Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Sao Để Giúp Bé Tăng Cân Khỏe Mạnh? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Con biếng ăn, thiếu cân hay tăng cân chậm luôn là nỗi lo lắng khôn nguôi của các bậc phụ huynh. Có rất nhiều lý do làm cho trẻ tăng cân chậm như do trẻ biếng ăn, do nuôi dưỡng không đúng cách, trẻ quá hiếu động hay do bé bị bệnh thường xuyên…
Trong số các lý do nuôi dưỡng không đúng cách thì tình trạng thiếu sữa mẹ, mẹ cai sữa sớm mà không dùng sữa thay thế cho bé, bé không bú đủ sữa, cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá trễ, cho trẻ ăn thiếu chất béo, trẻ không chịu ăn xác thịt cá rau củ do cách chế biến không phù hợp, cho trẻ kiêng ăn khi trẻ bệnh, chỉ hầm xương nấu cháo hay cho trẻ ăn cháo xay kéo dài dù con đã mọc rất nhiều răng… là những nguyên nhân thường gặp ở trẻ nhỏ.
Để giúp phát hiện sớm tình trạng này, phụ huynh cần chú ý theo dõi cân nặng của con hàng tháng rồi chấm lên biểu đồ tăng trưởng chuẩn để so sánh.
Khi phát hiện con bị đứng cân hay chậm tăng cân liên tiếp 2-3 tháng, phụ huynh cần sớm đưa trẻ đi khám BS ngay để tìm nguyên nhân và cần xem lại và điều chỉnh số lượng và chất lượng của bữa ăn sao cho hợp lý theo độ tuổi cũng như chọn loại sữa phù hợp cho con để giúp con mau phục hồi và bắt kịp đà tăng trưởng.
Việc phát hiện và điều trị sớm lúc này là rất quan trọng vì sẽ giúp trẻ phòng chống bị suy dinh dưỡng hay tình trạng còi cọc về sau.
– Đối với trẻ dưới 12 tháng: nên cho trẻ ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, tập cho ăn dặm từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, từ một loại thực phẩm đến nhiều loại thực phẩm và cần tập ăn luôn cả xác (thịt, cá, rau…). Trẻ 6-7 tháng, thức ăn chính vẫn là sữa, chỉ cho ăn 1-2 bữa bột/ngày kèm ít nước trái cây, ít trái cây chín tán nhuyễn. Trẻ 8-9 tháng: thức ăn chính cũng vẫn là sữa, tập ăn 2 chén bột hay cháo/ngày, mỗi chén tập ăn phải đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, béo, đạm, rau/củ và nêm nhạt với ít muối I-ốt hay nước mắm I-ốt. Trẻ 10-12 tháng: sữa 3-5 lần/ngày, kèm ăn 3 chén cháo đặc đủ chất (đủ 4 nhóm thực phẩm), ăn thêm sữa chua, trái cây, bánh Flan, phô mai…
– Đối với trẻ từ 12 tháng trở lên: cần cho trẻ ăn đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm (bột, béo, đạm, rau) trong mỗi bữa ăn chính. Ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ cần ăn thêm 3 bữa phụ với khoảng ít nhất 500-600ml sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, và nên dùng thêm các loại sữa giàu năng lượng và dưỡng chất để giúp trẻ mau tăng cân đạt chuẩn. Cần tạo sự hấp dẫn, ngon miệng và vui vẻ khi trẻ ăn, không làm trẻ hoảng sợ khi ăn.
Lưu ý, không nên cho con kiêng khem quá mức khi trẻ bệnh và cần tăng thêm bữa ăn phụ, trứng, sữa… ngay sau khi con vừa hết bệnh, cần kéo dài như vậy ít nhất 1-2 tuần để giúp con tăng cân bù lại số cân đã mất do bị bệnh.
Bên cạnh việc cho trẻ ăn đúng, cần khuyến khích trẻ vận động, chạy nhảy ngoài trời, cho trẻ ngủ đủ giấc, ngủ sớm trước 10 giờ đêm, tiêm chủng đúng lịch và nhớ theo dõi cân nặng và chiều cao của các con hàng tháng rồi so sánh với chuẩn của biểu đồ tăng trưởng để can thiệp kịp thời trước khi quá muộn!
Chúc các bậc phụ huynh luôn thành công trong việc chăm sóc các con yêu của mình và chúc các bé luôn tăng trưởng thật tốt & khỏe mạnh!
ThS. BS. Trần Thị Hồng Loan Chuyên gia dinh dưỡng NutiFood
Năm 2016 vừa qua, thực phẩm bổ sung GrowPLUS+ của NutiFood đã trở thành nhãn hàng tiêu thụ Số 1 Việt Nam trong phân khúc Sản phẩm Đặc trị dành cho trẻ em, được chứng nhận bởi Tổ chức Nghiên cứu thị trường Nielsen (theo số liệu nghiên cứu từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2016).
Đây là một thành quả đáng tự hào của các Chuyên Gia Dinh Dưỡng NutiFood, từ sự am hiểu thể trạng trẻ em Việt Nam sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, đã cho ra đời dòng sản phẩm GrowPLUS+ – dinh dưỡng hiệu quả dành cho trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi.
Với công thức Weight Pro+ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều dưỡng chất như MCT, DHA, AA, Lysine, Kẽm, Selene, FOS/ Inulin, Vitamin các nhóm A, B, C, E, Taurine, Choline… GrowPLUS+ của NutiFood giúp kích thích trẻ ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa, hỗ trợ phát triển trí não và giúp tăng cường sức đề kháng. GrowPLUS+ của NutiFood đã dược chứng nhận lâm sàng với những hiệu quả mang lại cho trẻ như giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao sau 3 tháng, giảm tỷ lệ biếng ăn 45.9%, GrowPLUS+ đã được tin dùng bởi hơn 93.4% các Mẹ.
Chất lượng của GrowPLUS+ được đảm bảo bởi hệ thống Quản lý Chất lượng ABS-QE Hoa Kỳ, giúp trẻ tăng cân khỏe mạnh, ba mẹ yên tâm, hài lòng về sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hãy chia sẽ bài viết nếu bạn thấy có ích! 🙂
Tin Liên Quan
Làm Sao Để Bé Bú Mẹ Tăng Cân Nhanh Và Luôn Khỏe Mạnh?
Hầu hết các em bé bú sữa mẹ sẽ nhận được đầy đủ dinh dưỡng và tăng cân theo một mô hình phù hợp, miễn là các em bé bám tốt và bú mẹ thường xuyên.
by Nguyễn Phương226 Views
Tại sao bé bú mẹ tăng cân chậm?
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể giảm tới 10% trọng lượng sơ sinh trong tuần đầu tiên. Sau đó, khi trẻ được 2 tuần tuổi, trẻ sẽ lấy lại được trọng lượng đã mất. Sau đó, trong ba tháng tiếp theo hoặc lâu hơn, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tăng cân đều đặn, khoảng một ounce mỗi ngày.
Tất nhiên, mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau và một số bé có thể phát triển chậm hơn hoặc nhanh hơn so với những em bé khác. Điều này là bình thường và khá phổ biến.
Tăng cân là dấu hiệu tốt nhất cho thấy trẻ đang bú đủ sữa mẹ và có sức khỏe tốt. Khi một em bé tăng cân chậm hơn dự kiến, điều đó có nghĩa là bé đã không nhận được đủ sữa theo nhu cầu.
Vì vậy, nếu em bé của bạn không trở lại cân nặng lúc sinh trong vòng hai tuần hoặc không tăng cân liên tục sau đó hoặc tăng cân chậm, đó thực sự là một vấn đề cần quan tâm.
Em bé không được bú đủ và thường xuyên
Nếu bé không bú đúng cách hoặc chỉ bám miệng vào núm vú của bạn mà không bú sữa, bé sẽ không thể bú đủ sữa được.
Em bé không bú đủ lâu trong mỗi lần bú
Cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ ít nhất cách 2 đến 3 giờ một lần trong ngày và đêm, trong 6 đến 8 tuần đầu tiên. Những tuần tiếp theo, nên bú theo một lịch trình cụ thể và tăng thời gian bú sữa lên. Nếu em bé muốn bú mẹ thường xuyên hơn, hãy đáp ứng điều đó.
Em bé đang bị đau hoặc bị bệnh
Trẻ sơ sinh nên bú sữa mẹ khoảng 8 đến 10 phút mỗi bên vú. Trong vài tuần đầu, hãy cố gắng giữ cho bé tỉnh táo và tích cực bú càng lâu càng tốt. Khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ tự động bú nhiều hơn theo nhu cầu của mình.
Nếu bé không cảm thấy thoải mái vì bị thương, bị sốt hoặc bị bệnh ví dụ như nhiễm trùng nấm trong miệng, tiêu chảy, đau bụng, cúm,… bé có thể chán ăn và không thể bú sữa mẹ tốt như bình thường, dẫn đến tăng cân chậm.
Người mẹ ít sữa
Bé sơ sinh bị nôn chớ thường xuyên sau khi bú thường không nhận được đầy đủ sữa mẹ. Không những vậy, axit từ dạ dày trào ngược lên có thể gây kích ứng cổ họng và thực quản; làm cho bé cảm thấy đau đớn khi bú sữa, từ đó bé từ chối bú sữa mẹ.
Em bé bị vàng da
Một nguồn sữa thấp có thể khiến em bé không được bú đủ sữa theo nhu cầu. Đó là một vòng luẩn quẩn, bé bú sữa ít dẫn đến bầu ngực tạo ít sữa đi và ngược lại.
Trẻ sơ sinh bị vàng da sẽ có tông màu vàng trên da, triệu chứng rất rõ ràng. Vàng da có thể làm cho em bé rất buồn ngủ và không quan tâm đến việc cho bú sữa.
Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh?
Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang ngậm ti đúng và đang bú sữa thực sự.
Cho bé bú sữa mẹ cứ cách 2 đến 3 giờ và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu đói. Đừng cho em bé bú theo lịch trình của một em bé bú sữa công thức, cứ cách 3 đến 4 giờ. Vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với sữa bột/sữa công thức, do vậy trẻ sơ sinh bú sữa mẹ cần ăn thường xuyên hơn.
Tránh xa núm vú giả trong 4 đến 6 tuần đầu tiên . Nếu em bé ngậm núm vú giả thay vì bú ở vú, em bé sẽ không bú được nhiều sữa mẹ.
Cố gắng giữ em bé tỉnh táo trong khi bú trong khoảng 15- 20 phút/lần. Nếu bạn có một trẻ sơ sinh hay buồn ngủ, hãy cố gắng giữ cho bé tỉnh táo bằng cách cù lét đôi chân, thay đổi vị trí bú, thay tã,vv…
Nếu vấn đề là nguồn sữa mẹ, hãy thực hiện các bước để tăng sản lượng sữa. Bên cạnh việc cho con bú thường xuyên hơn, bạn có thể ăn thêm một số thức ăn tăng cường sữa vào bữa ăn của bạn.
Hỏi một người bạn, người thân có kinh nghiệm cho con bú, bác sĩ của bạn, một nhà tư vấn cho con bú hoặc các bà mẹ trong một nhóm nuôi con bằng sữa mẹ. Bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và cách giải quyết nhanh nhất, phù hợp nhất.
Nếu cần thiết, bạn có thể cho em bé uống bổ sung sữa công thức hoặc sữa bột.
Hy vọng rằng, qua những thông tin trên, thắc mắc “Làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh và luôn khỏe mạnh?” của bạn đã được giải tỏa hoàn toàn.
Cách Giúp Bé Sơ Sinh Mau Tăng Cân Bụ Bẫm Nhanh Chóng Khỏe Mạnh An Toàn
Nguyên nhân bé chậm tăng cân
Các bậc cha mẹ muốn giúp con tăng cân nhanh chóng đều đặn cần phải biết rõ nguyên nhân & dấu hiệu trẻ sơ sinh không tăng cân ở bé thì mới có biện pháp phù hợp.
1. Bé sinh non
Sự ra đời khi chưa đủ tuần tuổi phát triển trong bụng mẹ là một nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng chậm tăng cân của trẻ. Nhưng trẻ sinh non không chỉ chậm tăng cân mà sức khỏe cũng yếu hơn những trẻ sinh đủ tháng.. trẻ sơ sinh không tăng cân trong tháng đầu
2. Không đủ chất khi mang thai
Nguồn dinh dưỡng cho thai nhi chủ yếu do người mẹ cung cấp nên trong quá trình mang thai việc không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai phụ sẽ ảnh hưởng lớn đến cân nặng của trẻ khi chào đời và phát triển.Chưa kể, những chị em khi mang bầu mà vẫn hút thuốc và lạm dụng ma túy sẽ đặt con vào nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân khi chào đời và tăng trưởng về thể chất, tinh thần chậm sau khi sinh.
3. Bé bị rối loạn sức khỏe
Các phụ huynh nên biết rằng, nếu bé sơ sinh bị một số rối loạn y tế cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của một em bé. Những rối loạn sức khỏe này sẽ nâng cao nhu cầu calo của cơ thể trong khi cơ thể bé lại không hấp thụ và ăn uống được tốt. Kết quả là, em bé nhà bạn sẽ không tăng cân hoặc tăng chậm.
4. Mắc các bệnh giun sán
Vì bé đã bị các ký sinh trùng đường ruột này chia bớt lượng thức ăn ăn vào. Bố mẹ cần tẩy giun định kỳ cho con 6 tháng/lần.
5. Dinh dưỡng không đủ chất
Do quá bận bịu hay điều kiện gia đình mà bạn không thể đảm bảo nguồn dinh dưỡng cân bằng trong bữa ăn của trẻ. Điều này khiến cho nhu cầu cơ thể không được đáp ứng dẫn đến tình trạng chậm tăng cân ở trẻ.
Cách giúp bé sơ sinh mau tăng cân
Có rất nhiều cách giúp cho bé sơ sinh tăng cân từ chế độ sinh hoạt cho đến chế độ cho bé bú hàng ngày để các mẹ áp dụng thực hiện cho con.
1. Cho bé ngủ đủ giấc trong ngày
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhất là trẻ nhỏ. Trẻ ngủ được, ngủ ngon, ngủ đủ giấc bé sẽ phát triển tốt. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 11 giờ hằng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hóc môn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
2. Cho bé bú đúng cách hợp lý
Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia. làm sao để bé bú mẹ tăng cân nhanh
Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau, sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát, còn sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.
Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu, do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.
Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên, nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.
Ngoài ra, muốn bé mau tăng cân nên đáp ứng 3 nhu cầu chính yếu: ăn, ngủ, vận động – bổ sung cho nhau chứ không thay thế nhau. trẻ sơ sinh tăng cân thế nào là hợp lý
Dinh dưỡng cho bé ăn dặm tăng cân nhanh
1. Sữa nguyên kem
Sữa nguyên kem có thể giúp bé tăng cân. Không những có đầy đủ canxi và các chất dinh dưỡng của sữa bình thường, sữa nguyên kem còn nhiều calo và chất béo hơn. Mỗi sáng cho con uống một ly sữa nguyên kem sẽ giúp bé đầy đủ chất béo cần thiết. trẻ tăng cân chậm nên uống sữa gì
Tuy nhiên mẹ cần nhớ, chỉ cho trẻ trên 1 tuổi uống sữa nguyên kem. Ngoài ra, không nên cho bé uống sữa nguyên kem trước khi đi ngủ vì loại sữa này khó tiêu hơn sữa tách béo, sẽ khiến trẻ khó chịu, khó ngủ vì đầy bụng. sữa giúp trẻ sơ sinh tăng cân nhanh
Hầu hết các loại hạt ngũ cốc đều rất giàu Vitamin E, protein và chất béo. Mẹ có thể thêm một ít hạt ngũ cốc trộn cùng cháo nếu trẻ đã trên 8 tháng. Tuy nhiên phải chắc chắn hạt đã được ninh nhừ nghiền nhuyễn để tránh hóc nghẹn.
Khoai tây có thể giúp trẻ tăng cân. Đây là nguồn carbohydrates và năng lượng tuyệt vời. Khoai tây rất dễ chế biến, cháo, súp hay canh khoai tây hầm thịt hoặc khoai tây nghiền trộn phô mai đều là những món ăn “siêu tăng cân”.
4. Khoai lang
Khoai lang là giàu đường và beta carotene. Mẹ có thể cho bé ăn khoai lang nghiền, khoai trộn sữa, pho mát hoặc làm thành bánh nướng cùng quả táo ngọt và thịt gà.
Trứng là có rất nhiều protein.Trẻ sơ sinh trên 8 tháng có thể bắt đầu ăn lòng đỏ trứng và trên 1 tuổi có thể ăn nguyên quả.
Thêm một muỗng cà phê bơ vào thức ăn của bé như giúp hàm lượng dinh dưỡng tăng vượt bậc. Tuy nhiên mẹ không được quá lạm dụng bơ bởi có tới 97% thành phần của bơ là chất béo và có thể gây ra bệnh béo phì ở trẻ.
Bí Quyết Giúp Mẹ Mang Thai Không Tăng Cân Nhiều Mà Em Bé Lại Khỏe Mạnh, Tăng Trưởng Tốt
Bắt đầu mang thai khi đang ở cân nặng khỏe mạnh
Điều quan trọng nhất bạn có thể làm trước khi mang thai, ngoài việc uống vitamin trước khi sinh, đó là bắt đầu mang thai với cân nặng khỏe mạnh. Nếu bạn đang có dự định mang thai, hãy tìm một bác sĩ dinh dưỡng để đo chỉ số khối cơ thể và giảm cân nếu cần.
Ăn uống điều độ
Bạn không cần thêm nhiều calo mỗi ngày để nuôi dưỡng em bé. Trong tam cá nguyệt thứ hai, bạn chỉ cần khoảng 340 calo mỗi ngày. Đến tam cá nguyệt thứ ba bạn cần 450 calo mỗi ngày. Người thiếu cân hay thừa cân sẽ cần lượng calo khác.
Hãy ăn nhiều bữa nhỏ, có protein nạc, trái cây và rau quả. Sau đó ăn nhẹ với những thực phẩm lành mạnh giữa các bữa ăn. Bữa ăn nhẹ nên có protein, chất xơ và chất béo lành mạnh.
Uống đủ nước
Bạn cũng có thể theo dõi nước tiểu. Nếu nước tiểu vàng, bạn cần uống nhiều nước hơn. Uống nước cũng giúp giảm táo bón khi bạn mang thai.
Thỏa mãn cơn thèm ăn một cách lành mạnh
Rất khó để bạn tránh khoai tây chiên và đồ ngọt hoàn toàn khi mang thai. Một lúc nào đó cơn thèm sẽ đến giới hạn.
Ăn tinh bột tốt
Tinh bột là cứu cánh cho bà bầu, đặc biệt là những người bị buồn nôn và ốm nghén nhiều. Nhưng thực phẩm giàu tinh bột đơn giản như bánh mì trắng, gạo và mì ống làm tăng lượng đường trong máu của bạn mà không cung cấp cho bạn chất dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt.
Vì thế, bạn nên các loại tinh bột phức tạp. Ví dụ như gạo nâu, quinoa, và bánh mì ngũ cốc nguyên hạt. Nó không chỉ cung cấp cho bạn và em bé nhiều dưỡng chất, mà còn giúp bạn no lâu hơn.
Đi bộ mỗi ngày
Điều có giá trị nhất mà bất kỳ phụ nữ mang thai nào cũng có thể làm là đi bộ. Ban đầu, bạn có thể đi bộ 10 phút mỗi ngày. Cứ sau 30 ngày, bạn lại tăng thêm 10 phút. Như vậy hết 3 tháng đầu mang thai, bạn đã đi bộ được 30 phút.
Hãy tiếp tục thời gian đi bộ này trong suốt thai kì. Bạn cũng có thể dùng một thiết bị để đếm 10.000 bước chân mỗi ngày. Nghe con số này rất lớn, nhưng mọi bước đi bộ xung quanh nhà vẫn được tính. Bạn sẽ bớt đau nhức và giữ được cân nặng của mình.
Đừng dừng tập thể dục
Tận hưởng món ăn yêu thích mỗi tuần một lần
Một món ăn yêu thích sẽ giúp bạn có tinh thần tốt hơn. Vì thế nếu bạn thích một món ăn không lành mạnh, không cần dừng ăn hoàn toàn. Nhưng chỉ nên ăn món ấy mỗi tuần một lần thôi.
Thường xuyên trao đổi với bác sĩ về vấn đề cân nặng
Mỗi lần khám thai, bạn nên theo dõi chỉ số khối cơ thể và trao đổi với bác sĩ. Nếu cần, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn tăng cân lành mạnh khi mang thai.
Cho con bú nếu bạn có thể
Mẹo này không hữu ích khi bạn mang thai. Nhưng bạn cần biết cho con bú sẽ giúp bạn giảm cân tự nhiên sau khi sinh. Mỗi ngày cho con bú bạn đốt cháy 500 calo. Và chỉ cần trong tuần đầu tiên, bạn có thể giảm khoảng 9kg do bớt trọng lượng em bé, nhau thai và nước ối.
Tăng cân nhiều không có nghĩa là em bé khỏe mạnh và to lớn. Vì thế bạn nên ghi nhớ 10 bí quyết này để mang thai không tăng cân quá mức cần thiết. Hãy chú trọng thực phẩm nhiều dinh dưỡng thay vì ăn thật nhiều khi bạn mang thai.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Sao Để Giúp Bé Tăng Cân Khỏe Mạnh? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!