Đề Xuất 3/2023 # Làm Thế Nào Để Trẻ Ngủ Đúng Giờ? # Top 3 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Làm Thế Nào Để Trẻ Ngủ Đúng Giờ? # Top 3 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Làm Thế Nào Để Trẻ Ngủ Đúng Giờ? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Làm thế nào để trẻ ngủ đúng giờ?

Rất ít bé có thể đi ngủ mà không quấy khóc hoặc đòi hỏi. Và cũng thật hiếm thấy việc bé tự ngủ trên giường của mình mà không có sự nhắc nhở của bố mẹ. Tuy vậy, một số cách sau đây có thể được sử dụng để đối phó với vấn đề này:

Đảm bảo các thói quen trước khi ngủ diễn ra ngắn gọn

Lý tưởng nhất là những thói quen này không nên kéo dài quá 30 phút để khuyến khích bé lên giường và đi ngủ một cách dễ dàng. Nếu thói quen này kéo dài lâu hơn hoặc quá phức tạp, bé sẽ trở nên hào hứng hơn thay vì buồn ngủ.

Để mặc bé ngọ nguậy hoặc lăn lộn

Bé thực hiện những cử động có nhịp điệu và lặp đi lặp lại để chìm vào giấc ngủ hoặc để ngủ lại sau khi tỉnh giấc vào giữa đêm. Điều này đặc biệt vô cùng phổ biến trong năm đầu tiên. Thực tế, bé có thể ngọ nguậy và lăn lộn từ vài phút đến nửa tiếng đồng hồ, hoặc thậm chí lâu hơn mà không gây ra bất cứ tổn thương nào cho mình.

Di chuyển cũi cách xa khỏi tường.

Lót đệm cao su dưới chân cũi để làm giảm chuyển động và hạn chế tiếng ồn. Đặt thêm một tấm thảm dày phía dưới cũi.

Dựng đứng các miếng quây quanh cũi của bé. Đảm bảo rằng chúng không ngã xuống khiến bé bị kẹt bên dưới hoặc tạo điều kiện để bé trèo ra ngoài. Chiều cao của những miếng quây cũi này nên ngắn hơn 15cm.

Đừng cố vào phòng để kiểm tra bé ngủ hay chưa. Sự xuất hiện của bạn sẽ khiến bé nghĩ rằng việc đi ngủ nhằm mục đích thu hút sự chú ý hơn là để nghỉ ngơi.

Các cơn ác mộng

Bé có thể mơ ngay sau khi biết nói và thường sẽ quên mất giấc mơ của mình ngay cả khi vừa giật mình tỉnh giấc. Nếu bạn nhận thấy bé thường xuyên gặp ác mộng nên nhờ sự trợ giúp của các bác sỹ để tìm thấy nguồn gốc của sự căng thẳng.

Sự lo lắng khi phải rời xa bạn

Đối với những bé bị áp lực bởi việc rời xa hoặc đã quen ngủ với bố mẹ trong thời gian dài, nên thử đặt một tấm nệm trên sàn trong phòng bạn. Thưởng cho bé mỗi khi bé dịch chuyển tấm nệm dần về phòng riêng của mình.

Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Ngủ Đúng Giờ

cách cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ, giấc ngủ trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, cách rèn bé ngủ cả đêm một phát ăn ngay, cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao, cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm, cách ru bé ngủ nhanh nhất, bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cách tập cho bé ngủ giường,

Nếu đang nuôi con nhỏ, chắc rằng bạn sẽ rất vất vả nếu đã khuya rồi mà con vẫn không chịu đi ngủ.

Khi mới chào đời, trẻ sơ sinh thường chỉ ngủ những giấc ngắn từ vài chục phút cho đến 1 – 2 tiếng rồi lại tỉnh. Thế nhưng, khi được khoảng 6 tháng tuổi, nếp ngủ của các bé sẽ trở nên đều hơn. Đó là vì lúc này trẻ nhỏ thường bú sữa nhiều hơn hay ăn đồ ăn dặm với lượng lớn dần, bởi vậy bé sẽ no lâu cũng như ngủ sâu giấc hơn. Đồng thời, bé cũng bắt đầu biết phân biệt được ngày và đêm.

Cách cho trẻ sơ sinh ngủ đúng giờ

Đến khi được khoảng 1 tuổi rưỡi, trẻ không còn dễ ngủ dễ thức như trước nữa mà bắt đầu ngủ trưa và ngủ tối vào những khung thời gian nhất định.

Lượng thời gian ngủ cần thiết trong 1 ngày tương ứng với độ tuổi của trẻ

Trẻ từ 4 – 12 tháng: 12 – 16 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng (bao gồm cả thời gian ngủ trưa)

Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 9 – 12 tiếng

Trẻ từ 13 – 17 tuổi: 8 – 10 tiếng

Từ khoảng 1 tuổi rưỡi trở đi, bạn nên tập cho con ngủ trưa 1 lần/ngày, mỗi lần tối đa 2 tiếng. Vì nếu bạn cho con ngủ thỏa thích theo ý của bé thì đến buổi tối, bé sẽ không chịu đi ngủ.

Khoảng thời gian thích hợp cho con ngủ trưa là đầu giờ chiều, từ khoảng 13h00 – 15h00. Chú ý không cho con ngủ vào buổi chiều tối vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của bé.

Số giờ ngủ của mỗi trẻ mỗi khác, nhưng trước khi vào cấp 1, có không ít bậc phụ huynh lại muốn tập cho con mình thói quen không ngủ trưa. Trên thực tế, khi được khoảng 4 – 5 tuổi, dần dần trẻ sẽ ít ngủ trưa hơn. Bởi vậy, bạn không nên ép con ngủ trưa mà nên để cho bé tự bỏ ngủ trưa. Càng lớn trẻ sẽ càng ít ngủ trưa, thậm chí có thể sẽ bỏ hẳn giấc ngủ trưa.

Trong những năm gần đây, giấc ngủ trưa của người lớn đang rất được chú ý do có nghiên cứu cho rằng ngủ trưa khoảng 20 phút sẽ giúp hiệu suất công việc buổi chiều tăng cao. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp còn khuyến khích nhân viên ngủ trưa bằng những cách như thiết kế chỗ ngủ trưa tạm thời ngay trong công ty.

Bởi vậy, gần đây nhiều người quan niệm rằng xét theo góc độ khoa học thì dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, việc ngủ trưa cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy thế, bạn cũng nên nhớ rằng việc cho phép ngủ trưa vẫn chưa được chấp nhận tại nhiều trường học và công ty.

Giấc ngủ được hình thành từ thói quen hàng ngày, bởi vậy lý tưởng nhất là luôn đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định. Nếu bạn cho rằng

thì bạn sẽ không thể tập cho con đi ngủ đúng giờ được. Bởi vậy, khi con được khoảng 1 tuổi rưỡi – thời điểm đã hình thành giờ ngủ trưa và ngủ tối nhất định, hãy cố gắng cho con ngủ và đánh thức con dậy đúng giờ nhất có thể.

Dù vậy, nếu bạn quá cứng nhắc và luôn bắt con phải đi ngủ đúng giờ thì bé sẽ cảm nhận được điều đó và không chịu đi ngủ. Vào lúc này, có thể bạn sẽ mắng con “Có ngủ sớm không thì bảo?!”.

Thế nhưng, dù có mắng thì con cũng không chịu ngủ. Bởi vậy, thay vì mắng con, sẽ hiệu quả hơn nếu bạn tập cho con một số thói quen nhất định trước khi đi ngủ.

Chẳng hạn như sau khi cho con ăn tối xong, bạn có thể tắm cho bé, cho bé đánh răng rồi chơi đùa cùng bé, sau đó điều chỉnh ánh sáng trong phòng cho tối đi và đọc sách tranh cho con nghe… rồi mới đi ngủ. Khi con đã quen với nếp sinh hoạt mỗi tối này, bé sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đó là vì lúc này bé cảm thấy thỏa mãn và an tâm.

Bằng cách này, khi con đã hình thành được thói quen đi ngủ đúng giờ, các ông bố bà mẹ chúng ta sẽ thoát khỏi cảnh phải đau đầu mỗi khi con không chịu ngủ hàng tối.

Làm Thế Nào Để Thức Dậy Đúng Giờ

Bạn có gặp khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng không? Bạn có sợ rằng bạn có thể mất việc vì bạn không thể thức dậy đúng giờ và thường xuyên trễ giờ làm? Nếu bạn đến trễ làm việc hoặc nếu bạn chỉ cần đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ chuyến bay sớm vào sáng mai, có một số điều bạn có thể làm để đảm bảo rằng bạn thức dậy đúng giờ.

I. Có giấc ngủ thật chất lượng

1. Áp dụng thói quen tốt

Bạn khó có thể thức và ra khỏi giường vào buổi sáng đúng giờ nếu không ngủ đúng cách. Trước khi áp dụng những cách thay đổi quyết liệt khác, bạn hãy nên áp dụng một trong số các nguyên tắc cơ bản sau đây để có một đêm ngon giấc:

– Tránh dùng cafein và rượu trước giờ đi ngủ. Việc không sử cả hai chất kích thích trên sẽ rất tốt cho giấc ngủ của bạn.

– Tránh thức ăn có dầu mỡ, cay hoặc béo vào buổi tối. Những thức ăn này có thể gây ra đau bụng, khó tiêu, hoặc gây trở ngại cho giấc ngủ của bạn.

– Không sử dụng điện thoại hoặc máy tính bảng trước khi ngủ. Nghiên cứu cho thấy rằng ánh sáng và bức xạ của các thiết bị điện tử này sẽ khiến bạn khó ngủ và gây đau đâu.

2. Nên thư giãn trước khi ngủ

Đọc một cuốn sách sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn là các trò chơi trên máy tính. Cơ thể bạn sẽ tạo ra hoóc-môn ngủ và khiến bạn mệt mỏi nhanh hơn.

– Bạn cũng tránh không xem TV trước khi đi ngủ.

– Cố gắng đọc một cuốn sách hoặc trò chuyện với bạn cùng phòng của bạn. Bạn cũng có thể nghe nhạc thư giãn hoặc cổ điển.

– Tập trung vào những suy nghĩ tích cực và những kỷ niệm.

– Thở sâu để giúp cơ thể thư giãn.

3. Xây dựng thói quen dậy sớm

Nếu bạn bạn xây dựng thói quen thức dậy vào mỗi buổi sáng, bạn có thể thức dậy mà không cần báo thức. Hãy đặt riêng cho bản thân một khung giờ đi ngủ và thức dậy cố định mỗi ngày.

-Một ngày có 24h bạn nên ngủ ít nhất tám giờ một ngày. Nếu bạn có ít thời gian để ngủ hơn người khác hãy đảm bảo có một giấc ngủ thật chất lượng để cơ thể tái tạo năng lương cho ngày làm việc tiếp theo.

4. Cải thiện phòng ngủ của bạn

Việc bố trí phòng ngủ hoặc giường ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ và có một một giấc ngủ sâu, giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn khi mỗi sáng thức dậy.

– Bạn nên ngủ trên một chiếc giường thoải mái.

– Điều chỉnh nhiệt độ của phòng ngủ phù hợp. Bạn không nên ngủ trong phòng có nhiệt độ quá nóng.

– Giảm tiếng ồn bên ngoài bằng cách đóng cửa sổ, tắt TV để không gian yên tĩnh giúp bạn dễ ngủ hơn.

– Bảo vệ chống lại muỗi cắn và các mối phiền toái bên ngoài khác. Bạn có thể mua lưới hoặc sử dụng nước hoa chống muỗi.

– Tắt các thiết bị chiếu sáng, không gian tối sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.

1. Đặt đồng hồ báo thức phù hợp

Để có thể thức dậy đúng giờ mà không bị ngủ quên, bạn nên lựa chọn cho mình một chiếc đồng hồ báo thức phù hợp.

2. Đặt đồng hồ báo thức cách xa giường

Việc bạn tắt đồng hồ báo thức và tiếp tục ngủ là điều rất phổ biến. Do vậy, bạn nên để nó xa khỏi giường ngủ, và bạn buộc phải ra khỏi giường để tắt nó, đây là cơ hội để bạn di chuyển và tỉnh táo khi mới thức dậy.

3. Nhờ ai đó đánh thức bạn

Nếu bạn có vợ hoặc chồng, hoặc bạn cùng phòng, bạn có thể nhờ họ đánh thức bạn vào buổi sáng.

– Bạn cũng có thể yêu cầu một người bạn gọi cho bạn vào buổi sáng và nói chuyện với bạn trong một phút hoặc lâu hơn cho đến khi bạn tỉnh táo hoàn toàn.

– Nếu bạn có một buổi hẹn phỏng vấn việc làm vào sáng hôm sau, và bạn không muốn đến trể hãy nhờ ai đó cùng phòng đánh thức bạn và nhớ là dặn họ thời gian họ nên đánh thức bạn.

4. Hãy rời khỏi giường ngay khi bạn tỉnh giấc

Khi bạn tỉnh giấc trước khi chuông báo thức kêu thì hãy ra khỏi giường, điều này sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn. Nếu bạn đang nằm chờ báo thức thì bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ hơn.

III. Duy trì tỉnh táo

1. Làm sáng phòng ngủ của bạn

Khi tỉnh giấc bạn nên ra khỏi giường và kéo rèm để ánh sáng bên ngoài chiếu vào phòng, điều này sẽ giúp bạn nhanh tỉnh táo hơn.

– Nếu bạn thức dậy sớm khi trời vẫn còn tối hãy bật đèn để căn phòng thật sáng, sẽ giúp bạn nhanh chóng tỉnh ngủ.

2. Di chuyển

Khi bạn thức dậy, ra khỏi giường ngay lập tức và di chuyển. Một vài bài tập sẽ có tác động tích cực đến cả ngày của bạn. Việc thực hiện các động tác thể dục mỗi buổi sáng sẽ giúp bạn có được thói quen tốt mỗi khi thức dậy.

3. Tắm ngay khi ra khỏi giường

Việc tắm ngay sau khi ra khỏi giường sẽ giúp làm thay đổi nhiệt độ cơ thể và khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.

– Sử dụng sữa tắm tắm với các thành phần như chanh hoặc bạc hà tinh dầu để giúp bạn tỉnh táo hơn.

– Giật nước lạnh lên mặt ngay sau khi thức dậy. Nhiệt độ thấp sẽ nhanh chóng đánh thức bạn dậy.

– Nếu không thể tắm được, hãy thử đặt một vài giọt tinh dầu lên khăn giấy và hít phải mùi thơm của chúng.

4. Uống một ly nước

Uống một ít nước ngay sau khi thức dậy kích thích cơ thể và sẽ giúp bạn tỉnh táo. Nếu bạn cần thứ gì đó mạnh hơn, hãy thử cà phê hoặc trà.

iconicJob.vn

Làm Sao Để Bé Đi Ngủ Sớm, Ngủ Đúng Giờ Và Ngon Giấc?

Trẻ thức khuya làm giảm cơ hội phát triển chiều cao và trí não. Vì vậy, bạn nên cho bé đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ và ngon giấc.

Đối với trẻ em đi ngủ trong khoảng từ 19-20h và ngủ liền mạch 10-12 giờ một đêm là rất quan trọng. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài hơn những bé ngủ muộn. Và nếu bé ngủ liền mạch 11-12 giờ sẽ có tinh thần sảng khoái và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.

Vậy làm thế nào để trẻ ngủ sớm trở lại khi đã có thói quen chơi mãi đến 11-12h đêm mới chịu đi ngủ?

Thiết lập lại nếp sinh hoạt

Nhiều phụ huynh quan niệm, cho trẻ ngủ càng muộn thì trẻ sẽ ngủ càng say và nhiều hơn vào sáng hôm sau. Cũng có người cho rằng cho trẻ chơi đến mệt thì chắc chắn sẽ ngủ say. Vậy nên gia đình cứ tìm mọi cách cho trẻ vận động thật nhiều, đùa nghịch cười hét thật lớn. Và kết quả là: con vừa bị kích động mạnh, vừa bị quá giấc nên càng khó ngủ dẫn đến đi ngủ muộn hơn và quấy khóc khó chịu giấc ngủ ban đêm của con vì thế cũng không ngon, bé có thể mê sảng khóc cười lẫn lộn khi ngủ, trằn trọc, trở mình giữa đêm…

Việc bé ngủ muộn khiến bố mẹ mệt mỏi hơn vì phải thức cùng bé

Bạn cần lập lại thói quen ngủ sớm cho con như sau:

– Dựa vào tháng tuổi của con để đẩy lại nếp sinh hoạt.

– Dần dần đẩy giờ đi ngủ đêm của con sớm hơn mỗi ngày 15 phút cho đến khi bé có thể ngủ được vào lúc 19h.

– Không cho con vận động, cười đùa nhiều trước khi ngủ. Thay vào đó, bố mẹ có thể thực hiện các bài tập mát-xa, kể chuyện cho con dễ ngủ và ngủ ngon.

– Điều quan trọng nhất là rèn cho con tự ngủ càng sớm càng tốt.

Bố mẹ đi làm về muộn muốn dành thời gian chơi đùa cùng con?

– Hãy thử cho bé đi ngủ sớm, bố mẹ cũng đi ngủ sớm cùng con để có thể thức dậy sớm và chơi với con vào sáng sớm hôm sau. Vì với bé ngủ được 12 giờ thì sẽ thức dậy vào 6 gờ sáng. Chắc hẳn bạn cũng sẽ có thêm 1 tiếng chơi với con thoải mái trước khi đi làm.

Dù muốn chơi với bé lâu hơn nhưng nếu đến giờ thì bố mẹ nên cho bé đi ngủ

– Dành thời gian thực sự chất lượng cho con. Với trẻ, dù bạn chỉ dành được 15 phút cho bé nhưng là thời gian hoàn toàn quan tâm đến nhu cầu muốn được chia sẻ của bé thì còn đáng quý hơn là bạn dành cho bé 1 tiếng đồng hồ nhưng lại bị phân tâm bởi các thiết bị công nghệ hay công việc nhà.

Khoảng thời gian chuẩn bị đi ngủ cũng rất đáng quý khi bố mẹ có thể thay phiên nhau kể chuyện, hát cho bé nghe. Hãy tận dụng mọi thời gian, giờ tắm, giờ ăn, giờ nấu ăn, giờ đưa đón con đi học để trở thành thời gian chất lượng cho con, cùng con chơi và khám phá thế giới.

– Hãy dành trọn vẹn các ngày cuối tuần ở bên cạnh con.

Một số mẹo cho bé ngủ sớm, ngủ ngon

– Khi bé có dấu hiệu buồn ngủ cần cho lên giường ngay không quá giấc bé không còn muốn ngủ nữa. Có gia đình lại cho bé đi ngủ quá sớm khi chưa đến giờ, làm bé khó đi vào giấc ngủ.

– Thời gian lý tưởng để ngủ với mỗi bé là khác nhau. Nếu khi bé có dấu hiệu muốn ngủ mà không đưa bé vào giường, bé sẽ bị quá giấc và phải chờ khoảng 1 giờ sau cơn buồn ngủ mới quay lại.

– Hãy tạo cho bé một thói quen sinh hoạt ăn, ngủ đúng giờ. Tất cả mọi việc từ ăn, ngủ, chơi, tắm phải diễn ra đều đặn vào một khoảng thời gian nhất định, kể cả trong dịp nghỉ hè hay đi chơi xa. Làm như vậy thì đồng hồ sinh học trong cơ thể bé sẽ hoạt động theo một chu kỳ ổn định, rất dễ dàng cho việc điều khiển và cơ thể bé sẽ tuần tự phát triển theo quy luật đã định sẵn. Nếu không thực hiện được như vậy thì nhịp thời gian của đồng hồ sinh học sẽ bị đảo lộn, có thể xảy ra những trục trặc trong cơ thể bé và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển.

Thói quen ngủ sớm rất có lợi cho sự phát triển của trẻ

– Nên tạo một cảm giác yên tâm cho bé, vì khó khăn lớn nhất trong việc cho bé ngủ là bé luôn có cảm giác bị tách rời khỏi mẹ, bị mẹ bỏ rơi. Khi cho bé ngủ, nên hát hoặc kể một câu chuyện cổ tích cho bé nghe. Nó sẽ giúp bé làm quen với một giờ ngủ nhất định và có thể đương đầu với khoảnh khắc cô đơn ấy.

– Hãy tôn trọng giấc ngủ của bé và nên tập cho bé ngủ một mình. Một số vật dụng như thú nhồi bông, gối ôm hay quần áo của mẹ làm cho bé cảm thấy không phải ở một mình.

– Khi bé thức giấc, không nên cho bé ăn uống ngay, vì bình thường một bé khoảng 6 tháng tuổi không cần ăn đêm nữa. Điều đó sẽ làm cho bé nghĩ rằng bé không thể ngủ được nếu không ăn và thói quen này sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học Ăn uống không ra bữa sẽ làm cho hệ tiêu hóa không được nghỉ ngơi và như vậy sẽ làm mất cân bằng việc bài tiết các men cũng như hoóc-môn, xáo trộn nhịp tim và chu kỳ nhiệt độ của cơ thể.

– Đối với trẻ giấc ngủ trưa là quan trọng nhưng không nên cho ngủ quá muộn vì nó sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ buổi tối. Chúng ta không nên quan trọng hóa việc thức giấc ban đêm của trẻ. Cứ bình tĩnh thủ thỉ êm ái để trấn tĩnh bé nhưng không nên bật đèn cũng như bế bé lên, bé sẽ dịu lại và đi vào giấc ngủ ngay.

– Trước khi đi ngủ, tránh những kích động, những trò chơi mạnh hoặc những chấn động tâm lý, hình ảnh bạo lực kinh dị trên TV, hay chứng kiến bố mẹ cãi nhau. Gần đến giờ ngủ, nhiệt độ cơ thể bắt đầu giảm xuống, nếu có những yếu tố làm quá trình giảm nhiệt độ của cơ thể chậm lại thì bé sẽ khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ

Bạn đang đọc nội dung bài viết Làm Thế Nào Để Trẻ Ngủ Đúng Giờ? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!