán, kết quả là bạn không phải mang thai tuần thứ 6.

Đôi khi phôi thai phát triển chậm hơn dẫn đến là phải đến tuần thứ 8, thậm chí tuần thứ 10, bạn mới có tim thai.

4. Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe có vấn đề.

Lỗi thiết bị sẽ khiến bạn không nghe thấy tim thai và lầm tưởng rằng thai nhi đang gặp vấn đề nào đó.

Không có tim thai phải làm sao?

Còn nếu sau 12 tuần đi siêu âm mà không có tim thai thì hãy đi kiểm tra hCG gấp. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có mang thai hay không.

Còn nếu bạn bị sẩy thai thực sự thì bạn cần có các phương pháp điều trị để không gây nguy hiểm cho chính bạn:

Sau khi sẩy thai thì nên để ít nhất sau 3 tháng mới được mang thai lại.

Trường hợp xấu nhất khi không có tim thai đó là sẩy thai, điều này thực sự là vô cùng đau đớn. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không có lỗi.

Rất nhiều phụ nữ đã không thể vượt qua được tình huống này và những chuyện đáng tiếc đã xảy ra. Vì thế việc hồi phục lại sức khỏe cả thể chất và tinh thần cũng là một điều rất quan trọng.

Làm sao để trái tim của thai nhi khỏe mạnh?

Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.

Ăn uống đầy đủ, không nên bỏ bữa.

Tránh xa khói thuốc lá.

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những loại có chứa Retin A/Accutane, Retinoids.

Không sử dụng ma túy và các chất kích thích có hại khác.

Sử dụng thuốc uống cần cẩn thận và phải được sự đồng ý từ bác sĩ.

Thai Nhi Mấy Tuần Thì Có Tim Thai? Tim Thai Là Gì Mẹ Cần Biết

Khi nào có thể nghe thấy được tim thai rõ ràng và chính xác nhất?

Lưu ý, trong nhiều trường bạn có thể nghe thấy tim thai muộn hơn vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ.

Đến tuần thứ 20 trở đi thì tim thai đã đập mạnh mẽ lắm rồi và lúc này bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Người bố có thể chỉ cần cuộn một tờ giấy cứng đặt tai áp sát vào đó là đặt lên bụng bầu cũng có thể nghe được nhịp tim của con yêu. Nhịp đập nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.

Tim thai là gì?

Sau khi trứng được thụ tinh khoảng 13 ngày, hình dạng của trứng trong tử cung đã có rất nhiều sự thay đổi và đặc biệt là hình dáng của phôi thai hiện ra tương đối rõ. Bắt đầu từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Lúc này được xem như là tim thai đã hình thành và phát triển.

Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển tim thai

Quá trình hình thành

Các mẹ có biết rằng, ngay từ ngày thứ 16, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Mặc dù lúc này hình dáng của tim thai vẫn chưa hình thành, nhưng nó cũng đã bắt đầu đập do những hoạt động co bóp và làm theo đúng chức năng của một quả tim thực thụ. Đến cuối tháng thứ nhất, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

Đến tuần thai thứ 5 (nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.

Quá trình phát triển

Đến tuần thứ 7, tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.

Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện. Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 – 160 lần /phút, nhưng khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Nhịp tim thai bình thường dao động từ 120 – 160 lần/phút, khi “bé” cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút. Tuy nhiên, nếu vượt quá con số này, mẹ cần phải được thăm khám, theo dõi. Bởi có thể là do mẹ mắc bệnh (bị rối loạn nhịp tim, sốt cao…) hoặc do thai nhi có bệnh lý về tim mạch.

Nhiều người tin rằng, tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam, theo đó trẻ trai có tim thai dưới 140 nhịp/ phút, còn trẻ gái là từ 140 nhịp/ phút trở lên. Phương pháp này có vẻ dễ nhận biết nên các mẹ bầu cũng thường tin vào lý thuyết dựa vào tim thai để đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, vẫn chưa có kết luận chính xác cho lý thuyết này.

Trong lần khám thai tuần 10-12, mẹ có thể nghe được nhịp tim của bé bằng ống nghe Doppler – một thiết bị siêu âm mà bác sĩ cầm đặt trên bụng của bạn. Nhiều phụ nữ mang thai nói rằng các nhịp đập trái tim nhỏ bé của con nghe như tiếng sấm của ngựa phi nước đại. Và đây là thời điểm rất xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.

Lưu ý quan trọng là nhịp tim thai chậm gây nguy hiểm cho thai nhi hơn là nhịp thai nhanh, bởi có thể đó là biểu hiện suy thai. Thế nên, khi nhịp tim đập quá chậm chỉ 80 lần/phút, mẹ cần phải biết đó là sự nguy hiểm để được đi cấp cứu ngay.

Những thay đổi của cơ thể người mẹ trong thời điểm này diễn ra như thế nào?

Nhìn bề ngoài, cơ thể bạn chưa có nhiều thay đổi. Mọi người gần như chưa thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về sự thay đổi mạnh mẽ đang diễn ra bên trong bạn trong khi cảm giác mệt mỏi, buồn nôn bắt đầu gia tăng và bạn có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, đến thời điểm này bạn sẽ tăng cân một chút. Nhưng, nếu bạn không tăng cân hoặc có thể giảm cân thì cũng đừng quá lo lắng, vì đó là hiện tượng bình thường.

Để xoa dịu cảm giác buồn nôn, bạn có thể nghỉ ngơi và nhờ bạn đời giúp đỡ việc nhà trong khi bầu bí. Nếu tình trạng ốm nghén trở nên gay gắt (nôn tất tật mọi thứ được đưa vào) thì cần tới gặp bác sĩ ngay. Những lớp học tiền sản sẽ hỗ trợ rất lớn cho các mẹ mới sinh con lần đầu.

Ở giai đoạn đầu thai kỳ này, giấc ngủ đôi khi có thể bị gián đoạn. Đó có thể là do sự lớn lên của tử cung đã gia tăng áp lực lên bàng quang khiến bạn phải vào nhà vệ sinh liên tục hoặc có thể là cảm giác căng tức ngực.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này?

Khi thèm ăn vặt, hãy cố gắng thỏa mãn các cơn thèm ăn của mình nhưng tránh ăn quá nhiều các thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy chọn các loại tốt cho sức khỏe như dưa chuột, ngũ cốc, cà rốt, bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên cám, dưa hấu và xoài. Ăn tươi chắc chắn là tốt nhất rồi nhưng nếu bạn thích các đồ ăn sẵn thì sao? Hãy xem kỹ hạn sử dụng, ngày sản xuất và giá trị dinh dưỡng trên sản phẩm. Cũng nên kiểm tra thành phần vì có thể có những chất không tốt cho thai phụ như các chất bảo quản. Biểu hiện rõ nhất là gây đau đầu, buồn nôn còn ảnh hưởng lên thai nhi thì chưa rõ ràng.

Nếu bạn luôn cảm thấy “mất cảm tình” với các món ăn vào buổi sáng thì hãy bổ sung dinh dưỡng của bữa sáng vào buổi tối. Có một mẹo nhỏ dành cho bạn, đó là hãy dùng vitamin bổ sung đặc biệt, thêm thành phần vitamin B12 và axít folic để hỗ trợ cho sự phát triển hệ thần kinh của con bạn, phòng chống các dị tật ở ống thần kinh. Các vitamin bổ sung đặc biệt B6 cũng giúp bạn đỡ nghén hơn.

Bạn nên lựa chọn kỹ một bác sỹ sản khoa và trung thành với người đó trong suốt thai kỳ bởi bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu của mỗi bác sỹ sản khoa mỗi lần thay đổi. Sự trung thành này còn giúp bác sỹ nắm bắt được tình trạng của bạn một cách cụ thể và rõ nét hơn.

Thăm khám bác sỹ định kỳ đều đặn

Thời điểm này bạn có thể chuyển lớp học thể dục phù hợp nếu cảm thấy quá sức. Bạn có thể giảm cường độ các bài tập bạn đang rèn luyện hằng ngày. Nhưng tốt nhất là nên hỏi giáo viên hướng dẫn tập và tham khảo các hình thức tập luyện khác phù hợp hơn.

Bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn đến các động tác tác động vào vùng mông, lưng và vai. Vì chúng sẽ được tăng cường cho nhu cầu sinh con. Ngoài ra còn giúp chuẩn bị “cơ bắp” cho bạn thích nghi với những hoạt động sau sinh như mang một túi tã lớn, đẩy xe đẩy và mang theo một em bé…

Mua sắm phù hợp và nên có sự cân nhắc thật kỹ

Ngoài chú ý về chất liệu, kích cỡ, bạn cũng nên cân nhắc về thời điểm thai phát triển nhanh. Ví dụ như mùa hè hay mùa đông để bạn có sự lựa chọn đúng đắn. Nghĩ xa một chút sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều mà cũng chủ động hơn trong nhiều tình huống đấy!

…Với chồng…

Bạn có thể yêu cầu chồng của mình giữ danh sách các hoạt động hay thăm khám cần thiết và nhờ anh ấy nhắc nhở trong trường hợp bạn quên mất. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào đặt ra cho bác sỹ của bạn trong các lần khám thai, điều này đặc biệt có lợi nếu như chồng bạn đi cùng với bạn trong các lần hẹn để cùng nắm bắt và thực hiện những điều cần lưu ý.

“Chuyện ấy” không hề có hại đối với một thai kỳ khỏe mạnh, thường thì các cặp vợ chồng vẫn có thể duy trì tần suất quan hệ tình dục như trước kia. Nếu bạn vẫn còn lo lắng, hãy trao đổi với bác sỹ trong các lần đi khám.

Mẹ Cần Biết Về Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh Thai Nhi Nhẹ Cân

Mẹ cần biết về nguyên nhân và cách phòng tránh thai nhi nhẹ cân

Trong quá trình mang thai, các mẹ thường đi thăm khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bác sĩ chuẩn đoán thai nhi nhẹ cân, suy dinh dưỡng cho dù cân nặng của bạn vẫn tăng đều. Những thai nhi này sẽ chịu nhiều thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác về thể chất lẫn trí não. Vậy nguyên nhân từ đâu, cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai (thai nhi nhẹ cân) và phòng tránh như thế nào?

1.    Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân:

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân, đó là: -    Nhau thai kém phát triển:  Đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Nhau thai có ảnh hưởng rất nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ đi làm cho quá trình vận chuyển đó cùng các sản phẩm chuyển hóa ở bào thai bị giảm. Thai nhi sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ dẫn đến còi cọc. -    Thai nhi nhẹ cân có thể do mẹ bổ sung sớm canxi: Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau đi, giảm sự trao đổi dưỡng chất. Điều này sẽ khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi cũng có thể khiến mẹ bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận. -    Thiếu sắt:  Trong thai kỳ, mẹ bầu nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả. Thai nhi sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp… -    Ăn đêm:  Theo các bác sĩ dinh dưỡng, ăn đêm không những chẳng cung cấp được chút dinh dưỡng nào cho thai nhi mà còn không có lợi cho cả người mẹ. Tốt nhất là trước khi ngủ khoảng 1 tiếng, bạn có thể uống 1 cốc sữa để ngủ ngon hơn và có lợi cho sức khỏe của mình và em bé. -    Nguyên nhân thai nhi bị nhẹ cân do chế độ dinh dưỡng trong ăn uống của mẹ: Nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân

2.    Thai nhi bị nhẹ cân dẫn đến tình trạng gì?

Thai nhi nhẹ cân được gọi là suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng sớm nhất. Ở những trẻ này, các cơ quan như da, xương, não…. đều bị ảnh hưởng dễ nhận thấy nhất là khi trẻ sinh ra bị nhẹ cân. – Suy dinh dưỡng bào thai: thai có thể bị chết đột ngột do không lấy được oxy và chất dinh dưỡng. Trong 3 tháng cuối, SĐBT làm cho não bộ chậm phát triển sau này trẻ sẽ kém thông minh. – Trong lúc chuyển dạ: thai vẫn có thể chết do ngạt hay sang chấn như gẫy xương, liệt thần kinh, xuất huyết não…. Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, hạ đường máu gây rối loạn nhịp thở, hạ canxi máu gây co giật. – Khi trẻ ra đời: đó là bất thường về tiêu hóa, thường gặp là tình trạng bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết hay gây vàng da trong giai đoạn sơ sinh. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính: tim mạch, bệnh chuyển hóa, rối loạn dậy thì…. Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì có đến 1/3 số trẻ có cân nặng khi sinh dưới 2.500g chết trong những năm đầu đời.

3.    Chỉ số phát triển của thai nhi:

Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg: 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con. Những đứa trẻ khi sinh ra dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Và ba mẹ cần có các chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ theo kịp sự phát triển của độ tuổi.

4.    Cách phòng tránh suy dinh dưỡng bào thai:

Ngay sau khi được bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ bầu cần tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé

Mẹ bầu cần có chế độ ăn uống khoa học tránh thai nhi nhẹ cân

-    Bổ sung sắt, axit folic và canxi đúng thời điểm: Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay sắt, axit folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần tuổi . Với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi nên nói không trong những tháng đầu thai kỳ.  -    Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý thai kỳ được kiểm soát chặt chẽ là rất cần thiết. Đồng thời, các chế độ làm việc và nghỉ ngơi cũng cần phải hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.  -    Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Mẹ bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cho cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy ngĩ quá nhiều khiến cho thai nhi khó phát triển. Có thể dành thời gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày -    Sinh hoạt điều độ và hợp lý: Không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu, bia và thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho thai nhi chậm phát triển. Nếu làm việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.

Nhằm mang đến cơ hội cho thật nhiều sản phụ được trải nghiệm dịch vụ sinh con an toàn, nhẹ nhàng với chi phí vô cùng tiết kiệm, từ ngày 5/9 – 28/9, bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn dành tặng các mẹ bầu nhiều ưu đãi đặc biệt khi đăng ký dịch vụ Thai sản và sinh con trọn gói: – Giảm ngay 5 triệu đồng – Miễn phí giường gấp cho người nhà – Tặng bộ ảnh newborn cho bé – Tặng bộ quà sơ sinh giá trị – Đặc biệt, những mẹ bầu sinh mổ sẽ được tặng chi phí ăn ngủ cho người nhà trong suốt quá trình lưu viện trị giá tới 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, những khách hàng đăng ký gói dịch vụ gia tăng Thai sản Luxury trong thời gian trên còn được tặng thêm album ảnh Hành trình của bé và voucher ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng Hobbit (Công viên thiên đường Bảo Sơn). Ngay từ bây giờ, các mẹ bầu có thể lựa chọn ngay cho mình gói dịch vụ chi phí sinh con an toàn, nhẹ nhàng để tận hưởng những tiện ích sang chảnh với một mức giá vô cùng hấp dẫn tại bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770    siêu âm 5D là gì? nguyên nhân gây bệnh phụ khoa

Bạn đang đọc nội dung bài viết Không Có Tim Thai Và Những Nguyên Nhân Phổ Biến Mẹ Cần Biết trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!