Đề Xuất 5/2023 # Mang Thai Tuần 14: Những Điều Mẹ Cần Biết # Top 12 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 5/2023 # Mang Thai Tuần 14: Những Điều Mẹ Cần Biết # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mang Thai Tuần 14: Những Điều Mẹ Cần Biết mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Xin chúc mừng bạn! Khi mang thai tuần 14 có nghĩa là bạn đã bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai. Đây sẽ thời điểm bạn bắt đầu tràn trề năng lượng trở lại. Bởi vì tình trạng ốm nghén sẽ bớt dần khi vào 3 tháng giữa. Nếu bạn có ý định đi chơi, dã ngoại để thư giãn thì 3 tháng này sẽ là thời điểm tốt nhất cho bạn. Hãy tận hưởng khoảng thời gian này!

1. Cơ thể của mẹ thay đổi gì khi mang thai tuần 14?

Bởi vì bạn đã bắt đầu tam cá nguyệt thứ hai và hầu hết các mốc phát triển quan trọng của thai đã được hoàn thành. Vì thế khả năng sảy thai sẽ giảm đáng lể.

Ở 3 tháng giữa, bụng của bạn sẽ lớn nhanh. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị cho mình những bộ đầm bầu theo ý thích. Nếu như bạn vẫn chưa muốn, để thoải mái hơn, bạn có thể sử dụng quần có dây chun mềm hoặc những loại ghim quần an toàn để mở rộng thắt lưng.

Trên thực tế, cơ thể của bạn đáp ứng với thai kỳ này phụ thuộc vào những lần mang thai trước, nếu bạn đã từng mang thai. Có nghĩa là cơ thể của bạn có xu hướng dễ thích nghi với em bé đang lớn. Vì thế tử cung sẽ lớn nhanh hơn, bụng cũng sẽ to nhanh hơn so với lần mang thai đầu tiên.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu xuất hiện tàn nhang trên mặt.

Mặc dù đây là phản ứng của nội tiết tố trong quá trình mang thai. Bạn vẫn nên được kiểm tra bởi bác sỹ Sản khoa, đặc biệt nếu chúng có hình dạng hoặc màu sắc kỳ lạ.

Một số triệu chứng thông thường khác khi mang thai như:

Sưng và chảy máu nướu

Đau đầu, chóng mặt

Cảm thấy cơ thể nóng bừng

Chảy máu cam

Đầy hơi, táo bón

Khó tiêu, ợ nóng

Đau ngực

Chuột rút ở chân

Tay và chân bị sưng, phù

2. Điều gì đang xảy ra với em bé khi mang thai tuần 14?

2.1 Sự phát triển của thai

Em bé của bạn bây giờ dài hơn 10 cm và chỉ nặng chưa đến 0,05kg.

Cánh tay của bé bắt đầu dài ra và trở nên cân đối hơn với phần còn lại của cơ thể.

Gan đang bắt đầu sản xuất mật, và lá lách bắt đầu sản xuất hồng cầu.

Cơ quan sinh dục của bé được hình thành trong tuần này. Nếu bé có con trai, tuyến tiền liệt lúc này đang phát triển. Nếu bé là con gái, buồng trứng sẽ di chuyển xuống bụng ở trong xương chậu.

Tuyến giáp hiện nay đang hoạt động. Vì thế bé bắt đầu sản xuất nội tiết tố trong tuần này.

Vòm miệng sẽ được hình thành hoàn toàn vào cuối tuần.

Lông tơ tiếp tục mọc trên đầu và cơ thể của bé. Trong sáu tuần tới hoặc hơn, lông tơ sẽ càng ngày càng dày lên. Nó đóng vai trò trong việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể em bé. Lông tơ không tồn tại vĩnh viễn mà sẽ bắt đầu rụng vào khoảng bốn tuần trước khi sinh em bé. Tuy nhiên, một số trẻ rụng chậm hơn, và vẫn có thể vẫn còn lông tơ khi chào đời.

2.2 Sự phát triển phần phụ của thai?

Từ thời điểm này, sẽ có thêm một phần phụ của thai đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của bé mà chưa được hoàn thiện ở 14 tuần trước – Đó chính là nhau thai.

Nhau thai giống như hình một cái bánh rán tròn, chứa đầy máu. Nhiệm vụ của nó là đưa chất dinh dưỡng, oxy, nội tiết tố đến em bé. Đồng thời lấy đi các chất thải từ bé như CO2. Nhau thai được gắn chặt vào thành tử cung, và liên kết với em bé thông qua dây rốn. Bánh nhau thường bám vào mặt trước hay mặt sau của đáy tử cung. Nếu bám vào đoạn dưới từ cung sẽ được gọi là nhau tiền đạo.

Điều đặc biệt, káu của bạn và máu của em bé tiếp xúc gần nhau trong nhau thai nhưng chúng sẽ không bao giờ trộn lẫn nhờ có hàng rào nhau thai. Thực tế, nếu như máu mẹ và máu con trộn lẫn vào nhau, trong khi cả 2 khác nhóm máu, sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và con.

3. Bạn nên có kế hoạch gì khi mang thai tuần 14?

Bạn có thể bắt đầu cảm thấy vô cùng ủ rũ vào thời điểm này của thai kỳ. Tuy nhiên, bạn đừng lo lắng, thay đổi tâm trạng là phổ biến trong khi mang thai. Bạn có thể hào hứng khi mang thai, nhưng bạn cũng có thể cảm thấy căng thẳng quá mức. Một số câu hỏi mà người mẹ hay đặt ra trong khoàng thời gian này như:

Tôi sẽ là một người mẹ tốt tốt?

Tôi sẽ quản lý tài chính như thế nào?

Em bé trong bụng có khỏe mạnh không?

Tôi có đang làm những điều đúng nhất cho con tôi không?

Bạn nên biết rằng, mang thai là một sự kiện thay đổi cuộc sống, bằng cách thay đổi về cả thể chất và tinh thần. Vì vậy, hãy yêu chiều bản thân một chút, và đừng để quá lo lắng.

Một tin vui cho thời điểm này chính là bạn có thể tận hưởng một chuyến dã ngoại, hoặc đi chơi. Và bạn có 3 tháng để tận hưởng điều này. Bởi vì lúc này đây, năng lượng của bạn trở nên dồi dào. Bạn cũng sẽ có thể không còn buồn nôn, nôn và các dấu hiệu ốm nghén như 3 tháng đầu.

Một điều lưu ý

Khi bạn ngồi quá lâu, dù bằng phương tiện gì, có thể làm tăng khả năng đông máu, và có thể gây ảnh hưởng nguy hiểm cho mẹ và con. Để phòng ngừa điều này, bạn có thể sử dụng vớ nén để cải thiện tuần hoàn máu ở chân. Hãy hỏi bác sỹ về loại vớ này.

Ngoài ra, cho dù bạn đang sử dụng phương thức vận chuyển nào, thời gian di chuyển không nên vượt quá 6 giờ/ ngày.

4. Điều gì cần lưu ý khi mang thai tuần 14?

Một số phụ nữ sẽ có thể được xem xét làm xét nghiệm chọc ối trong khoảng từ tuần 15-18. Nếu như có các vấn đề sau:

Mẹ từ 35 tuổi trở lên

Mẹ hoặc bên phía cha có tiền sử mắc các bệnh rối loạn di truyển

Xét nghiệm kết quả đo độ mờ da gáy được làm từ tuần 11-14 chỉ ra có nguy cơ cao

TIền sử sinh con có dị tật bẩm sinh

Với xét nghiệm này, một cây kim mỏng được đưa vào buồng ối. Sau đó, lấy một ít dịch ối để phân tích, sàng lọc một số bất thường trên thai nhi như: khuyết tật ống thần kinh và các rối loạn nhiễm sắc thể.

Một số phụ nữ lo rằng việc chọc ối sẽ có khả năng xảy thai. Đừng quá lo lắng, bởi vì rủi ro này là rất nhỏ.

5. Dinh dưỡng ở 3 tháng giữa?

Đây là giai đoạn thai phát triển nhanh vì vậy cần tăng đáp ứng năng lượng cho bà mẹ khi có thai. Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng – Bộ Y tế về mức năng lượng khuyến nghị hàng ngày khi có thai 3 tháng giữa thai kỳ, khẩu phần ăn nên nhiều hơn sao cho năng lượng cung cấp tăng 250 kcal/ngày (tương đương 1 bát cơm và thức ăn hợp lý).

Giai đọan 3 tháng giữa của thai kỳ là giai đoạn phát triển về khung xương, chiều cao của trẻ. Vì thế nên cần chú ý ăn các thực phẩm giàu can xi, kẽm như: tôm, cua, trứng, sữa, thủy sản.

Cần bảo đảm cung cấp đủ canxi 1200mg/ngày, vì thể ngoài chế độ ăn thông thường cần uống thêm 6 đơn vị sữa/ngày.

Trong đó, một đơn vị ăn của sữa và chế phẩm sữa cung cấp 100mg can xi tương đương: một miếng phô mai có trọng lượng bằng 15g; một hộp sữa chua 100g; một cốc sữa dạng lỏng 100ml. Sữa dạng lỏng có thể là sữa tươi, sữa tiệt trùng hoặc sữa bột pha có hàm lượng can xi là 100mg can xi trong 100ml sữa.

Phụ nữ có thai mỗi ngày nên sử dụng 6 đơn vị ăn sữa và chế phẩm sữa. Điều này tương đương 30g phô mai (2 miếng phô mai), 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) và 200ml sữa dạng lỏng (2 ly sữa nhỏ).

Ngoài ra, người mẹ cần tiếp tục uống bổ sung viên sắt/acid folic và các chất bổ sung khác theo hướng dẫn của bác sỹ.

Khi bạn đã hoàn thành 3 tháng đầu thai kỳ, tỉ lệ sẩy thai đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, người mẹ cũng đừng nên chủ quan. Nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chảy máu, đau bụng, hoặc huyết trắng có màu sắc lạ như xanh vàng; ngứa hoặc rát âm đạo. Hãy đến cơ sở Sản phụ khoa, để được theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi, và được điều trị kịp thời.

Mang Thai Mấy Tuần Có Tim Thai Và Những Điều Cần Biết

Sự phát triển của thai nhi trong suốt 40 tuần thai là vấn đề nhiều mẹ quan tâm, nhất là việc mấy tuần có tim thai. Bởi đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy sự hiện diện của bé cưng trong bụng mẹ.

Mấy tuần thì có tim thai?

Sau khi gặp được tinh trùng, nàng trứng bắt đầu quá trình biến đổi của mình trong khoảng 13 ngày. Sau khi thụ tinh 16 ngày, phôi thai xuất hiện 2 mạch máu tạo thành ống dẫn của tim. Mặc dù vẫn chưa thành hình rõ ràng, nhưng tim thai đã bắt đầu co bóp và đập những nhịp đầu tiên, làm đúng chức năng của một quả tim thực thụ.

Sau 2 tuần chậm kinh, bạn nên đi siêu âm để biết chắc mình có thai hay không, hoặc thai đã di chuyển về tử cung chưa. Nếu có, bác sĩ sẽ chỉ định bạn siêu âm 1 lần nữa vào tuần thai thứ 6 để kiểm tra tim thai. Tim thai cuối tuần thứ 5, đầu tuần thai thứ 6 thường chỉ có âm vang. Tới tuần thai 7-8 của thai kỳ, nhịp đập của thai nhi mới trở nên rõ ràng hơn. Lúc này, phôi thai cũng đã rõ ràng hơn trong hình ảnh siêu âm.

Theo lý thuyết, tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ. Tuy nhiên đây không phải là câu trả lời chính xác 100% cho câu hỏi thai mấy tuần thì có tim thai? Vì vẫn có những trường hợp chậm hơn, vào tuần thai 8-10 mới phát hiện được tim thai. Có thể do tính tuổi thai bị sai lệch. Bạn có thể thực hiện xét nghiệm hCG để yên tâm hơn.

Tới thời điểm tuần 5-6 thai kỳ mà không có tim thai chắc chắn cần tìm ra nguyên nhân không có tim thai để xác định sự sống.

Mẹ nghe được nhịp tim của thai nhi khi nào?

Đến tuần thai thứ 20, tim thai đập càng mạnh hơn. Mẹ chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.

Theo kinh nghiệm của một số người, tim của bé gái luôn đập nhanh hơn bé trai. Nếu tim thai dưới 140 nhịp/ phút, bé có khả năng là con trai. Ngược lại, nhịp tim trên 140, khả năng bé là con gái sẽ cao hơn. Chính vì vậy, nhiều mẹ thường dựa vào nhịp tim thai để dự đoán giới tính thai nhi. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bằng chứng cụ thể về điều này.

Kiểm tra nhịp tim thai bằng ống nghe vào tuần thứ mấy của thai kỳ?

Từ tuần 18-20 của thai kỳ mẹ có thể nghe được nhịp tim thai bằng ống nghe tại nhà. Cách nghe tim thai như sau:

Đặt ống nghe lên bụng và lắng nghe nhịp tim của bé.

Ví trí đặt ống nghe thường là phần bụng dưới. Nhưng vì thai nhi hay di chuyển và vị trí thai nhi ở mỗi bà bầu là khác nhau nên mẹ có thể di chuyển ống nghe xung quanh bụng để kiểm tra.

Nhịp tim thai bình thường là bao nhiêu?

Vào khoảng tuần thai 12, tuần kết thúc tam cá nguyệt thứ nhất, tim thai gần như đã hoàn thiện với những nhịp đập mạnh mẽ và rõ ràng hơn. Vào cuối tuần thai 16, tim thai đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng của mình. Lúc này, tim thai có thể bơm khoảng 24 lít máu/ngày.

Cùng với sự gia tăng về kích thước và cân nặng của thai nhi, tim thai cũng tăng kích thước và khối lượng. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần /phút, nhưng khi em bé trong bụng cựa quậy nhiều, nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút. Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi sẽ khác nhau.

Tim thai yếu có đáng lo?

So với tim thai đập nhanh, mẹ nên lưu ý những trường hợp tim thai yếu, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về sự phát triển của thai nhi. Nếu nhịp tim thai ở tuần 6-8 của thai kỳ dưới 70 nhịp/ phút, bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 100%. Nhịp tim thai dưới 90 nhịp/ phút có 86% tỷ lệ sảy thai, và nếu nhịp tim dưới 120 nhịp/ phút, nguy cơ sảy thai còn 50%.

Những trường hợp nhịp tim thai dưới 110 nhịp/ phút được xem là nhịp tim chậm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, điển hình nhất là do khả năng lưu thông máu kém, bà bầu huyết áp thấp, bất thường nhau thai hoặc do dị tật thai nhi.

Tùy theo nguyên nhân cũng như tuổi thai, bác sĩ sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. Mẹ bầu có thể được chỉ định siêu âm để kiểm tra tình trạng tim mạch của thai nhi. Những trường hợp dị tật tim bẩm sinh nhẹ, trẻ có thể tự khỏi và sống bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, các bác sĩ cần có biện pháp can thiệp sớm.

Tóm lại, ngoài việc mang thai mấy tuần có tim thai, mẹ bầu cũng nên lưu ý nhịp tim thai. Cùng với thai máy, tim thai là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của thai nhi. Nếu phát hiện điều bất thường, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Mang Thai Ngoài Ý Muốn: Những Điều Cần Biết

Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài ý muốn là do không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc sử dụng sai cách. Để ngăn ngừa việc mang thai ngoài ý muốn, các cặp vợ chồng cần xác định rõ kế hoạch sinh sản của mình.

1. Vì sao xảy ra tình trạng mang thai ngoài ý muốn?

Hình thức kiểm soát sinh sản duy nhất có hiệu quả 100% là không quan hệ tình dục. Bao cao su, thuốc tránh thai hay vòng tránh thai và các phương pháp tránh thai khác cho hiệu quả tránh thai lên đến 90%. Triệt sản ở nữ hay thắt ống dẫn tinh ở nam, tỷ lệ có thai ngoài ý muốn xảy ra dưới 1%.

Nếu bạn sử dụng biện pháp tránh thai sai, cơ hội mang thai của bạn sẽ tăng lên, chẳng hạn như bị rách bao cao su. Trong trường hợp đó, bạn có thể sử dụng thuốc tránh thai ngay lập tức để ngăn ngừa mang thai đến 5 ngày sau khi quan hệ tình dục. Nhưng nếu như bạn không phát hiện ra bao cao su có vấn đề hoặc bạn không uống thuốc tránh thai hàng ngày thì bạn có thể mang thai.

Lý do lớn nhất cho việc mang thai ngoài kế hoạch không phải là biện pháp tránh thai không hiệu quả mà đến từ việc không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Một số chị em không thường xuyên sử dụng biện pháp tránh thai, chính bản thân họ không thích dùng hoặc thậm chí có thể bạn tình của họ không muốn họ sử dụng nó.

Nhiều cặp nam nữ không chắc là liệu bản thân họ có muốn có con hay không nhưng không hề có biện pháp nào để chủ động tránh thai. Và cuối cùng, họ có thai trong sự bối rối, ngập ngừng. Do đó, nếu bạn vẫn có kinh nguyệt nhưng không đều đặn, bạn không muốn có thai ngoài ý muốn thì nên sử dụng biện pháp tránh thai.

Khi bạn trải qua thời kỳ mãn kinh (nghĩa là bạn không còn kinh nguyệt từ khoảng 1 năm về trước) thì bạn có thể quan hệ tình dục mà không cần thực hiện biện pháp tránh thai và bạn cũng sẽ không có cơ hội mang thai. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp tránh thai, giúp bạn bảo vệ được bản thân tránh khỏi các bệnh lây lan qua đường tình dục.

2. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ phá thai

Tổng cộng có 1.184.758 ca phá thai hợp pháp đã được báo cáo cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) vào năm 1997 (năm gần đây nhất có số liệu thống kê) – giảm 3% so với năm trước, theo báo cáo được công bố trong năm trước bởi CDC. 23% các ca phá thai được thực hiện ở phụ nữ từ 19 tuổi trở xuống; 32% đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 20 đến 24; và phần lớn, 48%, ở phụ nữ trên 25 tuổi. Ngoài ra, tổng số ca phá thai được thực hiện ở phụ nữ ở mọi lứa tuổi vào năm 1997 là thấp nhất kể từ năm 1978, và tỷ lệ (số lần phá thai trên 1.000 phụ nữ sinh sản tuổi) và tỷ lệ (số ca phá thai trên 1.000 ca sinh sống) là thấp nhất kể từ năm 1975.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ phá thai đang giảm xuống là do thực hiện kế hoạch hóa gia đình. Kế hoạch hóa gia đình bao gồm việc kiêng quan hệ tình dục, ngừa tránh thai và các phương pháp khác. Dân số đang trở nên già đi.

Một lý do khác cho sự sụt giảm tỷ lệ phá thai đó chính là việc những người trẻ tuổi được tiếp cận nhiều hơn với các biện pháp kiểm soát sinh sản. Ngoài việc sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai, chị em có thể lựa chọn tiêm thuốc để tránh thai. Một mũi tiêm sẽ có hiệu quả trong vòng 3 tháng, việc này tiện lợi hơn so với việc dùng thuốc tránh thai hàng ngày.

Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng có thể sử dụng biện pháp tránh thai khẩn cấp, uống thuốc tránh thai trong vòng 72h sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ hoặc đặt vòng tránh thai sau khi quan hệ. Các biện pháp tránh thai khẩn cấp chỉ được sử dụng khi biện pháp tránh thai khác thất bại hoặc không có kế hoạch tránh thai.

Một số trường hợp, chỉ quan hệ tình dục một lần một tuần và xuất tinh ngoài, họ cho rằng cơ hội mang thai là rất thấp. Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ nhất định có thể mang thai và lúc này, bản thân họ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc phá thai.

3. Mối liên hệ giữa AIDS và mang thai ngoài ý muốn

Bằng cách tăng nhận thức về sự lây lan của AIDS và các bệnh lây lan qua đường tình dục, tỷ lệ người sử dụng bao cao su đang tăng lên.

Tỷ lệ phá thai hiện có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn rất cần nâng cao sự nhận thức của cộng đồng trong việc kế hoạch hóa sinh sản bởi hầu hết các ca phá thai đều là kết quả của việc mang thai ngoài ý muốn.

4. Cách phòng tránh thai

Nếu chị em muốn tránh thai, cần cung cấp một số dịch vụ tránh thai, bao gồm:

Các phương pháp tránh thai an toàn

Xác định phương pháp tránh thai an toàn cho bản thân

Lựa chọn phương pháp tránh thai phù hợp và học cách sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có thể đưa ra lựa chọn về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe giúp giữ cho mình khỏe mạnh, và nếu họ chọn mang thai, bản thân mình khỏe mạnh thì con sinh ra mới được khỏe mạnh. Thực hiện lối sống lành mạnh là cách mà phụ nữ có thể thực hiện để sẵn sàng cho thai kỳ khỏe mạnh nhất có thể.

Duy trì cân nặng hợp lý và ăn uống lành mạnh

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao

Không hút thuốc

Tránh uống rượu quá nhiều

Kiêng rượu nếu muốn có thai hoặc đang trong thời gian mang thai

Chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Báo với bác sĩ nếu bản thân mắc các bệnh mãn tính

Tình hiểu về các rủi ro về sức khỏe khi bạn mang thai

Sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả, một cách chính xác và nhất quán nếu bạn hoạt động tình dục nhưng chọn cách trì hoãn hoặc tránh mang thai.

Năm 2008, hơn một nửa số trường hợp mang thai (51%) là ngoài ý muốn. Đến năm 2011, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn đã giảm xuống còn 45%. Đó là một sự cải thiện, nhưng một số nhóm vẫn có xu hướng có tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao hơn. Ví dụ, 75% trường hợp mang thai là ngoài ý muốn ở thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn trên 1.000 phụ nữ là cao nhất trong số những phụ nữ:

Tuổi từ 18 đến 24.

Có thu nhập thấp

Chưa học hết cấp ba.

Đã sống thử nhưng không kết hôn.

Một số biện pháp ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn như: Cho thanh thiếu niên tiếp cận với các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, cũng như tăng nhận thức về sức khỏe khi mang thai ngoài ý muốn; Tư vấn các biện pháp tránh thai cho cả nam giới và nữ giới; Cải thiện dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ tránh thai.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với các Bệnh viện và phòng khám thuộc hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Mang Thai Tháng Thứ 8 Bị Đau Bụng Dưới: Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết

Vì sao mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới?

Bác sĩ chuyên khoa I phụ sản – Nguyễn Thị Lan Hương đang công tác tại phòng khám Đa khoa cho biết: Đau bụng dưới là một trong các rắc rối sức khỏe phổ biến khi mang thai và khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Trên thực tế, cứ 10 mẹ bầu bị đau bụng dưới thì có tới 9 mẹ vội vàng đi tìm bác sĩ sản khoa.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 là do sự giãn cơ và dây chằng để nâng đỡ tử cung ngày một lớn và nặng hơn. Khi thai lớn, to dần theo thời gian và đặc biệt là vào những tháng cuối của thai kỳ thì cảm giác đau sẽ ngày một gia tăng.

Hiện tượng đau này được hình thành bởi sự căng cơ và căng dây chằng bởi chúng đang phải nâng đỡ tử cung đang ngày một lớn và nặng hơn. Khi mẹ bầu thay đổi các tư thế chuyển động như đứng lên ngồi xuống sẽ có giác đau rõ rệt hơn những lúc nằm và ngồi.

Ngoài ra, khi mẹ ho hay tác động mạnh lên cơ thể cũng sẽ khiến mẹ bị đau bụng dưới. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, bởi đây là một hiện tượng sức khỏe bình thường.

Mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới khi nào mẹ cần chú ý?

Mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 có sao không còn tùy thuộc vào những triệu chứng, dấu hiệu kèm theo như: đau bụng dưới thường xuyên(10 lần/ ngày), kéo dài, cơn đau dữ dội, chảy máu âm đạo, sốt,…

Khi cơn đau kèm theo những dấu hiệu này thì rất có thể bạn đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng nào đó và bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay. Những trường hợp mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới mẹ bầu cần lưu ý như:

+ Nhau thai bong sớm

Nhau thai bong sớm sẽ khiến cho mẹ bị đau bụng dưới dữ dội. Thông thường nhau thai sẽ bong ra khỏi cơ thể khi em bé chào đời. Nhau thai bong sớm trong khi khi chưa tới ngày sinh là trường hợp nghiêm trọng cho cả mẹ và bé.

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng dưới, tiểu rát, tiểu buốt, tiểu nhiều nhiều, nhưng lượng nước tiểu đi ít thì rất có thể mẹ đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu và cần đi thăm khám ngay.

+ Sảy thai

Nếu mẹ đang ở trạng thái bình thường, không vận động mạnh nhưng lại xuất hiện các cơn gò đau liên tục, vùng kín xuất hiện máu động thì có thể đây là dấu hiệu sảy thai.

Mẹ bầu cần làm gì khi mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới?

Để khắc phục tình trạng đau bụng dưới khi mang thai, mẹ bầu nên:

+ Thường xuyên thay đổi tư thế để quá trình tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn, tránh tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Khi thay đổi các tư thế, mẹ bầu nên thực hiện chậm rãi, nhẹ nhàng.

Đặc biệt, khi đang nằm hay ngồi trên giường, ghế mẹ bầu không nên ngồi dậy đột ngột, bởi như thế sẽ gây áp lựng lên bụng và ảnh hưởng tới thai nhi. Khi mẹ nằm trong tư thế nghiêng bên trái thì khi ngồi dậy phải nghiêng người dùng tay làm điểm tựa sau đó từ từ đứng dậy.

+ Khi đứng sinh hoạt nhẹ nhàng và tránh làm việc nặng ảnh hưởng tới bé.

+ Đi bộ, luyện tập nhẹ nhàng từ 25 – 30 phút mỗi ngày, không những giúp giảm các cơn đau bụng mà còn tốt cho sức khỏe, tinh thần và giảm căng thẳng, mệt mỏi.

+ Hạn chế quan hệ tình dục, bởi khi quan hệ có thể tác động tới bé và trong tinh trùng chứa hoạt chất prostaglandin có thể tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ.

+ Uống nhiều nước và bổ sung nhiều rau xanh, đồ mát, tránh đồ ăn cay nóng, bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị đau dạ dày và khó tiêu. Không những thế, điều này cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến cho mẹ bầu dễ bị đau bụng dưới hơn.

+ Khi mang thai tháng thứ 8 bị đau bụng dưới kèm theo những biểu hiện khác thì mẹ bầu cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám ngay để được tư vấn, có biện pháp can thiệp kịp thời.

Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 8 sẽ khiến nhiều mẹ bầu lo lắng và không biết thai nhi cũng như sức khỏe của mình có gặp phải vấn đề gì hay không. Bởi tháng thứ 8 của thai kỳ chưa tới thời điểm em bé ra nên những lo lắng, bất an này là điều dễ hiểu.

Mặc dù, đau bụng dưới khi mang bầu tháng thứ 8 là vấn đề mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải và không đáng lo ngại. Nhưng các mẹ cũng cần quan tâm tới những dấu hiệu bất thường kem, tuy ít khi xảy ra nhưng chúng rất nguy hiểm

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mang Thai Tuần 14: Những Điều Mẹ Cần Biết trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!