Đề Xuất 6/2023 # Làm Thế Nào Để Tập Trung Ôn Tập Tốt Cho Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt Sắp Tới # Top 13 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Làm Thế Nào Để Tập Trung Ôn Tập Tốt Cho Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt Sắp Tới # Top 13 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Thế Nào Để Tập Trung Ôn Tập Tốt Cho Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt Sắp Tới mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

1. Xác định mục tiêu rõ ràng, thi vào trường ĐH nào? Trường đó lấy bao nhiêu điểm?

Bước này rất quan trọng, chỉ khi các em thực sự biết mình muốn gì, thì các em mới có thể có động lực để học tập. Mỗi mục tiêu sẽ cho các em những động lực khác nhau. Ví dụ: Mục tiêu của những em muốn thi vào trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân sẽ khác với mục tiêu của những em thi vào trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, … Bởi vì mỗi một trường/ ngành học sẽ có điểm số khác nhau, môn thi xét tuyển khác nhau và phương pháp xét tuyển khác nhau. Vì vậy, bước này là bước mang yếu tố quyết định chính đến việc mang lại động cơ học tập cũng như ý chí học tập của mỗi em học sinh. Để làm tốt được bước này, các em cần vạch ra giấy các nguyện vọng của mình rồi sau đó sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra được trường Đại học mà các em thực sự muốn theo học.

2. Xác định môn thi chính và phương pháp ôn tập

Mỗi một ngành học đều có những môn thi xét tuyển khác nhau. Chủ yếu vẫn là 3 môn Toán học, Ngữ văn, Tiếng anh. Đây là 3 môn thi xét tuyển quan trọng nhất mà các em cần lưu ý. 2 môn toán, văn các em cần đầu tư nhiều thời gian hơn. Hãy tìm một phương pháp để ôn tập. Không thể học tràn lan theo nội dung sách giáo khoa, điều này dễ gây nhầm lẫn và kém phần ghi nhớ. Kinh nghiệm của một số bạn sinh viên chia sẻ là:” Để học tốt hai môn học này các em cần luyện đề, làm thật nhiều bài tập ở các dạng đề thi mà các năm trước thường hay ra. Luyện đề sẽ giúp các bạn thí sinh làm quen với đề thi, cách ra đề và phương pháp làm bài”. Một số bạn sinh viên khác thì chia sẻ : ” Tìm các lò luyện thi cấp tốc uy tín, ở đó các bạn sẽ được chỉ bảo nhiều hơn là so với tự học,…” Dù là phương pháp nào nhưng thành công hay thất bại vẫn là dựa vào bản thân mỗi em học sinh, các em cần có một sự quyết tâm và ý chí cao để chinh phục khả năng của bản thân mình trước tiên.

3. Nắm chắc cách làm hồ sơ và lịch thi từng môn

Có thể vẫn còn nhiều em vẫn còn bỡ ngỡ với việc làm hồ sơ khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH-CĐ. Nắm vững được cách làm hồ sơ thì các em đã có 10% cơ hội thắng chắc ở trong tay, 80% là do sự kiên trì và thái độ học tập, 10% còn lại tùy thuộc vào các cách làm bài của các em trong mỗi kỳ thi. Khi có 1 thái độ học tập nghiêm túc, các em sẽ có một lượng kiến thức đủ để dễ dàng vượt qua kỳ thi.

Năm 2018 với nhiều trường Đại học đang cắt giảm chỉ tiêu để nâng cao chất lượng đầu vào. Nên các em hãy cẩn thận hơn trong quá trình làm bài, hãy kiểm tra bài thi của mình một lần nữa để tránh những sai sót không đáng có.

Phương Pháp Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Môn Văn Hiệu Quả Dành Cho Sĩ Tử

“Văn chương lai láng”, một câu thơ rất hay và quả thật không sai khi dùng cho các bạn thi khối D và C. Nhưng chúng ta cần phải biết lúc nào nên “lai láng”, lúc nào thì không. Câu từ trau chuốt rất quan trọng nhưng nếu bài làm của bạn không đủ ý thì vẫn bị điểm thấp như thường. Cách tốt nhất để ôn Văn hiệu quả đó chính là học theo ý chính và lập dàn ý cho mỗi bài bạn định làm.

Quan điểm cá nhân là một phần rất quan trọng khi bạn làm văn Nghị luận và điều này sẽ là “điểm cộng” lớn cho bài thi Văn của bạn tại kỳ thi THPT quốc gia. Câu hỏi phần Nghị luận này thường sẽ chiếm 20% tổng số điểm của phần Làm văn. Yêu cầu của đề thường mở, nên học sinh có thể thoải mái trình bày ý kiến cá nhân và hiểu biết của bản thân, miễn sao ý kiến đó phù hợp với những chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

Ngoài ra, để viết sâu sắc và chỉn chu, học sinh cần biết kết hợp các thao tác lập luận văn bản, chú ý đảm bảo dung lượng bài viết mà đề bài yêu cầu. Câu hỏi Nghị luận chính là câu mang tính chất phân loại rõ hơn các đối tượng học sinh, do đó nếu bạn muốn đạt điểm cao cho bài thi Văn, đừng bỏ qua việc đưa quan điểm cá nhân vào câu hỏi Nghị luận,

Vì số lượng bài cần chấm của mỗi giám thị là rất lớn, cho nên với những bài trình bày cẩu thả, dù đủ ý thì chắc chắn vẫn bị trừ điểm. Thử hình dung nếu chấm một bài chữ nghĩa ríu rít vào với nhau, đoạn văn dài dằng dặc, không có xuống dòng, đầy vết tẩy xóa, trình bày xấu, chữ viết quá tệ… thì các bạn có muốn đọc không?

Vấn đề phân bổ thời gian cũng rất quan trọng khi bạn ôn tập cho kỳ thi THPT quốc gia. Thời gian trong phòng thi trôi qua từng giây từng phút chứ không có nhiều để các bạn học sinh chần chừ. Theo kinh nghiệm của các thầy cô dạy Văn, thời gian luôn tỉ lệ thuận với dung lượng viết và điểm số từng câu. Thí sinh nên làm phần đọc hiểu trong khoảng 20 phút, câu 1 phần làm văn cần khoảng 20 phút và dành 80 phút còn lại để làm câu Nghị luận văn học. Việc phân bố thời gian sẽ cụ thể như sau:

– Đọc, hiểu: phần này 3 điểm cho 4 câu hỏi từ yêu thấp đến nâng cao, nhưng nhìn chung không khó. Cho nên các em dành tối đa 15 phút.

– Phần làm văn (7 điểm) có 2 câu.

Câu 1: Đoạn văn Nghị luận xã hội 200 từ: Có thể viết đến 250 từ, lưu ý yêu cầu viết đoạn là khai thác một góc độ của vấn đề chứ không hoàn chỉnh như một bài. Cho nên tránh viết lê thê và dài mấy ngàn từ.

Câu 2: Bài văn Nghị luận văn học: Phần này, học sinh nên dành 85 phút ( dư 5 phút dành cho việc xem lại bài ). Phân bổ thời gian phù hợp sẽ giúp các bạn không bị sa đà làm câu ít điểm mà quên làm câu nhiều điểm. Đến lúc cuối giờ lại cuống cuồng vắt chân lên cổ mà làm cũng không kịp.

Những bí quyết trên được Gia Sư Việt tổng hợp, hi vọng sẽ giúp các em học sinh lớp 12 đã tìm thấy cho mình phương pháp ôn thi tốt nghiệp THPT môn Văn hiệu quả nhất. Kì thi THPT quốc gia được xem quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi học sinh, do đó bên cạnh việc ôn luyện thật kỹ càng, các em cũng nên chuẩn bị cho mình tâm lý ổn định, tinh thần minh mẫn nhất để có thể giành điểm cao và không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô. Chúc các em thành công !

♦ Phương pháp luyện thi THPT Quốc gia bài Tổ hợp các môn Xã hội

♦ Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử cực hay dành cho sĩ tử

Phương Pháp Ôn Thi Tốt Nghiệp Thpt Môn Địa Lí Hiệu Quả Dành Cho Sĩ Tử

Bước 1: Hệ thống lại kiến thức cần ôn tập theo đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT

Với kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 này, trước khi kỳ thi diễn ra tầm 1 tháng, Bộ GD&ĐT đã công bố đề thi tham khảo môn Địa lí bao gồm: 60% câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu và 40% ở mức độ vận dụng và vận dụng cao nhằm phân loại thí sinh. Chương trình thi sẽ có cả hai phần kiến thức lớp 11 và 12, trong đó phần lớp 12 có 19 câu hỏi, lớp 11 có 6 câu. Cụ thể:

Atlat địa lí Việt Nam 10 câu (Tự nhiên – dân cư 5 câu; các ngành kinh tế 3 câu; các vùng kinh tế 2 câu).

Bảng số liệu thống kê: 2 câu (Lớp 11 1 câu; Lớp 12 1 câu).

Kĩ năng biểu đồ 3 câu (nhận xét biểu đồ 2 câu, nhận dạng biểu đồ 1 câu).

Việc dạy học địa lý ở các trường phổ thông hiện nay đồng thời thực hiện cả 2 chương trình cơ bản và nâng cao nhưng phần lớn đề thi THPT quốc gia đều theo hướng nội dung cơ bản. Vì vậy các bạn học sinh học chương trình nâng cao cần chú ý đến nội dung chương trình cơ bản và các vấn đề được “giảm tải” mà Bộ GD-ĐT đã công bố.

Các bạn cũng nên tham khảo đề thi những năm trước và đề thi học kỳ của trường THPT để nhận ra xu hướng ra đề thi của từng năm. Nếu bạn cảm thấy toàn bộ kiến thức trong 3 năm THPT là quá nhiều, thì rõ ràng đây là một gợi ý hay để khoanh vùng những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất cần ôn tập.

Bước 2: “Check” lại toàn bộ kiến thức Địa Lí của mình

Mục đích của việc ôn tập là hệ thống, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, giúp người học đạt kết quả cao trong thi cử. Vì vậy, để đạt kết quả cao môn Địa Lí trong kỳ thi THPT quốc gia, các bạn nên dành thời gian đọc đi đọc lại các nội dung tài liệu, đánh dấu các nội dung cơ bản, số liệu cần chú ý.

Bước 3: Trình bày lại phần lý thuyết dưới dạng bản đồ tư duy

Hãy trình bày các nội dung ôn tập dưới dạng bản đồ tư duy (mindmap) cô đọng nhưng chứa đựng đủ các kiến thức cốt lõi cần ôn tập. Chẳng hạn lý thuyết môn trong chương trình học Địa lý lớp 12 sẽ có 2 phần chính là Địa lý tự nhiên và Địa lý xã hội. Phần đầu của chương trình học lớp 12 môn Địa phân tích các yếu tố tự nhiên – xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các ngành kinh tế trọng điểm của nông nghiệp, công nghiệp và ngư nghiệp.

Còn phần sau đi vào phân tích các thành phần tự nhiên, xã hội, mạnh yếu của 7 vùng lãnh thổ khác nhau. Sau đó hãy dán bản đồ tư duy ở chỗ dễ quan sát nhất của góc học tập, mỗi lần nhìn nó là người học lại “chụp ảnh” và lưu nó trong trí nhớ của mình.

Các bạn cũng có thể thực hành việc trao đổi, hỏi – đáp với bạn của mình để kiểm tra độ nhớ và bổ sung cho nhau kiến thức cần thiết. Chú ý khi ôn tập nên tập trung học dứt điểm một vấn đề, một giai đoạn, không nên học theo kiểu nhảy cóc tùy tiện. Chú trọng ôn tập các dạng biểu đồ, vì bài tập vẽ biểu đồ chắc chắn có trong đề thi địa lý.

Bước 4: Học cách khai thác triệt để công cụ Atlat

Atlat được coi là quyển “sách giáo khoa thứ hai”, cũng là tài liệu quan trọng nhất được sử dụng trong phòng thi đối với môn Địa lí. Nếu như trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT, học sinh được sử dụng Atlat, thi ĐH thì không được sử dụng, thì hiện nay trong kỳ thi “2 trong 1” này, tất cả các thí sinh đều được sử dụng Atlat.

Vì vậy cần chú ý khai thác triệt để lợi thế này bằng việc thành thạo cách sử dụng Atlat địa lý như một công cụ hữu hiệu trong quá trình học – ôn tập – làm bài, giảm ghi nhớ máy móc. Các địa danh, cách thể hiện biểu đồ, số liệu, biểu hiện các đối tượng địa lí, mối quan hệ giữa các đối tượng…. đều có thể bám theo Atlat. Điều quan trọng là biết phân tích số liệu để tìm ra kiến thức, lý giải vấn đề.

Bước 5: Thành thạo việc nhận diện và vẽ từng loại biểu đồ

Trong đề thi môn Địa Lí THPT quốc gia chắc chắn sẽ có một câu hỏi lập biểu đồ, do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào cũng như tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp… Cụ thể như sau:

– Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối) – Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối) – Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm – Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm – Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm – Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung – Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Bước 6: Thành thạo việc đọc và nhận xét bảng số liệu

Mỗi bảng số liệu ngoài yêu cầu vẽ biểu đồ sẽ có phần nhận xét. Các bạn cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh.

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Bước 7: Chuẩn bị thật kỹ càng cho phần thi trắc nghiệm

Hãy tập làm thử nhiều đề thi trắc nghiệm để đúc rút được kinh nghiệm quý báu cho bản thân (nên dành bao nhiêu thời gian, cách xử lý nhanh…), đó là cách tốt nhất để bạn đạt điểm tuyệt đối phần thi này.

– Thời gian làm bài trắc nghiệm môn Địa lí là 50 phút với tổng số 40 câu hỏi, như vậy hời gian trung bình cho một câu hỏi là khoảng 1phút 15 giây – 1 phút 25 giây.

– Nếu quá khoảng thời gian đã định này mà các bạn vẫn chưa tìm ra đáp án, thì hãy bỏ qua câu này để làm sang câu khác dễ hơn, tạo cơ hội “quay vòng” để làm lại các câu hỏi khó khác lần thứ hai.

– Khi làm bài thi môn trắc nghiệm, các bạn hãy đọc kỹ một lượt các câu hỏi, cảm thấy câu nào dễ thì nhanh chóng làm ngay, càng làm được nhiều câu dễ “tâm lý” làm bài của các bạn sẽ càng thoải mái hơn.

– Đối với những câu hỏi khó, trong trường hợp không tìm ra được đáp án đúng hãy sử dụng kỹ năng phỏng đoán – loại trừ đi một số phương án gây nhiễu để tìm cho mình được đáp án đúng nhất.

– Tuyệt đối không được bỏ trống bất kì câu hỏi nào, bởi trong bài thi trắc nghiệm phần nào vẫn sẽ có những yếu tố may mắn.

Phương Pháp Để Tập Trung Và Ôn Thi Hiệu Quả

Trước mỗi kỳ thi, các bạn học sinh, sinh viên thường dành ra một khoảng thời gian ôn thi, chuẩn bị kiến thức để đạt được điểm số như mong đợi. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tập trung và nhớ được hết những kiến thức cơ bản. Có rất nhiều nguyên nhân làm cho các bạn sao nhãng và ôn thi không hiệu quả. Trong đó nguyên nhân lớn nhất đó là không có phương pháp ôn khoa học. Trong bài viết này, 24h Tin sẽ chia sẻ đến các bạn phương pháp để tập trung và ôn thi hiệu quả nhất.

Phương pháp ôn thi hiệu quả nhất là gì?

► Đầu tiên, cần tạo ra một không gian học tập thật tốt: Trong quá trình ôn thi, những tiếng ồn cũng như môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn. Bạn có thể mất tập trung nếu học ở những không gian quá ồn ào, nhiều tiếng nói chuyện. Vậy nên hãy chuẩn bị cho mình một không gian học tập thật yên tĩnh. Bên cạnh đó, một không gian học tập tốt cần phải gọn gàng, thoáng mát và sạch sẽ. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy mọi thứ khi cần và có thể tập trung ôn luyện mà không bị ai làm phiền.

► Thứ hai, tạo cho mình thái độ học tập tốt: Trước mỗi kỳ thi, bạn hãy xác định kỳ thi có tầm quan trọng như thế nào? Mình cần phải làm những gì? Và khả năng của mình đến đâu? Từ đó, bạn sẽ xác định và đặt ra cho mình những mục tiêu phù hợp. Theo chuyên gia tâm lý, thái độ khi thi cử, đặc biệt là động cơ thúc đẩy, sẽ là một trong những yếu tố quyết định đến thành tích của bạn.

► Thứ ba, nên ăn uống đúng cách: Bạn có thể ôn thi đến quên ăn quên ngủ? Tuy nhiên bạn không nên làm như vậy. Hãy cố gắng chăm sóc sức khỏe của mình để có thể ôn thi thật tốt. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng còn có thể giúp bạn giảm căng thẳng và tập trung hiệu quả hơn. Trong quá trình ôn thi, bạn nên loại bỏ những đồ ăn làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của não bộ, thay vào đó nên ăn những thực phẩm như: cá, sữa chua, chocolate đen, quả việt quất, rau cần tây,….Và đặc biệt không nên bỏ bữa sáng và tối.

► Thứ tư, lập cho mình một thời gian biểu khoa học: Trong thời gian biểu này, bạn sẽ phân chia những công việc mình cần làm hàng ngày. Bạn nên dành ra khoảng 8 tiếng để ngủ, 30 – 120 phút mỗi ngày để giải trí và học vào những khung giờ mà não bộ có khả năng tập trung tốt nhất. Một thời khóa biểu khoa học sẽ giúp tinh thần của bạn luôn thoải mái và tập trung ôn thi hiệu quả.

– Không nên nghe nhạc nhiều để tránh làm phân tâm khi ôn tập.

– Không nên học liên tục trong thời gian quá dài từ 3 – 4 tiếng. Thay vào đó hãy áp dụng phương pháp học như ở trường: nghỉ ngơi 5 – 10 phút sau khi đã học từ 30 – 60 phút. Cơ thể sẽ làm việc hiệu quả hơn nếu như có một điều gì đó để mong đợi.

– Học bài bằng cách viết chữ ra giấy giúp ghi nhớ và hồi tưởng kiến thức dễ dàng.

– Nghiên cứu nhiều về các dạng bài đồng thời tự giới hạn bản thân trong khoảng thời gian tương tự với thời gian thi sẽ tạo cho bạn rất nhiều thói quen tốt.

– Học nhóm cũng là một cách tốt để bạn có thể bổ sung những kiến thức đã quên đồng thời củng cố những kiến thức cũ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Thế Nào Để Tập Trung Ôn Tập Tốt Cho Kỳ Thi Tốt Nghiệp Thpt Sắp Tới trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!