Đề Xuất 6/2023 # Làm Thế Nào Để Kiếm Được Công Việc Mình Yêu Thích ? # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Làm Thế Nào Để Kiếm Được Công Việc Mình Yêu Thích ? # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Thế Nào Để Kiếm Được Công Việc Mình Yêu Thích ? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Việc bạn yêu thích không hẳn đã làm tốt,nhưng việc bạn có thể làm tốt chắc chắn không phải việc bạn ghét

Ở rất nhiều nơi tôi thường xuyên bị hỏi thế này, làm sao để cậu tìm được công việc mình yêu thích?

Vì vậy những năm ấy tôi giống như sống trong đoàn xiếc vậy. Người khác sau khi tan ca thì đi hát Karaoke, tôi làm thêm đủ việc, hàng tuần còn phải dành thời gian học tập để thi cao học. Bố tôi than phiền, sao tôi không ổn định được, nội tâm bồng bột, cho rằng tôi cứ như vậy thì không có việc gì thành công cả.

Tôi không biết phải phản bác thế nào, đương nhiên tôi cũng hi vọng mình được như sự kì vọng của bố, yên ổn làm trong công ty kia, vui vẻ làm công việc hành chính cả đời. Mặc dù tôi không biết mình thích gì nhưng tôi lại biết vô cùng rõ ràng rằng, cuộc sống như thế, công việc như vậy không phải thứ tôi thích.

Về việc làm thế nào để tìm được công việc mình yêu thích, đầu tiên bạn phải làm, phải thử nhiều.

Những người thường xuyên hỏi tôi làm thế nào để tìm được công việc mình yêu thích, hoặc thể hiện rõ không biết mình thích cái gì, trên người thường có mấy đặc điểm sau:

Nghĩ nhiều, làm ít, muốn tìm được đáp án rồi mới làm, chứ không chịu thử làm để tìm đáp án.

Tìm được công việc mình yêu thích rồi mới cố gắng.

Những người có suy nghĩ này nếu thực sự gặp được một việc mình yêu thích cũng giống như “gặp được người có thể kết hôn rồi mới yêu”, lần đầu tiên yêu đã gặp được chân mệnh thiên tử, từ đó phu thê đồng lòng, đầu bạc răng long. Thứ cạnh tranh ở đây không phải là năng lực hay kinh nghiệm, mà là vận may.

Nhưng đại đa số mọi người không gặp được công việc mình yêu thích ngay từ đầu, mà là trải qua quá trình không ngừng thử sai việc, cuối cùng đã tìm được công việc mình yêu thích và có thể đảm nhiệm được.

“Hứng thú là thầy dạy tốt nhất” – câu này thường khiến chúng ta hiểu nhầm, tưởng rằng chỉ cần yêu thích là có thể làm tốt. Thực ra không phải vậy. Tìm kiếm công việc mình yêu thích là quá trình “đãi cát tìm vàng”, trong đó còn có nhiều nguyên nhân khách quan, sẽ khiến những thứ bạn rất thích trở thành không thích nữa; mà những thứ bạn hơi thích lại trở thành rất thích. Trong những lựa chọn có sự khác biệt về độ yêu thích này, thứ cuối cùng ở lại thực ra chính là điều phù hợp nhất với điều kiện bẩm sinh hoặc năng khiếu của bạn.

Giống như bạn đi nước ngoài, mua về rất nhiều món đồ, món nào cũng thích, nhưng khi bạn mặc nó ra ngoài, có cái sẽ nhận được nhiều đánh giá tích cực, có cái nhận được ít hơn, thậm chí có cái còn bị chê. Còn bản thân bạn cũng cảm thấy có cái phối đồ đơn giản, mặc lên dễ chịu; nhưng cũng có cái phối đồ khó khăn, mặc lên người cứ có cảm giác không ổn. Cuối cùng bộ mặc nhiều nhất không hẳn là bộ bạn thích nhất, đó nhất định là bộ bạn có thể dễ dàng kiểm soát được.

Yêu thích chỉ là trạng thái ban đầu, có thể đạt tới cảnh giới “yêu việc mình làm, làm việc mình yêu” cần có sự gánh vác của cảm giác thành tựu.

Nếu cảm giác thành tựu có được khi bạn làm việc này không thể nào địch lại được cảm giác thất bại, thứ yêu nhất có thể không còn yêu thế nữa, thứ thích nhất cũng có thể biến thành những thứ không thích lắm nữa.

Vì thế khi bạn than phiền không biết bản thân mình thích công việc gì, có hai khả năng: Một là bạn thực sự không biết mình thích gì, cần phải cố gắng thử làm nhiều việc ở các lĩnh vực khác nhau, tìm ra đáp án chính xác giữa những lần thử sai. Một kiểu khác chính là bạn hãy quên “tình đầu” của bạn đi, cho dù là công việc thích nhất ban đầu nhưng do bạn không cố gắng, không có chí tiến thủ, không nhìn thấy hi vọng, không nhận được sự khẳng định, mà dần trở thành những việc không thích, vì thế bạn càng tin “làm một nghề, ghét một nghề”.

Bởi vì bế tắc, vì áp lực, vì những bất thuận tạm thời mà nghi ngờ công việc yêu thích mình đang làm, người như vậy có lẽ chỉ làm vì thú vui, sở thích chứ không thích hợp biến sở thích, thú vui thành sự nghiệp. Bởi chuyện yêu thích một khi biến thành công việc, chỉ có ý chí mới có thể làm chủ và duy trì tất cả năng khiếu của bạn.

Năng khiếu có giỏi đến đâu mà không có ý chí thì những việc từng thích cũng sẽ sụp đổ. Cứ làm, cứ làm rồi không thích nữa, thật là một việc vô cùng bi kịch.

Bài viết trích từ cuốn sách “Kiên trì ắt được đền đáp”

Cuốn sách này có lẽ sẽ hợp với nhiều người trẻ đang muốn tìm kiếm tương lai cho chính mình. Cuối cùng điều gì mới khiến bạn hạnh phúc: một công việc ổn định hay một công việc bạn yêu thích

Dù lựa chọn như thế nào tôi tin khi bạn đủ kiên trì đi đến cuối con đường thì thành tựu nhất định sẽ đến với bạn, giống như cái tên cuốn sách “Kiên trì ắt được đền đáp”

Cuốn sách không phải là những bài học dạy dỗ bạn phải thế này phải thế kia, nó đơn giản chỉ là suy nghĩ của những người đi trước muốn chia sẻ với các bạn

Hãy đọc cuốn sách này với một tâm thế nhẹ nhàng và tìm ra cho mình con đường mà ở đó bạn vừa có thành tựu và vừa có hạnh phúc

.

Làm Thế Nào Để Yêu Thích Công Việc Mình Hơn

LÀM THẾ NÀO ĐỂ YÊU THÍCH CÔNG VIỆC MÌNH HƠN

2/ Sắp xếp làm việc với nhiều người khác nhau

Bạn vừa hoàn thành xong một dự án mà không hài lòng với kết quả cũng như mối quan hệ với các đồng nghiệp. Đây là lúc bạn cần yêu cầu được hợp tác với những cá nhân bạn không thường xuyên làm việc cùng, thậm chí có những người bạn chưa từng giao tiếp trong công ty.

Điều này giúp bạn khám phá những triển vọng mới trong công việc, đồng thời tìm hiểu xem công ty của bạn có chuyên gia tư vấn bên ngoài nào, những người mà bạn có thể hợp tác trong những nhiệm vụ nhất định. Khi làm việc với nhiều người bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới từ những người bạn làm việc nó sẽ giúp cho công việc của bạn bớt nhàm chán hơn và tạo ra được nhiều sự mới mẻ và hứng thú trong công việc.

Đôi khi, việc không cảm thấy hạnh phúc trong công việc xuất phát từ nguyên nhân công việc buồn tẻ. Công việc quá dễ hoặc quá khó đều có thể khiến bạn chán nản. Khi bạn nhận thấy mình không còn học hỏi được điều gì trong công việc, hãy tìm kiếm những điều mới mẻ để học hỏi, giúp bản thân trở nên có ích hơn cho tổ chức. Bạn có thể học hỏi các kỹ năng hoặc kiến thức mới, không chỉ giúp bạn đảm bảo công việc tốt hơn mà còn cảm thấy hứng thú hơn với công việc.

4/ Cần biết bản thân mình muốn gì

Không ai hiểu bản thân hơn chính mình, cái bạn giỏi chưa chắc đã là cái bạn yêu thích. Chính vì vậy, bạn hãy biết chắc chắn công việc mình yêu thích là gì? Mình sẽ làm được gì cho công việc đó.

Bạn nên biết, mình làm việc trước nhất là vì bản thân mình chứ không phải vì một ai khác. Bạn làm vì yêu thích, vì chỉ có sự yêu thích mới tạo động lực để bạn hoàn thành tốt công việc của mình và thăng tiến. Nếu khi bạn nghe lời của một ai đó: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để làm một công việc mà từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ muốn làm, điều đó sẽ gây ra sức ép trong công việc và thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc sống của bạn. Và trong trường hợp đó, bạn có khả năng hay động lực để vượt qua hay không?

6/ Hạn chế nói chuyện với những người ghét việc

Trong cơ quan hay tổ chức nào cũng luôn có một vài người “mở mồm ra là chê mọi thứ”. Với quan điểm cực kỳ hoài nghi và bi quan, họ sẽ “nhấn chìm” bạn bằng những câu chuyện rằng sếp dốt ra làm sao, công ty sẽ sa thải bạn, các nhân viên còn lại toàn là những người đần, công việc thật nực cười và vô nghĩa… Khi nghe những câu chuyện như vậy, bạn có thể cảm thấy đôi chút thoải mái vì quan điểm cho rằng, “tất cả họ đều xấu, trừ bọn ta”, nhưng về lâu về dài, chính những câu chuyện này khiến bạn cảm thấy bất hạnh.

Nếu bạn chỉ nghe những chuyện tiêu cực về nơi làm việc của mình, bạn sẽ không thể nhìn ra những điều tích cực đang tồn tại. Rốt cục, bạn sẽ có cảm giác tồi tệ về chính bản thân mình (nếu như nơi này toàn những người không ra gì, tại sao mình vẫn ở đây?). Bởi thế, hãy hạn chế và tốt hơn hết là dừng những cuộc trò chuyện với các đồng nghiệp ghét việc. Thay vào đó, bạn nên dành thời gian cho những đồng nghiệp có quan điểm cân bằng hơn. Khi đó, phản ứng cảm xúc của bạn đối với công việc chắc chắn sẽ dịch chuyển theo chiều hướng tốt hơn.

S.T Bảo Ngọc

Làm Gì Để Tìm Được Công Việc Yêu Thích

Mức lương hấp dẫn, địa vị xã hội luôn là yếu tố hàng đầu cho những người tìm việc. Tuy nhiên, một công việc với địa vị cao, kiếm được nhiều tiền có thật sự khiến cho bạn thấy vui vẻ, thoải mái. Bạn có thật sự có cảm hứng và cố gắng với công việc mình đang làm.

Nếu mục đích của bạn là tìm được công việc yêu thích. Vậy thì trước tiên bạn cần phải tự tin vào chính bản thân mình, xác định được đâu là điều bạn thích và không thích. Công việc đó sẽ đem lại cho bạn những gì và ngược lại bạn sẽ làm gì cho công việc của mình. Chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến giúp bạn nhanh chóng tìm được cho mình công việc yêu thích, đúng sự đam mê của bản thân.

Cần biết bản thân mình muốn gì

Không ai hiểu bản thân hơn chính mình, cái bạn giỏi chưa chắc đã là cái bạn yêu thích. Chính vì vậy, bạn hãy biết chắc chắn công việc mình yêu thích là gì? Mình sẽ làm được gì cho công việc đó.

Bạn nên biết, mình làm việc trước nhất là vì bản thân mình chứ không phải vì một ai khác. Bạn làm vì yêu thích, vì chỉ có sự yêu thích mới tạo động lực để bạn hoàn thành tốt công việc của mình và thăng tiến. Nếu khi bạn nghe lời của một ai đó: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp để làm một công việc mà từ trước đến giờ bạn chưa bao giờ muốn làm, điều đó sẽ gây ra sức ép trong công việc và thậm chí là ảnh hưởng đến cả cuộc sống của bạn. Và trong trường hợp đó, bạn có khả năng hay động lực để vượt qua hay không?

Bỏ qua tiền lương

Lương bổng là vấn đề quan trọng, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định đến việc chúng ta làm.

Tiền lương là yếu tố quan trọng đối với tất cả những ai khi bắt đầu một công việc mới. Nếu được làm một công việc yêu thích với mức lương cao thì đó là điều vô cùng tuyệt vời. Nhưng cuộc sống luôn bắt bạn phải lựa chọn: niềm đam mê, yêu thích và địa vị, danh vọng. Vậy cần phải làm gì để có thể theo đuổi công việc yêu thích của mình.

Giáo sư Princeton, nhà kinh tế Alan B. Krueger và nhà tâm lý học và Daniel Kahneman, người từng đoạt giải Nobel, khi nghiên cứ về vấn đề này đã có kết luận: Hầu hết mọi người nghĩ rằng có một thu nhập cao hơn sẽ làm cho họ hạnh phúc hơn. Nhưng họ đã sai vì: Niềm tin rằng thu nhập cao cùng với tâm trạng tốt là phổ biến nhưng hầu hết là ảo tưởng. Những người có thu nhập trên mức trung bình tương đối hài lòng với cuộc sống của họ, nhưng họ hầu như không hạnh phúc hơn những người khác, họ có xu hướng căng thẳng hơn, và không dành nhiều thời gian vào các hoạt động đặc biệt thú vị.

Không có nhân tố nào trong số những nhân tố này sẽ làm cho bạn thấy cảm hứng làm việc và hạnh phúc. Vậy tại sao bạn không quên chúng đi, để được sống với niềm đam mê, yêu thích của minh.

Yêu cầu những gì bạn muốn

Đừng ngần ngại yêu cầu những gì mình mong muốn trong công việc khi bạn trả lời phỏng vấn. Có thể điều này sẽ khiến cho bạn không được nhận vào làm, nhưng chí ít bạn cũng đã nói ra được những điều bản thân mình muốn trong công việc, tại sao bạn lại yêu công việc đó và bạn có thể làm được những gì cho công việc của mình.

Hãy mạnh dạn đổi việc

Khi công việc không làm cho bạn có cảm hứng, luôn khiến cho bạn cảm thấy bế tắc, mệt mỏi, căng thẳng. Thay vì cố gắng tiếp tục với công việc cũ. Bạn hãy cho phép bản thân mình ra đi, đó là sự giải thoát tốt nhất cho chính mình. Bạn sẽ không bao giờ làm việc trong suốt cuộc đời. Vì thế nếu bạn đang làm công việc chỉ với mục đích kiếm sống, và thật sự yêu thích một công việc khác thì hãy sẵn sàng gạt bỏ mọi điều mà mình không thích thú. Có như vậy bạn mới có thể đến được với giấc mơ của mình.

Thúy Lộc – CareerLink.vn

Làm Thế Nào Để Yêu Thích Việc Giảng Dạy

Dạy học có thể là một nghề bổ ích, nhưng đôi khi cũng gây thất vọng và căng thẳng. Nếu đam mê dành cho việc giảng dạy của bạn gần đây bị giảm sút, thì việc bạn dành thời gian để suy nghĩ về tình trạng của bản thân sẽ mang lại lợi ích cho bạn. Và bạn cũng sẽ thấy hữu dụng khi tìm ra cách để duy trì sự tích cực khi làm việc và để giảm thiểu những căng thẳng cũng như khối lượng công việc. Bằng cách thực hiện một số điều chỉnh nhỏ sau, bạn sẽ lại thấy mình yêu thích việc dạy học.

1. Viết ra những điều làm bạn phiền não khi đi dạy

Nếu gần đây bạn cảm thấy không hài lòng với công việc, thì hãy xác định xem điều gì khiến bạn cảm thấy như vậy, có lẽ bạn sẽ thấy nó hữu ích. Hãy thử lập một danh sách tất cả những thứ mà bạn không thích về công việc giảng dạy, kể cả những điều nhỏ nhặt và lớn lao.

Ví dụ, đối phó với phụ huynh của một học sinh cá biệt nào đó, chấm điểm,… Hãy xếp hạng các mục từ khó chịu nhất đến ít bực bội nhất bằng cách đánh số bên cạnh.

2. Lập danh sách tất cả những điều bạn yêu thích khi dạy

Sau khi bạn tạo một danh sách những gì bạn không thích, hãy tạo thêm một danh sách thứ hai về những gì bạn thích. Bạn sẽ thấy các khía cạnh tích cực của có vượt trội hơn tiêu cực hay không. Và xác định điều gì làm cho việc giảng dạy trở nên thú vị hơn với cá nhân bạn.

Danh sách cũng phải bao gồm những điều thứ yếu và chính yếu. Ví dụ, những việc nhỏ như thấy gương mặt sáng bừng của học sinh khi hiểu một khái niệm mới. Hoặc, có thể là những việc bạn làm hàng ngày như đọc lớn cho học sinh nghe rõ.

3. Xác định những lợi ích thứ yếu

Hãy bao gồm bất cứ điều gì bạn cho là lợi ích phụ chẳng hạn đồng nghiệp tốt, được chăm sóc sức khỏe và có kỳ nghỉ hè.

4. Đánh giá lại thái độ của bạn đối với việc giảng dạy xem nó đã thay đổi như thế nào

Đôi khi một sự thay đổi tại nơi làm việc hoặc trong cuộc sống cá nhân có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về công việc mình làm. Nếu bạn đã dạy một thời gian, thì việc bạn xem xét những gì đã thay đổi gần đây và liệu điều đó có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về công việc của mình không có lẽ sẽ rất hữu ích.

Ví dụ, gần đây bạn sinh em bé và cảm thấy buồn vì không thể dành nhiều thời gian cho con như bạn mong muốn. Hoặc, bạn vừa chuyển sang dạy một cấp học khác và gặp khó khăn trong việc thích nghi với sự khác biệt nơi những học sinh lớn hoặc nhỏ tuổi hơn.

Lưu tâm đến mọi sự thay đổi kể từ khi bạn thấy mình không thích việc dạy nữa. Điều này có thể giúp bạn xác định những gì mình có thể làm để cải thiện tình hình.

5. Sử dụng danh sách đã lập để giúp bạn tìm ra cách cải thiện

Tất cả những điều đã được liệt kê về những gì bạn thích, ghét và đánh giá cao trong việc giảng dạy có thể giúp bạn nghĩ ra cách để lại yêu quý công việc của mình một lần nữa. Xem lại danh sách và đặc biệt chú ý đến các mục thú vị nhất và ít thú vị nhất đối với bạn. Cố gắng nghĩ cách áp dụng chúng để rồi bạn hiểu rõ giá trị của công việc mình làm hơn.

Ví dụ, nếu bạn xác định rằng bạn thích đọc to cho học sinh của mình nghe, thì bạn có thể cố gắng lồng ghép điều này nhiều hơn vào việc giảng dạy của mình.

1. Cộng tác với đồng nghiệp nhiều hơn

Tham dự các bữa tiệc họp mặt. Chẳng hạn như gặp gỡ các giáo viên khác để uống nước thư giãn chiều tối hoặc đến ăn đồ nướng tại nhà của ai đó.

Ăn trưa với các giáo viên khác.

Hỏi thăm giáo viên khác về cuộc sống, sở thích và việc dạy của họ.

2. Duy trì một thái độ tích cực cho các học trò của bạn

Học sinh của bạn mỗi ngày đều sẽ trông chờ bạn tạo ra bầu không khí cho lớp học. Một số cách bạn có thể thử như là:

Viết một câu trích dẫn tạo cảm hứng lên bảng.

Kể một câu chuyện cười trong ngày.

Nở nụ cười với mỗi học sinh khi chúng bước vào lớp vào buổi sáng.

3. Lưu ý những tác động của bạn đối với học sinh

Đôi khi bạn có thể cảm thấy như bạn không tạo ra sự khác biệt nào. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy thất vọng khi đi dạy. Để giúp bản thân luôn lạc quan, hãy thử lập một danh sách tất cả những cách mà bạn sẽ tạo ra được ảnh hưởng lên các học trò. Một số điều mà bạn có thể liệt kê bao gồm:

Là nguồn khích lệ cho một em học sinh khi mà cha mẹ của em hiếm khi làm vậy.

Dạy cho học sinh các kỹ năng quan trọng mà sẽ giúp chúng tìm được việc làm và thành công trong cuộc sống.

Tạo một không gian tích cực, an toàn nơi học sinh có thể đến chia sẻ một cách chân thành và được là chính mình.

4. Hãy cố gắng giữ cho tâm trí thoải mái khi bạn bị phê bình

Mọi giáo viên đều phải bị đánh giá suốt cả sự nghiệp của mình. Những đánh giá này là để giúp bạn tìm cách cải thiện và trở thành một giáo viên tốt. Cố gắng giữ tinh thần tỉnh táo khi bị chỉ trích hoặc được khuyên nên thay đổi.

Ngay cả khi đã là một giáo viên giàu kinh nghiệm, bạn cũng hãy xem những đánh giá đó như một cơ hội để mở rộng kiến ​​thức của bản thân đồng thời tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm hơn.

5. Tìm nguồn cảm hứng

Nếu thất bại trong công việc thì tìm kiếm nguồn cảm hứng hằng ngày sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy dành ra 10 đến 15 phút mỗi ngày trước khi bắt đầu ngày mới để lấy cảm hứng.

Ví dụ, mỗi sáng, bạn có thể đọc một đoạn trích dẫn đầy cảm hứng; viết nhật ký về người mà bạn ngưỡng mộ và cách hành xử của họ mà bạn muốn noi theo thông cách qua giảng dạy của bạn; hoặc chỉ xem một video trực tuyến truyền cảm hứng cho bạn.

Mặc dù trút bầu tâm sự là việc tốt, nhưng nếu bạn thấy rằng mình đang bị những cuộc nói chuyện tiêu cực về giảng dạy bao vây, thì điều này có thể đang đè nặng lên vai bạn. Để giữ thái độ tích cực trong công việc, quan trọng là hãy tập trung vào những điều tích cực và tránh các cuộc nói chuyện chỉ với mục đích phàn nàn về nghề nghiệp của bạn.

Nếu một đồng nghiệp luôn phàn nàn hoặc nói chuyện tiêu cực thì bạn nên tránh xa người đó. Thay vào đó, hãy thử ăn trưa với một nhóm khác hoặc đi dạo vào giờ nghỉ trưa của bạn.

Quản lý khối lượng công việc của bạn

Xác định lại khối lượng công việc và lên kế hoạch

1. Tìm cách giảm căng thẳng khi chấm điểm

Chấm điểm có thể cũng là một phần gây căng thẳng trong việc dạy học, nhất là khi bạn đánh giá bài viết của học sinh học tiếng Anh hoặc một môn học khác. Có thể bạn cảm thấy bắt buộc phải cung cấp thông tin phản hồi để giúp đỡ học sinh của mình, hoặc có thể bạn cảm thấy hoảng loạn khi nhận được một chồng giấy dày cộp trên bàn. Bạn có thể giảm căng thẳng khi chấm điểm bằng một số việc sau:

Giới hạn thời gian cho mỗi tờ giấy, chẳng hạn như 7 đến 10 phút.

Phân loại chúng ra ở một môi trường dễ chịu. Ví dụ ngồi tại một quán cà phê với tiếng nhạc êm dịu, hoặc khi ngồi bên ngoài.

Nghỉ giải lao thường xuyên, chẳng hạn như 5 đến 10 phút mỗi giờ.

2. Lên kế hoạch trước

Có tổ chức tốt cũng có thể giúp bạn quản lý khối lượng công việc và giảm căng thẳng trong công việc. Bạn có thể làm điều này bằng cách theo dõi trách nhiệm, các cuộc hẹn và thông tin quan trọng khác trong kế hoạch.

Bạn cũng có thể lên kế hoạch trước bằng cách hoàn thành càng nhiều công việc trước càng tốt. Ví dụ, thay vì viết một giáo án, bạn viết ba cái để chiếm lợi thế trong bài dạy mới. Thay vì trì hoãn một số hồ sơ lưu trữ cho cuối tuần, hãy làm điều đó ngay để bạn có thể tận hưởng cuối tuần của bạn.

3. Hãy cho bản thân được nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là điều cần thiết để giữ vững tinh thần khi làm bất cứ công việc nào, nhưng giáo viên thường có xu hướng đem công việc về nhà để làm. Để đảm bảo về chế độ nghỉ ngơi, bạn có thể thực hiện theo những điều sau:

Hàng tuần, bạn dành ra ít nhất một buổi tối ngày thường và một ngày cuối tuần không mang theo bất kỳ công việc nào về nhà.

Khi cần thiết, hãy sử dụng đến những ngày cá nhân, ngày ốm, và ngày nghỉ của bạn.

Tận dụng tối đa kỳ nghỉ hè của bạn và làm ít việc nhất có thể cho năm học tới.

4. Hợp tác với các giáo viên khác trong phạm vi môn học bạn dạy

Làm việc với một giáo viên khác cũng có thể giúp giảm khối lượng công việc của bạn. Bằng cách tìm hiểu những gì giáo viên khác đã sử dụng thành công trong lớp học của họ, bạn có thể tiết kiệm thời gian và rắc rối khi cố gắng tìm ra thứ gì đó mới mẻ.

Nếu trường của bạn tổ chức một chương trình cố vấn, thì hãy tận dụng nó. Tìm hiểu một người có kinh nghiệm dày dạn hơn để có được tài nguyên và kế hoạch bài học mà bạn có thể sử dụng khi giảng dạy.

Đôi khi bạn có thể hỏi một giáo viên khác nếu họ quan tâm đến cuộc họp để trao đổi ý tưởng giảng dạy. Bạn có thể giúp ích như thế với giáo viên khác giống cách họ đối với bạn.

5. Nói không nếu bạn không có thời gian làm một việc gì đó

Một điều quan trọng khác trong việc kiểm soát căng thẳng là bạn biết khi nào nên nói không. Có thể bạn được nhờ giúp đỡ với đủ mọi dự án và sự kiện đặc biệt, nhưng bạn không thể làm tất cả. Nếu nhận những nghĩa vụ này khiến bạn căng thẳng thì hãy nói không trong một khoảng thời gian nhất định.

Hãy thử nói một điều gì đó đơn giản như, “tôi xin lỗi, nhưng tôi không thể giúp bạn được. Tuần này tôi bận quá.”

Tránh liệt kê nhiều lý do hoặc cố gắng giải thích cho bản thân. Chỉ cần thẳng thắn và nói không.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Thế Nào Để Kiếm Được Công Việc Mình Yêu Thích ? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!