Cập nhật nội dung chi tiết về Nghị Luận Vai Trò Của Ý Chí Trong Học Tập Đối Với Học Sinh mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nghị luận vai trò của ý chí trong học tập đối với học sinh
Mở bài:
Dorothy Billington có câu: “Những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng ta ngừng học thì chúng ta sẽ ngừng phát triển”. Thông qua câu nói đó, nó đã chỉ chúng ta rằng phải có ý chí trong học tập, phải tiếp tục tìm tòi, học hỏi không bỏ cuộc thì mới gặt thái được nhiều thành công trong học tập. Thế nhưng ý chí học tập của học sinh ngày nay ngày càng kém, không được kì vọng của mọi người.
Thân bài:
Ý chí trong học tập là gì?
Ý chí trong học tập là quá trình bản thân tự nhận thức, tự tư duy về vai trò, lợi ích của việc học đối với tương lai của mình. Ý chí trong học tập được thể hiện qua nhiều phương diện như là mục tiêu phấn đấu, cách thức học tập sao cho hiệu quả trong trường lớp vã xã hội.
Tại sao học sinh cần rèn luyện ý chí trong học tập?
Học tập là quá trình không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân mình, những kỹ năng, kỹ xảo. Và để làm được những điều đó, không có gì khác ngoài việc tự ý thức học tập của bản thân.
Những học sinh có ý chí trong học tập đa phần là những học sinh siêng năng cần cù, có định huớng cho tương lai của mình. Từ đó những học sinh ấy tích cực chủ động hơn trong việc học tập.
Tự mình nâng cao tinh thần học tập là cách duy nhất, không có con đường nào dẫn đến thành công mà không vượt qua những thử thách chông gai khó khăn. Những điều đó làm cho con người ta trưởng thành hơn, tự lập hơn.
Tự ý thức học tập là việc làm cần thiết nhất cho tương lai sau này, một người giỏi là một người có ý thức học tập vô cùng tốt, tự giác hoàn thành bài tập về nhà một cách đầy đủ.
Nền tri thức hiện đại không ngừng phát triển, con người tiếp cận với nhiều tri thức mới, nhiều hình thức giải trí mới, đã và đang lôi kéo học sinh vào con đường vui chơi, mà quên đi nhiệm vụ quan trọng nhất của người học sinh đó là việc học. Chỉ có học tập không ngừng chúng ta mới trưởng thành được. Trở thành những chủ nhân tương lai làm giàu cho quê hương đất nước.
Hậu quả của việc thiếu ý thức trong học tập:
Những học sinh vì mải theo những ham muốn trước mắt mà quên đi nhiệm vụ hiện tại của mình rất nhiều. Đây là những học sinh lười học, chẳng có hứng thú gì với việc học tập cả. Những học sinh ấy coi việc học là sự ép buộc, đối với họ bên ngoài có muôn điều thú vị chẳng việc gì phải bó buộc vào học tập.
Hậu quả của việc thiếu ý chí trong học tập là vô cùng to lớn, hầu hết những bạn nhà có điều kiện thì cho rằng mình không cần phải học gì cả. Đã có cha mẹ lo cho mình nhưng họ không thể theo ta cả đời. Lúc ấy, chẳng có ai để nương tựa, dựa dẫm và chúng ta dần trở thành những con người thừa thải của xã hội, phải làm những công việc nặng nhọc để kiếm tiền mưu sinh.
Cuộc sống sẽ trở nên khó khăn vất vả hơn những người có ý thức học tập trong cuộc sống. Cuộc sống của học sẽ bị đồng tiền chi phối, làm nô lệ cho đồng tiền. Thậm chí nếu không có một tư tưởng vững vàng, họ sẽ sa lầy vào con đường tệ nạn xã hội.
Nguyên nhân của việc thiếu ý thức trong học tập của học sinh ngày nay:
Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Các giá trị mới phù hợp với thời đại chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân.
Đạo đức xã hội ngày càng suy thoái nghiêm trọng khiến nhiều học sinh trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng. Họ lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Họ thấy việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa. Mặt khác, sản phẩm nghệ thông tin ngày càng phải triển làm cho con người dần trở nên lệ thuộc, mụ mị vào nó, khiến cho chúng ta mất đi ý thức trong học tập.
Học sinh cần rèn luyện ý chí trong học tập như thế nào?
Để khắc phục tình trạng trên, thiết nghĩ môi trường xã hội, gia đình, nhà trường giúp phần nào cải thiện. Cần có sự chung tay góp sức để định hướng cho học sinh những đường đi đúng đắn để bước đến thành công. Con người sinh ra chẳng ai là xấu cả, chỉ cần được định hướng rõ ràng thì mọi người sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Bài học nhận thức:
Không học tập thì không trở thành người tốt. Không có ý chí trong học tập sẽ không có thành công trong cuộc sống. Một người vô học sẽ bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc. Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Kết bài:
Cuộc sống là một cuốn sách muôn màu chứa đựng bao nhiêu điều diệu kì đang chờ đợi chúng ta khám phá. Là học sinh chúng ta phải không ngừng học tập cố gắng và sáng tạo những tri thức mới để bước đi trên con đường tương lai còn dài phía trước. Hạnh phúc chỉ đến với những người biết phấn đấu và hết mình vì cuộc sống. Rèn luyện ý chí trong học tập từng ngày là điều kiện đầu tiên đưa bạn đến với thành công.
Nghị Luận Xã Hội Với Chủ Đề: Nữ Học Sinh Làm Gì Để Giữ Tình Yêu Trong Sáng, Lành Mạnh?
Làm sao định nghĩa được chữ yêu Có khó gì đâu một buổi chiều…..
Khi hỏi các bạn học sinh tình yêu là gì?Thì ai cũng có câu trả òời của riêng mình : là yêu thương nhau, chăm sóc lẫn nhau, lo lắng. luôn hướng về phía nhau, muốn được bên nhau mãi mãi cùng giúp nhau học tập,….. và đại loại là những thứ na ná như thế.
Khi bạn nói yêu một người thì bạn phải có trách nhiệm với tình yêu của mình. Bạn có thể bảo vệ được nó. đừng làm người bạn yêu tổn thương đó mới là tình yêu, mới có quyền được nói tiếng yêu. hai chữ tình yêu như một móc xích vô hình nhấn chìm mãi vào trong những đau khổ khi bạn vô trách nhiệm với nó.
Chuyện yêu đương tuổi học trò có thể là những ‘ mối tình đầu đời ‘ rất trong sáng để lại những kỉ niệm đẹp trong đời người,. nhưng nếu tình cảm bồng bột nam – nữ diễn ra quá sớm và quá đà thì sẽ dẫn đến những hệ luỵ thật đáng buồn. éếu trước đây tình yêu ọc trò chỉ nảy nở vào những năm cuối cấp III, phần nhiều mối tình học trò rất hồn nhiên trong sáng theo kiểu: ‘ Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu ‘ thì ngày nay. cùng với những sư thay đổi về mội trường, xã hội, về tâm sinh lí của lớp học sinh mới cùng với đó là sự ‘ tiếp sức ‘ cùa các phương tiện công nghệ kĩ thuật hiện đại như ; Internet, điện thoại di động,…. thì lứa tuổi bước vào đường yêu của học sinh đang dần sớm hơn trước.
Vậy, chúng ta có nên yêu ở tuổi học trò không. Đó chính là câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn.Thưa thầy cô và các bạn, tình yêu tuổi học trò đẹp như một bức tranh. Khi yêu, có bạn học khá hẳn lên đơn giản vì không muốn kém hơn so với nửa kia, họ luôn giúp đỡ nhau trong học tập, luôn luôn lắng nghe và chia sẻ những niềm vui. nỗi buồn…. đó là mặt tích cực, bên cạnh đó luôn có mặt tiêu cực. Tình cảm ở lứa tuổi này, đa phần chỉ là những rung động ở tuổi mới lớn, pha chút tò mò về giới tính, tình cảm đó chưa hẳn đã là tình yêu thực sự, vì thế chúng ta cần giữ được sự trong sáng và phải tập trung cho những mục tiêu khác quan trọng hơn như: học tập, thi cử…
Vì vậy, chúng ta cần phải biết cân bằng mọi thứ trong cuộc sống, đó chính là chìa khoá của sự thành công. Để giữ gìn được một tình yêu trong sáng, với độ tuổi trung học phổ thông, nữ sinh cần lưu ý hãy kiên quyết nói không với rượu bia, khi đến những buổi tiệc, liên hoan, khi đi cùng bạn trai. Bởi khi có men rượu, con người không thể kiểm soát dược bản thân và có thể xảy ra những hậu quả đáng tiếc trong tình yêu. Tránh gặp gỡ, hẹn hò ở những nơi quá riêng tư hoặc vắng vẻ, vì có thể làm nảy sinh những ham muốn về thể xác. Tìm hiểu, trang bị cho bản thân những hiểu biết về tình yêu, về tâm sinh lí tuổi mới lớn, mạnh dạn tâm sự, chia sẻ với bạn bè, thầy cô, gia đình những vấn đề khó nói để mọi người cùng góp ý và giúp đỡ. Cuối cùng nguyên tắc vàng để giữ tình yêu trong sáng ở tuổi học trò là cùng giúp nhau học tập để gặt hái được nhiều thành công để tiếp tục học lên và vào đời
Nhà văn Xuân Diệu đã từng nói: “Có ai trên đời chưa một lần nếm hương vị tình yêu, dẫu biết yêu là chết ở trong lòng một ít”. Tình yêu-chỉ hai từ đơn giản vậy mà khiến con tim bao người phải mê say, thổn thức.
Đã có rất nhiều nhà văn, thi sĩ, triết gia… nói về tình yêu, trong đó F.Sile_nhà văn Đức thế kỉ XVlll cho rằng: “Tình yêu là niềm say mê làm cho người khác được hạnh phúc”. Đúng thế, tình yêu biến những điều vô nghĩa của cuộc đời thành có nghĩa, làm cho người bất hạnh trở nên hạnh phúc. Tình yêu lứa đôi của trai gái là một thứ tình cảm hoàn toàn tự nhiên. Ở lừa tuổi vị thành niên, tình yêu chỉ thật trong sáng, chỉ thật đẹp khi nó bắt nguồn từ một tình bạn trong sáng, ở đó bạn trai-bạn gái khởi đầu với tình bạn chan hòa, thân ái, giúp đỡ nhau trong học tập và chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn, những bài toán khó, những dòng văn hay, chia cho nhau bích snack, bánh tráng trộn hay vài trái cóc…
Tình yêu bắt đầu bằng sự gần gũi, bằng cử chỉ, ánh mắt, nụ cười, sự ngượng ngùng rồi quen thân, rồi thương vì nết, trọng vì tài. Khi yêu, hai người hiểu nhau càng nhiều thì tình yêu càng bền chặt. vậy nên trong tình yêu người con gái phải luôn thật vững vàng để có thể giữ được tình yêu của mình đẹp, trong sáng.
Để có được một tình yêu trong sáng, lành mạnh thì cần có những suy nghĩ tích cực, xuất phát từ trái tim tràn đầy tình yêu, luôn nghĩ về lợi ính chung của cả hai. Là một người con gái, mình phải luôn cư xử vời bạn trai đúng mực, biết giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống về sức khỏe, việc học tập và cả gia đình. Quan tâm là cách đơn giản nhất để thể hiện tình yêu nhưng, dường như ngày nay các bạn trẻ lại quên mất điều ấy. Chỉ quan tâm đến chuyện đi chơi, làm gì vào cuối tuần mà quên mất làm bài chưa? bạn có buồn gì không?…con trai vốn là phải mạnh, luôn là người quyết đoán, hay nóng tính vậy nên khi xảy ra xung đột, con gái phải biết cách giải quyết từ từ, thấu tinh, đạt lí, tránh thêm dầu vào lửa, cãi vã, giận hờn Điều quan trọng là phải tin tưởng, tôn trọng những điều riêng tư của bạn ấy, đặt biệt phải ra những giới hạn trong mỗi quan hệ của cả hai để giữ được một tình bạn đúng nghĩa, tình yêu đúng mực. Nếu làm được những điều đó cả hai sẽ luôn thấy tự tin, tin cậy vào nhau hơn và niềm tin đó sẽ cũng cố cho môt thái độ tích cực, tình bạn đúng nghĩa và rồi sẽ tiến một mối quan hệ lành mạnh, tronh sáng, hòa hợp, bình đẳng, hạnh phúc ở hiện tại và cả ở trong tương lai sau này.
Với nhịp sống hiện tại, các bạn trẻ dường như sống quá hối hả, chỉ quan tâm tới niềm vui được đi chơi, được thoải mái nên trong tình yêu không ít người con gái có niềm say mê ích kỉ, giận hờn, ghen tuông, lợi dụng tình yêu để vụ lợi riêng cho mình. Đó không chỉ gọi là tình yêu lành mạnh được mà chỉ làm hai tiếng tình yêu bị tầm thường hóa mà thôi.
Tình yêu đem lại cho con người niềm vui, hạnh phúc nhưng quan trọng hơn hết với lứa tuổi học sinh phải yêu thế nào cho đẹp? Có nhiều người quan niệm lứa tuổi học sinh chỉ nên tập trung học hành, chớ nên yêu đương quá sớm. Theo tôi, tình yêu học trò thật đẹp và trong sáng, tình yêu ấy tiếp thêm cho ta động lực để học tập tốt hơn, sống ý nghĩa hơn. Là một người con gái ta phải biết giữ cho tình yêu trong sáng và lành mạnh, như vậy tự bản thân các bạn gái đã tôn vinh lên vẻ đẹp của chính mình của người phụ nữ Việt Nam.
Nhân ngày 20.10 em xin chúc quý cô và các bạn nữ sức khỏe, ngập tràn tình yêu và hạnh phúc.
Chuyện tình yêu là đề tài muôn thưở, đó là quy luật. Tình yêu có thể đến sớm với người này, cũng có thể đến muộn với người kia. Một khi con tim đã rung động sẽ lắm chuyện buồn vui! Tình yêu tuổi học trò vì thế không có gì là lạ, thậm chí nó đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”. Tuy nhiên, là nữ học sinh thì chúng ta cần làm gì để giữ cho tình yêu trong sáng và lành mạnh? Đó cũng chính là cách để bảo vệ bản thân tránh khỏi những hậu quả khó lường sau này.
Không thể phủ nhận, tình yêu tuổi học trò là một tình yêu đẹp, vô tư, trong sáng nhất. Chỉ cần một ánh mắt, một nụ cười cũng đã làm cho trái tim loạn nhịp, đó cũng là những kỉ niêm khó quên, có khi sẽ theo ta đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên khi có tình yêu, cũng là lúc chúng ta phải đối diện với những thử thách, cám dỗ, nếu ta không vững vàng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tương lai sau này. Vì vậy, theo em khi yêu, tất cả chúng ta (đặc biệt là các bạn nữ) cần quan tâm đến những vấn đề sau để giữ cho tình yêu tuổi học trò mãi trong sang và lành mạnh.
Làm chủ bản thân, bởi lẽ khi yêu chúng ta thường có xu hướng cố gắng thay đổi bản thân để làm vừa lòng đối phương. Tuy nhiên vô tình một số bạn lại thay đổi theo chiều hướng xấu, đi từ cách ăn mặc, thói quen, và ngay cả việc học cũng lơ là, làm cho mình trở nên “không giống ai”. Điều đó là không nên, thay vì vậy ta nên cố gắng học tập cho tốt hơn, ăn mặc sao cho đẹp phù hợp với lứa tuổi của mình, tập cho mình những thói quen sinh hoạt có kế hoạch. Có như vậy, các bạn nữ không những sẽ thêm duyên dáng, đẹp hơn trong mắt “người ấy” mà còn đẹp hơn trong mắt tất cả mọi người.
Xã hội phát triển cũng ảnh hưởng mạnh đến tâm lý tình cảm của chúng ta. Vì vậy không nên tham gia những hoạt động thiếu lành mạnh như: đua đòi chạy theo những xu hướng thời thượng, xem những sách báo, những trang web đồi trụy…. Vì đó là những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý khiến chúng ta dễ mất kiểm soát, dẫn đến việc quan hệ tình dục sớm. Điều đó khiến chúng ta là nữ giới, là những người phải chịu thiệt thòi nhất về mọi mặt: sức khỏe, tương lai, tình cảm gia đình…
Nên tích cực tham gia vào những hoạt động mang tính tập thể: hoạt động ngoại khóa, từ thiện, phong trào do nhà trường, phường xã tổ chức… Vì khi tham gia những hoạt động này là cơ hội để mình và “người ấy” gần gũi, hiểu nhau nhiều hơn. Và ích lợi của những hoạt động này cũng giúp ta mạnh mẽ hơn, tránh có những suy nghĩ tiêu cực để cho sự ham muốn của bản năng trỗi dậy.
Thường xuyên tâm sự với người lớn trong gia đình để có được những lời khuyên bảo, dạy dỗ đúng đắn nhất. Vì cha mẹ luôn là những người gần gũi, yêu thương mình nhất, họ sẽ giúp cho mình có những nhận định đúng về tình yêu và tương lai. Hãy xem cha mẹ, người thân là bạn bè bởi cha mẹ luôn lắng nghe và thấu hiểu mình.
Thường xuyên tìm hiểu thêm kiến thức về tâm lý, giáo dục giới tính qua sách vở, báo đài, vì ở đây có những chuyên gia và cả những ý kiến của các bạn đồng trang lứa vơi mình, như vậy sẽ giúp cho ta có thêm những kiến thức vững vàng để ứng xử sao cho khéo léo nhất trong chuyện tình yêu.
Như vậy, chúng ta có thể khẳng định được tình cảm tuổi học trò không xấu, mà nó còn là một chút gia vị để tuổi học trò thêm tươi đẹp. Nhưng để giữ tình yêu đẹp, lành mạnh ta không để những yếu tố tiêu cực tác động đến tình cảm dẫn đến chuyện quan hệ tình dục sớm, ảnh hưởng đến sức khỏe, tương lai của bản thân. Luôn kếp hợp tâm sự với gia đình, thầy cô để tích lũy, trao đổi thêm vốn sống cho mình. Từ đó giúp cho bản thân, bạn bè có những quyết định đúng đắn để giữ cho tình yêu tuổi học trò luôn là tình yêu trong sang nhất./.
Tình yêu tuổi học trò luôn trong sáng và tươi đẹp biết bao. Nhiều khi tôi tự hỏi, đó có phải là tình yêu hay chỉ là cảm giác quan tâm đến người khác hơn mức bình thường?
Khi bạn nói yêu một ngưởi, thì bạn phải có trách nhiệm với tình yêu đó. Bạn có thể bảo vệ đựơc nó và đừng làm người bạn yêu tổn thương, dù cách này hay cách khác – đó mới là tình yêu, mới có quyền được nói tiếng yêu. Ở tuổi học trò, nhất là học sinh cấp 3, tâm sinh lý đã có nhiều biến đổi rõ rệt, những tình cảm trên mức bạn bè bắt đầu xuất hiện giữa những đứa con trai – con gái. Đó là chuyện quá đỗi bình thường, nếu chúng luôn là những cử chỉ hành động quan tâm, lo lắng, chăm sóc người “quan trọng” đối với mình một cách trong sáng và đầy hồn nhiên. Thế nhưng, sự tò mò về những điều mới mẻ trong tình yêu cũng khó tránh khỏi. Một khi yêu, con người ta thường có những hành động dại dột, những ham muốn nhất thời. Nếu không chuẩn bị một tâm lý vững vàng, một kiến thức sâu rộng và am hiểu, hành động ấy của đôi bạn trẻ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường và gần như mọi thiệt thòi sẽ đổ hết lên người con gái. Vậy nữ học sinh nên làm thế nào để giữ tình yêu trong sáng, lành mạnh?
Điều đầu tiên, các bạn phải tạo cho mình sự tự tin, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội, biết ứng xử khôn khéo, có chừng mực; thể hiện sự bình đẳng, Cùng giúp đỡ nhau tiến lên trong học tập và tham gia các hoạt động xã hội. Tôn trọng bạn mình, quan tâm vừa phải, không nên kiểm soát người yêu mình từng tí một. Yêu là quyền của mỗi con người, nhưng không nên thể hiện quá mức ở chốn đông người, nơi công cộng vì sự công khai ấy có thể làm người lớn hơn có cái nhìn khó chịu, ít thân thiện. Đặc biệt, trang bị cho mình những kiến thức về giới tính là điều thực sự cần thiết. Ai cũng có nhu cầu riêng, những đặc tính tâm lý riêng nhưng ở tuổi học trò, dù vậy phải biết dừng ở mức độ nào là đúng, không nên tiến quá sâu mà phải chịu hậu quả nặng nề. Các bạn nữ nếu có điều kiện hãy đi học một môn võ tự vệ, biết chút ít có thể cứu các bạn trong những trường hợp khẩn cấp.
Tình yêu là nguồn động lực lớn lao, giúp con người có thể làm được những điều không tưởng. Chính vì vậy, tình yêu ở tuổi học trò luôn có tác dụng tích cực nếu cả hai biết giữ mối quan hệ trong sáng và lành mạnh.
Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt Hay, Đặc Sắc
Đề bài: Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt
Phần 1: Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt
Phần 2: Bài văn mẫu Nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt
Bài làm:
Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: “Học tập tốt, lao động tốt”.
Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu “Học tập tốt” là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn “lao động tốt” chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.
Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, “học tập tốt” giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.
Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết “lao động tốt”, đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.
Để “Học tập tốt, lao động tốt” như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.
https://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-hoc-tap-tot-lao-dong-tot-45947n.aspx Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, “Học tập tốt, lao động tốt” luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.
Làm Sao Để Đạt Được Điểm Cao Phần Nghị Luận Văn Học Của Môn Ngữ Văn?
Nghị luận văn học luôn là một học phần khó và rất dễ bị “đánh lừa”. Vậy các sĩ tử chuẩn bị bước vào Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 nên làm gì, ôn luyện thế nào để có được điểm trọn vẹn học phần này?
Làm sao để đạt được điểm cao phần Nghị luận Văn học của môn Ngữ văn?
Làm sao để đạt được điểm cao phần Nghị luận Văn học của môn Ngữ văn?
Theo một số kinh nghiệm học tập và thi THPT của các bạn sinh viên Cao đẳng Y Dược hệ chính quy năm 2019, để làm tốt câu nghị luận văn học, ngoài kiến thức đã học, các bạn thí sinh cần nắm phương pháp làm bài. Cụ thể:
Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Bài làm có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. Đây là khâu quan trọng trong quá trình làm bài, nếu các bạn không xác định được vấn đề nghị luận sẽ làm cho bài viết lan man không có trọng tâm, thiếu ý hoặc xa đề, lạc đề.
Ngoài ra, các bạn cần triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, đồng thời vận dụng tốt các thao tác lập luận kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Trên thực tế, phần nghị luận văn học đòi hỏi phải nắm kiến thức văn học trong 3 năm học THPT để viết một bài văn dài, trình bày theo kết cấu nêu ở trên, nhưng để làm được bài cần phải đọc kỹ đề, nắm được yêu cầu đề đặt ra, tìm ý cần làm, tránh trường hợp đọc qua loa hiểu sai đề. Phần này có hai dạng đề ta thường gặp, nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ; nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi và trong hai năm gần đây thường gặp các dạng đề so sánh như: so sánh hai chi tiết; cảm nhận hai nhân vật; cảm nhận hai đoạn thơ, hai đoạn văn; so sánh, cảm nhận hai ý kiến. Ví dụ đề bài: Phân tích giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân) hoặc so sánh cách kết thúc Vợ nhặt với cách kết thúc truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao).
Với đề này có nhiều cách làm khác nhau nhưng cần làm rõ các ý sau: giới thiệu tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận; phân tích những biểu hiện cụ thể của giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm; so sánh với cách kết thúc tác phẩm Chí Phèo; lý giải nguyên nhân tạo nên sự khác nhau trong cách kết thúc và có sự đánh giá chung.
Đây là các ý các em rút ra từ đề bài, có như vậy khi làm bài không thiếu ý, sót ý, lan man. Để bài làm đạt điểm cao, ngoài tìm ý cho bài viết, bài viết cần phải sạch sẽ, rõ ràng, nếu từ ngữ nào không vừa ý dùng thước gạch bỏ, không nên tẩy xóa bằng bút xóa, tránh trường hợp bài làm có hai màu mực, hai loại chữ khác nhau sẽ vi phạm quy chế thi và không được công nhận tốt nghiệp.
Các tác phẩm văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019
Các tác phẩm văn học thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia năm 2019
Dựa theo sự chọn lọc, loại bỏ đề thi từ các năm trước thì một số tác phẩm được dự đoán sẽ có khả năng thi nhiều hơn đó là các tác phẩm: Vợ nhặt, Chiếc thuyền ngoài xa, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Tràng Giang, Người lái đồ sông Đà, Tây tiến, Việt Bắc, Hai đứa trẻ, Chí phèo,…
Ngoài các tác phẩm được liệt kê trên thì các tác phẩm như: Rừng xà nu, Đàn ghi ta của Lorca và Vội vàng, Tuyên ngôn Độc lập, Chiều tối, Vũ Như Tô và Hồn Trương Ba, da hàng thịt cũng là những tác phẩm mà các thí sinh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên đây chỉ là những gợi ý để các sĩ tử có thể tham khảo, các bạn nên chú ý hơn nhưng không được học tủ mà tránh các tác phẩm khác hay các tác phẩm đã rơi vào năm 2018. Bởi trên thực tế đã có trường hợp 2 năm liên tiếp đề thi có chi tiết của cùng một tác phẩm ở dạng so sánh.
Nguồn: chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghị Luận Vai Trò Của Ý Chí Trong Học Tập Đối Với Học Sinh trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!