Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Trồng Hoa Sứ Trong Chậu Và Mẹo Ra Hoa Đẹp mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Ngày còn nhỏ, nhà tôi có trồng và nhân giống các loại hoa Sứ, ba tôi là người có kỹ thuật trồng cây hoa Sứ rất cao, may mắn là tôi cũng học được chút ít kỹ thuật này của ba. Hoa Sứ là một loại cây dễ trồng, nhưng để trồng được cây hoa Sứ khỏe mạnh ,dáng đẹp, rễ đẹp ra hoa sai lại cần một kỹ thuật trồng Sứ rất cao mà không phải ai cũng có thể làm được.
Hôm nay tôi sẽ vận dụng vào trí nhớ siêu phàm của mình để hướng dẫn các bạn cách trồng hoa sứ trong chậu đẹp và mẹo giúp Sứ ra hoa sai, nở đúng ngày tết, như cách mà ba tôi đã hướng dẫn tôi ngày trước.
Kỹ thuật trồng cây hoa Sứ dễ dàng hiệu quả.
Chuẩn bị vật liệu trồng hoa Sứ.
Chậu trồng cây hoa Sứ: hoa Sứ luôn được trồng trong chậu, từ giai đoạn trồng cây non đến giai đoạn Sứ ra hoa. Khi trồng bạn phải thay chậu liên tục cho Sứ để phù hợp với tốc độ lớn của cây.
Trồng Sứ trong chậu cũng giúp bạn dễ dàng di chuyển và tạo dáng cho bộ rễ, mỗi lần thay chậu bạn nên trồng cây hoa Sứ cao lên một tí, để rễ sứ được phát triển toàn diện, dáng đẹp hơn.
Với những ai trồng hoa Sứ để chơi, để trang trí thì nên chọn chậu bằng xi măng. Với những người trồng Sứ để kinh doanh thì chậu nhựa trồng cây là một giải pháp bạn nên chọn vì tính tiện dụng của nó. Khi chọn chậu bạn phải đảm bảo có lỗ thoát nước tốt để tránh trường hợp bộ rễ bị thối do ngập úng nước.
Tìm hiểu thêm nhiều kích thước chậu nhựa trồng cây để phù hợp với nhiều giai đoạn phát triển của Hoa Sứ.
Đất trồng: cây hoa sứ là cây rất dễ trồng nên có thể phù hợp với mọi loại đất, trước khi trồng bạn cần phải làm đất tơi xốp và thoát nước tốt để tránh ngập cho bộ rễ.
Trồng cây: Thường thì có 2 cách chính để trồng hoa Sứ, đó là trồng bằng hạt và trồng bằng cách giâm cành. Khi trồng bằng phương pháp giâm cành cây sẽ nhanh mọc rễ hơn, phát triển nhanh, tỉ lệ sống cao hơn nhưng lại giảm tuổi thọ của cây, giảm sức đề kháng của hoa Sứ.
Còn khi trồng bằng hạt, hoa Sứ sẽ phát triển chậm hơn, tỉ lệ mọc chồi thấp hơn một xíu nhưng cây sẽ khỏe, sống lâu và bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng hơn.
Cách sang chậu và tạo hình cho bộ rễ hoa Sứ
Sau khi trồng sứ một thời gian, cây hoa sứ sẽ lớn và bộ rễ sẽ ngày phình to ra. Đây là thời điểm bạn cần thay chậu cho phù hợp với cây và là thời điểm để bạn tạo dáng cho cây.
Các bước thay chậu và tạo dáng diễn ra như sau.
Bước 1: Nhổ cây hoa Sứ ra khỏi chậu cũ một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, khều bớt đất giữa các khe hở của rễ, dùng bình xịt làm sạch hoàn toàn lớp đất bám trên rễ, tránh làm trầy củ, đứt dập rễ.
Bước 2: Dùng dao cắt tỉa bộ nhánh của hoa Sứ để dáng to như ý muốn, cắt bỏ hết các rễ nhỏ quanh bộ củ và các rễ cám để tránh trường hợp sau này những rễ đó bị dập thúi dẫn đến cây mang bệnh. Tất cả các vết cắt từ thân, rễ, củ đều phải được bôi vôi tôi hoặc sơn nhằm làm cho vết thương khô, liền sẹo không bị nhiễm bệnh sau khi trồng lại xuống đất.
Bước 3: Treo cây hoa Sứ lên chỗ râm khô thoáng mát từ 10-15 ngày với mục đích giúp các vết cắt khô, lành lại, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời có thể làm phỏng hoặc héo cây.
Bước 4: Đem cây vào chậu mới, chất liệu chậu như tôi nói, nếu trồng chơi thì có thể cọn chậu bằng xi măng, còn nếu trồng bán nên chọn chậu nhựa trồng cây. Vào đất và tưới phung sương trước khi trồng. Đem cây sau khi vào chậu ra phơi nắng sớm ( nắng 50%) từ 10-15 ngày. Quang sát đến khi thấy các mầm sứ bắt đầu nhú ra từ vết cắt thì không cần phơi nữa. Trong thời gian từ lúc vào chậu đến lúc nhú mầm, bạn chỉ nên tưới nước phun sương ở lớp đất mặt nếu thấy khô, không được tưới ngập nước nếu để ngập nước cây sẽ dễ bị thúi hoặc chết.
Bước 5: Khi cây Sứ bắt đầu nhú mầm lúc này bạn có thể phơi hoa Sứ ngoài nắng mạnh (nắng 80-100% ), từ lúc này bạn có thể tưới nước bình thường cho cây. Giai đoạn nhú mầm thường có rất nhiều sâu, bạn phải thường kiểm tra, bắt và loại bỏ trứng sâu trước khi nó ăn hết chồi non của cây.
Giai đoạn này bạn nên dùng phân NPK 20-20-20 là bón cho tới khi chồi phát triển hoàn chỉnh. Chồi dài đến 10cm thì chuyển qua phân NPK 15-30-15 hay NPK 20-30-20 để cây Sứ ra hoa.
Mẹo chăm sóc cây hoa Sứ cho ra hoa đẹp, hoa sai.
Muốn cây hoa Sứ ra nhiều hoa, hoa nở đẹp thì không được để cành quá dài. Phải thường xuyên cắt tỉa những cành hoa Sứ dài và đã tàn, như vậy mới kích thích cây hoa sứ đâm chồi mới và cho nhiều hoa hơn. Để hoa Sứ nở đúng dịp tết cũng dễ, dựa vào thời tiết, nếu lượng mưa trong năm nhiều thì cắt cành vào tháng 7 âm lịch còn nếu hạn kéo dài thì để dài cành qua tháng 8 âm lịch mới cắt.
Bón phân cho hoa sứ
Cây dưới 6 tháng tuổi: Là giai đoạn cần kích thích cây hoa Sứ ra rễ, chồi, lá… Pha loãng 10-15gr NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE tưới phun sương bề mặt đất, mỗi lần tưới cách nhau 15-20 ngày, kết hợp với bón phân đầu trâu theo định kỳ 10 ngày một lần.
Cây từ 6 thán đến 1 năm: Giai đoạn này là giai đoạn bón thúc bằng phân 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE theo định lượng 20-30gr, cứ cách 20-30 ngày phun một lần, phun bình thường và bổ sung thêm phân đầu trâu 007.
Cây hoa sứ trên 1 năm tuổi: Đây là giai đoạn cây đã ra hoa, nên cần bón thúc định kỳ như gai đoạn 2 của Sứ, bổ sung thêm phân đầu trâu 005 và đầu trâu 009 để kích thích đâm chồi ra nhiều hoa hơn.
Diệt trừ sâu hại trên cây sứ.
Cây hoa Sứ ra chồi non và lá non rất nhiều nên cũng thường bị sâu tấn công, chủ yếu là loài sâu xanh, dễ thấy dễ bắt. Bạn chỉ cần thường xuyên kiểm tra cây hoa Sứ, bắt sâu bằng tay và loại bỏ trứng sâu là được. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu vì có thể làm cho lá non bị cháy.
Đôi nét về Sản phẩm Lợi Dân:
Lợi Lợi Dân là một trong những doanh nghiệp tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các sản phẩm phụ trợ nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm phụ trợ lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao như:
Lưới bao che trái cây (Táo, Mận, Chanh Dây …)
Lưới che nắng (liên doanh, nhập khẩu)
Bạt trải diệt cỏ (màu đen, màu bạc)
Mọi chi tiết Liên hệ: Hotline 028 7108 1616 hoặc Fanpage Sản Phẩm Lợi Dân
Cách Trồng Cây Sứ Trong Chậu Và Mẹo Giúp Hoa Ra Đúng Ngày Tết
trong chậu không hề khó. Nhưng làm thế nào để tạo dáng cho cây và đặc biệt, chăm sóc làm sao cho hoa ra đúng ngày tết là điều không phải ai cũng làm được. Đừng lo, trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề trên.
1. Chậu trồng
Người ta thường lựa chọn trồng sứ trong chậu vì như thế dễ chăm sóc và đẹp hơn là trồng trong sân vườn. Trồng trong chậu thì bạn sẽ dễ dàng di chuyển bộ rễ sang chậu mới hơn. Trồng lâu ngày thì bộ rễ của cây hoa sứ sẽ phình to nên bạn cần thay chậu để bộ rễ có không gian để phát triển. Nên nhớ khi chuyển sang chậu mới, phải nâng bộ rễ lên cao khỏi miệng chậu như thế thì chậu hoa sứ mới có dáng đẹp.
Với chậu trồng bạn phải đảm bảo lỗ thoát nước luôn được thông thoáng, kích thước của chậu phải phù hợp với bộ rễ. Bạn nên tính thêm không gian để cho bộ rễ phát triển. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chậu để bạn lựa chọn, bạn có thể lựa chọn chậu đất, chậu sứ hoặc chậu cảnh greenbo mới lạ có thể tiết kiệm không gian và làm vật trang trí cho ban công nhà bạn.
2. Đất trồng
Như đã nói ở trên, chậu hoa sứ rất dễ trồng nên về đất trồng thì bạn có thể lựa chọn bất cứ loại đất nào với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước tốt để chống ngập úng cho cây.
3. Gieo trồng
Đã có chậu trồng và đất trồng thì bạn có thể bắt tay vào trồng rồi đấy. Có 2 cách phổ biến là gieo hạt và giâm cành. Phương pháp giâm cành được nhiều người dùng nhưng phương pháp gieo hạt tuy tốn công chăm sóc để hạt nảy mầm thì về sau sẽ cho bộ rễ đẹp, dễ tạo dáng.
4. Tạo hình cho chậu hoa sứ
Sau một thời gian thì chậu hoa sứ của bạn sẽ có một bộ rễ phình to. Đây là lúc bạn làm đẹp cho chậu hoa sứ của mình. Những bông hoa sứ sẽ càng trở nên kiêu sa khi được khoe sắc trên một thân cây được tỉa tót gọn gàng và có hình dáng đẹp. Với những ai đã từng chơi chậu bonsai thì sẽ thấy tạo dáng cho chậu hoa sứ dễ hơn nhiều. Bạn tạo dáng cho chậu hoa sứ bằng cách nâng bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa rể theo hình dáng mà mình ưa thích. Hoặc có thể lấy toàn bộ bộ rễ ra khỏi chậu, rửa sạch đất rồi tiến hành cắt tỉa. Nên nhớ là phải để cho những vết cắt lành sẹo rồi mới trồng trở lại.
Bước 1: Nhổ cây sứ khỏi chậu, khều bớt đất quanh bộ củ ra bằng que tre, tránh làm trầy củ và đứt, dập rễ. Dùng vòi xịt (để rửa sạch đất bám ở rễ củ).
Bước 2: Dùng dao bén hoặc dao lam cắt tỉa bộ nhánh sứ để to dáng theo ý muốn và đồng thời tỉa bỏ những rễ nhỏ quanh bộ củ, phần mà ta sẽ trồng nổi lên sau này.
-Cắt bỏ những rễ cám nhỏ quanh các chùm đầu rễ phía dưới, nhằm giúp ta tránh được hiện tượng thúi rễ cám lúc trồng lại vô chậu, do bị ép dập.
-Tất cả các vết cắt nhánh, rễ củ đều được trét thuốc trừ bệnh(Vicarben, Aliette…)hay vôi tôi, sơn, nhằm làm khô vết cắt, tránh nhiễm bệnh thúi ủng sau khi trồng lại vô chậu.
Bước 3: Treo cây sứ lên, phơi khô ở nơi râm mát từ 5-10 ngày, nhằm làm cho các vết cắt khô và lành. Chú ý treo ở nơi khô mát chứ không treo ở nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, sẽ làm cây sứ bị phỏng và hư thúi bởi những vết bỏng này.
Bước 4: Đem sứ trồng vào chậu đã định trước, chất liệu tùy theo bạn chọn đất đã được tưới vừa dủ ướt trước khi trồng, và sau khi trồng đem chậu sứ để nơi nắng 50% (nắng buổi sáng ở mái hiên), trong thời gian khoảng 15-20 ngày cho đến khi ta thấy những mâm sứ bắt đầu nhú ở ở chỗ vết cắt. Trong thời gian đầu-từ lúc trồng đến lúc nhú mầm-ta chỉ tưới sương nhẹ ở lớp đất mặt nếu thấy khô, để giữ ẩm, chứ không tưới ngập tràn vì dễ làm thúi sứ do lúc này cây sứ chưa có lá , sự hút nước kém, nếu bị ngậm nước cây sứ dể bệnh thúi.
Bước 5: Khi chậu sứ đã bắt đầu nhú mầm cũng là lúc ta để cây sứ ở nơi nắng 80-100%: Giai đoạn này ta có thể tưới nước bình thường. Khi thấy đất vừa khô lớp mặt. Chú ý lúc này cây sứ rất dễ có sâu do có nhiều chồi non. Cách tốt nhất là lượm trứng và bắt sâu con vừa xuất hiện hơn là dùng thuốc, vì dễ làm lá non sứ bị cháy.
-Lúc này ta dùng phân NPK 20-20-20 là hợp lý cho tới khi chồi lá phát triển hoàn chỉnh.dài đến 10 cm thì ta chuyển qua chế độ phân NPK 15-30-15 hay 20-30-20 để cây sứ ra hoa.
-Chỉ bón thêm hữu cơ khi cây sứ đã ra chồi non, có lá hoàn chỉnh. Vì nếu bón sớm, bộ rễ cây còn non dễ bị cháy rễ, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Bước 6: Sau khi cắt, trong quá trình cây sứ ra chồi, bắt đầu ra hoa thì việc chăm sóc tưới cây hằng ngày, định kỳ bón phân, có thể kéo dài hơn 6 tháng. Đến lúc nào tàn sứ bắt đầu mất dáng, cành dài và ngã đổ thì ta lại sử lý như ban đầu hoặc chỉ cần cắt to dáng lại nhưng không thay chậu, đất mới.
5. Điều khiển việc ra hoa
Muốn chậu hoa sứ ra nhiều hoa thì không được để cành hoa ra quá dài. Bạn phải cắt tỉa những cành hoa quá dài mỗi lần mà hoa sứ đã tàn. Như vậy sẽ kích thích cây mọc ra nhiều nhánh mới như thế sẽ cho nhiều hoa. Muốn chậu hoa sứ ra hoa vào dịp Tết thì nếu trong năm lượng mưa đều thì cắt bỏ cánh vào rằm tháng 7 âm lịch, nếu mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành muộn hơn vào tháng 8 âm lịch.
6. Bón phân
* Cây sứ dưới 6 tháng tuổi: Đây là thời kì cần kích thích ra chồi, lá, rễ nên cần hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khoảng 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần.
* Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa. * Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
7. Diệt trừ sâu hại
Nói chung, để tạo được 1 cây sứ đẹp, không nhất thiết ta cứ phải cắt tạo dáng theo 1 khuôn mẫu nhất định (tán tròn, lõm, thác đỗ…) mà ta có thể tạo dáng sứ theo hình dáng cây có sẵn. Quan sát bộ củ (cân đối hay lệch tâm hoặc bất định), bộ thân (có thân chánh như cổ thụ, thân siêu phong, thân chùm nhiều nhánh,thân cụt, …) bộ nhánh (nhánh sum suê, đầy đặng các phái hay nhánh thưa, dài lệch tâm) mà ta chọn cho mình cách tạo 1 cây sứ có dáng đẹp.
– Thật sai lầm khi ta cắt ngang 1 cây sứ có thân nhánh cao lớn để thành 1 cây sứ lùn, phân nhánh theo kiểu cành đào. Vì bản thân vết cắt lớn là đã xấu rồi nói chi đến sự việc hài hòa, liền lạc giữa nhánh mới (nhỏ) với thân gốc (lớn ), phải mất thời gian khá dài(4-5 năm trở lên).
Một cây sứ tự nhiên đẹp dù cành vươn dài nhưng lại phù hợp với dáng sứ cao, đơn thân , sừng sững. Bộ nhánh già cỗi ít lá nhưng lại phù hợp với cây sứ có thân củ lâu năm như thế mang trên mình bộ nhánh hài hòa, liên tục giửa gốc thân nhánh rồi đến hoa và yếu tố thời gian được thể hiện trọn vẹn trên cây sứ. Nếu có chỉnh sửa thì ta chỉ chỉnh cho cây đứng vững, nhánh phân bố mạch lạc và chỉ cắt ngắn nhẹ để cây không mất dáng.
-Đối với những cây sứ có bộ củ đẹp, gọn có thể trồng chậu cạn để làm sứ Bonsai, ta vẫn phải tuân theo nguyên tắc cân đối hài hòa giữa gốc, thân, nhánh. Nhánh ở đây được cắt gọn nhiều lần để ạo sự liền lạc thân nhánh đồng thời thỏa mãn hình dáng của 1 cây Bonsai gọn gàng.
Xem nhiều thông tin chuyên ngành hơn về cây sứ tại website: http://caysucanh.com/
Tổng hợp
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Ly Trong Chậu Nhỏ Nở Như Ý Muốn Dịp Tết
Kỹ thuật trồng và hoa ly trong chậu tại nhà cho hoa nở đúng dịp là những yêu cầu không phải đơn giản bởi hoa ly “” về nhiệt độ.
Hoa ly không chỉ quyến rũ bởi mùi hương , hoa ly còn về màu sắc và tươi rất lâu. Hoa ly yêu ánh nắng mặt trời, ngay cả khi được trồng trong bóng râm.Hoa ly có nguồn gốc ôn đới nhưng nay đã rất phổ biến tại xứ sở nhiệt đới như Việt Nam. Hoa ly có nhiều màu sắc rực rỡ khác nhau, có 6 cánh và mùi hương nồng nàn lan tỏa.
Cũng chính vì màu sắc và hình dáng hoa ly luôn quyến rũ, đẹp nên hiện nay ở Việt Nam, hoa ly được nhiều gia đình bày trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. Nhưng để có được chậu hoa ly đẹp chơi Tết là cả quá trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một cách công phu và khoa học. Và nếu bạn áp dụng đúng kỹ thuật thì chắc chắn sẽ có một chậu hoa ly như ý muốn.
Thời vụ trồng và chọn giống
Là loại hoa sống ở vùng ôn đới nên hoa ly có thể trồng quanh năm tại những vùng có khí hậu mát mẻ ở Việt Nam như Đà Lạt, Sapa hay Mộc Châu, tại các tỉnh miền Bắc thì vụ thu đông (tháng 10 trở ra) là thời điểm thích hợp để trồng.
Nói đến kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa ly bước đầu tiên phải chú ý tới đó là khâu chọn đất và củ giống. Theo đó đất trồng cần phải có đặc điểm nhiều mùn, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và khả năng thoát nước tốt. Bạn cũng có thể tự trộn giá thể để nuôi hoa ly theo công thức 1:1:2 gồm: đất phù sa – phân chuồng hoai mục – xơ dừa.
Củ giống hoa ly có thể mua ở nhiều nơi được bán nhiều trên thị trường. Củ giống hoa ly chất lượng thường được nhập khẩu từ Hà Lan, đã xử lý mầm bệnh và bảo quản lạnh, to tròn mập mạp.
Hoa ly là loại cây khá khó tính về nhiệt độ, ngưỡng nhiệt thích hợp cho cây vào ban ngày là từ 19 đến 25 độ C còn ban đêm là từ 12 đến 13 độ C. Nhu cầu về ánh sáng của hoa ly ở mức trung bình, để cây khỏe mạnh thì cường độ chiếu sáng cho cây cần phù hợp. Hoa ly thích hợp sống ở nơi có độ ẩm cao, tốt nhất trong khoảng 80 đến 85%. Tùy từng giống ly mà thời gian sinh trưởng của cây khác nhau nhưng thường dao động từ 100 – 120 ngày. Chiều cao của hoa ly trưởng thành là khoảng 100 – 120cm.
Kỹ thuật trồng hoa ly trong chậu tại nhà
Cây hoa ly ưa ẩm nhưng không chịu được úng, nên đất trồng ly phải chọn những vùng đất cao ráo, thông thoáng và có điều kiện tưới nước. Theo kinh nghiệm thì nên chọn đất ở những vùng núi cao, ven sông, ven hồ hoặc bán đảo là tốt nhất. Đất làm vườn ươm phải là đất nhiều mùn, tơi xốp, thoát nước tốt, luống rộng 100-120cm, đọ dài tùy ý.Trồng với khoảng cách cây 12x15cm. Mỗi luống rạch 5-6 hàng sâu 5-7cm; rạch xong tưới đủ nước, đợi nước ngấm đi rồi đặt củ vào hàng, cách nhau 15cm, sau đó lấp đát dày 5-8cm.
Đổ giá thể đã trộn theo tỷ lệ trên vào ½ chậu. Tiếp theo đặt củ hoa vào trong chậu, mầm hướng lên trên, phủ phần đất còn lại lên bề mặt đến khi gần như kín toàn bộ mầm hoa là được.
Sau khi trồng, bạn cần chú ý tưới nước ngay và tưới hằng ngày để duy trì độ ẩm cho hoa sau đó tưới ít dần. Lượng nước tưới phù hợp nên dựa vào độ ẩm của đất hiện có, khi tưới nên dùng bình tưới hoặc bình phun sương vì chúng có áp lực thấp sẽ giúp cây không bị tổn thương.
Kiểm tra cây sau trồng:Sau trồng 10-12 ngày, bới đất ở phần gốc của một số cây để kiểm tra sự phát triển của rễ. Nếu thấy rễ trắng, ra đều xung quanh gốc là cây sinh trưởng bình thường; ngược lại cần phải xem xét tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục ngay lập tức (lúc này cần có sự tư vấn của các nhà khoa học).Đối với trồng chậu, nên kiểm tra để bổ sung giá thể nếu thấy rễ thân bị nhô lên khỏi mặt giá thể.
Kỹ thuật tưới nước và bón phân
Bạn cần nhớ phải luôn giữ ẩm cho đất trong suốt quá trình trồng. Cần tưới cây ở phần gốc, tránh làm lá và nụ bị ướt. Ngoài ra cầnsử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt cho ly với chế độ tưới 30 phút/ngày. Đặc biệt, để kiểm tra việc tưới nước đã thực sự đủ chưa bạn cần bóp chặt 1 nắm đất sau khi tưới, không thấy nước rỉ ra ngoài tay, đất nắm thành cục, khi gõ nhẹ vào nắm đất sẽ bị vỡ ra thì đó là lúc bạn nên dừng lại không tưới nữa.
Việc bón phân cho hoa cũng cần tiến thành kịp thời, bạn dùng phân hữu cơ (NPK, lân) để bón từ khi cây được 20 ngày đến khi cây nở hoa với tần suất 10 ngày/lần. Hỗn hợp phân hòa với nước đem tưới đều lên cây, sau đó đem tưới lại bằng nước để rửa phân còn bám trên lá.
Phòng trừ sâu bọ cho cây hoa ly
Các loại sâu và côn trùng như rệp, sán thích tấn công hoa ly vì mùi thơm của hoa. Các loại sâu bọ phá hoại này hút nhựa từ mặt dưới của lá và hoa, gây nên sự hình thành các đốm đen ở mặt trên của lá. Chúng cũng tiết ra một loại chất ngọt, dính nhỏ từ lá xuống đồ gỗ hoặc sàn nhà nơi đặt chậu cây, gây bẩn sàn.
Nhân giống cây hoa ly từ củ
Tách củ là phương pháp nhân giống bằng cách tách củ con được sinh ra từ củ mẹ. Có thể trồng cây chuyên để nhân giống. cũng có thể kết hợp với sản xuất hoa vụ Hè để nhân giống, nhưng do khí hậu nóng nên chất lượng củ loại này kém.Chọn củ không sâu bệnh, đường kính từ 8-10cm ngâm vào dung dịch foocmalin 40% pha theo tỉ lệ 1/80 lần trong 30 phút, lấy ra rửa sạch hong khô.
Chăm sóc hoa ly nở đẹp và bền như ý muốn để chơi Tết
Bí quyết làm sao để hoa ly nở theo ý muốn không hề phức tạp nếu thực sự tâm huyết khi trồng và chăm sóc loại hoa này. Việc bạn cần làm chỉ là kết hợp song song việc điều chỉnh ánh sáng và nhiệt độ của cây. Cây sẽ phát triển tốt hơn nếu được đặt vào nơi ít nắng và hạn chế việc thoát hơi nước của cây.
Khi hoa lan đến thời điểm ra nụ, bạn đem ra ngoài nơi có ánh sáng để cây hấp thụ. Ở điều kiện có nhiều ánh sáng và nhiệt độ ấm thì cây sẽ nhanh nở hoa hơn. Ngược lại hoa ly sẽ chậm nở nếu hạn chế tưới nước và không có nhiều ánh nắng.
Còn nếu muốn giữ hoa ly được tươi lâu trong suốt dịp Tết bạn cần để ý tới các loại ốc sên, đặc biệt là những con ốc sên nhỏ, màu vàng rất thích ăn mầm cây vì vị ngọt và thơm. Ốc sên sinh trưởng nhanh vào những ngày mưa, ẩm ướt, vì thế bạn nên chú ý loại trừ con vật gây hại này.
Để đối phó bạn hãy bê chậu ly vào nhà tắm, sử dụng vòi xịt hoặc vòi hoa sen xịt chúng khỏi lá cây. Lau bụi thường xuyên cho lá cũng là một cách ngăn ngừa nhện, sâu bệnh khỏi xâm nhập vào cây. Những loại sâu này thích các nơi có điều kiện ấm, khô, bụi bặm, một số loài còn giăng mạng khắp giữa các tán lá khiến cây khó sinh trưởng.
Kỹ Thuật Trồng Hoa Ly Nhanh Nở Đúng Dịp Tết
Nếu bạn đang gặp phải vấn đề trong trồng hoa ly, có thể là: Cây không phát triển đúng chuẩn, hoa mãi không nở, hay đơn giản là cây dễ bị héo, tàn,…
Kỹ thuật trồng hoa ly
Nhân giống hoa ly
Trồng bằng hạt
Việc bắt đầu trồng cây mới từ hạt khá chậm – phải đợi 3 hoặc 4 năm trước khi hoa nở.
Hạt chín vào cuối mùa hè và có thể được thu hái vào một ngày khô ráo, khoảng 8 tuần sau khi nở lần cuối.
Khi quả già đi, chúng phồng lên rõ rệt, sau đó chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu và tách ra, để lộ những hạt trưởng thành có màu sẫm, khô và chắc.
Hạt giống cần có khả năng nảy mầm thấp – ba tháng ẩm, nhiệt độ ấm, sau đó ba tháng nhiệt độ lạnh.
Để làm điều này, trộn hạt giống với khoảng 2 cốc rêu than bùn ẩm và cho vào túi nhựa hoặc hộp đựng. Che đậy lỏng lẻo.
Bảo quản hỗn hợp than bùn và hạt ở nơi ấm áp và tối. Kiểm tra hai tuần một lần để đảm bảo rằng than bùn không bị khô và thêm nước nếu cần để giữ ẩm.
Khi hạt đã nở ra và hình thành những củ nhỏ, hãy đặt chúng vào tủ lạnh thêm ba tháng.
Giữ cho than bùn ẩm và nhiệt độ từ 7 đến 12 ° C trong suốt đợt lạnh của chúng.
Sau ba tháng, loại bỏ các củ chưa trưởng thành khỏi giá lạnh và trồng sâu 1cm trong đất giàu chất hữu cơ, thoát nước tốt trong các chậu dài 7 đến 14 cm.
Đặt chậu ở nơi kín gió trong vườn đón được ánh sáng gián tiếp, giữ cho đất ẩm nhưng không ướt.
Sau 18 đến 24 tháng, nhẹ nhàng tách củ và tách củ, sau đó trồng ra vườn hoặc thùng lớn.
Củ non có thể được trồng ra khi chúng có đường kính hơn 2 cm. Mặc dù chúng có thể cần trưởng thành thêm một hoặc hai năm trước khi nở hoa.
Trồng từ củ giống
Củ giống hoa ly là loại cây dễ nhân giống nhất.
Nhấc củ trưởng thành lên khỏi mặt đất và tách các phần rời khỏi củ hoặc thân. Trồng các khoảng trống nhỏ hơn trong các chậu 7 đến 14 cm. Sử dụng hỗn hợp bầu vô trùng và đảm bảo đất thoát nước tốt.
Những cây lớn hơn có thể được trồng lại trực tiếp trong đất.
Cung cấp cho bầu các điều kiện tương tự như đối với hạt. Đặt ở nơi kín gió, có ánh sáng gián tiếp, giữ ẩm nhưng không bị úng.
Tùy thuộc vào kích thước của các khối, cho phép chúng phát triển trong một hoặc hai năm trước khi trồng ra đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Trồng khi củ có đường kính trên 2 cm.
Trồng và chăm sóc hoa ly
Củ có thể được gieo vào mùa thu hoặc mùa xuân và nên trồng ngay sau khi mua. Hãy nhớ rằng, những bóng đèn bằng vải thô này không có áo dài chống ẩm và có thể bị khô nhanh chóng.
Thời gian trồng
Củ có thể được gieo vào mùa thu hoặc mùa xuân và nên trồng ngay sau khi mua. Hãy nhớ rằng, những củ này có thể bị khô nhanh chóng.
Chúng thích đất giàu chất hữu cơ có độ pH từ trung tính đến hơi chua từ 6,0 đến 6,5. Và thích các điều kiện tương tự như cây thông. Với rễ ẩm và mát, đầu dưới ánh nắng mặt trời.
Để trồng thành công, chúng phải có đất thoát nước tốt. Bất kỳ củ nào được để trong nước sẽ bị thối.
Làm giàu thêm 1/3 chất hữu cơ cho đất như phân trộn hoặc phân chuồng.
Thêm 1/3 xơ dừa vụn, rêu than bùn, đá trân châu hoặc vermiculite để giúp giữ ẩm. Trộn một ít cát thô để cải thiện hệ thống thoát nước nếu cần.
Trộnmột ít bột xương rắc vào lỗ trồng và trồng củ với phần cuối phẳng (gốc) xuống dưới.
Hầu hết phát triển tốt nhất dưới ánh nắng mặt trời hoàn toàn đến một phần. Nhưng một số thích bóng râm nhẹ
Kỹ thuật trồng hoa ly từ củ
Củ thường được trồng sâu từ 7 đến 14 cm. Nhưng những cây thông minh này có rễ co kéo để kéo củ xuống độ sâu thích hợp của chúng. Vì vậy, tốt hơn là bạn trồng quá nông hơn là quá sâu.
Trồng các củ cách nhau 25 cm để đảm bảo không khí lưu thông thích hợp và ngăn ngừa nấm bệnh.
Sau khi trồng, tưới nước để lắng củ và thêm một lớp mùn lá hoặc phân trộn dày 2 cm để giữ ẩm.
Sau khi thân cây nhú lên khỏi đất, bón phân dạng hạt hoàn chỉnh, chẳng hạn như 10-10-10 (NPK). Thêm lần thứ hai, bổ sung khi chồi bắt đầu hình thành, và tưới nước thật kỹ.
Chăm sóc sau khi trồng
Việc chăm sóc rất đơn giản. Sử dụng cùng một loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Đảm bảo thùng chứa đủ lớn để chứa các cây trưởng thành, đang ra hoa
Chậu có đường kính và độ sâu tối thiểu 60 cm sẽ chứa được 3 củ, mặc dù hoa sẽ nhỏ hơn.
MẸO PHÁT TRIỂN:
Củ có thể được trồng vào mùa thu hoặc mùa xuân. Tuy nhiên, những cây trồng vào mùa thu hoạt động tốt hơn vì rễ của chúng có thời gian hình thành trước khi mùa sinh trưởng bắt đầu.
Trồng củ ở độ sâu khoảng 3 lần đường kính của chúng – thông thường, sâu từ 4 đến 6 inch.
Củ được trồng trong thùng có thể được trồng nông hơn một inch hoặc hai inch.
Giữ cho đất ẩm nhưng không ướt. Vật liệu duy trì độ ẩm được thêm vào đất, chẳng hạn như than bùn hoặc vermiculite, giúp bóng đèn mát và ngậm nước.
Các bóng đèn cách nhau 10 inch để đảm bảo không khí lưu thông thích hợp và tránh nấm bệnh.
Nên dùng lớp phủ hữu cơ để giữ cho rễ mát vào mùa hè và bảo vệ khỏi chu kỳ đóng băng và rã đông vào mùa đông.
Có thể cần phải cắm cọc đối với những cây có đầu nở hoa lớn.
Để có những bó hoa tươi lâu , hãy cắt cành khi chồi mới bắt đầu hé nở và bắt đầu có màu sắc.
Đối với hoa đã cắt, dùng khăn giấy loại bỏ bao phấn để ngăn ngừa vết phấn.
Các biện pháp làm hoa ly nở nhanh
Nguyên nhân hoa ly nở chậm
Loa kèn trồng dưới đất có xu hướng nở hoa mà không gặp quá nhiều vấn đề. Khi chúng không nở, đó là do một trong ba nguyên nhân. Những lý do này là:
Quá nhiều nitơ
Thiếu nước
Thiếu nắng
Biện pháp khắc phục
Nếu loa kèn của bạn không nở do quá nhiều nitơ, cây sẽ phát triển nhanh chóng và tươi tốt. Bạn cũng có thể nhận thấy một cạnh màu nâu trên lá. Quá nhiều nitơ sẽ khuyến khích tán lá phát triển nhưng sẽ ngăn cây ra hoa.
Chuyển phân bón của bạn sang loại phân bón có hàm lượng phốt pho cao hơn nitơ để làm cho hoa loa kèn nở hoa.
Nếu ly của bạn không được trồng ở khu vực có nhiều nước, điều này có thể khiến chúng không nở. Sự phát triển của cây loa kèn sẽ bị còi cọc, úa vàng và thỉnh thoảng bạn có thể thấy cây bị héo.
Nếu cây không nhận đủ nước, bạn có thể muốn cấy nó vào nơi nào đó sẽ có nhiều nước hơn hoặc đảm bảo rằng bạn đang bổ sung lượng nước mà nó có được.
Hoa ly cần nắng đầy. Nếu chúng được trồng ở nơi quá râm mát, chúng sẽ không nở hoa. Nếu nhận được quá ít ánh sáng, chúng sẽ còi cọc.
Nếu bạn nghĩ rằnghoa ly của bạn không nở vì chúng nhận được quá ít ánh sáng, bạn sẽ cần phải di chuyển chúng đến một vị trí nhiều nắng hơn.
Giữ hoa ly tươi lâu
Tránh xa ánh sáng mặt trời
Sau khi cắt, những bông hoa này thích môi trường mát mẻ hơn. Vì nó giúp tăng tuổi thọ của chúng và giữ cho những bông hoa trông tươi lâu hơn.
Để đảm bảo những cây hoa của bạn có cơ hội tươi lâu nhất. Hãy để chúng tránh ánh nắng trực tiếp và đặt ở nơi có nhiệt độ vừa phải.
Bổ sung nước thường xuyên
Giống như các loài hoa khác, loài hoa này cần nước ngọt để tươi. Đa số những người nhận được bó hoa ly sẽ chỉ cắm đầy bình một lần.
Nước có thể bị ứ đọng sau một thời gian có thể làm hoa bị héo. Để kéo dài tuổi thọ của hoa, bạn nên thay nước thường xuyên – hai hoặc ba ngày một lần là đủ.
Loại bỏ phấn hoa
Đối với nhiều loài hoa, phấn hoa đóng một phần quan trọng trong giải phẫu hoa. Tuy nhiên, đây không phải là trường hợp của hoa loa kèn. Trên thực tế, sự hiện diện của phấn hoa có thể gây ra một vấn đề lớn.
Nếu phấn hoa chạm vào cánh hoa của hoa, nó có thể ăn mòn chúng, làm giảm tuổi thọ của hoa.
Để bảo vệ hoa loa kèn của bạn và kéo dài tuổi thọ của chúng. Hãy cẩn thận loại bỏ phấn hoa khỏi mỗi nhị hoa, đảm bảo nó không chạm vào cánh hoa.
Làm thế nào để khiến cành đã cắt nở nhanh?
Nếu bạn muốn hoa loa kèn nhanh ra hoa, hãy cắt lại cành. Để hoa loa kèn uống nhiều chất lỏng và cung cấp nhiều hơi ấm cho hoa. Để có kết quả tốt nhất, hãy đặt trong phòng ấm, tránh ánh nắng trực tiếp.
Chúng nở trong bao lâu?
Khi bạn trưng bày hoa loa kèn đã cắt trong bình. Mức độ chăm sóc mà bạn sẵn sàng dành cho chúng sẽ xác định chúng sẽ tồn tại được bao lâu.
Trên thực tế, điều này có thể tạo nên sự khác biệt giữa chúng kéo dài vài ngày và vài tuần. Để có kết quả tốt nhất, hãy đổ nước ấm vào bồn rửa hoặc một cái xô và đặt các cành hoa loa kèn vào nước.
Cắt bỏ từ 3 đến 6 cm từ gốc của mỗi thân cây. Sử dụng một con dao sắc để cắt các thân cây ở một góc dưới nước.
Bước tiếp theo, bạn cần bỏ những chiếc lá bên dưới dòng nước. Vì chúng có thể bị thối. Cuối cùng, đổ đầy nước vào một chiếc bình sạch và thêm chất bảo quản hoa vào chất lỏng.
Cùng với cách làm hoa ly nở nhanh và bảo quản hoa ly tươi lâu, giúp bạn có thể thưởng thức những bông hoa xinh đẹp của mình trong khoảng thời gian tối đa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Trồng Hoa Sứ Trong Chậu Và Mẹo Ra Hoa Đẹp trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!