Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hôm vừa rồi có dịp đến chơi nhà bạn, tôi đã thực sự bất ngờ trước biểu hiện của cậu con trai 5 tuổi của bạn. Nhìn vào cái cách cư xử, hành động của cậu bé bây giờ, tôi không thể tìm thấy mảy may hình ảnh cậu bé ngày nào mà mỗi lần cùng bố mẹ đến nhà tôi chơi thường phải mất từ 10 đến 15′ dỗ dành ngoài cửa trước khi vào nhà. Do đặc thù công việc, được nghe rât nhiều những câu than vãn của các mẹ như: “Bé nhà mình nhát quá, thấy người lạ là khóc”, “Ra chỗ đông người là bé cứ quấn lấy bố mẹ, ai hỏi cũng không nói” hay như chia sẻ của thành viên @meBinh_Minhtrên diễn đàn: “Con trai em đã sang tuổi thứ 6, tháng 9 năm nay cháu đi học lớp 1 nhưng cháu nhà em không bạo dạn như phần đông các bạn cùng lứa tuổi (tính cách này từ nhỏ đã như thế rồi)”…Tôi đã dành thời gian lắng nghe những chia sẻ của bạn về cách mà bạn đã giúp con vượt qua sự nhút nhát, tự tin và bạo dạn hơn.
– Thường xuyên trao đổi, trò chuyện với trẻ. Điều này sẽ giúp phát triển ngôn ngữ và giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Việc nói với trẻ những câu tích cực cũng góp phần tăng sự tự tin của trẻ. – Tham gia vào các hoạt động tập thể. Tạo điều kiện nhiều nhất có thể để các bé được tham gia vào các hoạt động chung như văn nghệ, thể thao…Tìm ra các mặt tích cực để khen ngợi bé và dù có thể bé làm chưa tốt bạn cũng nên động viên bé. – Khuyến khích trẻ đặt ra các hoạt động trong ngày. Thỉnh thoảng nhắc nhở trẻ về kế hoạch mà trẻ đã đặt ra. Thông thường, chúng ta chỉ hay để ý đến những khuyết điểm, những việc làm chưa tốt của trẻ để khiển khách mà coi những điều tốt, thành tích đạt được của trẻ là điều đương nhiên. Hãy tán thưởng trẻ bằng những lời khen tặng. – Tạo điều kiện cho trẻ được chơi cùng các đứa trẻ khác. Đưa trẻ đến các sân chơi dành cho các bé và nếu không có thời gian, điều kiện, bạn có thể để trẻ mời bạn bè đến chơi nhà mình hay đến nhà bạn chơi. – Cảm giác tin tưởng. Bạn tuyệt đối không nói trẻ “Nhút nhát” hay “Không dám” làm điều gì đó vì điều này chỉ khiến cho trẻ cảm thấy mất tự tin hơn thôi. Có thể dùng các hành động như nắm tay, xoa đầu khi trẻ cảm thấy hồi hộp hay lo lắng. – Chơi trò chơi đóng kịch. Việc cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng kịch mà trong đó trẻ được phân những vai tích cực, mạnh mẽ cũng góp phần kích thích trí tưởng tượng, rèn luyện khả năng tự tin.
Và cuối cùng đó là hãy luôn để trẻ được thoải mái. Được nói ra những điều trẻ muốn và không nên ép buộc theo những khuôn mẫu của chúng ta.
Báo Cáo Sáng Kiến Kinh Nghiệm Làm Thế Nào Để Giúp Trẻ Mạnh Dạn, Tự Tin Trong Giao Tiếp?
ĐỀ TÀI: ” LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP?”
A. Phần mở đầu:
1. Lí do kinh nghiệm được tổng kết: Muốn đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân cho việc giảng dạy trong nhà trường.
2. Đối tượng của kinh nghiệm: Học sinh và giáo viên.
3. Khách thể của kinh nghiệm được tổng kết: Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp.
4. Nhiệm vụ của kinh nghiệm: Nêu hệ thống và các biện pháp đã thực hiện.
PHÒNG GD-ĐT CỦ CHI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TH TÂN THẠNH ĐÔNG 2 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. LÍ LỊCH: 1. Họ và tên: ĐẶNG THỊ NHƯ OANH Sinh năm: 1978 2. Địa chỉ thường trú: Ấp Thạnh An, xã Trung An, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Công tác hiện nay: Giáo viên dạy lớp 5 trường TH Tân Thạnh Đông 2. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: ĐỀ TÀI: ” LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẠNH DẠN, TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP?” Phần mở đầu: 1. Lí do kinh nghiệm được tổng kết: Muốn đúc kết thành kinh nghiệm của bản thân cho việc giảng dạy trong nhà trường. 2. Đối tượng của kinh nghiệm: Học sinh và giáo viên. 3. Khách thể của kinh nghiệm được tổng kết: Biện pháp giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp. 4. Nhiệm vụ của kinh nghiệm: Nêu hệ thống và các biện pháp đã thực hiện. Phần thứ hai: 1. Cơ sở lí luận: Quá trình giao tiếp là cơ sở đầu tiên, là viên gạch nền tảng cho mọi nhận thức. Đây là một chân lí mà ít ai không biết tới. Điều này đặc biệt quan trọng với giới trẻ, nó định hướng cho việc hình thành nhân cách của trẻ. Tuy vậy, để giúp trẻ có được những kĩ năng giao tiếp lành mạnh thì vai trò của cha mẹ và thầy cô là hết sức quan trọng. 2. Thực trạng ban đầu: Qua giảng dạy trực tiếp ở lớp 5 nhiều năm tôi nhận thấy trẻ càng lớn thì tính mạnh dạn của trẻ càng giảm, các em rụt rè, nhút nhát, mất tự tin ở bản thân vì thế ảnh hưởng đến kết quả học tập đáng kể. 3. Nhiệm vụ thống kê kinh nghiệm: Sau nhiều năm đúc kết, đầu tư và vận dụng kết quả sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã mạnh dạn đưa vào áp dụng cho lớp 5/4 hiện nay. Để giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp, tôi đã thực hiện như sau: + Luôn thể hiện tình yêu thương khi giao tiếp với trẻ, đặc biệt là khi trẻ buồn, khi trẻ gặp khó khăn trong học tập. Ở lứa tuổi tiểu học, trẻ có sự phát triển vượt bậc cả về tâm lí lẫn sinh lí, nhu cầu giao tiếp của trẻ hơn lúc nào hết là hết sức cần thiết, hoạt động chủ đạo của trẻ lúc này không chỉ là học tập mà còn là giao tiếp với bạn bè. Vì vậy, cha mẹ và thầy cô cần thể hiện tình cảm yêu thương của mình với trẻ bằng cách định hướng cho trẻ trong hoạt động học tập cũng như trong các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Nên để ý đến các nhu cầu của trẻ, tâm sự, chia sẻ với trẻ, là những “người bạn lớn” của các em. + Dùng ánh mắt khi giao tiếp với trẻ: Khi giao tiếp, trẻ đặc biệt chú ý đến ánh mắt của thầy cô, qua đó trẻ có thể biết được thái độ và tình cảm của đối tượng giao tiếp dành cho mình và có những phản ứng giao tiếp phù hợp. Để hiểu trẻ, trước hết hãy dành cho trẻ một ánh mắt thân thương trìu mến. + Dùng thông điệp phi ngôn ngữ để nhắc nhở trẻ khi khó nói, có thể là những mảnh giấy ghi những công việc của các em phải làm khi đến lớp. Khi đó các em sẽ không cảm thấy phiền khi lúc nào cũng bị thầy cô phê bình, nhắc nhở. + Đặt mình vào vị trí của trẻ để cảm nhận những suy nghĩ và hành động của trẻ. Đặc biệt khi xử lí các hành vi của trẻ, thầy cô phải bình tĩnh, không nóng vội, nên đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ để cảm nhận và cảm thông với trẻ. + Thường xuyên trò chuyện với trẻ để các em gần gũi với giáo viên, mạnh dạn bộc bạch, bày tỏ tâm tư tình cảm của mình. + Động viên, khuyến khích kịp thời những việc làm tốt, những câu trả lời đúng. Không chê bai, trách phạt, không gây cảm giác sợ hãi mỗi khi các em làm sai. Giúp trẻ tự tin, không nhút nhát trong giao tiếp là góp phần nâng cao năng lực học tập của các em. Có mạnh dạn, tự tin các em mới đứa ra những ý tưởng, những ý kiến đóng góp làm cho lớp học trở nên sinh động. Kết luận: Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng giúp trẻ vững bước trên con đường tương lai phía trước. Thành thạo, mạnh dạn trong giao tiếp có thể giúp trẻ phát huy tối đa những mặt mạnh và biết hạn chế những khiếm khuyết. Tân Thạnh Đông, ngày 13 tháng 4 năm 2009 Người viết Đặng Thị Như Oanh
Làm Thế Nào Để Luôn Tự Tin Và Khỏe Mạnh?
Thiền định giúp bạn tĩnh tâm và kiểm soát tình trạng stress
Ngủ đủ giấc
Nên đọc
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần 8 -10 giờ ngủ mỗi ngày. Ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn luôn tỉnh táo và duy trì tốt khả năng tập trung. Nó giúp bạn không cần phải sử dụng đến cà phê để hỗ trợ cho học tập cũng như công việc.
Cười nhiều hơn
Cười nhiều làm cho khuôn mặt của bạn trông trẻ hơn. Khoa học cũng đã chứng minh, nếu bạn thường xuyên cười, sức khỏe của bạn, cụ thể ở đây là hệ thống miễn dịch cũng được cải thiện một cách rõ rệt.
Không làm gì cả
Mỗi ngày, dành ra khoảng 10 phút ngồi trong một nơi yên tĩnh không suy nghĩ bấy kỳ điều gì căng thẳng sẽ giúp bạn luôn có cảm giác sảng khoái và kiểm soát được tình trạng stress.
Ăn lành mạnh
Bạn cần tạo cho mình một chế độ ăn uống thích hợp có sự cân bằng của carbohydrate, protein, các loại trái cây, rau củ và chất béo. Đối với carbohydrate, nên ăn ngũ cốc nguyên hạt. Nguồn tốt nhất của protein là thịt nạc. Nên ăn ít nhất 5 – 9 khẩu phần trái cây và rau mỗi ngày và ăn một lượng nhỏ chất béo cần thiết để giữ cho cơ thể của bạn hoạt động một cách trơn tru.
Uống nước
Hãy uống 2 lít nước (tương đương khoảng 8 ly) mỗi ngày. Nước rất quan trọng với cơ thể, uống thiếu nước sẽ dẫn đến mụn trứng cá, nhức đầu và thậm chí là mất nước.
Uống đủ nước giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh
Tập khởi động buổi sáng
Khởi động cơ thể vào mỗi sáng khi thức dậy giúp các cơ bắp được tập luyện và làm ấm, điều này giúp cơ thể bạn trở nên linh hoạt và thông minh hơn.
Chạy bộ
Chỉ cần dành ra khoảng 10 phút mỗi ngày chạy bộ với tốc độ vừa phải cũng giúp bạn đạt được nhiều lợi ích về sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Chạy bộ giữ cho cơ bắp của bạn luôn mạnh mẽ, kích thích khả năng hấp thu dưỡng chất và gia tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Cần lưu ý, đừng bao giờ chạy đường dài và sau đó đột nhiên dừng lại ngồi nghỉ trên ghế. Hành động này sẽ khiến cơ thể, đặc biệt là chân của bạn trở nên rất đau nhức, từ đó ảnh hưởng tới các buổi tập vào ngày hôm sau. Khi chạy, hãy từ từ giàm dần tốc độ rồi đi dạo và hít thở sâu để cơ thể được thích ứng và bổ sung oxy cho các tế bào trong cơ thể.
Thách thức chính mình
Khi đã tập được một thời gian, hãy thử gia tăng cường độ tập để cải thiện khả năng chịu đựng cũng như tạo cho mình sự thách thức để giữ cho cơ thể luôn đẹp và dẻo dai.
Làm điều gì đó mà bạn thích
Làm những việc bạn thích như chơi với một con vật cưng, đi bơi, hoặc đơn giản chỉ là nói chuyện với bạn bè sẽ giúp bạn luôn trong một tâm trạng tốt và cảm thấy hạnh phúc hơn. Nếu bạn đã có một ngày tồi tệ ở trưởng hoặc ở nơi làm việc, đi xe đạp là một biện pháp đơn giản để loại bỏ sự tức giận, giải phóng stress ra khỏi cơ thể.
Tự cảm thấy ổn về bản thân
Đừng so sánh bản thân với những người khác. Mỗi người có ưu điểm và nhược điểm riêng, thay vì so sánh vẩn vơ, hãy suy nghĩ bạn nên làm thế nào để hoàn thành tốt công việc và phát triển, mở rộng những kỹ năng cá nhân.
Hoàn thành một cái gì đó
Điều này sẽ làm cho bạn có cảm giác chiến thắng và nâng cao mức độ tự tin. Đó có thể là biểu diễn một bài hát hoặc sử dụng tài năng của bạn để làm cho người khác phải ngạc nhiên.
M. Hiếu H+ (Theo WikiHow)
Làm Thế Nào Để Tự Tin Hơn?
Việc cảm thấy thua kém có thể được “chữa trị” một cách đơn giản bằng cách bỏ hẳn thói quen so sánh. Người giỏi thì luôn có người giỏi hơn. Một người có thể giỏi ở một số lãnh vực nào đó, nhưng người không thể giỏi ở tất cả lãnh vực. Không ai là hoàn hảo cả.
Cho nên, việc so sánh bản thân bạn với người khác ở một lãnh vực người khác giỏi hơn bạn để từ đó suy ra bạn hoàn toàn thua kém là hết sức vô lý. Và như thế, việc cảm thấy thiếu tự tin cũng là hết sức vô lý, phải không nào?T
Còn việc rèn luyện bản lĩnh (để nói chuyện trước đám đông hoặc đơn giản là tự tin khi giao tiếp) thì bạn có thể chú ý vào những mặt sau:
– Tri thức (rèn luyện thông qua học tập, đọc sách,…) để tự tin vào kiến thức của bản thân.
– Thể chất (rèn luyện thông qua thể thao, giúp đỡ các công việc nhà,…) để bạn tự tin vào vóc dáng, bề ngoài,…
– Tinh thần (rèn luyện thông qua giúp đỡ người khác, tham gia công tác xã hội,…)
Nếu bạn tập trung rèn luyện những mặt nói trên thay vì tốn thời gian vào những việc vô bổ, bạn sẽ nhanh chóng có được bản lĩnh cần thiết để có thể thật sự tự tin.
Những điều tôi đề cập ở trên là để giải quyết vấn đề ở cái gốc của nó. Nhưng trong khi bạn từ từ “củng cố nền móng” thì bạn có thể dùng một số phương pháp sau để “chữa cháy tạm thời”:
– Hít thở sâu và chậm là cách lấy lại tự tin nhanh nhất.
– Cười thật tươi với người đối diện hoặc đám đông cũng là một cách lấy tự tin.
– Nói chuyện một cách rõ ràng lưu loát, không quá nhanh, không quá chậm.
– Lắng nghe và suy nghĩ cẩn thận trước khi nói.
– Thường xuyên sử dụng phương pháp hình dung để tưởng tượng bạn đang nói chuyện một cách rất tự tin với những người rất thành công hay với đám đông.
– Tập cách ăn mặc đẹp, lịch sự, trang nhã, gọn gàng,…
– …v…v…
Cuối cùng, việc quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào bản thân nhằm củng cố “cái gốc” để đạt tự tin tuyệt đối. Những phương pháp “chữa cháy tạm thời” tập trung vào “cái ngọn” chỉ có thể tác dụng trong một thời gian ngắn và một số hoàn cảnh nhất định mà thôi.
Diễn giả Trần Đăng Khoa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Thế Nào Để Bé Tự Tin Và Bạo Dạn? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!