Cập nhật nội dung chi tiết về Lỗi Zalo 2028, 2022, 2022, 2027 Và Cách Khắc Phục mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thời buổi khoa học công nghệ phát triển, thay vì viết thư tay, nhắn tin sms hay gọi điện thông thường thì các ứng dụng hỗ trợ gọi điện, nhắn tin miễn phí cũng lần lượt ra đời. Phổ biến nhất là ứng dụng Zalo được mọi người ưa thích bởi tính năng dễ sử dụng, có thể tương tác trò chuyện thỏa thích với bạn bè, người thân mọi lúc mọi nơi mà không mất phí. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng có thể bạn sẽ khó chịu với một số lỗi Zalo gây khó khăn cho quá trình đăng nhập, làm gián đoạn cuộc trò chuyện cũng như không thể kết nối được với bạn bè.
1.Lỗi Zalo 2028:
Nguyên nhân lỗi: Trong quá trình sử dụng bạn lựa chọn ứng dụng Zalo không rõ nguồn gốc gây cản trở quá trình đăng nhập Zalo trên thiết bị của bạn.
2. Lỗi Zalo 2017:
Nguyên nhân lỗi: Bắt nguồn từ việc thời gian trên thiết bị chưa được thiết lập chính xác, gây lỗi trong quá trình đăng nhập Zalo.
+ Trên Android:
Vào phần Cài đặt (Setting) chọn Ngày và Giờ (Date & Time).
Tại đây, hãy nhập chính xác thời gian hiện tại và đánh dấu vào mục Múi giờ tự động (Set Time Automatic).
+ Trên iPhone:
Vào Cài đặt (Setting) ⇒ chọn Cài đặt chung (General) ⇒ chọn mục Ngày và Giờ (Date & Time).
Lưu ý: Sau khi thiết lập lại thời gian chính xác bạn cần phải thao tác đổi mật khẩu Zalo trên điện thoại.
3. Lỗi Zalo 2020:
Nguyên nhân lỗi: Do tài khoản của bạn đã bị khóa do vi phạm các điều khoản của ứng dụng đưa ra trong quá trình đăng kí.
+ Liên hệ tổng đài để được hỗ trợ bằng cách: gửi Email tới hotro@zaloapp.com hoặc liên hệ 1900.561.558 bấm phím 2 để được hỗ trợ.
+ Ngoài ra, bạn có thể tạo một nick Zalo khác bằng một số điện thoại khác của mình để tiếp tục truy cập sử dụng Zalo. Bấm vào đây.
4. Lỗi Zalo 2027 trên Android, iPhone:
Nguyên nhân lỗi: Do tài khoản Zalo đã bị đổi mật khẩu và nhập sai mật khẩu quá số lần cho phép của ứng dụng gây cản trở quá trình đăng nhập trên thiết bị.
Cách khắc phục: Bạn cần lấy lại mật khẩu Zalo.
Nếu bạn quên các thông tin tài khoản của mình nên không thể lấy lại mật khẩu, bạn có thể liên hệ với trung tâm hỗ trợ Zalo theo địa chỉ Email hay số liên hệ như trên để được giúp đỡ.
Như vậy, sau bài viết này các bạn đã biết tại sao lại xảy ra các lỗi Zalo 2028, 2017, 2020, 2027 trên thiết bị của mình. Từ đó, bạn có thể tự mình khắc phục được các lỗi này để việc đăng nhập vào Zalo diễn ra bình thường và thỏa thích trò chuyện với mọi người rồi. Bạn đã biết cách làm ẩn chữ “đã xem” trên tin nhắn Zalo chưa? Hãy xem bài viết nào. Sẽ rất hữu ích đối với bạn đó.
6 Bước Chuẩn Bị Hồ Sơ Du Học Pháp 2022
BƯỚC 1: CHỌN NGÀNH VÀ TÌM TRƯỜNG
Bước đầu tiên cũng là bước quan trọng và tốn nhiều thời gian nhất! Việc chọn một ngành học phù hợp với khả năng và nguyện vọng sẽ quyết định con đường du học tương lai của bạn. Bạn sẽ cần nghiên cứu thật kĩ bằng việc đọc và tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng của mình. Khi mới hình thành ý định du học, nhiều bạn xác định được ngành học mình muốn theo, nhưng cụ thể ngành học như thế nào thì vẫn là một câu hỏi lớn.
Thực chất khi nói về du học, các bạn thường đưa ra lựa chọn về một khối ngành chung như Kinh tế, Kĩ thuật hay Công nghệ thông tin, mà chưa đi sâu vào tìm hiểu hay và không nắm rõ được hướng hay mảng cụ thể mình muốn theo học. Do đó, việc tìm hiểu kĩ thông tin về nghề nghiệp mà mình muốn theo, và bằng cấp, chương trình nào sẽ cho phép mình làm được công việc đó, là việc thiết yếu dể tìm ra ngành học phù hợp cho bản thân bạn.
Đối với các bạn có nguyện vọng du học Pháp (cả về bậc Cử nhân hay Thạc sĩ), điều kiện tối thiểu để có thể đăng ký nộp hồ sơ là bạn phải có chứng chỉ tiếng phù hợp với chương trình học của bạn, bất kể là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Nếu bạn du học Pháp bằng tiếng Anh, bạn phải đạt tối thiểu 5.5 IELTS nếu muốn đăng ký học Cử nhân, và phải đạt tối thiểu 6.0 IELTS nếu muốn theo học Thạc sĩ bằng tiếng Anh tại Pháp. Trong khi đó, nếu là chứng chỉ TOEIC thì số điểm được khuyến nghị là trên 650 (không phải trường nào cũng cho chấp nhận bằng TOEIC). Một số trường cũng đòi hỏi bạn có trình độ tiếng Pháp A2 đi kèm, xong kể cả bạn có đi du học bằng tiếng Anh thì tốt nhất cũng nên đạt tiếng Pháp A2 để có thể giao lưu trong cuộc sống hàng ngày.
Trên thực tế, có nhiều trường vẫn chấp nhận chứng chỉ B1 cho học sinh xin học đại học năm nhất, tuy nhiên tỉ lệ những trường này thường thấp và không chắc chắn, nên tốt hơn hết bạn nên cố gắng nắm trong tay tấm bằng B2 để có cơ hội được trường nhận cao hơn.
Một số ngành đòi hỏi cao về ngôn ngữ như Truyền thông, Luật hay Xã hội – Nhân văn yêu cầu bạn phải đạt trình độ C1 để đăng kí xin học, vậy nên việc tìm hiểu thật kĩ về các tiêu chuẩn của ngành và trường học ở bước 1 ảnh hưởng rất nhiều đến bước tiếp theo này của bạn.
Nếu tiếng Pháp của bạn ở trình độ A2 trở lên, bạn có thể làm hồ sơ du học tiếng Pháp (học dự bị tiếng Pháp tại Pháp). Mặc dù các trường thường không có yêu cầu cụ thể cho trình độ đầu vào của sinh viên, nhưng A2 là điều kiện của Đại sứ quán để bạn xin được visa sang Pháp du học. Học dự bị tiếng tại Pháp hiện nay rất được ưa chuộng do những ưu thế mà chương trình này mang lại.
BƯỚC 3: TẠO TÀI KHOẢN VÀ KHAI HỒ SƠ ĐIỆN TỬ TRÊN CAMPUS FRANCE
Bước tiếp theo trong quy trình làm hồ sơ du học là việc khai hồ sơ điện tử trên website của Campus France (quy trình Études en France). Bạn cần hiểu thật kĩ xem chương trình bạn muốn theo học có nộp hồ sơ thông qua Études en France không, vì trên thực tế có nhiều chương trình học tại Pháp không đòi hỏi học sinh khai bào hồ sơ qua hệ thống này, mà phải trực tiếp qua website hay nộp hồ sơ giấy đến cơ sở của họ. Cần lưu ý đến thời hạn nộp hồ sơ và chuẩn bị thật đầy đủ bộ hồ sơ du học của bạn.
Một bộ hồ sơ du học sẽ bao gồm:
CV (Curriculum Vitae) – bản tóm tắt về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng công việc… dùng khi xin học, xin việc…
Thư động lực (Lettre de Motivation) – là bức thư được viết với văn phong trang trọng để gửi tới đại diện xét tuyển của trường, bạn cần viết sao để họ bị thuyết phục và gật đầu chào đón bạn vào ngôi trường của họ.
Học bạ THPT – thể hiện điểm THPT của bạn, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất khi hồ sơ của bạn hướng tới việc học Cử nhân.
Bảng điểm đại học – nếu như bạn có ý định học Thạc sĩ tại Pháp, bảng điểm Đại học sẽ nắm vai trò quyết định thay vì học bạ THPT.
Các thành tích học tập khác, ví dụ như giải huyện, giải tỉnh, giải Quốc gia…
Chứng chỉ ngoại ngữ, nếu là tiếng Pháp thì là chứng chỉ TCF, DELF/DALF, nếu tiếng Anh thì là chỉ IELTS.
Giấy tốt nghiệp THPT và giấy báo nhập học của một trường Đại học (nếu người làm hồ sơ đã học xong chương trình lớp 12).
Giấy tốt nghiệp Đại học (nếu người làm hồ sơ đã học xong chương trình Đại học).
Giấy chứng nhận thực tập/làm việc tại tổ chức đã đăng ký với nhà nước, có xác nhận và đóng dấu (nếu có thời gian thực tập/làm việc).
Chứng chỉ hoạt động ngoại khóa, thiện nguyện, hoạt động xã hội (không cần nhiều, không có cũng không sao).
Những thành tựu cá nhân khác.
Giấy khai sinh.
(Lưu ý: Chỉ nên thêm vào hồ sơ của bạn các hoạt động có chứng chỉ đã hoàn thành).
BƯỚC 4: ĐẶT HẸN PHỎNG VẤN
Bước tiếp đến sẽ là phỏng vấn với đại diện của Campus France. Như đã lưu ý ở trên, bạn nên chú ý tới thời hạn Campus France đề ra và sắp xếp đặt lịch hẹn kịp thời. Cuộc phỏng vấn trong vòng khoảng 30 phút này sẽ bao gồm những câu hỏi nhằm xác minh thông tin cá nhân của bạn, về quá trình và kế hoạch học tập tương lai của bạn. Bạn sẽ cần nêu được động lực cá nhân thúc đẩy mong muốn du học tại Pháp, về việc chuẩn bị tài chính cũng như tâm lý khi sang học và sinh sống tại một đất nước xa xôi.
Mọi giấy tờ và hồ sơ của bạn cần được chuẩn bị kĩ lưỡng và đầy đủ trước ngày phỏng vấn, tránh thiếu sót hay sai lệch thông tin gây mất thời gian, thậm chí phải đặt lại một lịch phỏng vấn khác để bổ sung hồ sơ của bạn.
Ngôn ngữ sử dụng trong buổi phỏng vấn có thể là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh (tùy chương trình đăng ký học). Khi đến buổi phỏng vấn, bạn cần mang theo bộ hồ sơ công chứng và giấy tờ gốc đã chuẩn bị. Sau khi hoàn thành phỏng vấn, bạn sẽ được cung cấp giấy chứng nhận đã trải qua buổi phỏng vấn.
BƯỚC 5: CHỜ KẾT QUẢ PHẢN HỒI TỪ TRƯỜNG
Sau khi phỏng vấn, Campus France sẽ gửi hồ sơ của bạn tới cho trường để xét tuyển và kết quả sẽ được trả về lần lượt, nếu trường thuộc nguyện vọng 1 của bạn chấp nhận, hồ sơ của bạn sẽ không được xét nguyện vọng sau nữa. Ngược lại, nếu nguyện vọng 1 trượt, lần lượt các nguyện vọng sau sẽ được xét tới.
BƯỚC 6: NỘP HỒ SƠ XIN VISA DU HỌC PHÁP
Kể cả được trường nhận nhưng bạn không được cấp visa du học thì việc du học Pháp vẫn thất bại bình thường. Sau khi được trường tại Pháp nhận học thì bước tiếp theo bạn cần làm đó là xin visa du học Pháp. Visa hay còn gọi là Thị thực nhập cảnh – là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia nhằm xác nhận bạn được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian được xác định trước.Sau khi được trường nhận, bước cuối cùng bạn cần làm là đặt hẹn để xin visa từ Đại sứ quán Pháp.
Về cơ bản, bộ hồ sơ xin visa du học Pháp bao gồm:
Mẫu đơn xin visa dài hạn điền đẩy đủ theo mẫu
3 ảnh (nền trắng, cỡ 3,5cm x 4,5cm)
Bản sao Hộ chiếu (còn hiệu lực hơn 6 tháng so với hiệu lực của visa)
Giấy Khai sinh (dịch tiếng Pháp và công chứng)
Giấy tờ chứng minh trình độ học vấn (bản sao bằng mới nhất, bằng tốt nghiệp THPT/Đại học, ..)
Chứng chỉ tiếng Pháp
Giấy báo nhập học/thi tuyển vào một trường của Pháp
Giấy tờ chứng minh tài chính
Giấy xác nhận nơi ở (tại Pháp)
Lưu ý: Thời hạn quy định để xin Visa là từ 15 ngày đến sớm nhất là 3 tháng trước khi bay, và trung bình thời gian nhận kết quả Visa sẽ là từ 15 ngày đến 1 tháng phụ thuộc vào từng trường hợp.
Sau khi hoàn tất mọi thủ tục về hồ sơ du học Pháp, thời gian trước ngày bay là lúc để bạn chuẩn bị tâm lí thật vững, luyện tập thêm ngoại ngữ và trau dồi kiến thức xã hội, chuẩn bị hành lí cá nhân và lên máy bay ở trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt nhất.
Trong thực tế, du học là một hành trình dài và đòi hỏi sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng. Trong suốt quá trình hoạt động, đội ngũ VFE đã giúp đỡ và hoàn thành ước mơ du học của hàng nghìn bạn học sinh, sinh viên. Hi vọng rằng trong tương lai, bạn sẽ trở thành một phần trong cộng đồng du học sinh của VFE.
bạn còn nhiều thắc mắc? nhận tư vấn miễn phí từ vfe:
cách 1
Nhắn tin trực tiếp tới VFE qua
Facebook VFE – Vietnam France Exchange (trả lời 24/24).
cách 2
Gọi điện thoại trực tiếp tới số hotline:
1900 2612 hoặc 0963 984 988 (hỗ trợ 24/7)
cách 3
Đăng ký bằng Form nhận tư vấn miễn phí từ VFE.
Đang tải…
CHÍNH SÁCH BẢO MẬT
Thành Lập Công Ty, Thành Lập Doanh Nghiệp Xu Hướng 2022
Thành lập công ty – Những điều cần biết để thành công trong kinh doanh
Phần 1: Chuẩn bị thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin để thành lập công ty
– Bạn cần chuẩn bị 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập/người đại diện pháp luật sau đây:
+ Giấy Chứng minh nhân dân, hoặc Hộ chiếu, hoặc Căn cước công dân.
(Trường hợp các bạn chưa có thời gian sao y bản công chứng. Thì có thể gửi bản gốc các giấy tờ nêu trên để công ty Nam Việt Luật hỗ trợ sao y công chứng cho kịp tiến độ).
Bước 2: Chuẩn bị thông tin thành lập doanh nghiệp
– Quý khách hàng cần chuẩn bị những thông tin sau để soạn hồ sơ thành lập công ty:
+ Tên công ty dự tính.
+ Địa chỉ trụ sở công ty.
+ Mức vốn điều lệ đăng ký thành lập công ty.
+ Các thông tin trên CMND về thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập của công ty dự tính thành lập.
+ Thông tin trên CMND của người đại diện pháp luật của công ty.
Trên cơ sở các thông tin các bạn chuẩn bị ở trên. Các bạn có thể tự soạn hồ sơ thành lập công ty hoặc thuê công ty Nam Việt Luật soạn thảo hồ sơ đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời gian hoàn thành xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là từ: 03 – 05 ngày làm việc.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những thành phần sau:
– Bản sao chứng thực không quá 3 tháng của hộ chiếu/thẻ căn cước/CMND còn hiệu lực của tất cả các thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập, đại diện pháp luật của công ty.
– Bản sao chứng thực Giấy phép kinh doanh đối với thành viên là tổ chức (nếu có).
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
– Dự thảo điều lệ thành lập công ty.
– Danh sách thành viên góp vốn khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên, Danh sách cổ đông sáng lập khi thành lập công ty cổ phần.
– Giấy ủy quyền/giấy giới thiệu cho người nộp hồ sơ.
Sau khi các bạn chuẩn bị hồ sơ ở trên thì tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố sở tại. Trong vòng 3 ngày làm việc nếu như hồ sơ hợp lệ thì công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Còn nếu như hồ sơ không hợp lệ thì công ty sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp
– Sau khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành thủ tục khắc con dấu tròn cho doanh nghiệp.
– Theo luật mới nhất doanh nghiệp có quyền khắc nhiều con dấu tròn doanh nghiệp để thuận tiện cho việc giao dịch.
Thời gian thực hiện việc khắc dấu tròn doanh nghiệp: 01 ngày làm việc.
Bước 5: Công bố mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
– Sau khi tiến hành khắc dấu doanh nghiệp. Để con dấu có hiệu lực pháp lý và có thể sử dụng giao dịch thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của doanh nghiệp lên trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Thời gian thực hiện việc công bố mẫu dấu là: 01 ngày làm việc.
– 03 ngày sau khi thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu. Mẫu con dấu của doanh nghiệp sẽ hiển thị công khai trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Các bạn có thể tra cứu mẫu con dấu của doanh nghiệp mình tại đường dẫn địa chỉ website sau: http://dangkykinhdoanh.gov.vn.
Bước 6: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp (Đăng bố cáo thành lập công ty)
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Nếu bạn không có thời gian để tự thực hiện các bước thành lập công ty ở trên. Các bạn có thể liên hệ công ty Nam Việt Luật để được hỗ trợ và làm thủ tục nhanh chóng chính xác.
Những điều cần biết khi thành lập công ty
Loại hình doanh nghiệp nào có thể lựa chọn để mở công ty?
– Luật doanh nghiệp mới nhất phân chia ra 05 loại hình doanh nghiệp bạn có thể lựa chọn để thành lập như sau:
+ Công ty Cổ phần (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty TNHH Một Thành Viên (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên (được lựa chọn thường xuyên).
+ Doanh nghiệp tư nhân (được lựa chọn thường xuyên).
+ Công ty Hợp Danh (ít được lựa chọn).
Luật quy định rõ ràng tính chất, đặc điểm, quy mô, cơ cấu tổ chức quản lý, quyền hạn, nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty. Do vậy bạn có thể căn cứ vào nhu cầu thực tế của mình mà lựa chọn loại hình doanh nghiệp kinh doanh cho phù hợp. Nếu có 01 thành viên thì có thể lựa chọn công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân, nếu có 2-50 thành viên thì có thể lựa chọn công ty TNHH 2 thành viên, nếu có từ 3 thành viên trở lên có thể lựa chọn công ty Cổ phần.
Lựa chọn địa chỉ để đặt trụ sở chính doanh nghiệp
Khi muốn mở công ty thì bạn cần phải đặt địa chỉ công ty rõ ràng, chính xác, có số nhà, đường, xóm, thôn, ấp..v.v. Một địa chỉ có thể đặt được nhiều công ty do vậy khi tại một địa chỉ có công ty khác đặt rồi thì mình hoàn toàn có thể đặt thêm địa chỉ cho công ty mình.
Khi mới thành lập công ty, ban đầu các doanh nghiệp cần đặt tiêu chí tiết kiệm chi phí để dành vốn cho hoạt động doanh nghiệp. Bạn có thể mượn đặt địa chỉ công ty tại nhà người thân, bạn bè..v.v. tuy nhiên việc này khá bất tiện và cũng khá phiền phức vì những thông báo của các cơ quan quản lý gửi về địa chỉ này mà bạn không thường xuyên ở đó sẽ không được cập nhật kịp thời. Ngoài ra còn gây phiền hà cho gia chủ.
Cũng có một cách khác khá tiết kiệm chi phí và thuận tiện cho việc tiếp nhận chuyển giao thông tin đó là thuê địa chỉ đăng ký kinh doanh như thuê văn phòng ảo hoặc thuê văn phòng chia sẻ. Giải pháp này vừa tiết kiệm chi phí, vừa có địa chỉ đẹp để đăng ký kinh doanh, vừa có văn phòng đẹp đầy đủ tiện nghi như bàn ghế, máy lạnh, phòng họp, phòng giám đốc, phòng tiếp khách, trà, cà phê, nước uống miễn phí..v.v..
Còn nếu bạn có đủ tiềm lực tài chính để thuê văn phòng hoặc thuê mặt bằng thì cứ tìm đơn vị cho thuê văn phòng để tìm kiếm văn phòng phù hợp với khả năng.
Nếu muốn tìm hiểu thêm các thông tin về địa chỉ công ty để đặt đúng luật định, vui lòng tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt địa chỉ công ty
Cách đặt tên công ty hay, đẹp, đúng luật
– Trong khi đặt đặt tên công ty tuyệt đối không được trùng lặp với các doanh nghiệp đã đặt trước đó. Doanh nghiệp có thể đặt tên công ty bằng tiếng Anh, hoặc đặt tên công ty bằng các ký hiệu viết tắt để thuận tiện cho công việc giao dịch của công ty trong kinh doanh.
– Khi đặt tên Công ty thì phải lựa chọn tên công ty duy nhất, không được trùng lặp trên toàn lãnh thổ Việt Nam, không thuộc điều cấm của luật, có thể thêm những từ như: Công ty TNHH Sản Xuất …, Công ty Cổ phần Thương mại… vào tên công ty để khách hàng có thể định hình được sản phẩm dịch vụ của công ty ngay ở cái nhìn đầu tiên.
Để biết cách đặt tên và lựa chọn tên công ty hay mời bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại bài: Cách đặt tên công ty
Vốn tối thiểu thành lập doanh nghiệp là bao nhiêu?
– Khi đăng ký mở công ty có rất nhiều người băn khoăn không biết mức vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu? Có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?, tối đa là bao nhiêu hay không? Câu trả lời là:
+ Nếu doanh nghiệp bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh bình thường thì không quy định mức vốn tối thiểu để thành lập công ty.
+ Còn nếu các bạn đăng ký ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện về vốn pháp định thì sẽ phải có mức vốn tối thiểu theo quy định của từng ngành nghề đó thì mới được phép đăng ký.
Góp loại vốn nào khi thành lập doanh nghiệp?
– Các bạn có thể góp vốn vào doanh nghiệp mới thành lập bằng các loại tài sản sau đây: Tài sản góp vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bất động sản, ô tô…v.v…
Thời hạn góp vốn bao lâu?
– Thủ tục góp vốn được doanh nghiệp thực hiện tối đa trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lựa chọn người đại diện pháp luật ra sao?
– Doanh nghiệp cần lựa chọn người đại diện pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc có trình độ quản lý để điều hành và quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Doanh nghiệp cần tránh việc lựa chọn người không đủ khả năng hoặc không đủ kinh nghiệm dẫn tới doanh nghiệp kinh doanh thất bại.
– Sau khi thành lập công ty nếu nhận thấy người đại diện pháp luật không đủ khả năng điều hành doanh nghiệp thì các bạn vẫn có thể thay đổi người đại diện pháp luật để lựa chọn người phù hơp hơn.
– Người đại diện pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện mọi giao dịch nên là người quan trọng nhất trong doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Đủ năng lực hành vi dân sự.
Đăng ký ngành nghề kinh doanh nào khi mở công ty?
Có 2 loại ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp khi đăng ký thành lập công ty cần lưu ý đó là:
+ Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện kinh doanh, và.
+ Ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện kinh doanh.
– Ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì không cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc không cần chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định.
– Ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện kinh doanh là khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh đó thì cần chuẩn bị các điều kiện về chứng chỉ hành nghề hoặc chuẩn bị điều kiện về mức vốn pháp định thì mới được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp phép.
Thủ tục bắt buộc cần làm sau khi thành lập công ty
Sau khi mở công ty, quý khách cần thực hiện đúng và đủ các thủ tục sau đây:
Mở tài khoản ngân hàng:
– Người đại diện pháp luật cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
+ CMND(công chứng).
+ Giấy chứng nhận doanh nghiệp (công chứng).
+ Điều lệ công ty (bản sao).
+ Bản Thông báo về việc đăng tải thông tin con dấu doanh nghiệp (công chứng).
+ Con dấu doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản.
Nhân viên ngân hàng sẽ làm thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho bạn khi đủ hồ sơ nêu trên.
Thông báo số tài khoản ngân hàng tới Sở kế hoạch và Đầu tư
– Sau khi có được số tài khoản ngân hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện thủ tục thông báo số tài khoản ngân hàng lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cập nhật số tài khoản lên cổng thông tin đăng ký quốc gia về doanh nghiệp và trên hệ thống thuế.
Hồ sơ thông báo tài khoản ngân hàng gồm:
+ Văn bản ủy quyền về việc thông báo số tài khoản.
+ Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (thay đổi thông tin đăng ký thuế).
+ Thời gian thực hiện việc thông báo số tài khoản: Từ 03-05 ngày làm việc.
Mua phần mềm chữ ký số điện tử khai thuế
– Mỗi doanh nghiệp sau khi được thành lập, mơ công ty cần mua phần mềm chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp tờ khai và đóng thuế qua mạng. Nhiều doanh nghiệp lầm tưởng không phải dùng chữ ký số điện từ là hoàn toàn sai lầm. Nếu không mua chữ ký số kịp thời thì doanh nghiệp sẽ chậm báo cáo thuế dẫn tới bị phạt thuế.
Cách đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử
– Đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử của các nhà mạng. Mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử này để phục vụ việc báo cáo và đóng thuế. Và cần kế toán của công ty là người thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
Đăng ký nộp thuế điện tử cho công ty ra sao?
– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số lựa chọn ngân hàng để đăng ký thuế điện tử cho doanh nghiệp, sau đó ngân hàng sẽ xác nhận trên hệ thống việc đăng ký nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp đối với ngân hàng đó.
Cách dùng phần mềm chữ ký số điện tử để nộp tờ khai thuế và đóng thuế sau khi thành lập doanh nghiệp:
– Kế toán dùng phần mềm chữ ký số điện tử để thực hiện việc nộp các tờ khai thuế cho doanh nghiệp. Toàn bộ doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số này để nộp báo cáo thuế và đóng thuế. Nếu không mua và báo cáo doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính thuế ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Đóng loại thuế nào sau khi thành lập công ty?
+ Đóng Thuế thu nhập doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
+ Đóng Thuế giá trị gia tăng. Cần phải đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
+ Đóng Thuế môn bài (Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào mức vốn điều lệ mà công ty đăng ký. Nếu bạn đăng ký mức vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống thì đóng mức thuế môn bài 1 năm là 2 triệu đồng. Nếu bạn đăng ký mức vốn điều lệ trên 10 tỷ thì đăng ký mức thuế môn bài 1 năm là 3 triệu đồng.
(Lưu ý: Công ty cũng cần phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cho nên doanh nghiệp cần chủ động đóng thuế tránh bị phạt vi phạm hành chính)
+ Đóng Thuế nhập khẩu (Đối với doanh nghiệp nhập khẩu). Đóng khi thực hiện việc nhập khẩu hàng hóa.
+ Đóng Thuế xuất khẩu (Đối với doanh nghiệp xuất khẩu). Đóng khi thực hiện việc xuất khẩu hàng hóa.
Quy định về thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế cho doanh nghiệp
Tờ khai báo cáo quý 1: Thời hạn chậm nhất là ngày 30/04 hàng năm.
Tờ khai báo cáo quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07 hàng năm.
Tờ khai báo cáo quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10 hàng năm.
Tờ khai báo cáo quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sauhàng năm.
Phát hành hóa đơn và sử dụng hóa đơn điện tử
Để được phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử thì doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
+ Đặt làm biển hiệu công ty
Doanh nghiệp có thể đặt với kích thước nhỏ hoặc lớn và treo tại trụ sở doanh nghiệp. Nội dung biển hiệu công ty bao gồm tên công ty, mã số thuế, địa chỉ (nếu có)
+ Thực hiện thủ tục đề nghị phát hành hóa đơn điện tử
Hồ sơ đề nghị phát hành hóa đơn điện tử nộp thông qua mạng bao gồm:
Mẫu hóa đơn dự tính sử dụng.
Quyết định phát hành hóa đơn của doanh nghiệp.
+ Hồ sơ, tài liệu doanh nghiệp cần chuẩn bi cho cơ quan thuế xuống kiểm tra cho phép sử dụng hóa đơn:
– Treo bảng hiệu tại trụ sở chính doanh nghiệp.
– Con dấu tròn của doanh nghiệp.
– Hợp đồng thuê nhà/thuê văn phòng.
– Chứng minh thư nhân dân của chủ doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao y công chứng) trong trường hợp cá nhân cho thuê.
– Sắp xếp văn phòng làm việc để thể hiện doanh nghiệp đang hoạt động.
– Nhân viên được ủy quyền hoặc/ Người đại diện theo pháp luật để tiếp cơ quan thuế.
Báo cáo thuế định kỳ
+ Nếu doanh nghiệp có đủ tiềm lực tài chính thì có thể thuê 01 người làm kế toán về công ty. Mức lương để kế toán có kinh nghiệm làm được việc này giao động từ 9-15 triệu.
+ Còn nếu công ty muốn tiết kiệm chi phí ban đầu thì thuê dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí ban đầu cho doanh nghiệp.
Phần 2: Tham khảo kế hoạch kinh doanh khi thành lập công ty
Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn? Chuẩn bị nguồn vốn từ đâu?
Vốn lấy ở đâu ra để duy trì hoạt động của công ty bây giờ. Đối với ngành dịch vụ tôi thấy vốn yêu cầu để duy trì hoạt động của doanh nghiệp là không cần nhiều nên không cần bàn sâu ở đây. Chỉ những doanh nghiệp thương mại và sản xuất mới cần số vốn lớn để duy trì hoạt động của công ty. Vậy vốn tối thiểu thành lập công ty là bao nhiêu? Lấy vốn ở đâu bây giờ? Nếu gia đình có điều kiện có sẵn vốn thì không phải bàn nhiều, còn những người khởi nghiệp không có đủ vốn thì có thể thấy có nhiều nguồn có thể huy động vốn cho doanh nghiệp mình như:
– Kêu gọi thành viên/cổ đông góp vốn chung để cùng kinh doanh.
– Vay mượn người thân bạn bè.
– Vay vốn từ ngân hàng.
Lưu ý việc vay mượn mà doanh nghiệp phải chịu lãi suất cho khoản vốn này cũng cần phải tính toán kỹ để sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong kinh doanh. Sau này trả đủ cả vốn lẫn lãi khi đến hạn để xây dựng uy tín ban đầu cho doanh nghiệp mình.
Thành lập doanh nghiệp xong kiếm khách hàng từ đâu?
Làm sao để tìm kiếm được khách hàng mới để tạo ra doanh thu sau khi thành lập công ty? Tìm kiếm nguồn khách hàng từ đâu? Từ bạn bè giới thiệu? Từ đối tác giới thiệu? Hay tự xây dựng các mối quan hệ xã hội và quảng bá thương hiệu của công ty của mình để mọi người biết tới để đến khi cần họ nhớ tới và gọi tới mình? Quảng bá thương hiệu công ty bằng cách nào để nhiều người có thể biết tới sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn? Ở thời đại 4.0 như hiện nay ngoài việc kết hợp với hình thức kinh doanh truyền thống là thuê những địa điểm mặt bằng đẹp với mức chi phí cao thì bạn cần phải nắm bắt được các quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp mình trên không gian mạng Online để chiếm lĩnh lượng khách hàng vô cùng lớn và dồi dào này.
Marketing sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập công ty, để doanh nghiệp hoạt động ổn định thì việc marketing để quảng bá sản phẩm, dịch vụ của công ty tới khách hàng là công việc bắt buộc phải duy trì thường xuyên để có được nguồn khách hàng ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp. Người điều hành doanh nghiệp phải xác định được kênh Marketing chủ đao cho doanh nghiệp mình làm sao để hiệu quả nhất mà ít tốn kém chi phí nhất cho doanh nghiệp. Muốn gia tăng lợi nhuận bắt buộc người điều hành phải gia tăng doanh số tối đa và giảm tối thiểu chi phí phát sinh. Tuy nhiên Marketing là một kênh tốn kém rất nhiều chi phí cho doanh nghiệp mình. Thuê nhân sự Marketing hoặc mình tự trau dồi kiến thức quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực sẵn có?
Thành lập công ty nhiều nắm những vất vả chông gai. Nhưng những vất vả khó khăn đó là những thử thách những con người kiên cường để 1 ngày sau này bạn gặt hái được thành quả ngọt ngào. Kết quả đó khẳng định sự thành công với Xã hội, bạn bè, gia đình và lớn nhất là đối với chính bản thân mình, ngoài ra bạn cũng tự xây dựng được một bộ máy hoạt động kinh doanh, cũng như xây dựng được bộ máy kiếm tiền hàng tháng cho bạn.
Thành lập công ty xong việc chăm sóc khách hàng tiến hành ra sao?
Nếu bạn đã tự kiếm được khách hàng mới thì bạn có thể đo lường được thời gian, công sức, và chi phí tốn kém như thế nào để có được khách hàng. Bạn luôn nỗ lực tìm kiếm khách hàng mới sau khi thành lập doanh nghiệp? Bạn bỏ ra rất nhiều công sức và chi phí để mang khách hàng về với doanh nghiệp mình. Vậy làm cách nào để khách hàng đó mãi gắn bó làm ăn với doanh nghiệp mình mà không bị mất vào tay đối thủ? Một khi khách hàng đã vào tay đối thủ rồi thì việc kéo khách hàng đó quay trở lại với doanh nghiêp mình là hoàn toàn khó khăn. Vậy làm cách nào để giữ chân khách hàng? Câu trả lời là phải chăm sóc khách hàng đó. Chăm sóc bằng cách nào để khách hàng không lãng quên doanh nghiệp mình? Có nhiều cách! Định kỳ hãy gửi thông tin liên hệ hoặc quà tặng cho khách hàng vào những sự kiện như:
– Sinh nhật khách hàng.
– Khai trương trụ sở kinh doanh của khách hàng.
hoặc
– Định kỳ gửi email cung cấp thông tin chương trình khuyến mãi giảm giá tới khách hàng..v.v.v.
Sắp xếp quy trình làm việc sau khi thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty thì tìm kiếm khách hàng đã khó rồi, đến khi tìm được khách hàng thì bạn phải tiếp tục đi giải bài toán về việc bố trí sắp xếp quy trình làm việc cho công ty. Quy trình làm việc xây dựng thế nào để vận hành trơn tru giải quyết tốt công việc phục vụ cho khách hàng. Ở đây kể cả lĩnh vực kinh doanh là sản xuất, thương mại, hoặc dịch vụ thì bạn cũng phải xây dựng quy trình chuẩn để thống nhất cách thức làm việc cho nhanh chóng hiệu quả.
Quản trị nhân sự sau khi thành lập công ty
Giải bài toán này rất khó đấy! Thuê quản lý và duy trì nhân sự làm việc tốt cho công ty là một công việc không hề dễ dàng một chút nào. Nhiều Startup thành lập công ty tại Việt Nam đã sớm thất bại vì không thể có được một bộ máy nhân sự làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhưng chi phí thuê nhân sự lại quá cao. Bài toán tuyển dụng nhân sự tuyển dụng như thế nào? Tuyển dụng người có kinh nghiệm kiến thức cho vị trí công việc đó thì cần tuyển ở đâu? Mất bao lâu để tuyển được người phù hợp hay là tuyển được người vào làm việc 1 tháng, 2 tháng hoặc 5 tháng rồi mới nhận ra rằng người đó không phù hợp? Đến lúc này xử lý ra sao? Cho họ nghỉ việc tuyển người mới hay tiếp tục thuê họ? Nếu cho nhân sự nghỉ việc trước khi kết thúc hợp đồng thì phải tuân theo trình tự thế nào để người lao động không kiện doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp đền bù hợp đồng? Luật lao động quy định trong trường hợp nghỉ việc này ra sao có cần nắm bắt kiến thức luật lao động không?.v..v.
– Chi phí thuê nhân sự là khoản chi phí cố định hàng tháng doanh nghiệp phải chi trả mặc dù sau khi tuyển dụng nhân sự vào làm việc thì chúng ta chưa biết chắc chắn là nhân sự đó làm việc ra sao? Thái độ làm việc học hỏi thế nào? Hiệu quả công việc đạt được những gì? Hay là họ vào làm việc đợi đến hết giờ làm việc là đi về không quan tâm đến kết quả công việc ra sao? Phó thác kết quả công việc cho người quản lý công ty tự gánh chịu?
6 Lỗi Thường Gặp Trên Slide Powerpoint Và Cách Khắc Phục
Không rõ vì một lý do nào đó, việc định dạng chữ xen lẫn giữa hình ảnh của PowerPoint luôn khó khăn hơn người anh em Word rất nhiều lần. Tuy nhiên nếu bắt buộc phải thực hiện điều này, bạn phải chọn cách làm thủ công nhất có thể, đó là tạo khoảng cách giữa các chữ để đặt ảnh vào giữa.
Bạn muốn thay đổi font chữ mà bạn đã chọn cho cả slide thuyết trình của mình mà không phải mất công thực hiện thao tác này cho từng trang? Tất cả những gì bạn phải làm là nhấn vào mũi tên nhỏ bên cạnh nút Replace ở tab Home, chọn Replace Fonts và chọn font chữ mà bạn cần thay đổi.
Một trong những tai nạn đáng tiếc nhất với những file PowerPoint nói riêng và Microsoft Office nói chung đó là việc bạn không thể mở file lên chỉ vì khác phiên bản. Như các bạn đều biết, giữa phiên bản Office 2003 về trước và 2007 về sau có rất nhiều sự thay đổi, mà thay đổi lớn nhất nằm ở định dạng của văn bản. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra điều này ở đuôi của file, chẳng hạn như file .doc và file .docx. Vấn đề nằm ở chỗ trong khi những phiên bản Office 2007 trở về sau có thể đọc được cả định dạng mới và cũ, thì những phiên bản từ 2003 trở về trước không thể đọc được những file mới.
Khi phải trình chiếu slide của bạn thông qua máy chiếu, đặc biệt là những máy chiếu có chất lượng thấp, điều bạn phải chấp nhận là màu sắc hiển thị không thể hoàn hảo như trên màn hình máy tính, chưa kể đến những tác động tiêu cực do ánh sáng môi trường. Chính những điều đó có thể gây ra tình trạng chữ khó đọc do hòa lẫn vào màu nền.
Để tránh tình trạng này xảy ra, cách tốt nhất là bạn nên chọn những cặp màu font – nền có tính tương phản cao và dễ chịu cho mắt người xem. Tiêu biểu là bốn cặp màu: trắng – đen, đỏ – xanh da trời, xanh lá – hồng và xanh dương – vàng.
Mất cả một khoảng thời gian rất lâu để chọn lựa font và màu sắc phù hợp cho slide thuyết trình của mình, nhưng khi mở bằng một máy tính khác, bạn bất chợt nhận ra đây không phải là font mà mình đã chọn. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của slide thuyết trình mà còn kéo theo cả những rắc rối về mặt trình bày, chẳng hạn như việc đặt hình vào giữa chữ được đề cập ở trên.
Để tránh gặp phải trường hợp này, cách tốt nhất khi lưu một slide thuyết trình, bạn nên nhúng cả những font chữ bạn đã dùng trong quá trình thiết kế slide, bằng cách vào mục Option của PowerPoint, chọn Save và đánh dấu chọn cho mục Embed fonts in the file.
Cũng như font, những file audio kèm theo slide thuyết trình của bạn cũng là những thứ có thể biến mất nếu bạn không cẩn thận khi mang slide sang máy tính khác. Tuy nhiên khác với font, để giải quyết vấn đề này, bạn không chỉ đơn thuần là nhúng file âm thanh đó vào slide, bởi với mỗi phiên bản PowerPoint khác nhau đều có những cách thức chèn file âm thanh khác nhau, vì thế khi bạn nhúng một file âm thanh trong một slide PowerPoint 2010 thì ngay cả PowerPoint 2007 cũng có thể không đọc được.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Lỗi Zalo 2028, 2022, 2022, 2027 Và Cách Khắc Phục trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!