Đề Xuất 6/2023 # Làm Sao Để Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh Của Mình Hiệu Quả Nhất? # Top 9 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Làm Sao Để Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh Của Mình Hiệu Quả Nhất? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Sao Để Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh Của Mình Hiệu Quả Nhất? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả là một ebook trình bày đầy đủ về cách lập và triển khai một dự án kinh doanh. Với những kiến thức đầy đủ, bạn có thế triển khai ngay ý tưởng của mình và gặt hái thật nhiều thành công.​

Cách hoạch định một kế hoạch kinh doanh hiệu quả

1. Kế hoạch kinh doanh là gì? 

Kế hoạch kinh doanh là một bản tổng hợp tất cả các nội dung chứa trong các kế hoạch của các bộ phận thuộc doanh nghiệp như kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính và được doanh nghiệp hoạch định cho tương lai. Nghĩa là bản kế hoạch kinh doanh sẽ đưa ra cách thức nào đó nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra trên cơ sở hiện tại của doanh nghiệp

2. Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh?

Khi nảy sinh ý định kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp người ta thường chỉ nghĩ đến các ý tưởng kinh doanh mới mà không suy nghĩ một cách đầy đủ, chi tiết, nghiên cứu và đánh giá tiềm năng cũng như những khó khăn, rủi ro của dự án. 

Thời gian đầu là khoảng thời gian những nhà kinh doanh mới này là những người muốn đưa ý tưởng kinh doanh vào thị trường một cách nhanh chóng vì cho rằng cánh cửa cơ hội sẽ chỉ có trong một thời gian rất ngắn và đôi khi họ thiếu kinh nghiệm cũng như sự nghiêm túc trong kinh doanh. Do đó, họ thường bỏ qua giai đoạn nghiên cứu và lập một kế hoạch chiến lược cho ý tưởng, dự đoán khó khăn để đối phó với những rào cản có thể gặp phải. 

Một nhà kinh doanh khôn ngoan hiểu rõ tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh. Những kế hoạch sẽ cho biết dự án có đi đến thành công hay không. Thiếu những kế hoạch và nghiên cứu là một trong những nguyên nhân cơ bản nhất làm những nhà kinh doanh bị thất bại trong những năm đầu của quá trình hoạt động. Và nếu bạn dành thời gian để viết kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu, thì những thất bại sẽ khó xảy ra.

Một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

3. Vai trò của kế hoạch kinh doanh đối với doanh nghiệp 

– Lập kế hoạch kinh doanh là khâu đầu tiên, và là chức năng quan trọng của quá trình quản lý và cũng là cơ sở cho sự thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doạnh có hiệu qảu cao, đạt được mục tiêu đề ra

– Đồng thời, bản kế hoạch kinh doanh sẽ giúp nhà quản lý biết được phương hướng hoạt động trong tương lai, làm giảm sự tác động từ các yếu tố tiêu cực của môi trường, tránh sự lãng phí và dư thừa nguồn lực

– Lập kế hoạch kinh doanh có vai trò to lớn đối với doanh nghiệp. Nó sẽ có tác dụng làm giảm sự bất ổn định của doanh nghiệp. Đồng thời, kế hoạch kinh doanh cũng chỉ rõ những mục tiêu, và cách thức đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

– Bản kế hoạch kinh doanh sẽ thiết lập những tiêu chuẩn tạo điều kiện cho công tác kiểm tra đạt hiệu quả cao.  

Kinh doanh hiệu quả nhờ quản lý chặt chẽ đơn hàng, kho hàng với phần mềm quản lý Nhanh.vn

Nhanh chóng – Hiệu quả – Tiết kiệm chỉ với  8k/ngày

4. Bắt đầu viết kế hoạch kinh doanh như thế nào?

Nhiều người cảm thấy khó khi bắt đầu viết ra 1 kế hoạch kinh doanh, họ thường đặt ra nhiều câu hỏi như: Khi nào nên bắt đầu? Chi tiết kế hoạch như thế nào? Dài bao nhiêu trang?… Và nhiều vấn đề sẽ làm họ lúng túng. Trước khi viết, bạn hãy liệt kê những câu hỏi tập trung vào mọi khía cạnh của việc bắt đầu kinh doanh và trả lời những câu hỏi này một cách rõ ràng, càng rõ ràng bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Những câu trả lời này có thể sẽ dẫn đến những thông tin khác và những câu hỏi khác. 

Độ dài cũng là một vấn đề đáng lưu ý. Bản kế hoạch chỉ nên bao gồm những gì thật sự cần thiết để cung cấp đầy đủ thông tin. Có nhiều yếu tố quyết định đến độ dài của bản kế hoạch, phụ thuộc vào sự phức tạp của ý tưởng và đòi hỏi những nguồn tài chính tiềm năng, một bản kế hoạch có thể dài 30 trang không bao gồm phụ lục. 

Bạn cũng không cần lo lắng quá nhiều về cách viết, hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản và trực tiếp, câu nên rõ ràng và chính xác. Quan trọng nhất, người viết nên sử dụng kiểu viết dễ hiểu nhất cho người thực hiện. Nên tránh những trạng từ diễn tả cảm xúc và khoa trương.

Một bản kế hoạch hoàn chỉnh cần phải xác định được định hướng viết ban đầu

5. Cấu trúc của một kế hoạch kinh doanh

5.1. Trang bìa

Hãy tạo một trang bìa thật đơn giản, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax với mã vùng và địa chỉ email của công ty bạn. Tốt nhất là để hình ảnh sản phẩm hoặc nếu doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ hãy để logo của bạn lên trang bìa.

5.3. Tóm tắt dự án

Phần tóm tắt dự án là một trong những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh. Đây cũng là một bản kế hoạch kinh doanh nhỏ được nói một cách thuyết phục trong hai trang giấy. Hầu hết những nhà kinh doanh thành công đều có những bản tóm tắt rõ ràng và súc tích về những nội dung kinh doanh cơ bản của họ. Nếu một người cảm thấy khó để nói chính xác những dự định mà họ sẽ làm, đó là dấu hiệu cho thấy họ chưa xác định một cách chính xác mục tiêu cũng như chưa sẵn sàng tham gia vào công việc.

5.4. Kế hoạch quản lý và tổ chức

Một trong những việc quan trọng nhất là tổ chức: Ai sẽ làm tốt những công việc được mô tả trong bản kế hoạch, ai sẽ là người quản lý đội, nhóm? Thành công của dự án phần lớn là từ người khởi đầu. Nhưng họ sẽ không làm một mình mà cần nhiều người tham gia vào dự án. Và họ phải tự tin rằng người quản lý được chọn có thể làm được những điều mà người kinh doanh dự định. Bạn cũng cần phải suy nghĩ đến vấn đề này trước khi bắt tay vào khởi nghiệp bằng việc phác thảo rõ ràng trong bản kế hoạch kinh doanh của mình.

5.5. Kế hoạch sản phẩm/dịch vụ

Sản phẩm/dịch vụ sẽ kinh doanh cũng phải được đề cập đến trong bản kế hoạch. Nên giải thích những chi tiết của sản phẩm, tuy nhiên nên tránh sa đà vào những thông tin chi tiết về kỹ thuật. Những thông tin này có thể cung cấp trong phần phụ lục của kế hoạch kinh doanh. Trong phần này bạn cũng cần phải khẳng định được sản phẩm hay dịch vụ của mình khả thi và sẵn sàng để kinh doanh.

5.6. Kế hoạch marketing

5.7. Kế hoạch tài chính

Không thể có được kế hoạch tài chính khi tất cả những kế hoạch khác chưa được trình bày rõ ràng vì tổng số tiền phải dựa trên những kế hoạch mà bạn dự định làm. Trong bản kế hoạch kinh doanh của mình, bạn cần phải dự đoán được bao nhiêu tiền sẽ cần để đầu tư. Bạn cần phải hoạch định tài chính cho từng giai đoạn phát triển của công ty từ ý tưởng, bắt đầu, phát triển đến bão hòa và giai đoạn cuối là sáng kiến mới hay suy thoái.

5.8. Kế hoạch hệ thống quản lý và điều hành

Những nhà kinh doanh mới phải hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống quản lý và điều hành để chắc chắn rằng mọi việc phải được diễn ra như dự tính. Khi một công ty nhận đơn đặt hàng, nó cần sự vận động của tất cả các hoạt động. Trong bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên trình bày mình sẽ thiết kế và thực hiện hệ thống quản lý và điều hành nên như thế nào.

5.9. Kế hoạch phát triển

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, công ty bạn nên tiếp tục mở rộng kế hoạch kinh doanh. Vì thế cần phải dự đoán và hoạch định những sản phẩm/dịch vụ nào có khả năng mở rộng? Những thị trường nào khác sẽ phục vụ? Hoặc bạn định mở thêm văn phòng, chi nhánh ở đâu?

5.10. Phụ lục

6. Tính khả thi của ý tưởng kinh doanh

6.1. Ý tưởng có giá trị xã hội không?

Một ý tưởng kinh doanh đúng nghĩa phải có giá trị. Ý tưởng phải đưa ra được những sản phẩm, dịch vụ có ích, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng sống của họ. Nếu ý tưởng đưa ra chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho một cá nhân, phục vụ cho tổ chức nào đó thì ý tưởng đó chẳng có giá trị về mặt xã hội và sẽ nhanh chóng thất bại.

6.2. Ý tưởng có tính thuyết phục không?

Một ý tưởng chỉ có thể trở thành ý tưởng kinh doanh khả thi khi nó thuyết phục và hấp dẫn được nhà đầu tư để họ sẵn sàng bỏ tiền vào sản phẩm hay dịch vụ mà nó đem lại. Không cần đến một kế hoạch kinh doanh dày cộp để trình bày ý tưởng đó có giá trị như thế nào, độc đáo đến đâu, mà chỉ cần một cuộc đối thoại ngắn với nhà đầu tư thật sự quan tâm. Nếu người sở hữu ý tưởng không chứng minh được sản phẩm (hay dịch vụ) từ ý tưởng ấy tuyệt vời thế nào thì khách hàng càng không thể hiểu rõ. Có người rất say mê với ý tưởng của mình và quá đề cao sự mới mẻ của nó mà không hề biết rằng ý tưởng ấy đã tồn tại và đã thất bại.

6.3. Có thị trường cho ý tưởng không?

Để trả lời cho câu hỏi này, phải thực hiện khảo sát và nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận. Thị trường đang dư thừa cái gì, thiếu cái gì, còn khoảng trống nào cho mình không. Nếu không có chuyên môn, nên thuê chuyên gia tư vấn thực hiện công việc này một cách chuyên nghiệp nhằm giảm rủi ro ở mức tối thiểu. Một điều quan trọng nữa là các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường chẳng mấy quan tâm đến tiềm năng phát triển sản phẩm (hay dịch vụ), mà xem xét ngay đến lợi nhuận có thể thu được. Một sản phẩm (hay dịch vụ) không mang lại lợi nhuận nghĩa là nó không có đất sống, không có gì để kỳ vọng cả.

6.4. Điểm mạnh và yếu của ý tưởng?

Xem xét hai mặt của một vấn đề luôn giúp ta có cái nhìn tỉnh táo hơn. Mọi ý tưởng dù tầm thường hay vĩ đại đều có thế mạnh và thế yếu, đều có tỷ lệ thành công hoặc thất bại như nhau khi đưa vào thực hiện. Ý tưởng có thể đưa ra một sản phẩm (hay dịch vụ) độc đáo nhưng thị trường lại không có nhu cầu hoặc nó không phù hợp với văn hóa truyền thống thì sao?

6.5. Sẵn sàng hy sinh đến đâu cho ý tưởng?

Cuối cùng, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, người ta thường dành hết thời gian cho công việc mà bỏ quên cuộc sống riêng tư. Một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo đến đâu cũng khó thành công mỹ mãn nếu người thực hiện theo đuổi nó một cách thái quá. Hãy kết hợp các mục tiêu kinh doanh và cả nhu cầu của đời sống cá nhân vào kế hoạch kinh doanh. Đó chính là động lực lớn nhất để nỗ lực thực thi ý tưởng, nhằm đạt cho được mục tiêu đã đề ra.

Xem xét tình khả thi của kế hoạch kinh doanh trước khi thực hiện thực tế

7. Đề án ý tưởng trong kế hoạch kinh doanh là gì? 

Đề án ý tưởng là một tài liệu khoa học, được thực hiện nhằm mục đích trình bày, giới thiệu ý tưởng của mình một cách thuyết phục nhất, đáp ứng yêu cầu mà người viết đề án đã đặt ra.

Đề án ý tưởng trong bản kế hoạch kinh doanh sẽ chỉ ra những cách thức đạt mục tiêu, mô tả chi tiết, phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận tương lai cho doanh nghiệp,…

8. Phương pháp viết đề án ý tưởng

  Cái khó của nhiều tác giả ý tưởng trong thời gian qua là cách diễn đạt ý tưởng của mình, sao cho xúc tích, rõ ràng và nêu được tầm quan trọng, tính khả thi của ý tưởng, nhằm thuyết phục nhà đầu tư (hay khách hàng) chọn sở hữu (mua).

Các bước hình thành đề án:

Đề án ý tưởng không khác mấy so với các đề án khoa học, đề án kinh doanh, bởi phần cốt lõi của nó vẫn bao gồm:

– Đặt vấn đề.

– Mô tả chi tiết.

– Đầu tư.

– Phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận mang lại.

– Đánh giá – Kết luận.

Tuy nhiên, điểm khác biệt duy nhất của một đề án ý tưởng so với các đề án khác là phần “Khái quát ý tưởng cần trình bày”, được thể hiện ngay sau khi “Đặt vấn đề” và phần “Phát triển ý tưởng” nằm sau phần “Đánh giá - Kết luận”.

8.1. Đặt vấn đề

8.2. Khái quát ý tưởng

– Nêu lên ý tưởng của chúng ta thuộc lĩnh vực nào? loại gì?

– Tên gọi chính thức của ý tưởng.

8.3. Mô tả chi tiết

Đây là phần quan trọng của đề án ý tưởng.

Nó đòi hỏi khả năng trình bày của người soạn đề án vừa mạch lạc, khúc chiết, xếp đặt các ý một cách có thứ tự, đảm bảo sự logic trong mọi vấn đề đưa ra.

Các phần của ý tưởng, dù là ý tưởng ở bất cứ lĩnh vực nào cũng nêu được khả năng vận hành, điều hành, khi ý tưởng đưa ra thực tế.

Việc mô tả ý tưởng cần được minh họa, nếu thấy cần thiết, nhất là các ý tưởng về chế tạo máy, thiết bị hay cơ khí vận hành.

Trong trường hợp là các ý tưởng đơn thuần là câu chữ, là diễn đạt bằng văn tự thì việc minh họa bằng hình ảnh còn quan trọng hơn, vì nó làm rõ các ý mà chúng ta cần trình bày.

8.4. Đầu tư

Đây là phần rất khó trong đề án ý tưởng. Tuy nhiên nó lại rất cần thiết cho việc thuyết phục nhà đầu tư, người mua ý tưởng.

Đầu tư tức là làm bài toán cộng tất cả các chi phí mà nhà đầu tư, người mua ý tưởng phải bỏ ra khi sở hữu ý tưởng của người bán.

Nếu là việc đầu tư mua một ý tưởng chế tạo máy, ý tưởng về một phát minh cơ khí thì người viết cần nêu đầy đủ chi phí trang thiết bị, nhân công vận hành, … tính được giá thành từng sản phẩm làm ra và tổng chi phí đầu tư cho cả chương trình. Các thông số này có giá trị rất lớn trong phần sau.

8.5. Phân tích hiệu quả và dự báo lợi nhuận mang lại

Hiệu quả là bài toán trừ. Nó sẽ thuyết phục người mua ý tưởng đi đến quyết định cuối cùng, dứt khoát, nếu kết quả của bài toán là con số dương (+). Số dương càng cao, càng logic thì tính thuyết phục càng cao.

Muốn thực hiện được điều này, người viết phải có cách lập luận hợp lý, rõ ràng, minh bạch.

Xin lưu ý, việc thuyết phục người mua ý tưởng không thể dùng cách lập luận mập mờ, hay tìm cách đánh lừa khách hàng, tạo ra những con số ảo, không trung thực.

Cũng như các phần trên, cách viết ở phần này cũng đòi hỏi sự mạch lạc trong hành văn, sắp xếp các ý trong tài liệu một cách có thứ tự, hợp lý.

8.6. Đánh giá – Kết luận

Việc đánh giá phải dựa vào các thông tin ở các phần trên. Đánh giá tạo tính khách quan, nhưng chỉ có một mục đích là nêu lên được lợi ích của việc cần thiết phải làm chủ sở hữu ý tưởng mà chúng ta đang chào bán, hoặc đang thuyết phục đầu tư, v.v…

Phần kết luận cần viết ngắn gọn, logic cao nhất và cho thấy ý tưởng mà chúng ta đưa ra có giá trị cao, khả thi.

8.7. Phát triển ý tưởng

Đây là phần độc đáo nhất của đề án ý tưởng, tạo khác biệt lớn với các đề án ở các lĩnh vực khác.

Việc phát triển ý tưởng là nêu cho được ý tưởng mà chúng ta vừa trình bày có khả năng mở rộng, triển khai ở qui mô lớn hơn, tạo giá trị lợi nhuận cao hơn.

Ý tưởng viết trong đề án có thể được biến cách, xây dựng thành những ý tưởng mới hơn, độc đáo hơn và tất nhiên mang lại lợi ích lớn hơn.

Đối với các nhà đầu tư, hay những nhà kinh doanh từ ý tưởng, phần này chính là cú dứt điểm đẹp nhất, quyết định họ đi đến việc chọn mua ý tưởng của chúng ta.

9. Một vài lời khuyên dành cho một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo

Viết phần tóm tắt sau khi bạn đã viết các phần khác trong kế hoạch để có thể chọn lựa được một số câu trong những phần quan trọng đưa vào tóm tắt.

Sửa sang, chau chuốt phần tóm tắt của bạn. Hãy đưa cho một số người đọc – cả những người biết cũng như những người không biết về doanh nghiệp của bạn – để kiểm tra mức độ rõ ràng và cách thức diễn đạt.

Nhớ bao gồm khái niệm kinh doanh, tình hình tài chính, các yêu cầu tài chính, hiện trạng của doanh nghiệp, thời gian thành lập, chủ sở hữu và nhân lực chính, cùng các thành tựu lớn.

Sử dụng các con số thống kê hiệp hội của ngành, các nghiên cứu thị trường từ những nguồn khác, và các thông tin tài liệu khác để minh họa cho những trình bày của bạn trong phần tóm tắt.

Hãy giữ cho phần tóm tắt của bạn ngắn và thú vị. Đây là cơ hội của bạn để cuốn hút người đọc xem toàn bộ kế hoạch của bạn.

Ý Tưởng Kinh Doanh Quần Áo

Ý tưởng kinh doanh quần áo với số vốn nhỏ

Câu hỏi của bạn Hà gửi đến chúng tôi như sau:

Chào anh chị. Em tên là Hà, sinh viên năm 3 của một trường đại học ở Hà Nội. Hiện em không biết kinh doanh gì với số vốn 2 triệu, em rất muốn làm giàu từ việc kinh doanh và đang có ý định mở shop bán quần áo cho học sinh sinh viên. Tuy nhiên, em chưa có kinh nghiệm về việc kinh doanh nên không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào. Với cả một khó khăn nữa là thiếu vốn. Anh chị là những người đã có kinh nghiệm, có thể chia sẻ cho em một vài ý tưởng kinh doanh quần áo với số vốn nhỏ được không ạ?

Lê Ngọc Hà – Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trả lời câu hỏi bạn đọc:

Bạn đang là sinh viên, chắc kinh nghiệm và vốn cũng không có nhiều. Để mở shop bán quần áo khá phức tạp và cần nhiều nguồn lực hỗ trợ bạn kinh doanh như: vốn, mối quan hệ, mặt bằng, nguồn hàng, chọn sản phẩm phù hợp với đối tượng, kinh nghiệm quản lý cửa hàng, kiến thức sản phẩm… Thiếu hiểu biết về những vấn đề này khiến bạn gặp khá nhiều rủi ro và 80% lần đầu thất bại.

Tuy nhiên, điều này không phải là không thể. chúng tôi khuyên bạn nên tập kinh doanh online trước, giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh cần mặt bằng. Việc mở shop bán quần áo online giúp bạn giải quyết từ từ các vấn đề đặt ra và có những bước đi dễ dàng hơn, chuẩn bị cho chiến lược kinh doanh mở rộng với đam mê làm giàu của bạn.

Khởi nghiệp với Ý tưởng kinh doanh quần áo online giải quyết được gì cho bạn?

Về mối quan hệ: Khi bạn mở shop bán quần áo online, ít nhiều bạn sẽ có một lượng khách hàng quen. Đây là nền tảng để bạn mở rộng mối quan hệ và làm tiền đề cho việc kinh doanh sau này.

Về mặt bằng: Đối với đối tượng là sinh viên, bạn nên chọn mặt bằng là những nơi sinh viên đang cư trú nhiều, hoặc gần trường đại học cao đẳng. Lấy lợi thế cạnh tranh giá rẻ với nhiều mẫu mã đa dạng, hoặc sản phẩm hot thì mới hút được đối tượng này. Tránh các vị trí gần chợ rẻ dành cho sinh viên như chợ xanh, chợ sinh viên… Khi bạn mở shop bán quần áo online thì chẳng cần phải mua mặt bằng làm gì cho tốn kém. Có chăng thì là mua mặt bằng trên thế giới ảo, đó là gian hàng online trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (Vd: sendo, lazada, ebay, vatgia…) hoặc dịch vụ website bán hàng. Chi phí mặt bằng ảo này chỉ tầm khoảng 2-3 triệu đồng/năm. Thấp hơn một tháng thuê mặt bằng trên đất Hà Nội (3-4 triệu/tháng).

Về nguồn hàng quần áo: Mở shop bán quần áo thì lấy hàng ở đâu? Khi mở shop bán quần áo online, trước tiên phải tìm nguồn hàng tốt. Lúc đầu nếu chưa quen, bạn có thể lấy hàng ở các chợ đầu mối như chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp… Đây là các chợ đầu mối rẻ phân phối hàng hóa cho cả nước. Tìm hiểu và nắm bắt xu hướng thời trang hiện tại, đăng những sản phẩm mà bạn nghĩ sẽ có khả năng hot. Thấy khách hàng quan tâm nhiều đến cái nào thì nhập cái đó về bán. Khi này chỉ nên chú trọng tập trung vào một vài mặt hàng cụ thể, chứ không nên nhập hàng dàn trải. Làm như thế để lấy hàng sát với nhu cầu yêu thích thực tế của khách hàng, giảm thiểu khả năng tồn kho. Sau khi đã hiểu biết một chút về hàng hóa, về cách kinh doanh, bạn có thể tìm mối order từ Trung Quốc sang. Thường là đặt hàng từ Quảng Châu về thì có giá rẻ hơn ở chợ, cập nhật mặt hàng hot nhanh hơn nhiều. Thời gian nhận hàng khoảng từ 7-10 ngày sau khi đặt hàng.

Về cách tìm sản phẩm phù hợp với đối tượng: Như bạn nói ở trên, đối tượng chủ yếu của bạn là đối tượng học sinh, sinh viên. Phân tích: là những người không có thu nhập, thu nhập thấp, hoặc thu nhập trung bình, có khả năng nắm bắt xu thế của xã hội nhanh nhạy. Vậy thì, sản phẩm của bạn phải đáp ứng được 3 yêu cầu: không quá đắt, chất lượng không quá tệ, phong cách đúng xu hướng hiện hành của xã hội. Mỗi lần nhập hàng, bạn chỉ cần nhập với số lượng vừa phải, không nên nhập nhiều vì một mặt hàng chỉ hot trong một thời gian ngắn, rất dễ bị lỗi (Vd: Hiện tại đang là mốt áo khoác Bomber Jacket). Bạn nhập nhiều sẽ dễ gây hiện tượng tồn kho.

Về kiến thức sản phẩm: Bán một mặt hàng mà không biết gì về nó thì chẳng bao giờ bán được. Bạn nên bỏ thời gian tìm hiểu sản phẩm về cả lý thuyết và thực tế. Đối với việc mở shop bán quần áo sinh viên online như bạn đang có ý định kinh doanh thì cần biết về chất liệu, thương hiệu, cách phân biệt mặt hàng loại 1, loại 2, loại 3…loại n bởi vì mặt hàng này có ti tỉ thể loại nhái với giá khá chênh lệch nhau. Gia nhập vào môi trường kinh doanh, bạn nên nói chuyện nhiều với những người cung cấp hàng cho bạn, đó là nguồn thông tin vô cùng quý giá để bạn bán hàng. Họ sẽ có những “ngôn ngữ chuyên ngành” về mặt hàng mà bạn chưa bao giờ nghe thấy. Họ có những mẹo bán hàng đúc rút từ kinh nghiệm lâu năm mà bạn chưa bao giờ biết được.

Rất mong ý tưởng kinh doanh quần áo trên bổ ích cho bạn. Mọi chia sẻ về ý tưởng kinh doanh hoặc có ý kiến thắc mắc liên hệ chiasekienthuchay.com@gmail.com để được giải đáp.

Kiến thức là vô tận, chung tay chia sẻ những kiến thức hay để cùng nhau phát triển

Làm Sao Để Sáng Tạo Ý Tưởng Quảng Cáo Trong Kinh Doanh

Thỉnh thoảng lại có người hỏi tôi Sáng tạo là gì? Làm sao để có ý tưởng sáng tạo? Về định nghĩa, Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Trong định nghĩa khái niệm này, từ “hoạt động” được dùng với nghĩa rất rộng, chứ không phải theo nghĩa hẹp – “hoạt động của riêng con người”. Đó chính là hoạt động tạo ra sự phát triển của bất kỳ đối tượng nào và sự phát triển là thuộc tính của vật chất (hiểu theo nghĩa triết học). Còn cụm từ “bất kỳ cái gì” cho thấy kết quả (thành phẩm) sáng tạo cũng như chính hoạt động sáng tạo có thể có ở bất kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là “cái gì đó” có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Nếu “cái gì đó” chỉ có hoặc tính mới, hoặc tính ích lợi thì không được coi là sáng tạo.

SÁNG TẠO BẰNG… BẮT CHƯỚC!

Rồi xong, bây giờ tôi sẽ dẫn dắt bạn đi từng bước một để cùng “sáng tạo”.

Bước 1. Hãy trả lời câu hỏi, điều gì sẽ hiện lên trong suy nghĩ của người xem nếu kết thúc video hiện lên thông điệp Clip được quay bằng điện thoại mobiistar kim cương đen prime 508?

Trả lời: ………………………

Trả lời: ………………………

Bước 5. Thử nghĩ xem, còn bao nhiêu cách để “lồng ghép” logo của Sio Sushi vào clip một cách tự nhiên hơn? Thí dụ như in logo lên đồng phục của nhân viên, đọc tên nhà hàng trong lời dẫn?

Trả lời: ………………………

Bước 6. Thử nghĩ xem, cảm giác gì sẽ đọng lại một cách vô thức trong đầu của những người đã xem Clip-Bạch-Tuộc? Có phải là cảm giác ghê sợ, hay cảm giác tươi ngon?

Trả lời: ………………………

Bước 7. Hãy hình dung, nếu có một clip mới (gọi là Clip-Cs), ngắn hơn, được hình thành bằng cách cắt clip gốc từ phút thứ 0.25 đến phút thứ 0.45 (thí nghiệm thả Caesium vào nước tạo sủi bọt màu hồng). Điều gì sẽ hiện lên trong suy nghĩ của người xem nếu kết thúc video hiện lên logo của thương hiệu TV Sharp Aquos Quattron Pro có màu sắc sống động?

Bước 8. Người xem sẽ cảm thấy thế nào nếu biết Clip-Cs được quay bằng máy điện thoại mobiistar mới, được trang bị tính năng quay chậm và lấy nét sắc sảo?

Trả lời: ………………………

Bước 9. Và còn có những cách thức nào khác để “chế biến” content từ clip gốc? Cũng như tận dụng ý tưởng “ăn theo” từ clip gốc?

Trả lời: ………………………

Bước 10. Thử nghĩ xem, tại sao tôi lại lấy thí dụ về sản phẩm là điện thoại Việt Nam mobiistar kim cương đen prime 508, TV Sharp Aquos Quattron Pro và nhà hàng Sio Sushi của em Hiền Sio?

Trả lời: Câu này để tôi trả lời luôn cho bạn. Đơn giản, vì đó là những thương hiệu có hợp tác với tôi từ trước nên “lấy thí dụ ở đâu cũng thế, lấy thí dụ của người quen cho họ có thêm chút lợi”.

SÁNG TẠO TỪ GỐC RỄ

Nếu truyền thông là biến những thứ bình thường trở nên đặc biệt, thì sáng tạo – trong quan điểm của tôi, chỉ đơn giản là làm cho mọi thứ khác đi. Và tất nhiên, cái khác đi đó phải được chấp nhận và phải hữu dụng.

Thiếu mất ý tự nhiên, người ta sẽ không lan truyền đi tiếp. Vậy là hiệu quả truyền thông sẽ bị ảnh hưởng ngay. Nguyên lý gốc rễ của phương pháp này là sáng tạo = tìm cái hay ho có sẵn + liên hệ qua thương hiệu dịch vụ + lồng ghép khéo léo thông điệp.

Đây là một phương pháp cá nhân tôi cho rằng nó đơn giản để học, và cũng không quá khó để làm. Vấn đề là các bạn phải chịu khó làm thử và thực hành mọi lúc mọi nơi (bất cứ khi nào bạn phát hiện ra một content nào đó khiến bạn thấy thích thú). Trong các khoá học, offline của Truyền thông Trăng Đen, tôi cũng chỉ hướng dẫn cho mọi người một vài phương pháp để sáng tạo mà thôi. Và đây là một trong số đó.

Tác giả: Nguyễn ngọc long

Ý Tưởng Kinh Doanh Bất Động Sản

Có rất nhiều cách khác nhau để kiếm tiền trong lĩnh vực bất động sản (BĐS). Bạn có thể làm việc theo cách truyền thống như cho thuê nhà đất, mở đại lý môi giới, kinh doanh bất động sản, ….. Tuy nhiên, giờ đây đã có rất nhiều cách khác nhau, mới mẻ và thú vị hơn nhiều nếu như bạn muốn tham gia vào thị trường này. Bạn có thể kinh doanh bất động sản theo cách truyền thống hoặc áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động phát triển ứng dụng bất động sản, đồ họa trong bất động sản, ……

Ý tưởng đầu tư BĐS? Đầu tư BĐS có các hình thức nào?

Ý tưởng kinh doanh bất động sản hiệu quả nhất hiện nay

1. Đầu tư BĐS cho thuê

Đây có lẽ là một trong những ý tưởng đầu tư kinh doanh bất động sản phổ biến, được nhiều cá nhân, nhà đầu tư sử dụng nhất hiện nay. Để có thể cho thuê BĐS (nhà, chung cư, cửa hàng), bạn có thể là chủ sở hữu hợp pháp của BĐS đó hoặc là đi thuê BĐS và cho thuê lại để hưởng chênh lệch giá.

Bạn vẫn sẽ là người chịu trách nhiệm bảo dưỡng và duy trì cơ sở vật chất khối tài sản của mình. Trong những trường hợp khẩn cấp hoặc đột xuất, thì bạn sẽ phải đứng lên giải quyết vấn đề đó, và chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất động sản này trước pháp luật.

2. Quản lý bất động sản

Với lý do này, làm quản lý bất động sản cũng là ý tưởng kinh doanh bất động sản hữu ích, mang đến lợi nhuận cao mà bạn nên tham khảo. Chủ nhà sẽ thuê bạn để giám sát, xử lý những vấn đề xảy ra thường ngày trên diện tích đất, khu nhà của họ. Người này sẽ phải thực hiện những công việc như tổ chức nâng cấp, giám sát công nhân, cho thuê phòng, đảm bảo an ninh khu vực phòng trọ, và rất nhiều công việc khác.

Quản lý BĐS, ý tưởng kinh doanh buôn bán bất động sản phổ biến hiện nay

3. Mua nhà cũ, sửa và bán lại

Đây là một trong những hình thức kinh doanh BĐS được nhiều người nói đến nhất trong thời gian gần đây. Chủ đầu tư theo mô hình kinh doanh BĐS này sẽ dành một phần tiền vốn mua những ngôi nhà đã cũ và dành phần còn lại sửa sang, cải tiến nó; và sau đó bán lại để kiếm lời.

Nếu đây là một trong những ý tưởng kinh doanh bất động sản mà bạn đang ấp ủ, thì có rất nhiều cách khác nhau giúp bạn hiện thực hóa nó. Bạn có thể mua lại nhà từ chính chủ sở hữu, mua qua đấu giá, … sau đó cải tạo cảnh quan hoặc phá bỏ hoàn toàn để xây dựng lại; rồi sau đó cho thuê hoặc bán lại cho người khác.

Thông thường, để có thể đầu tư kinh doanh BĐS theo hình thức này, các bạn cần có số vốn tối thiểu từ 500 triệu đến 1 tỷ để quay vòng. Tuy nhiên, nếu xây, sửa nhà xong nhưng không bán được thì bạn sẽ gặp rủi ro đọng vốn rất lớn. Vì thế, nếu đang có 1 tỷ và muốn tìm kiếm những giải pháp đầu tư an toàn, thu hồi vốn nhanh, các bạn có thể tham khảo ở bài viết có 1 tỷ nên kinh doanh gì của chúng tôi.

4. Phát triển đồ họa bất động sản

Trong thời đại công nghệ số, chẳng ai có thể kinh doanh địa ốc mà không có hình ảnh mô tả đi kèm. Đó là lý do tại sao làm đồ họa trong bất động sản cũng là một ý tưởng kinh doanh bất động sản nhiều tiềm năng mà bạn nên tham khảo. Trách nhiệm của bạn là đảm bảo sao cho mọi bất động sản đều được hiển thị hoàn hảo nhất đối với người mua.

Hầu hết người đi mua nhà thường dành hàng giờ đồng hồ tìm kiếm thông tin trực tuyến trước khi đến xem nhà chính thức. Nếu như những thông tin bạn cung cấp trên mạng không thể gây ấn tượng với họ, thì họ sẽ chẳng có lý do gì để phải sắp xếp một cuộc hẹn đến thăm nhà trực tiếp. Vì lý do này mà hầu hết các đại lý bất động sản và nhà bán lẻ đều sẵn sàng bỏ một số tiền lớn thuê nhiếp ảnh gia hoặc nhà thiết kế đồ họa để thu hút khách hàng trên những nền tảng số thông qua hình ảnh trực quan nhất

Phát triển đồ họa BĐS, ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh bất động sản thông minh

5. Đại lý bất động sản

Làm đại lý bất động sản là một trong những ý tưởng kinh doanh bất động sản không mới nhưng lại được có thể giúp bạn làm giàu nhanh chóng. Tùy thuộc vào loại hình BĐS bạn kinh doanh mà mức lợi nhuận có thể khác nhau. (Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết khái niệm, cách hoạt động của đại lý bất động sản trên Wikipedia)

Nếu như bạn vẫn đang thắc mắc một đại lý bất động sản có mức hoa hồng là bao nhiêu, thì điều này còn tùy thuộc vào thỏa thuận của họ với chủ đầu tư.Tuy nhiên, ưu điểm khi làm đại lý bất động sản là bạn có thể chủ động về mặt thời gian, có thể làm việc full time hoặc coi đây là một công việc làm thêm ngoài giờ. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.

6. Đầu tư xây dựng bất động sản để bán, cho thuê

Nếu như bạn chưa có đủ tiền để xây dựng những tòa nhà chọc trời hạng A, thì bạn có thể bắt đầu xây dựng từ những công trình nhỏ hơn hoặc chung vốn với những người khác để có đủ tiền phát triển bất động sản. Dần dần, khi có lợi nhuận và tích lũy được số tiền lớn hơn, bạn có thể tự mình đứng lên làm riêng, phát triển các trung tâm thương mại hoặc khu dân cư nhỏ trước khi mở rộng sang các dự án lớn.

Đầu tư xây dựng BĐS để bán, cho thuê, ý tưởng kinh doanh buôn bán bất động sản

7. Phát triển ứng dụng bất động sản

8. Mở dịch vụ vệ sinh công nghiệp

Nghe có vẻ lạ nhưng vệ sinh công nghiệp đang là một trong những dịch vụ có mức lợi nhuận cao nhất trong kinh doanh BĐS. Bạn sẽ đặc biệt thành công với ý tưởng này nếu như lựa chọn được những khu vực có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều công trình mới mọc lên. Hai đối tượng khách hàng chính của ngành này là chủ nhà muốn dọn dẹp nhà cửa trước khi bán hoặc chủ đầu tư cần phải vệ sinh căn hộ trước khi bàn giao cho người mua nhà. Hợp tác với các công ty nội thất cũng là một cách để bạn tăng doanh thu khi làm dịch vụ này.

Cùng với kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán qua các sàn giao dịch đang là phương pháp đầu tư kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tư. Nổi trội trong đó phải kể đến sàn môi giới chứng khoán quố tế Binomo. Vậy Binomo có lừa đảo hay không, có nên đầu tư không? Để trả lời câu hỏi này, bạn cần tham khảo bài viết chia sẻ tổng quan về Binomo của chúng tôi.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Sao Để Trình Bày Ý Tưởng Kinh Doanh Của Mình Hiệu Quả Nhất? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!