Cập nhật nội dung chi tiết về Mụn Bọc Ở Má: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở má
Mụn bọc ở má là 1 dạng mụn bọc thuộc mụn trứng cá dạng nặng, thường gây ra cảm giác đau đớn và dễ để lại các vết thâm, sẹo trên da. Sự thâm nhập của vi khuẩn P.acnes tại nang lông với số lượng lớn chính là nguyên nhân trực tiếp khiến mụn bọc hình thành ở vùng 2 bên má, cằm và cánh mũi.
Khi mới xuất hiện, mụn thường là những đốm nhỏ trên má, sau đó sưng dần lên thành nốt đỏ lớn, cứng và gây đau nhức. Nếu không tìm cách điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng mụn lây lan khắp hai má, tạo thành vùng sưng đỏ gây xấu xí, mất thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, sự rối loạn hormone ở lứa tuổi dậy thì cũng là nguyên nhân khiến mụn “chễm chệ” trên khuôn mặt bạn. Ngoài ra, phụ nữ trong thời kỳ tiền kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Trên da có quá nhiều dầu thừa sẽ khiến lỗ chân lông bít tắc, tạo điều kiện vi khuẩn P.acnes tấn công vào các tế bào gây mụn bọc. Bên cạnh đó, nếu bạn đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều, nguy cơ mụn bọc bị đe dọa khá cao.
Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường đầy bụi bẩn, ô nhiễm mà không che chắn, không vệ sinh da kỹ càng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông gây mụn. Ngoài ra, việc trang điểm liên tục mà lại tẩy trang quá sơ sài hay sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng cũng góp phần khiến tình trạng mụn càng biến chứng nghiêm trọng.
Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bạn bị mụn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bà, chị bị mụn thì 80% con gái cũng sẽ bị mụn.
Ngoài ra, khi căng thẳng, stress, sử dụng thực phẩm cay nóng sẽ khiến da nổi mụn bọc nhiều 2 bên má.
Có nên nặn mụn bọc ở má không?
Da bị mụn trứng cá nói chung và mụn bọc nói riêng rất nguy hiểm, bởi nếu mụn vỡ ra khi nhân mụn chưa chín sẽ làm lây lan các vùng da xung quanh. Đặc biệt, ở vị trí bên má, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Do vậy, việc điều trị mụn được ưu tiên hàng đầu.
Nguyên nhân gây nên mụn bọc phần lớn do vệ sinh không đúng cách. Bên cạnh đó, nhiều người có thói quen lấy tay sờ và lấy nhân mụn khi chưa chín. Chính vì vậy, mụn dễ bị nhiễm khuẩn, sưng viêm và lan ra nhiều hơn.
Mụn bọc chỉ được nặn khi cồi mụn khô và trồi lên bề mặt. Lúc này bạn có thể lấy nhân mụn ra khỏi lỗ chân lông. Kết hợp với các biện pháp chăm sóc da sau mụn, da sẽ nhanh chóng hồi phục lại như bình thường, không để lại vết thâm sẹo.
Vậy nên, khi muốn nặn mụn bọc, bạn phải xác định được “thời điểm” của mụn. Không nặn những mụn mới chớm mọc. Vệ sinh thật sạch dụng cụ nặn mụn và vùng da bị mụn tránh gây viêm nhiễm, lở loét.
Hướng dẫn nặn mụn bọc ở má đúng cách
Để nặn mụn đúng cách cần nắm vững các bước sau đây:
Bước 1: Làm sạch da bao gồm tẩy trang và rửa sữa rửa mặt. Bạn nên tẩy trang 2 lần/tuần với thành phần lành tính, nhẹ dịu. Sữa rửa mặt cũng tránh chứa cồn hay chất tẩy rửa quá mạnh. Đồng thời sữa rửa mặt nên bổ sung các chiết xuất có khả năng chống viêm, diệt khuẩn và trị thâm như nghệ, mật ong, nha đam hay trà xanh,…
Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn. Đừng quên rằng tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Vùng da bị mụn rất dễ bị tổn thương. Nếu không vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nặn mụn và tay sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm từ đó mụn sẽ lở loét và nặng hơn.
Bước 3: Xông hơi cho da mặt. Đây là cách giúp da mở lỗ chân lông nhằm giảm cảm giác đau đớn trong quá trình nặn mụn. Trong trường hợp không có dụng cụ xông hơi chuyên dụng, bạn có thể sử dụng nước nóng. Nên cẩn thận để tránh tình trạng bỏng da.
Bước 4: Chích đầu mụn bằng kim tiệt trùng. Sử dụng kim tiệt trùng để các vết mụn đẩy cồi lên hẳn. Chú ý việc này nên áp dụng với các nốt mụn đã gom cồi và đầu mụn khô lại.
Bước 5: Nặn mụn bọc nhẹ nhàng an toàn. Trong quá trình nặn, bạn nên xác định được đâu là nốt mụn nên nặn và không nên nặn. Việc nặn mụn được thực hiện đúng cách và vệ sinh sạch sẽ để tránh để lại sẹo.
Bước 6: Rửa mặt sạch và chăm sóc da sau mụn. Đừng quên chăm sóc da sau khi nặn.
Trường hợp tuyệt đối không nên nặn mụn bọc ở má
Mụn bọc nhiều ổ viêm, chứa mủ, sưng to, giống cục máu, gây đau và không nổi cồi mụn.
Mụn có mủ trắng nổi theo từng đám, mềm và gây cảm giác rát mặt. Mủ bên trong có mùi hôi, tanh và dễ lan ra khắp nơi.
Mụn bọc ác tính: Khi bị nổi loại mụn này, bạn có biểu hiện sốt, da bị viêm, mụn có kích thước lớn hơn so với người bình thường gây đau nhức khó chịu.
Khi gặp những trường hợp mụn như trên hãy nhanh chóng gặp bác sĩ đẻ có hướng điều trị phù hợp, cụ thể.
Các cách trị mụn bọc ở má dứt điểm
Chính bởi những ảnh hưởng nghiêm trọng mà mụn bọc ở má mang lại khiến giải pháp trị mụn bọc cũng được săn lùng hơn bao giờ hết. Một số phương pháp trị mụn bọc ở má phổ biến như đắp mặt nạ từ thiên nhiên, tiêm cortisone hay dùng công nghệ cao.
Khắc phục tình trạng nổi mụn bọc ở má bằng thuốc bôi
Phương pháp dùng kem thoa trực tiếp lên nốt mụn hay bôi kháng sinh được nhiều tín đồ làm đẹp chia sẻ rộng rãi. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y nên được hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ da liễu để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Khi các tế bào da bị vi khuẩn bào mòn nặng thì bạn nên sử dụng loại sản phẩm đặc trị mụn thông qua tư vấn của bác sĩ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên tập trung lựa chọn loại kem bôi có những thành phần như sau:
Kháng sinh dạng bôi: Những kháng sinh thể lỏng như clindamycin, erythromycin thường có khả năng khống chế sự tấn công của vi khuẩn acnes. Sử dụng trung bình 1-2 lần/ngày sẽ cải thiện tình trạng ngứa, rát, ửng đỏ của mụn bọc ở má.
Benzoyl peroxide: Đây là hoạt chất cực kỳ quen thuộc của những ai điều trị mụn. Benzoyl peroxide giúp kiểm soát sự hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn, kích thích nhân mụn nhanh khô. Tuy nhiên bạn nên sử dụng sản phẩm đúng liều để tránh bị khô da.
Axit salicylic: Những sản phẩm chứa axit salicylic thường được ưa chuộng nhờ công thức loại bỏ các lớp tế bào chết xung quanh da bị mụn. Ngoài ra nó còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng mụn bọc phát triển.
Retinoid: Dạng kem bôi chứa retinoid được ví như thần dược của những người trị mụn nhờ khả năng kháng viêm, xóa mờ thâm sẹo đồng thời chống hình thành nếp nhăn da.
Sử dụng thuốc uống để điều trị mụn bọc ở má
Các loại kháng sinh được sử dụng như tetracyclin, minocyclin, clindamycin, doxycycline,.. giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn P.acnes. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc uống một cách tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến cơ thể vì nó gây khô môi, rụng tóc, đau nhức các khớp,…
Những loại thuốc ngừa thai như drospirenone, norethindrone giúp ức chế quá trình tiết dầu nhờn trên da. Điều này khiến các nốt mụn không phát triển, không sưng to. Tuy nhiên sản phẩm này không phù hợp với người bị cao huyết áp, bệnh máu đông hay ung thư vú.
Cách trị mụn bọc bằng thuốc nâng cao nguy cơ dẫn tới tình trạng kháng thuốc khi thử nghiệm. Để đảm bảo an toàn, bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Điều trị mụn bọc ở má bằng nguyên liệu thiên nhiên
Sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên để làm mặt nạ là cách thức cực kỳ đơn giản, hiệu nghiệm mà nhiều người áp dụng. Chỉ bằng các nguyên liệu dễ tìm, dễ thực hiện và cực kỳ tiết kiệm bạn đã có thể loại bỏ mụn bọc ở má.
Nếu biết pha trộn mặt nạ theo tỉ lệ phù hợp và kết hợp một cách có chọn lọc, phương pháp này sẽ giúp đốm mụn nhanh chóng xẹp, bớt sưng viêm, giảm đau rát và mang lại làn da trắng sáng, căng mịn. Một số mặt nạ bạn có thể thực hiện như sau:
Trị mụn bằng tỏi tươi: Bóc 3-4 củ tỏi rồi nghiền nhuyễn bằng dụng cụ chuyên dụng hoặc máy xay sinh tố để ép lấy nước cốt. Vệ sinh da mặt với nước ấm rồi dùng bông nhúng vào nước tỏi và thoa đều vào vùng mụn hai bên má. Sau 10 phút thì rửa sạch với nước ấm. Thực hiện theo tần suất 2 lần/tuần để thấy sự cải thiện.
Dùng mật ong kết hợp bột nghệ: Với tinh chất curcumin giúp kháng viêm kháng khuẩn, làm mờ các vết thâm sẹo kết hợp tác dụng làm ẩm của mật ong sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng mụn siêu hiệu quả. Bạn chỉ cần pha hỗn hợp nghệ và mật ong theo tỉ lệ 2:2 để tạo hỗn hợp nhuyễn. Sau đó làm sạch và bôi lên vùng da bị mụn. Sau 15 phút thì rửa sạch với nước ấm. Thực hiện phương pháp này 2 lần/tuần.
Trị mụn bọc hai bên má bằng rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch và ép lấy nước. Rửa mặt thật sạch và bôi nước ép rau diếp cá lên vùng da bị mụn trong 20 phút. Trong thời gian đợi có thể kết hợp massage để da được thư giãn. Rửa mặt sau 10 phút. Áp dụng phương pháp 2 lần/tuần để nhanh chóng xóa mụn bọc.
Liệu pháp tiêm cortisone và chiếu tia laser để trị mụn bọc ở má
Đây là phương pháp được các bác sĩ áp dụng khi mụn bọc có độ cứng và sưng đau dữ dội. Cortisone là chất có khả năng kháng viêm, làm mụn nhanh xẹp sau vài ngày tiêm. Tuy vậy thực hiện điều trị này, người bị có thể gặp phải tình trạng sẹo lõm. Phải mất đến 6 tháng mới hồi phục da.
Việc nhờ tới sự can thiệp của công nghệ laser cũng giúp bạn tiêu trừ lượng vi khuẩn trên mặt. Khi sử dụng laser, các đốm mụn sẽ giảm sưng phồng và không có nguy cơ hình thành sẹo cao như phương pháp tiêm cortisone. Bạn nên kiên trì khi sử dụng những phương pháp này kết hợp kem dưỡng da chất lượng sau quá trình chiếu laser.
Loại bỏ mụn bọc ở má bằng BSP Trị mụn trứng cá Hoàn Nguyên
Hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm trị mụn có nguồn gốc thảo dược được rất nhiều người lựa chọn. Bởi lẽ, những sản phẩm này thường đem lại hiệu quả khá tốt, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ khi sử dụng. BSP Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cũng là một trong những sản phẩm trị mụn từ thảo dược lành tính với nhiều ưu điểm vượt trội.
1. Cơ chế kép điều trị mụn toàn diện, ngăn ngừa tái phát
Theo YHCT, để có thể trị mụn trứng cá một cách hiệu quả nhất, cần tiến hành chữa trị cả trong lẫn ngoài. Dựa vào cơ chế này, BSP Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên đã được cải tiến và đưa vào sử dụng với 2 chế phẩm chính là viên uống và tinh chất bôi thảo dược.
Viên uống Hoàn Nguyên có tác dụng loại bỏ các căn nguyên gây mụn từ sâu bên trong cơ thể, giúp cân bằng nội tiết, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, cải thiện chức năng tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, tinh chất bôi thảo dược sẽ cung cấp cho da các dưỡng chất cần thiết để da luôn khỏe mạnh, kích thích làm lành các tổn thương trên da và điều trị mụn tại chỗ một cách hiệu quả.
2. Sự kết hợp giữa các loại thảo dược tự nhiên sạch lành tính
Để có thể đem đến cho khách hàng một sản phẩm hiệu quả và chất lượng, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã tự chủ động nguồn thảo dược bằng cách phát triển các vườn dược liệu tại nhiều vùng miền trên khắp cả nước. Các vườn dược liệu này đều được đánh giá đạt chuẩn GACP-WHO nên chất lượng thảo dược luôn được đảm bảo một cách tốt nhất.
Thảo dược sau khi thu hoạch sẽ được bào chế sao cho giữ nguyên được dược tính, sau đó đưa vào sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của nhà máy khép kín đạt chuẩn GMP-WHO. Vì được bào chế hoàn toàn từ thảo dược sạch nên Hoàn Nguyên rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ khi sử dụng. Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên cũng đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc theo quyết định số 19921/2016/ATTP-XNCB.
3. Hiệu quả toàn diện được chuyên gia VTV khuyên dùng
Trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt” phát sóng trên kênh truyền hình VTV2, BSP Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của khách mời. Theo đó, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam cho biết, Hoàn Nguyên là giải pháp trị mụn toàn diện, hiệu quả cao và giúp ngăn ngừa mụn tái phát rất tốt.
Bác sĩ cũng nhấn mạnh Hoàn Nguyên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khách hàng với cơ địa và mức độ mụn nặng nhẹ khác nhau. Bên cạnh đó, Bác sĩ Nhuần cũng khuyên bạn xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để hỗ trợ điều trị mụn một cách hiệu quả nhất.
Hoàn Nguyên cũng “Cam kết hoàn tiền 100% bằng văn bản nếu phát hiện hàng kém chất lượng hoặc không hiệu quả”. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn và sử dụng sản phẩm trị mụn từ thảo dược Đông y này của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.
Khách hàng chia sẻ về công dụng của BSP Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên:
Những lưu ý cần nắm rõ khi bị mụn bọc ở má
Luôn giữ da mặt sạch sẽ: Bình thường, vùng da hai bên má không đổ dầu nhiều như vùng chữ T (trán, mũi và cằm), nhưng khi má xuất hiện mụn bọc nghĩa là bạn phải chăm sóc các vùng da này kỹ hơn. Hãy sử dụng loại sữa rửa mặt với thành phần nhẹ dịu, lành tính để ngăn ngừa mụn tốt hơn.
Tuyệt đối không nặn mụn bọc: Bạn thường nghĩ nặn mụn sẽ nhanh chóng giải quyết mụn cũng như mụn nhanh xẹp và bớt sưng tấy. Tuy nhiên, mụn bị tác động sẽ sưng to kèm theo viêm nhiễm, sưng đỏ. Thậm chí nếu nặn mụn không đúng cách sẽ gây sẹo lồi, lõm gây mất thẩm mỹ.
Hạn chế trang điểm: Vùng da hai bên má khá mỏng, khi bị mụn bọc sẽ trở nên nhạy cảm, dễ tổn thương. Bởi vậy, khi dùng mỹ phẩm để cha chắn những nốt mụn, vô tình da bạn tiếp xúc với hóa chất có trong mỹ phẩm khiến mụn càng trở nên tồi tệ. Nếu bắt buộc không phải trang điểm, nên để da được “thở” đúng nghĩa. Tẩy trang kỹ bằng dung dịch tẩy trang và gel rửa mặt.
Đắp mặt nạ: Các loại mặt nạ từ nguyên liệu tự nhiên rất hữu hiệu trong việc diệt khuẩn, loại bỏ tế bào chết và dưỡng da trắng sáng.
Làm bạn với kem chống nắng: Da bị mụn rất dễ bị tổn thương. Bởi vậy bạn hãy quen với việc dùng kem chống nắng trước khi ra ngoài 20 phút, bịt kín và mặc đồ dài để tránh tác động của tia cực tím.
Chế độ ăn uống hợp lý: Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Bổ sung vitamin, các dưỡng chất thiết yếu sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành những vết thương. Đồng thời tránh các thực phẩm cay, nóng, chất kích thích.
Bất kỳ phương pháp chữa trị hiện tượng nổi mụn bọc ở má nào vừa nêu trên đều mang lại thành công khi bạn kiên trì và chăm sóc da tốt. Nếu còn điều gì thắc mắc về các phương pháp điều trị mụn bọc ở má hoặc về BSP Trị Mụn trứng cá Hoàn Nguyên của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam.
Mụn Bọc Ở Má: Nguyên Nhân &Amp; Cách Trị Mụn Bọc Ở Má Nhanh Nhất
I – Nguyên nhân bị mụn bọc ở má là do đâu?
Mụn bọc là dạng nặng nhất trong số các loại mụn, xuất hiện chủ yếu do da bị nhiễm khuẩn P.Acnes ở nang lông. Khi loại khuẩn này xâm nhập vào trong nang, da phản ứng lại, dẫn đến sự hình thành mụn bọc.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố là nguyên nhân mọc mụn bọc ở má và lây lan như:
Rối loạn hormone thường diễn ra ở lứa tuổi dậy thì (cả nam và nữ), thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh (đối với phụ nữ).
Bên cạnh đó, nếu phụ nữ đang uống thuốc tránh thai hoặc có kinh nguyệt không đều sẽ có nguy cơ bị nổi mụn bọc ở má cao hơn.
2. Vệ sinh da không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây mụn bọc ở má
Môi trường sống bụi bẩn, ô nhiễm, da tích tụ vi khuẩn và dầu thừa… là điều kiện đầu tiên để hình thành mụn bọc.
Nếu việc vệ sinh da kém, không đúng cách sẽ khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các tác nhân này, chất nhờn và bụi bẩn đã tích tụ dưới da gây ra viêm, tạo cơ hội cho mụn bọc mọc ở má .
3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý
Chế độ ăn nhiều đường, tinh bột và dầu mỡ, ít chất xơ là chất xúc tác kích thích mụn bọc trên má nổi nhiều hơn.
Ngoài ra, thức khuya, căng thẳng, stress dài ngày cũng là nguyên nhân khiến da xấu đi, kèm theo những nốt sưng mụn có thể phát triển thành mụn bọc.
Ngoài những nguyên nhân bị mụn bọc ở má chủ yếu trên, còn có các yếu tố như: Người có thói quen trang điểm đậm, tự nặn mụn tại nhà, đeo khẩu trang thường xuyên, hay sờ tay lên da mặt, tiền sử gia đình có các vấn đề da liễu như mụn trứng cá, viêm da tiết bã, da dầu, lỗ chân lông to,… có nguy cơ cao bị và mụn mủ.
Khi bị mụn, chúng ta thường có thói quen sờ tay, muốn nặn để nhanh giảm tình trạng mụn. Tuy nhiên, nếu nặn mụn mà không đúng cách có thể sẽ để lại những vết thâm sẹo trên da.
Với mụn bọc 2 bên má , không nên nặn khi chúng chưa hoàn toàn se cồi và đẩy lên bề mặt. Nhân mụn bọc ở giai đoạn đầu cũng nằm sâu dưới lỗ chân lông.
Không thể đẩy nhân mụn lên như nặn mụn thông thường được mà cần chăm sóc phù hợp. Nếu nặn trong khi nhân mụn đang chìm ở dưới da thì có thể sẽ gây ra sẹo thâm và sẹo rỗ cho da, gây viêm nhiễm.
Khi muốn nặn mụn bọc ở má , bạn cần xác định thời điểm chính xác. Chỉ các loại mụn bọc mới, vẫn còn nhẹ và kích thước nhỏ mới có thể nặn. Ngoài ra, phải thấy rõ cồi mụn đã trồi lên, đầu mụn khô thì mới nặn được.
Trường hợp không được nặn mụn bọc là:
– Mụn trứng cá nhưng gồm nhiều ổ viêm
– Mụn trứng cá nhưng nổi theo từng đám: Mụn có mủ trắng ở giữa, mềm và rất đau. Mủ bên trong rất hôi, dễ dàng lây lan sang các vùng da khác.
– Mụn trứng cá ác tính: Khi xuất hiện, chúng đi kèm với các triệu chứng viêm, sốt nhẹ. Mụn có kích thước lớn và có cảm giác đau nhức.
Để nặn mụn bọc ở má trái, mụn bọc ở má phải đúng cách, chúng ta cần nắm vững 6 bước sau:
Bước 1: Làm sạch da mặt
Bước 2: Vệ sinh tay và dụng cụ nặn mụn
Bước 3: Xông hơi cho da mặt
Bước 4: Chích đầu mụn bằng kim tiệt trùng
Bước 5: Nặn mụn bọc nhẹ nhàng
Bước 6: Rửa sạch mặt, chăm sóc da sau nặn mụn đúng cách.
III – Mụn bọc ở má phải làm sao? Cách trị mụn bọc ở má tại nhà
Khi bị mụn bọc có kích thước lớn và nổi nhiều bạn nên đến chuyên khoa để thăm khám. Dựa vào tình trạng , mức độ mụn, bác sĩ da liễu có thể chỉ định một số phương pháp mụn bọc ở má nguyên nhân điều trị mụn bọc ở má như dùng thuốc bôi, thuốc uống, kháng sinh, liệu pháp hormone, chiếu tia laser,…
Đối với các nốt mụn nhẹ, có thể tham khảo áp dụng một số cách trị mụn bọc ở má ngay tại nhà với các nguyên liệu từ thiên nhiên, an toàn cho da.
Trong thành phần của tỏi còn chứa hoạt chất Allicin và Sulphur giúp da trắng sáng và đều màu, kháng viêm, diệt khuẩn, loại bỏ bã nhờn trên da giúp lỗ chân lông được thông thoáng, làm chậm quá trình lão hóa da.
Các vitamin nhóm B, Vitamin E trong tỏi mang tới tác dụng kháng viêm, ngừa mụn, chống thâm da, phục hồi da, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn bọc hiệu quả,
Cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất bằng tỏi đó chính là đắp trực tiếp ở trên da, có thể đắp tỏi tươi thái lát hoặc tỏi nghiền nát.
Thực hiện như sau:
Khi áp dụng phương pháp sử dụng tỏi trị mụn bọc trên trán trực tiếp, tần suất sử dụng từ 2 lần/tuần. Ngoài ra, khi đắp tỏi cũng không nên để quá lâu trên da, do trong tỏi có chứa Sulphur, có thể gây bỏng da.
Đây cũng là 1 gợi ý cho câu hỏi làm sao để hết mụn bọc ở má bởi:
Trong mật ong có chứa nhiều amino axit cùng hydrogen peroxide, giúp loại bỏ nhiễm trùng da hiệu quả, ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Còn trong nghệ có các thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả đồng thời có tác dụng rất tốt trong điều trị sẹo do mụn. Hoạt chất Cucurmin có trong nghệ khi kết hợp với mật ong rất tốt cho da mụn.
Thực hiện cách chữa mụn bọc ở má bằng mật ong và nghệ như sau:
Đối với loại mặt nạ trị mụn bọc ở má này, bạn chỉ nên dùng 2-3 lần/tuần để tránh việc da bị bào mòn quá sâu.
Theo các nghiên cứu, tía tô chứa nhiều vitamin A, C và các khoáng chất có tác dụng kích thích tái tạo da. Thành phần này giúp cho da sáng và khỏe.
Ngoài ra, tía tô còn giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, sát khuẩn, tiêu viêm, và tăng cường sức đề kháng cho làn da.
Thực hiện phương pháp này 3-4 lần một tuần để cải thiện tình trạng bị mụn bọc ở mấ.
Bên cạnh 3 cách trị mụn bọc ở má tại nhà trên, bạn có thể tham khảo sử dụng kem bôi da Yoosun rau má để cải thiện tình trạng da mụn của mình.
Đây là kem bôi da thành phần thiên nhiên có tính chất mát lành, bôi trực tiếp lên các nốt mụn giúp làm dịu da, giảm sưng viêm rất hiệu quả.
Đồng thời sử dụng sau khi các nốt mụn đã được chữa khỏi giúp tái tạo da, thúc đẩy quá trình hình thành da non, làm lành tổn thương.
Có được những công dụng này là nhờ thành phần dịch chiết rau má, vitamin E, hoạt chất D-panthenol, Chlorhexidin giúp dưỡng ẩm da, bảo vệ da khỏi các tác động của vi khuẩn, ngăn ngừa mụn phát triển và lây lan.
Bên cạnh đó, kem Yoosun rau má có tác dụng làm lành vết thương nhanh, giảm ngứa rát, tránh để lại thâm sẹo sau mụn.
Đặc biệt, sản phẩm này được đánh giá cao về độ an toàn lành tính, dùng được cho mọi làn da và đã được Sở Y Tế Hà Nội cấp phép, có mặt trên thị trường hơn 15 năm.
Cách sử dụng kem Yoosun rau má khi bị mụn bọc như sau:
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng mụn bọc ở má gây đau nhức khó chịu, kém thẩm mỹ, đang lo lắng bị mụn bọc ở má nên làm gì? thì hãy thử nghiệm phương pháp này ngay hôm nay và cảm nhận hiệu quả để tìm ra cách trị mụn bọc ở má nhanh nhất, phù hợp nhất cho da của mình.
Liên hệ tổng đài miễn cước 18001125 để được dược sỹ tư vấn thêm.
Mụn Ở Má, Nguyên Nhân Và Cách Trị Mụn Mọc Ở Má
Home » Làm đẹp » Mụn ở má, nguyên nhân và cách trị mụn mọc ở má
MỤN MỌC Ở MÁ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH TRỊ DỨT ĐIỂM MỤN Ở MÁ
Để được tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm trị mụn, hãy tham gia nhóm 620k mem LÀM ĐẸP – REVIEW MỸ PHẨM CÓ TÂM ❤️
NGUYÊN NHÂN BỊ MỤN Ở MÁ
Mụn mọc ở má do vệ sinh da kém
Việc vệ sinh da không sạch sẽ làm các lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi các chất bụi bẩn và các chất nhờn tụ ở trên da. Đây là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mụn phát triển dẫn đến mụn mọc ở má và trên da mặt.
Mụn mọc ở má do rối loạn hormone
Rối loạn hormone trong giai đoạn dậy thì (ở cả nam và nữ), trong kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai và cho con bú, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Hormone trong cơ thể bị rối loạn làm kích thích tuyến bã nhờn dưới da hoạt động. Trên da tiết nhiều dầu gây ra hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông và mụn ở má dễ mọc hơn bình thường.
Mụn má do chế độ sinh hoạt, ăn uống chưa tốt
Chế độ ăn uống không cân bằng: ăn nhiều đường, dầu mỡ, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, khẩu phần ăn nhiều tinh bột ít vitamin và chất xơ, không uống đủ nước… Thường xuyên sử dụng các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) khiến mụn mọc ở má nhiều hơn.
Thường xuyên thức khuya, luôn gặp stress… cũng là một trong những nguyên nhân gây mụn khiến da xấu đi kèm theo đó là mụn mọc ở má, mặt nhiều hơn.
Mụn mọc ở má do sức khỏe bên trong không tốt
Mụn trên má do không biết cách giữ ẩm cho da
Da vùng mặt bị giảm độ ẩm, khô ráp sẽ tăng kích thích tiết bã nhờn để cân bằng lại. Nhưng điều này lại khiến bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn ở má.
Cần lưu ý là vùng má có ít tuyến bã nhờn hơn vùng trán và cằm. Vậy nên cũng có tình huống là bạn đang cố gắng sử dụng những sản phẩm trị mụn ức chế bã nhờn để điều trị mụn ở cằm hoặc mụn ở trán lại khiến da vùng má bị khô, kích ứng và sinh ra mụn ở má.
Mụn trên má do sờ, nặn mụn gây viêm nhiễm
Thói quen xấu: thường xuyên nặn, sờ nắn mụn khi tay không được vệ sinh sạch sẽ dễ làm tổn thương da mặt, gây viêm nhiễm và lây lan mụn nhất là mụn ở má. Đây cũng là một trong những nguyên nhân bị mụn thâm ở má.
ĐIỀU TRỊ MỤN MỌC Ở MÁ THEO CÁCH TỰ NHIÊN
Trị mụn ở má bằng nghệ
Trong nghệ có tinh chất curcumin có tác dụng làm sạch, sáng da, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Đồng thời kích thích tái tạo da, ngăn ngừa mụn mọc ở má và thúc đẩy quá trình làm lành sau mụn.
Nguyên liệu:
1 – 2 củ nghệ tươi
Cách làm:
Nghệ đem rửa sạch, bỏ vỏ và giã nát chắt lấy nước cốt. Rửa sạch và lau khô mặt, sau đó thoa đều nước cốt nghệ thu được lên vùng mụn ở má. Để khoảng 15 – 20 phút. Rửa lại với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng chanh tươi
Trong chanh có hàm lượng vitamin C và axit citric có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Vitamin C và axit citric trong chanh giúp loại bỏ vi khuẩn trên da đồng thời làm giảm nhanh tình trạng mụn mọc ở má, da mặt. Ngoài ra thành phần vitamin C trong chanh còn giúp da sáng, giảm thâm do mụn gây ra.
Nguyên liệu:
2 – 3 quả chanh. Tăm bông sạch
Cách làm:
Rửa sạch chanh, vắt lấy nước cốt.
Vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng tăm bông thoa vừa đủ nước cốt chanh lên các nốt mụn mọc ở má. Để trong khoảng 5 – 10 phút cho khô. Sau đó rửa sạch với nước .
Có thể dùng: 1- 2 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng khoai tây
Khoai tây có lượng lớn tinh bột, các chất chống viêm và khoáng chất. Các dưỡng chất trong khoai tây có nhiều tác dụng trong điều trị mụn mọc ở má: Làm giảm nhanh tình trạng sưng viêm do mụn, đồng thời còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành da sau mụn, nuôi dưỡng và cải thiện tình trạng thâm do mụn gây ra.
Nguyên liệu: 1- 2 củ khoai tây
Cách làm:
Khoai tây đem rửa sạch, gọt vỏ và xay nhuyễn. Sau khi vệ sinh da mặt sạch sẽ, lau khô và đắp trực tiếp khoai tây đã xay nhuyễn lên khắp mặt và vùng mụn ở má. 15- 20 phút sau rửa sạch.
Thực hiện: 2- 3 lần/tuần.
Trị mụn ở má bằng mật ong
Mật ong là một trong các nguyên liệu có nhiều tác dụng trong trị mụn nhất là mụn ở má. Trong mật ong có chứa lượng lớn các chất chống viêm và các chất oxy hoá, có tác dụng làm giảm nhanh các tình trạng mụn mọc ở má, đồng thời giúp nuôi dưỡng da, chống lão hoá da hiệu quả.
Nguyên liệu: 1- 2 thìa mật ong
Cách làm: Rửa sạch và lau khô mặt. Thoa đều mật ong lên da và massage vùng da mặt bị mụn nhẹ nhàng trong vài phút. Giữ nguyên trên da 15 -20 phút sau đó rửa với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
Trị mụn ở má bằng tỏi
Mặc dù tỏi có mùi khó chịu, tuy nhiên trong tỏi có hàm lượng lưu huỳnh cao và có tính chất kháng khuẩn đây chính là phương thuốc tự nhiên trị mụn mọc ở má nhanh và hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi có khả năng sát khuẩn, kháng sinh và có tác dụng làm lành da nhanh chóng.
Nguyên liệu: 1- 2 củ tỏi
Cách làm: Tỏi bóc sạch vỏ, giã nát thu lấy nước cốt. Rửa sạch mặt, lau khô. Thoa đều nước cốt tỏi lên vùng mụn ở má và massage vùng da mặt bị mụn nhẹ nhàng trong vài phút. Giữ nguyên trên da 5 – 10 phút sau đó rửa với nước sạch.
Thực hiện: 2 – 3 lần/tuần để có hiệu quả tốt nhất.
BỊ MỤN Ở MÁ KHI NÀO NÊN ĐẾN BÁC SĨ DA LIỄU?
Khi bạn có mụn mọc ở má mà các cách trị mụn tại nhà nói trên đều tỏ ra không hiệu quả thì bạn nên đến bác sĩ da liễu để thăm khám. Tình trạng mụn của bạn lúc này chắc hẳn phải là một dạng mụn viêm nào đó như mụn mủ hoặc mụn bọc… Dấu hiệu nhận biết mụn ở má của bạn đã viêm hay chưa là như sau:
Nốt mụn sưng tấy, mưng mủ, gây viêm nhiễm và đau nhức.
Mụn có thể có bọc hoặc có nang liền nhau.
Thông thường bác sỹ sẽ căn cứ tùy theo cơ địa mỗi người, các triệu chứng mụn mọc ở má có mức độ viêm nhiễm nghiêm trọng đến đâu để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với các loại thuốc trị mụn phù hợp. Bạn có thể sẽ được kê thuốc trị mụn dạng bôi thoa kết hợp với kháng sinh dạng uống. Ngoài ra bác sỹ sẽ cho bạn một chế độ chăm sóc da phù hợp với các sản phẩm trị mụn phù hợp giúp nhanh chóng giảm thiểu tình trạng mụn.
Tìm hiểu sâu về các loại thuốc trị mụn: Các loại Thuốc trị mụn Y khoa 2021
Bạn cần tuyệt đối không tự ý dùng thuốc lung tung, tránh tình trạng vừa không hiệu quả khiến tình trạng nặng thêm lại vừa gây ra tình trạng kháng thuốc. Đây là lỗi gặp phổ biến của nhiều người khi trị mụn nói chung và mụn ở má nói riêng, dẫn đến bị biến chứng để lại thâm mụn, sẹo mụn ở má cực kỳ mất thẩm mỹ.
Vì vậy, khi bị mụn ở má nên được điều trị cẩn thận. Và cần tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ da liễu, thực hiện đúng và nghiêm túc lộ trình điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
PHƯƠNG PHÁP TRỊ MỤN TRÊN MÁ CỦA SPA
Không phải ai cũng thích không khí phòng khám da liễu, nó khiến bạn nghĩ đến những thứ bệnh da liễu gì đó rất nghiêm trọng. Vậy thì bạn có thể đến các spa hoặc thẩm mỹ viện để điều trị mụn má. Các spa, thẩm mỹ viện sau khi thăm khám thường sẽ tiến hành vệ sinh da sạch sẽ, lấy nhân mụn cho bạn và áp dụng một số liệu pháp spa như: liệu pháp ánh sáng, liệu pháp laser, vi kim sinh học, lăn kim hoặc phi kim…. tùy theo tình trạng mụn của bạn.
Lấy nhân mụn hoặc hút mụn
Nếu bạn bị mụn đầu đen ở má, bạn sẽ được các kỹ thuật viên spa lấy nhân mụn bằng dụng cụ chuyên dụng. Nếu là mụn cám ở má thì sẽ được hút mụn bằng máy hút mụn hoặc máy aqua. Nếu mụn bọc ở má, có thể bạn sẽ được chích lấy mủ. Còn nếu là mụn mủ hoặc mụn nang thì sẽ được dẫn lưu dịch mủ.
Trị mụn má bằng ánh sáng
Sau khi loại bỏ nhân mụn cho bạn, spa sẽ dùng vòm ánh sáng để diệt khuẩn và se đầu mụn giúp ngăn ngừa sự bùng phát mụn.
Trị mụn má bằng laser
Liệu pháp laser cũng thường được sử dụng để điều trị mụn trên má cho bạn. Tia laser có thể đi sâu vào nang lông, tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn ánh sáng đỏ hay tím. Ngoài ra chúng còn giúp ức chế sự tiết bã nhờn của tuyến bã nhờn giúp tình trạng mụn má của bạn thuyên giảm.
Trị mụn má bằng vi kim sinh học
Vi kim sinh học giúp thải độc và tái tạo da nên sẽ giúp điều trị mụn ẩn, mụn bọc hoặc mụn do da nhiễm độc tố rất hiệu quả. Liệu pháp vi kim trị mụn còn giúp đẩy mạnh phục hồi làn da mới, nhờ đó giảm thiểu và ngăn ngừa được sẹo mụn và thâm mụn đối với những trường hợp mụn nặng như mụn bọc hay mụn nang.
Trị mụn má bằng lăn kim/phi kim
Trước khi có vi kim sinh học, nhiều spa và thẩm mỹ viện vẫn sử dụng liệu pháp lăn kim hoặc phi kim để điều trị mụn. Phương pháp này có thể giúp bạn trị mụn má nhưng có nhược điểm là gây đau đớn và chảy máu. Ngoài ra lăn kim và phi kim xong, da thường yếu và nhạy cảm, rất dễ bắt nắng.
Trị mụn má bằng peel da
Peel da bằng retinol, axit salicylic, axit glycolic, axit lactic hoặc TCA… cũng là những liệu pháp được các spa sử dụng. Nguyên tắc của phương pháp này là lột bỏ lớp da bề mặt để vừa giúp loại bỏ tế bào chết vừa khiến mụn lộ đầu ra ngoài, nhờ đó mà làm thông thoáng lỗ chân lông và sạch mụn.
Trị mụn má bằng miếng lột mụn
Miếng dán lột mụn cũng được spa hoặc thẩm mỹ viện sử dụng trong trường hợp bạn bị mụn cám ở má. Tuy nhiên phương pháp này khó loại bỏ được nhân mụn nằm sâu ở dưới, đồng thời dễ gây tổn thương kích ứng da khi tấm dán quá dính và bạn bóc quá mạnh.
LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI ĐIỀU TRỊ MỤN Ở MÁ
Để việc trị mụn ở má đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần có chế độ chăm sóc da đúng cách và chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu không cho dù có điều trị khỏi thì bạn vẫn bị mụn mọc đi mọc lại ở má.
Chăm sóc da mặt đúng cách
Vệ sinh da
: Rửa mặt 2 lần/ngày, vệ sinh sạch sẽ giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế bã nhờn tích tụ trên da hạn chế bị mụn mọc ở trên má.
Bảo vệ da khỏi các tác nhân môi trường
: Bảo vệ da khỏi bụi bẩn, không khí ô nhiễm, ánh nắng mặt trời… bằng cách dùng kem chống nắng và các dụng cụ che chắn như áo, mũ, khẩu trang…
Nên hạn chế trang điểm
: Da mặt là vùng da rất nhạy cảm nhất là vùng da ở má. Khi mụn mọc ở má, làm da vùng này rất mẫn cảm và dễ tổn thương. Vì vậy, thường xuyên trang điểm khiến da tiếp xúc với hoá chất, da bị bết tắc làm mụn mọc ở má nhiều hơn, nặng hơn.
Dưỡng ẩm cho da
: Sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với da, giúp da cân bằng độ ẩm bên ngoài từ đó giảm tình trạng tiết bã nhờn, hạn chế mụn mọc ở má.
Tối ưu các bước dưỡng da: Có thể ưu tiên sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng trị mụn vừa có khả năng trị mụn vừa cấp ẩm cho da nhẹ nhàng.
Đắp các loại mặt nạ:
Tốt nhất nên sử dụng các loại mặt nạ có nguồn gốc tự nhiên giúp làm sạch da, giảm sưng viêm do mụn và hạn chế sự hình thành mụn ở má.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh
– Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, hạn chế đường và tinh bột, thực phẩm cay nóng, đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích…
– Nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt… vào khẩu phần ăn hàng ngày.
– Có thể detox bằng các loại nước uống giúp thanh lọc cơ thể, thải bớt độc tố (ví dụ: nước ép rau củ, trà hoa, trà trái cây….).
– Cần tạo thói quen sinh hoạt tốt, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng, uống đủ nước, nên tập luyện thể dục thường xuyên giúp hạn chế mụn mọc ở má.
Một vài lưu ý khác khi chăm sóc mụn má
– Tuyệt đối không được nặn mụn: Nặn mụn ở má không đúng cách, không vệ sinh dụng cụ và tay khi nặn sẽ khiến mụn bị sưng to hơn, có thể gây viêm nhiễm lâu lành. Nặng hơn có thể để lại sẹo lõm ở hai bên má, làm mất thẩm mỹ.
– Không được tự ý bôi, uống các loại thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ da liễu: Các loại thuốc đó có thể làm tình trạng mụn ở má nặng thêm, gây biến chứng hoặc di chứng lâu dài.
THAM KHẢO CÁC BÀI VIẾT VỀ MỤN MÁ
Original content here is published under these license terms:
X
License Type:Read OnlyLicense Abstract:You may read the original content in the context in which it is published (at this web address). No other copying or use is permitted without written agreement from the author.
Mụn Bọc Ở Mũi: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Triệt Để
Mụn bọc ở mũi là gì? Những đối tượng dễ mắc phải
Mụn bọc ở mũi là một biểu hiện của viêm da. Thông thường, mụn bọc có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu trong da và nang lông nên rất khó để “xóa sổ”. Đây cũng là loại mụn gây sưng, đau nhức và dễ lây lan. Mụn bọc có thể mọc ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt. Tuy nhiên khi định vị ở mũi, mụn bọc ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như tâm lý người bị.
Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của những vết mụn bọc trên mũi. Chủ yếu là do vi khuẩn P.Acnes cùng với việc hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn khiến vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, một số tác động gây ra tình trạng mụn bọc ở mũi như
1. Rối loạn hormone nội tiết cơ thể
Hormone bị rối loạn là một trong những nguyên nhân khiến mụn bọc ở mũi xuất hiện. Tình trạng này xảy ra nhiều ở nữ giới trong giai đoạn dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau sinh.
Rối loạn hormone trong cơ thể khiến da bị ảnh hưởng dẫn tới khả năng tiết bã nhờn nhiều, từ đó da dễ bị kích ứng, mọc mụn.
2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh
Một chế độ ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn bọc ở mũi. Làn da của mỗi người rất nhạy cảm, bởi vậy chỉ cần nạp quá nhiều thực phẩm cay nóng, chất kích thích sẽ khiến da nổi mụn nhiều hơn. Đặc biệt, giấc ngủ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự xuất hiện của mụn bọc. Nếu để tình trạng thiếu ngủ diễn ra, cơ thể sẽ không thể hoạt động bình thường. Việc điều hòa nội tiết hay tái tạo tế bào cũng gặp nhiều vấn đề khiến da sạm, thiếu máu, nổi nhiều mụn.
3. Căng thẳng, mệt mỏi
Tình trạng căng thẳng mệt mỏi là nguy cơ dẫn đến hình thành mụn. Hormone trong cơ thể dễ bị rối loạn bởi những tác động bên ngoài. Vì vậy nếu cơ thể quá căng thẳng, mệt mỏi sẽ làm ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể khiến da dễ xuất hiện các nốt mụn gây mất thẩm mỹ.
4. Thói quen sờ tay lên mặt
Khi mụn bắt đầu hình thành, bạn sẽ thường chạm tay lên để sờ. Bàn tay là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn cũng như bụi bẩn. Điều này vô tình dẫn các vi khuẩn và bụi bẩn có ở tay lên vùng da bị mụn. Trung bình mỗi người sẽ chạm tay lên da mặt khoảng 3,6 lần/giờ. Bởi vậy, nên hạn chế dùng tay sờ lên mặt để ngăn ngừa tình trạng mụn phát triển.
5. Vệ sinh da mặt chưa đúng cách
Nếu bạn thường xuyên không rửa mặt hay rửa mặt quá nhiều sẽ khiến tình trạng mụn bọc ở mũi trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để loại bỏ lượng dầu thừa và vi khuẩn gây mụn, bạn nên vệ sinh da mặt 2 ngày/ lần. Đồng thời rửa tay sạch sẽ trước khi tẩy trang và rửa mặt để tránh tình trạng da bị nhiễm trùng. Đối với da nhờn, bạn nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm để bít tắc lỗ chân lông.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi
Mụn bọc ở mũi gây đau nhức khó chịu bởi vậy bạn nên cẩn thận vì nó báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp những vấn đề như:
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bị rối loạn chức năng gan cùng các bệnh như viêm gan, xơ gan.
Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa có vấn đề, dạ dày và nội tạng bị nóng
Mụn bọc ở mũi còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch. Nếu mũi sưng phù thì có thể là bạn bị huyết áp cao
Mụn bọc ở mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh lý như viêm xoang.
Mụn bọc ở mũi có nguy hiểm không? Có nên nặn không?
Mụn bọc ở mũi khiến người bị cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và có tâm lý muốn loại bỏ. Tuy nhiên theo bác sĩ da liễu, để tránh tình trạng viêm nhiễm và tạo điều kiện vi khuẩn lây lan, hãy áp dụng phương pháp nặn mụn đúng cách.
Để ngăn ngừa mụn hình thành hay tái phát, cách tốt nhất bạn nên đi thăm khám tại các phòng khám da liễu để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra mụn bọc ở mũi gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên về tâm lý, thẩm mỹ thì mụn bọc ảnh hưởng không nhỏ.
Ngại tham gia các hoạt động chốn đông người: Với tâm lý muốn xinh đẹp, chỉnh chu trước mắt người khác bởi vậy mụn bọc ở mũi quá lộ liễu khiến khuôn mặt bị ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, khi bị nổi nhọt, người bị có xu hướng ngại đi chơi hay tham gia các hoạt động tập thể.
Đau nhức gây khó chịu tới tâm trạng, sức khỏe: Khác với mụn đầu đen, đặc điểm của mụn bọc là sưng to, viêm đỏ và có mủ dịch vàng nên sẽ gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. Khi rửa mặt hay sinh hoạt phải hết sức chú ý tránh va chạm vào mũi để không bị u bọc vỡ vừa đau vừa gây viêm nhiễm.
Cách xử lý mụn bọc an toàn và không để lại sẹo
Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh
Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị mụn là cách làm đơn giản được nhiều người thực hiện. Đá lạnh mang lại nhiệt độ thấp giúp giảm đau, giảm sưng tấy rất hiệu quả. Ngoài ra, chườm đá lạnh để điều trị mụn bọc ở mũi cũng giúp làm se khít lỗ chân lông. Hoặc bạn cũng có thể nấu nước trà để đông đá và chườm lạnh sẽ giúp mụn xẹp nhanh chóng và giảm tình trạng tiết bã nhờn cho da.
Cách thực hiện
Bước 1: Lấy một chiếc khăn sạch, chọn một ít viên đá sạch
Bước 2: Chườm khăn đá lên vùng da bị mụn trong khoảng 15 phút. Lưu ý nhẹ tay và chườm đều để các vùng da hư tổn nhanh chóng được tác động.
Bước 3: Rửa mặt lại bằng nước sạch. Thực hiện nhiều lần trong ngày để giúp giảm sưng, viêm và tình trạng khó chịu của mụn
Trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
Kem đánh răng không chỉ là dụng cụ vệ sinh răng miệng mà còn là phương pháp trị mụn rất hữu hiệu. Kem đánh răng chứa các thành phần kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên da đồng thời thu nhỏ mụn bọc chỉ bằng ½ kích thước ban đầu chỉ sau một thời gian ngắn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Vệ sinh da mặt thật sạch và thoa một lượng nhỏ như hạt đậu lên vùng da có mụn bọc. Lưu ý để qua đêm để kem đánh răng tác động vào vùng da bị mụn.
Bước 2: Để đạt hiệu quả, bạn chỉ nên lựa chọn kem có màu trắng
Bước 3: Sáng hôm sau. chỉ cần rửa sạch mặt với nước lạnh để làm sạch kem đánh răng
Trị mụn bọc ở mũi bằng nước súc miệng
Trong thành phần của nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn cao, có tác dụng tiêm viêm, diệt khuẩn mụn bọc hiệu quả. Nước súc miệng cũng giúp thu nhỏ lỗ chân lông và giảm viêm nhanh chóng.
Cách thực hiện
Bước 1: Dùng bông gòn nhúng vào nước súc miệng và chấm lên vùng da bị mụn bọc
Bước 2: Sau 10 phút thì rửa sạch mặt với nước lạnh
Bước 3: Mỗi ngày thực hiện 2-3 lần sẽ giúp cho mụn nhanh chóng khô lại. Kiên trì thực hiện 2-3 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý nên chọn nước súc miệng không thêm hương liệu mới mang lại hiệu quả. Ngoài ra, bạn nên sử dụng với liều lượng vừa phải. Tuyệt đối không được dùng cho vết thương hở.
Trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo
Nếu tình trạng mụn bọc đã trở nên nặng thì bạn có thể sử dụng giấm táo. Giấm táo sẽ làm giảm viêm, tiêu diệt vi khuẩn tránh mụn sưng to và lan ra các vùng khác. Giam táo cũng giúp cân bằng độ pH trên da
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 1-2 giọt ấm táo, rửa mặt thật sạch và thoa trực tiếp lên những nốt mụn bọc.
Bước 2: Massage da mặt trong 3-5 phút sau đó để khô và rửa sạch lại bằng nước mát
Bước 3: Chăm chỉ thực hiện 1 lần/ngày, bạn sẽ thấy sự thay đổi của vùng da bị mụn. Nhân mụn sẽ khô, kích thước mụn sẽ giảm đi.
Dùng giấm táo trị mụn ở mũi là cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên bạn không nên dùng giấm táo nguyên chất nếu tình trạng mụn bọc ở mũi không tới mức sưng, đỏ, đau.
Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi
Chanh là một nguyên liệu được sử dụng rất nhiều để làm đẹp. Chanh có chứa vitamin C giúp làm sạch và khô nhân mụn giúp mụn nhanh chóng xẹp xuống. Ngoài ra, trong thành phần của chanh có tính kháng khuẩn nhờ tính axit. Bên cạnh đó, chanh giúp se khít lỗ chân lông và bổ sung các vitamin thiết yếu cho da, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức rất hiệu quả.
Cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả chanh và 1 ít tăm bông. Vắt chanh vào bát con để lấy nước cốt
Bước 2: Sử dụng tăm bông chấm vào nước cốt và thoa đều lên vùng da bị mụn bọc
Bước 3: Để yên trong vòng 15 phút rồi nhanh chóng rửa lại bằng nước sạch
Thực hiện 2 ngày/ lần để nhanh chóng đạt hiệu quả. Lưu ý, trong quá trình sử dụng phương pháp này, nên hạn chế tiếp xúc với nắng vì trong nước cốt chanh có tính axit nên da rất dễ bắt nắng.
Trị mụn bọc ở mũi bằng nghệ
Với tinh chất curcumin, nghệ có tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt, giúp ngăn chặn các vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ. Đồng thời, nghệ có tác dụng sát trùng vết thương và se khít lỗ chân lông, ngăn ngừa sẹo.
Cách thực hiện
Bước 1: Trộn đều tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất theo tỉ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp sệt.
Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm rồi dùng hỗn hợp vừa thu được đắp lên mụn bọc và để yên trong khoảng 15-20 phút
Bước 3: Rửa lại mặt bằng nước. Thực hiện phương pháp này 2-3 lần/tuần để thấy mụn xẹp và giảm đi rõ rệt.
Trị mụn bọc ở mũi bằng rau mồng tơi
Theo nhiều nghiên cứu, rau mồng tơi có tác dụng chăm sóc và điều trị mụn bởi tác dụng thanh nhiệt giải độc tiêu viêm rất hiệu quả. Trong rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần là vitamin A3, B3, saponin, sắt… cung cấp năng lượng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị mụn bọc một đi không trở lại.
Cách thực hiện
Bước 1: Rau mồng tơi rửa thật sạch với nước muối loãng, sau đó giã nhuyễn để lấy nước cốt
Bước 2: Sử dụng bông gòn thấm vào dung dịch vừa thu được, sau đó thoa lên vùng mặt, đặc biệt là mũi để trị mụn
Bước 3: Thực hiện 2 lần/tuần để cảm nhận sự hiệu quả mà phương pháp này mang lại.
Trị mụn bọc ở mũi bằng thảo dược Hoàn Nguyên
Thông thường, việc điều trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên chỉ thích hợp với tình trạng mụn nhẹ, chớm bị hoặc phải thật sự kiên trì. Tuy nhiên, với tình trạng mụn bọc ở mũi, nếu để lâu sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt người bị sẽ chịu cơn đau dai dẳng mỗi ngày.
Để khắc phục tình trạng mụn bọc ở mũi, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng Bộ sản phẩm Mụn trứng cá Hoàn Nguyên của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Hoàn Nguyên trở thành lựa chọn của nhiều người bị mụn nhờ hiệu quả loại bỏ mụn từ sâu trong căn nguyên đồng thời dưỡng da trực tiếp từ bên ngoài.
Dược tính cao nhờ bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên
Tiền thân của Hoàn Nguyên là bài thuốc tiêu viêm, giải độc Hoàn Nguyên Vượng Khí Huyết của đại danh y Tuệ Tĩnh. Bài thuốc bao gồm nhiều vị thuốc quý hiếm như Đương quy, Kim Ngân Hoa, Nhân sâm, Đan sâm… Sau này, đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm đã thêm bớt, gia giảm theo tỉ lệ đặc biệt để cho ra Bộ sản phẩm Hoàn Nguyên với 2 chế phẩm Viên uống và Tinh chất bôi theo công nghệ bào chế hiện đại.
Các thảo dược đều được chọn lọc từ vườn chuyên canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Sau khi làm sạch, thảo dược được đưa vào nhà máy theo công nghệ bào chế khép kín nhằm giữ nguyên vẹn dược tính của thảo dược.
Do vậy, ngoài công dụng trị mụn, Hoàn Nguyên đảm bảo tính an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ cho người dùng.
Cơ chế điều trị kép TRONG UỐNG, NGOÀI BÔI
BSP Hoàn Nguyên nổi bật hơn các phương pháp khác nhờ cơ chế điều trị từ sâu bên trong căn nguyên gây mụn đồng thời chăm sóc da từ bên ngoài. Hoàn Nguyên với 2 chế phẩm Viên uống và Tinh chất bôi kết hợp tạo nên giải pháp loại bỏ mụn tối ưu.
Các tinh chất có trong viên uống sẽ đi sâu vào căn nguyên gây mụn, đào thải độc tố, dưỡng huyết, cân bằng nội tiết tố. Tinh chất bôi sẽ cung cấp dưỡng chất ngay từ bên ngoài, đẩy nhân mụn lên bề mặt không cần lực, se khít lỗ chân lông, cấp ẩm và dưỡng da căng mịn.
Đây là cơ chế độc đáo có 1-0-2 chỉ có trong Bộ sản phẩm Mụn trứng cá Hoàn Nguyên giúp loại bỏ mụn từ gốc, toàn diện, tránh tái phát.
Cam kết hoàn tiền 100% bằng văn bản nếu không hiệu quả
Hoàn Nguyên đã được VTV2 vinh danh là giải pháp loại bỏ mụn tối ưu bằng thảo dược Đông y trong chương trình Vì sức khỏe người Việt. Theo đánh giá của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, Giám đốc Da liễu Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, Bộ sản phẩm Hoàn Nguyên với cơ chế hoạt động kép giúp loại bỏ mụn từ gốc, cùng với thành phần thảo dược 100% từ thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho người sử dụng. Đây là một trong những giải điều trị mụn tốt nhất hiện nay.
Chính bởi vậy, Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam đã thực hiện CAM KẾT HOÀN TIỀN 100% BẰNG VĂN BẢN NẾU KHÔNG HIỆU QUẢ sau 2 tháng sử dụng Hoàn Nguyên.
Hoàn Nguyên với lộ trình rõ ràng, chỉ từ 2-4 tháng, tình trạng mụn của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. Với những hiệu quả thực tế mà sản phẩm mang lại, Hoàn Nguyên xứng đáng là giải pháp loại bỏ mụn hàng đầu hiện nay.
Hoàn Nguyên được các chuyên gia da liễu đánh giá cao công dụng trị mụn
Viên uống: 1.600.000 đồng
Tinh chất bôi: 1.100.000 đồng
TRUNG TÂM DA LIỄU ĐÔNG Y VIỆT NAM
Cơ sở Hà Nội: 123 Hoàng Ngân, phường Nhân Chính, Thanh Xuân – SĐT/Zalo: (024) 62605 666 – 0983 058 939
Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 48B Đặng Dung, phường Tân Định, Quận 1 – SĐT/Zalo: (028) 710 99808 – 0903 047 368
Website: www.trungtamdalieudongy.com
Fanpage: Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam
Những lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi
Mụn bọc là tình trạng nặng hơn so với nhiều loại mụn thông thường khác. Bởi vậy quá trình điều trị chăm sóc cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn. Do đó, trong quá trình trị mụn bọc ở mũi, bạn cần lưu ý một số những nguyên tắc sau đây để mang lại hiệu quả tối ưu.
Không nên tự ý nặn mụn bọc vì có thể sẽ khiến tình trạng mụn nặng hơn và dễ lây lan. Chỉ được nặn mụn bọc khi chúng hết sưng và phải tuân thủ nặn mụn đúng cách, vệ sinh sạch sẽ.
Chăm sóc da mặt đúng cách, nên chọn mua sữa rửa mặt nhẹ dịu, phù hợp với làn da, kết hợp mặt nạ trị mụn chuyên dụng. Có thể kết hợp sử dụng sản phẩm điều trị chuyên sâu.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học. Thường xuyên nạp những chất dinh dưỡng, vitamin như rau củ quả, thịt cá, các loại nước ép. Đồng thời tránh đồ ăn cay nóng, chất kích thích để tránh mụn bọc nặng thêm.
Trong quá trình điều trị hạn chế ra ngoài lúc trời nắng. Nhớ thoa kem chống nắng trước 20 phút khi đi ra ngoài, bịt kín và mặc áo dài tay khi ra ngoài lúc trời nắng.
Rate this post
Bạn đang đọc nội dung bài viết Mụn Bọc Ở Má: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!