Đề Xuất 6/2023 # Làm Gì Khi Mất Tiền # Top 8 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Làm Gì Khi Mất Tiền # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Gì Khi Mất Tiền mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn có thể mất tiền vì cho bạn bè mượn mà họ không trả lại, cũng không tránh trường hợp có khi bạn bị lừa đảo, hay bạn dồn tiền vào công cuộc kinh doanh rồi thua lỗ, có khi đầu tư vào cổ phiếu rồi bị rớt giá thê thảm … Trong những tình huống đó, bạn phản ứng ra sao, bạn có biết mình cần phải làm gì?

Một trò chơi mà tôi vẫn thường đưa vào những chương trình huấn luyện về cảm xúc đối với tiền đó là trò chơi đổi tiền. Hai người ngồi cạnh nhau sẽ thành một cặp chơi, mỗi người lấy ra một tờ tiền bất kỳ mình có và cầm trên tay, mọi người đều phải cam kết thực hiện đúng theo yêu cầu của tôi dù trước đó tôi không tiết lộ trò này chơi như thế nào. Sau đó, tôi yêu cầu tất cả đều phải đổi tờ tiền của mình với người cùng cặp chơi.

Lúc này, trong khán phòng vỡ oà nhiều tiếng la hét, có người ré lên vì sung sướng, có người thét lên vì đau đớn, cũng có những tiếng cười sảng khoái…, đó là cảm xúc của những người được lời, bị lỗ, hoặc huề vốn. Nhiều người thậm chí lỗ rất nặng, họ đổi một trăm nghìn để chỉ lấy lại được năm trăm đồng. Không ít những người mất tiền đau đớn và bực dọc ra mặt, thậm chí có người rất cay cú với tôi vì thấy trò chơi này quá ác; một số người vẫn cố gượng cười vì sĩ diện, ra điều tiền không quan trọng với mình; số khác nài nỉ người bên cạnh đổi lại tiền, nhưng yêu cầu của trò chơi này là không cho đổi lại. Lúc đó tôi tuyên bố: “Mất tiền không quan trọng, bạn có thể kiếm gấp nhiều lần số tiền bạn mất với điều kiện bạn học được gì từ chuyện mất tiền!”

Thử quan sát cảm xúc của mình khi bạn bị mất tiền, cũng như quan sát cảm xúc của người khác khi họ mất tiền, bạn sẽ thấy: những ai kiếm tiền dễ dàng, khi mất họ không quá tiếc nuối; ngược lại, nếu phải khó khăn mới làm ra tiền, phải chắt bóp từng đồng mà bỗng chốc mất đi thì họ sẽ đau đớn, dằn vặt. Bạn cứ việc có cảm xúc, cứ việc trải nghiệm với những trạng thái tâm lý rất thật của mình, rồi sau đó hãy tỉnh táo nhìn lại: Vì sao mình mất tiền? Do mình thiếu khôn ngoan? Bởi quá tin người? Vì khờ khạo? Tại kém năng lực? Hay không biết quản lý tiền? Giỏi kiếm tiền nhưng không biết giữ tiền? Giỏi làm ra tiền nhưng không giỏi đầu tư tiền?…

Và khi tìm được nguyên nhân, hãy ra sức khắc phục chứ đừng để mình rơi vào những sai lầm tiếp theo. Đôi khi bạn sẽ thấy ấm ức vì không hiểu tại sao kết quả không như dự đoán của mình, từ một cơ hội có thể kiếm được khối tiền nhưng rồi lại bị mất trắng ngang xương. Lúc này, bạn thử nhìn lại khả năng thẩm định cơ hội, cách chọn người cùng làm, chọn ngành để đầu tư, chọn cơ hội kinh doanh của mình. Với những câu hỏi về đối tác, về thị trường, về cạnh tranh như vậy, bạn sẽ thu được cả một “sàng khôn” mà chỉ khi mất tiền bạn mới có cơ hội soi vào.

Nhưng cuối cùng, quan trọng nhất là bạn hãy xem vết thương cũ của lần mất tiền ấy ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Nó có đau đến mức khiến bạn sợ hãi hay “co rúm” người lại không? Nó có khiến bạn chạy trốn và bịt tai trước mọi cơ hội đến với bạn trong tương lai không? Hay nó giúp bạn tăng tự tin vì bạn biết rằng bây giờ mình đã cứng cáp hơn, khôn ngoan hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn? Lời đáp chỉ có khi bạn rút ra được bài học và làm chủ được cảm xúc của mình mỗi khi “đụng chạm” đến tiền. Lúc đó, việc mất tiền sẽ giúp cho bạn đến với những cơ hội kiếm nhiều tiền hơn gấp bội trong tương lai.

Nguồn: Kienthuckinhte.com

Làm Sao Để Tránh Mất Tiền Oan Khi Mua Nhà Đất Cuối Năm ?

Cuối năm là thời điểm vàng để người mua nhà đất hưởng nhiều ưu đãi, khuyến mãi từ các chủ đầu tư cũng như ngân hàng. Song, đây cũng là lúc mà “cò” bất lương và các công ty bất động sản chộp giật tung ra nhiều chiêu trò, mánh khóe hòng qua mặt người mua.

Kinh nghiệm mua nhà đất #1: Tỉnh táo trước các chương trình khuyến mãi của chủ đầu tư

Để kích cầu mua nhà cuối năm, nhiều chủ đầu tư bất động sản sẽ tung ra các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như chiết khấu % ngay trên giá bán, tặng vàng, tặng nội thất,…

Thông thường, các chương trình khuyến mãi này sẽ đi kèm các điều kiện khác nhau tùy dự án. Ngoài ra, các phần quà và chiết khấu cũng có quy định khác nhau, người mua nhà đất cuối năm cần hỏi kỹ để không phải thắc mắc về sau. Chẳng hạn:

Chiết khấu % trên giá bán là tính trên giá đã bao gồm VAT hay chưa?

Tặng vàng là tặng hiện vật hay quy đổi thành tiền mặt? Nếu quy đổi thành tiền mặt thì nhận hiện kim ngay hay trừ thẳng vào giá bán?

Tặng nội thất sẽ bao gồm những trang thiết bị gì? Thương hiệu và chất lượng nội thất được tặng ra sao? Có thể quy đổi thành tiền mặt được không?

Kinh nghiệm mua nhà đất #2: Tận dụng thời điểm ngân hàng hạ lãi suất cho vay

Quý cuối của năm 2020 được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ là thời điểm khởi sắc trở lại của thị trường nhà đất sau thời gian dài ảm đảm do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Do đó, hàng loạt ngân hàng tung ra các ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút người mua nhà đất cuối năm.

Theo Ragus cập nhật, hiện lãi suất cho vay mua nhà đang chạm mốc “thủng đáy”, chỉ 5.99%/năm. Đây là mức lãi suất cho vay mua nhà thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn đến 2% so với thời điểm đầu năm 2020.

Vì thế, người mua nhà đất cuối năm nên tận dụng cơ hội này để được hưởng mức lãi suất thấp hiếm có. Đối với các nhà đầu tư bất động sản bằng đòn bẩy vốn vay ngân hàng thì cuối năm cũng là một thời điểm đầu tư đáng cân nhắc.

Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có mức lãi suất cho vay, điều kiện về chứng minh thu nhập, thời gian xét duyệt, hạn mức giải ngân hay thời hạn cho vay tối đa khác nhau.

Lãi suất càng ưu đãi thì những điều kiện đi kèm sẽ càng chặt chẽ, quy trình khắt khe hơn, nhất là tại các ngân hàng nước ngoài. Người mua nhà cuối năm nên tìm hiểu kỹ ở các điểm này.

Kinh nghiệm mua nhà đất #3: Cẩn thận rơi vào “bẫy” lãi suất thả nổi

Cuối năm, nhiều ngân hàng, chủ đầu tư đưa ra các gói ưu đãi hấp dẫn dành cho khách vay tiền mua nhà như lãi suất cực thấp, thậm chí là 0% lãi suất! Tuy nhiên, nếu không thực sự hiểu đúng và đủ về các chính sách ưu đãi này, người vay tiền mua nhà rất dễ rơi vào “bẫy” tài chính.

Vay tiền mua nhà với lãi suất 0% là trả góp không lãi suất, thời gian ưu đãi thường kéo dài từ 12 – 24 tháng tùy vào chính sách của ngân hàng hay chủ đầu tư dự án. Sau thời gian ưu đãi, người vay tiền mua nhà phải trả lãi suất vay như thông thường.

Khi lãi suất trở về mức thả nổi có thể lên đến 11 – 12%/năm. Hiện nay, lãi suất thả nổi được các ngân hàng áp dụng theo công thức lãi suất tiết kiệm hoặc lãi cơ sở cộng với biên độ 3% – 4.5%.

Song, giá trị lãi suất thả nổi này thường chỉ được nhân viên tín dụng tư vấn … miệng, nhiều người mua nhà đất cuối năm bất cẩn hay thiếu hiểu biết nên nhầm lẫn giữa lãi suất ưu đãi và thả nổi, đến khi tiền lãi quá cao vượt ngoài khả năng chi trả thì “không biết khóc cùng ai”.

Do đó, khi chọn gói vay tiền mua nhà cuối năm, tốt nhất là bạn phải chủ động tìm hiểu thông tin, xem xét thời gian ưu đãi của gói vay là bao lâu, lãi suất sau ưu đãi được tính thế nào.

Khi vay cần hỏi rõ nhân viên ngân hàng cách thức tính hoặc cách cập nhật lãi suất sau mỗi kỳ điều chỉnh của ngân hàng,… rồi mới quyết định

Kinh nghiệm mua nhà đất #4: Kiểm tra kỹ pháp lý nhà đất

Người mua nhà đất cuối năm càng phải kiểm tra giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất; đề nghị chủ nhà hoặc môi giới cho xem bản chính có mộc đỏ của các loại giấy tờ.

Phòng công chứng: Giúp kiểm tra tình trạng giao dịch.

Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp quận/ huyện: Giúp kiểm tra các thông tin về việc thửa đất có quy hoạch, có bị thu hồi hoặc các hạn chế khác không.

Khi cảm thấy mọi thông tin đều hài lòng, người mua nhà đất cuối năm cần đề nghị chủ nhà đất cung cấp các giấy tờ khác như: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (trường hợp ly hôn hoặc chưa kết hôn cần giấy xác nhận tình trạng nhân thân)… và bạn chụp lại và lưu trữ để sử dụng khi thực hiện các thủ tục công chứng sau này.

Trường hợp mua nhà ở các dự án chưa xây dựng, người mua nhà đất cuối năm phải xem xét kỹ các yếu tố sau:

Dự án đã được cấp phép bán nhà hình thành trong tương lai chưa?

Dự án đã có Chứng thư bảo lãnh của ngân hàng chưa?

Uy tín của chủ đầu tư như thế nào?

Tiến độ thanh toán ra sao? Đóng bao nhiêu tiền thì được ký Hợp đồng mua bán?

Lưu ý, theo quy định của pháp luật, khi ký Hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai thì chủ đầu tư không được thu quá 30% giá trị hợp đồng.

Kinh nghiệm mua nhà đất #5: Đề phòng chiêu trò của “cò” bất lương, chộp giật

Lợi dụng tâm lý muốn nhanh mua nhà để kịp dọn vào trước Tết Nguyên đán của đông đảo khách hàng, nhiều “cò” bất lương và công ty bất động sản làm ăn chộp giật sẽ thực hiện các hành vi gian dối hòng qua mặt người mua.

Thời điểm cuối năm, trên các trang rao vặt trên mạng thường sẽ xuất hiện các tin rao bán nhà đất giá rẻ bất ngờ với các lý do nghe khá hợp lý như:

Bán nhà trả nợ trước Tết

Thanh lý hàng tồn từ chủ đầu tư nào đó

Ngân hàng thanh lý đất đai trước Tết

Nhiều người mua nhà cuối năm nhẹ dạ sẽ dễ dàng rơi vào bẫy của những tin rao này. Nhưng khi liên hệ muốn đi xem thực tế thì người mua lại bị dẫn đi xem nhà đất khác ở vị trí xa hơn rất nhiều so với những gì tin đăng rao mô tả.

Vì thế, người mua nhà đất cuối năm đừng nên ham những tin rao nhà đất “giá rẻ bất ngờ”. Đó không là bất ngờ như bạn vẫn tưởng đâu!

Những Người Thành Công Làm Gì Khi Gần Hết Tiền?

Làm tiếp thị trực tuyến

“Chúng tôi sẽ dành những đồng USD cuối cùng cho tiếp thị kỹ thuật số. Instagram có giá trị và dễ tiếp cận hơn so với bất kỳ cửa hàng bán lẻ nào trên Đại lộ Madison hoặc Rodeo Drive”, Nhà đồng sáng lập Emily Current và Giám đốc sáng tạo Meritt Elliott của Emily+Meritt nói.

Theo hai vị này, tiếp thị kỹ thuật số giúp nhãn hàng tương tác với khách hàng thuận lợi bằng nhiều cách thức từ thông điệp, hình ảnh đến chương trình khuyến mại và hơn thế.

Bỏ vào quỹ tiết kiệm hưu trí

“Công việc kinh doanh của tôi là giúp người Mỹ tiết kiệm được một quỹ hưu trí an toàn và chắc chắn. Tôi sẽ cảm thấy hối hận nếu tôi không làm điều tương tự cho bản thân và gia đình. Tôi sẽ bỏ số tiền còn lại vào quỹ hưu trí.

Tôi tiết kiệm không chỉ cho những lúc khó khăn mà cả những ngày thuận lợi, Tiết kiệm trong thời gian dài giúp tận hưởng ưu điểm của lãi kép. Vì vậy, trong khi tôi tiếp tục làm việc cho người khác thì tiền tiết kiệm tích lũy sẽ làm việc cho tôi”, Tom Zgainer, Nhà sáng lập kiêm CEO America’s Best 401K cho biết.

Giữ lại số tiền đó

“Lời khuyên đầu tiên của tôi là đừng tiêu sạch tiền của mình. Khi phát triển kinh doanh, tôi và chồng rất tập trung vào doanh thu và lợi nhuận vì tin rằng đó là chìa khóa của thành công.

Nhưng nếu chỉ còn lại vài USD, tôi sẽ không tiêu chúng. Tôi sẽ lao ra ngoài, cố gắng thúc đẩy doanh số và tăng doanh thu. Tăng trưởng doanh thu sẽ giải quyết được khó khăn”, Marla Beck, Nhà sáng lập kiêm CEO Bluemercury nói.

Mua một bộ vest đẹp

“Khi bắt đầu nghiêm túc với nghề nghiệp của mình, tôi mua một bộ vest đẹp. Tôi nhận thấy khi ăn mặc đẹp, tôi tạo được uy tín với những người tôi gặp và chính mình. Tôi thấy tự tin trong mỗi cuộc hẹn.

Judith Rasband từng nói ‘Cách chúng ta ăn mặc ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách người khác phản hồi chúng ta’.

Trong khi nhiều người nghĩ điều này không quan trọng, nhưng thật sự không nên bỏ qua việc trông diện mạo bạn ra sao. Ăn vận để thành công. Nó khiến mọi người tin tưởng để làm ăn với bạn. Và điều đó tạo ra sự khác biệt”, Peter Hernandez, Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Teles Properties khuyến nghị.

Đầu tư vào bất động sản

“Nếu chỉ còn vài USD cuối cùng, tôi sẽ đầu tư vào bất động sản để có thu nhập và ổn định tài chính. Tôi sẽ chọn bất động sản có tiềm năng cao. Sau đó, tôi sẽ cho thuê nó, sử dụng thu nhập đó để trả các nghĩa vụ tài chính và tiết kiệm phần còn lại hoặc tái đầu tư.

Cái hay của bất động sản là bạn không phải bỏ tiền ra để đầu tư vào nó. Bạn có thể thuê, tìm một đối tác có nguồn tài chính hoặc gây quỹ.

Khi thiếu tiền, bạn nên tối đa hóa giá trị của những đồng tiền còn lại. Khi bạn đặt mục tiêu với viễn cảnh tích cực, một đồng USD có thể tạo ra nhiều khác biệt”, Andres Pira, Nhà đồng sáng lập kiêm CEO Blue Horizon Developments, tác giả sách”Homeless to Billionaire: The 18 Principles of Wealth Attraction and Creating Unlimited Opportunity “, cho lời khuyên.

Đi mua một công ty

“Tôi sẽ sử dụng số tiền còn lại để mua công ty tiếp theo. Hầu hết mọi người nghĩ rằng, một thương vụ kinh doanh chỉ xoay quanh việc trả tiền ngay hay để nợ và trả vào một thời gian sau. Đó là giới hạn mà mọi người nghĩ, có lẽ do hầu hết suy luận từ việc mua nhà thì cần trả tiền mặt cộng với thế chấp để vay phần còn lại.

Tuy nhiên, các thương vụ kinh doanh có nhiều thông số hơn việc trả tiền ngay hay trả tiền sau. Thông qua mối quan hệ và cấu trúc trong thỏa thuận, bạn vẫn có khả năng mua được một công ty với giá một USD”, Jeremy Harbour, Nhà đầu tư, chuyên gia M&A, Nhà sáng lập kiêm CEO Unity Group và Harbour Club, tác giả của cuốn sách “Go Do!” và cuốn “Agglomerate: From Idea to IPO in 12 Months”, nêu ý tưởng.

05. Vượt Qua Nỗi Lo Mất Tiền

Nhiều người hiểu biết về tài chính nhưng vẫn không thể phát triển được những cột tài sản có thể cho phép họ sống cuộc sống an nhàn. Có 2 lý do chính là sự lo sợ và nỗi hoài nghi.

Lý do thứ 1

Hãy vượt qua nỗi lo bị mất tiền. Tôi chưa bao giờ gặp ai thực sự muốn bị mất tiền cả. Và suốt đời tôi cũng không gặp được người giàu nào mà chưa từng bị mất tiền. Nhưng tôi đã gặp rất nhiều người nghèo không bao giờ để mất một xu nào.

Nỗi lo bị mất tiền là rất thực tế. Mọi người đều lo, ngay cả những người giàu. Nhưng nỗi lo đó không phải là vấn đề.Vấn đề là bạn xử lý nỗi lo đó như thế nào, xử lý việc mất mát như thế nào, xử lý các sai lầm như thế nào… đó mới chính là điều làm nên sự khác biệt trong cuộc sống mỗi người. Điều này đúng với mọi thứ chứ không chỉ riêng tiền bạc. Khác biệt chủ yếu giữa người giàu và người nghèo chính là cách họ điều khiển nỗi sợ đó.

Có sợ cũng không sao cả. Nhắc đến tiền bạc mà tỏ ra nhát gan cũng không sao. Bạn vẫn có thể giàu được. Chúng ta đều là những anh hùng ở một mặt nào đó và là những kẻ hèn nhát ở những khía cạnh khác. Vợ của bạn tôi là một y tá ở phòng cấp cứu. Mỗi lần nhìn thấy máu là cô lại lao vào hành động ngay, nhưng khi tôi nói đến việc đầu tư thì cô ấy chạy trốn mất. Còn tôi, mỗi lần nhìn thấy máu, tôi không hề chạy đi mà chỉ lăn ra bất tỉnh.

Người cha giàu rất hiểu nỗi ám ảnh về tiền bạc. Ông nói: “Một số người rất sợ rắn. Một số khác rất sợ bị mất tiền. Cả hai đều là những kiểu ám ảnh.” Vì vậy, giải pháp của ông với nỗi ám ảnh bị mất tiền là: “Nếu anh ghét mạo hiểm và lo lắng, hãy bắt đầu mọi việc ngay từ sớm.” Đó là lý do tại sao các ngân hàng thường khuyến khích bạn biến việc tiết kiệm thành một thói quen ngay khi còn nhỏ. Nếu bắt đầu lúc còn trẻ, bạn sẽ rất dễ làm giàu.

Nếu bạn có ít tiền mà muốn làm giàu, bạn cần phải “tập trung” chứ không nên “cân đối”. Nếu nhìn vào điểm khởi đầu của một nhân vật thành công, bạn sẽ thấy họ không hề cân bằng. Những người cố làm cho cân bằng đều không đi đến đâu cả. Để tiến lên, đầu tiên bạn phải làm cho không cân đối. Cứ thử nhìn cách bước đi của bạn mà xem.

Nếu bạn thực sự khao khát được giàu có, bạn phải có sự tập trung. Hãy đặt nhiều quả trứng vào ít rổ thôi. Đừng làn như những gì mà người nghèo và người trung lưu thường làm: đặt thật ít trứng vào nhiều rổ.

Nếu bạn ghét bị mất mát, hãy chơi an toàn. Nếu những mất mát làm cho bạn yếu đi, hãy chơi an toàn. Hãy đi cùng sự đầu tư cân đối. Nếu bạn đã quá 30 tuổi và rất sợ phải mạo hiểm thì đừng thay đổi. Hãy chơi an toàn nhưng hãy bắt đầu thật sớm. Hãy bắt đầu tích lũy giỏ trứng của bạn càng sớm càng tốt vì việc đó sẽ rất mất thời gian. Nhưng nếu bạn đang ôm giấc mộng tự do, câu hỏi đầu tiên bạn phải tự hỏi mình là: “Tôi sẽ phản ứng lại với thất bại như thế nào?” Nếu thất bại truyền cảm hứng cho bạn chiến thắng, thì có thể bạn nên đi theo chúng – nhưng chỉ “có thể” thôi. Nếu thất bại làm cho bạn yếu đi hay khiến bạn cáu kỉnh và nóng nảy – như những đứa bé hư hỏng gọi luật sư đến để sắp xếp việc kiện cáo mỗi lần có chuyện xảy ra – thì hãy chơi cho an toàn. Hãy giữ lấy công việc hàng ngày hoặc là mua công trái hay các dạng ngân phiếu. Nhưng hãy nhớ rằng dù chúng có an toàn hơn thì vẫn luôn có một chút mạo hiểm trong những công cụ này.

Tôi nói tất cả những điều này vì chỉ muốn bạn nhớ rằng: sắp xếp cột tài sản là một việc rất dễ dàng. Nó thực sự là một trò chơi đòi hỏi ít năng khiếu. Nó không cần phải học hỏi nhiều, chỉ cần điểm 5 là đủ. Nhưng dấn vốn cho cột tài sản là một trò chơi đòi hỏi rất nhiều sự can đảm, kiên nhẫn và một thái độ hào hiệp khi thất bại. Những người thua trận luôn né tránh thất bại. Nhưng thất bại lại biến người thua trận thành người chiến thắng.

Lý do thứ 2

Hãy vượt qua sự hoài nghi. “Trời sắp sập! Trời sắp sập?” Hầu hết chúng ta đều biết câu chuyện về “chú gà con”, chạy quanh sân gà vịt thông báo một sự tận số sắp đến. Sâu thẳm trong tâm hồn của mỗi chúng ta đều có một “chú gà con” như vậy. Tất cả chúng ta đều là những “chú gà con”, khi nỗi sợ hãi và sự nghi ngờ che phủ suy nghĩ của chúng ta.

Tất cả chúng ta đều có những mối nghi ngờ, đại loại như: “Tôi không khôn ngoan”. “Tôi không đủ khả năng.” “Có rất nhiều người tài giỏi hơn tôi.” Và những mối nghi ngờ này làm tê liệt chúng ta. Hoặc chúng ta luôn tự hỏi: “Điều gì sẽ xảy ra nếu nền kinh tế bị khủng hoảng ngay sau khi tôi bỏ tiền đầu tư?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không làm chủ được và không thể lấy tiền lại?” “Điều gì sẽ xảy ra nếu mọi thứ không theo kế hoạch?”…

Hoặc chúng ta có những người bạn hay những người ta yêu mến luôn nhắc nhở chúng ta về những thiếu sót của chúng ta bất kể chúng ta hỏi họ chuyện gì. Họ thường nói: “Sao anh lại nghĩ rằng anh có thể làm được điều đó chứ?” “Nếu đó là một ý tưởng hay thì tại sao không ai chịu làm?”, “Điều đó không bao giờ thực hiện được. Anh không biết anh đang nói gì cả”. Những lời lẽ đầy nghi hoặc này thường nhiệt tình đến mức chúng ta không thể bắt tay hành động được nữa. Trong lòng chúng ta có một cảm giác khủng khiếp, đến độ chúng ta không tiến được lên phía trước. Vì vậy mà ta đứng lại với những gì an toàn và để cơ hội vuột qua. Chúng ta nhìn đời trôi đi khi chúng ta ngồi im bất động với một khối u nhạt nhẽo trong cơ thể. Tất cả chúng ta đều cảm thấy điều này vào một lúc nào đó trong cuộc sống, một số người thường xuyên hơn những người khác.

Người cha giàu nói: “Những người yếm thế không bao giờ chiến thắng. Sự nghi ngờ cùng với nỗi lo sợ chính là hai nhân tố tạo nên một người yếm thế. Những người yếm thế thì hay phê bình, còn những người chiến thắng thì phân tích mọi việc”.

Người cha giàu giải thích rằng những lời chỉ trích làm cho người ta mù quáng, còn những lời phân tích lại giúp con người sáng mắt ra. Sự phân tích giúp người chiến thắng nhận ra những cơ hội mà người khác bỏ qua, và đây chính là chìa khóa của mọi thành công. Trong thị trường chứng khoán, tôi thường nghe người ta nói: “Tôi không muốn mất tiền.” À, vậy thì điều gì làm cho họ nghĩ là tôi hay những người khác thích được mất tiền chứ? Họ không làm ra tiền vì họ đã chọn không để mất tiền. Thay vì phân tích sự việc, họ từ chối một phương tiện đầu tư đầy quyền lực khác…

Mỗi khi tôi thấy người ta tập trung quá nhiều vào chuyện “Tôi không muốn” hơn là những gì họ thực sự muốn, tôi biết rằng “tiếng ồn” trong đầu họ quá lớn. Những “chú gà con” đã chiếm lĩnh đầu óc của họ và đang la um lên: “Trời sắp sập”. Vì vậy mà họ né tránh những gì họ “không muốn”, nhưng họ phải trả một cái giá quá lớn. Có thể họ sẽ không bao giờ đạt được những gì họ muốn.

Nguồn: Cha giàu Cha nghèo (nguyên tác tiếng Anh: Rich dad Poor dad của Robert T.Kiyosaki và Sharon L.Lechter; biên dịch: Thiên Kim, Nhà xuất bản Trẻ). Đặt tựa và trích lược bởi BeRich.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Gì Khi Mất Tiền trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!