Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị Khi Mèo Bị Tiêu Chảy Hiệu Quả! • Yolo Pet Shop mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mèo bị tiêu chảy là một trong những bệnh rất thường gặp, nhưng do chủ quan không để ý có thể dẫn đến tử vong đặc biệt là những bé mèo con. Vậy nguyên nhân mèo bị tiêu chảy là gì? Cách chữa trị khi mèo bị tiêu chảy hiệu như thế thế nào? Biểu hiện của mèo bị tiêu chảy là gì?
I. Biểu hiện mèo bị tiêu chảy
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi mèo bị tiêu chảy là phân mèo nhão và ướt, phân có thể kèm máu, có mùi hôi tanh, đặc biệt là phần lông quanh hậu môn của mèo bị bết dính lại.
Phân loãng và có giun: Cũng như con người và các loài động vật khá, mèo cũng có thể bị giun. Phân loãng và có lẫn giun là biểu hiện mèo của bạn đã bị giun, bạn nên mua thuốc hoặc đêm thú y sổ giun cho bé. Nên sổ giun định kỳ để boss của bạn luôn khỏe mạnh.
Phân loãng, có lẫn máu, mùi tanh: Biểu hiện này rất có thể mèo đã bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể cho bé uống các loại men tiêu hóa dành cho mèo để giúp bé nhanh khỏi bệnh.
Mèo nôn, co thắc vùng bụng: Đây là dấu hiệu của nhiễm virus đường ruột ở mèo. Khi thấy những bé mèo có biểu hiện trên bạn nên đưa đến những cơ sở thăm khám cho thú cưng để được điều trị sớm nhất.
II. Những nguyên nhân mèo bị tiêu chảy
Ký sinh trùng: Đường tiêu hoá của mèo khá yếu, có thể bị ký sinh trùng gây ra bệnh tiêu chảy. Ký sinh trùng có thể ký sinh ở ruột non và ruột già. Lượng ký sinh trùng quá nhiều dẫn đến mèo bị bệnh tiêu chảy.
Bị ngộ độc: Mèo bị tiêu chảy có thể do nguồn thực phẩm bị ôi thiu, nấm mốc hoặc thức ăn của mèo dính thuốc trừ sâu, nhiễm độc.
Mèo bị nhiễm giun sán: Mèo bị nhiễm giun sán là nguyên nhân khiến mèo bị nôn, tiêu chảy. Nếu tình trạng nặng hơn có thể đi vệ sinh có lẫn giun.
Chế độ ăn không đầy đủ, không cân bằng giữa thịt và rau: Chế độ dinh dưỡng không phù hợp với từng giai đoạn phát triển cũng như chất đạm quá nhiều so với hàm lượng chất xơ trong thức ăn dễ dàng dẫn đến mèo bị tiêu chảy.
Mèo bị stress do môi trường sống: Khi bị stress mèo cũng có hiện tượng nôn và tiêu chảy.
Mèo bị nhiễm khuẩn: Viêm ruột cấp tính do vi khuẩn Salmonella, Camphylobacter, E.Coli…Cầu trùng Coccidia, toxoplasma, giardia…cũng là nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy.
Bệnh ca – rê ở mèo: Bệnh care ở mèo khiến mèo bị tiêu chảy, bỏ ăn, đi ngoài có chút máu. Bệnh còn khiến những bé mèo con có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm: Mèo bị tiêu chảy và nôn, mất nước, thiếu máu.
Bệnh phức hợp virus Leukemia: Bệnh này sẽ khiến mèo bị tiêu chảy và bỏ ăn trong thời gian dài.
III. Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà
Cân bằng chế độ ăn giữa chất đạm và chất xơ: Nên phân bố khẩu phần ăn hợp lý giữa chất đạm và chất xơ trong bữa ăn giúp hệ tiêu hoá của mèo tốt hơn.
Cho mèo uống đầy đủ nước: Khi bị tiêu chảy tình trạng mất nước dẫn đến mất sức rất dễ xảy ra ở mèo. Bạn nên cho mèo uống nước thường xuyên để tránh tình trạng xấu hơn.
Sổ giun thường xuyên 6 tháng 1 lần cho mèo: Mèo bị tiêu chảy có thể do lượng giun phát triển quá nhiều, vì thế 6 tháng bạn nên tẩy giun 1 lần.
Cho mèo uống Metamucil: Trộn 1/2 thìa cà phê Metamucil vào thức ăn, mỗi ngày uống 2 lần uống 5 – 7 ngày liên tục sẽ giúp giảm tiêu chảy ở mèo.
Cho men vi sinh, men tiêu hoá vào thức ăn: FortiFlora là một loại men bổ sung giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột giảm tình trạng tiêu chảy ở mèo.
Bổ sung vitamin C: Khi mèo bị nôn và tiêu chảy có thể nguyên nhân là mèo đang bị strtess, bạn có thể cho mèo uống vitamin C đều giảm tình trạng stress ở mèo.
Đưa mèo đi khám thú y: Nếu mèo có những triệu chứng nặng phân chuyển sang màu đen và dính (giống như hắc ín), thì có nghĩa là máu ở đường tiêu hóa xuất phát từ dạy dày và có thể lở loét. Bạn nên mang các bé đi bác sĩ thú y để được xét nghiệm và thăm khám hiệu quả nhất. Lưu ý nên mang theo dịch phân của mèo trong vòng 12 tiếng để các bác sĩ dễ dàng trong việc chuẩn đoán bệnh.
IV. Cách phòng ngừa để giảm bệnh tiêu chảy ở mèo
Xác định nguyên nhân khiến mèo bị tiêu chảy để có biện pháp cứu chữa kịp thời.
Thường xuyên chơi với các bé mèo, tạo cho chúng không gian sống thoải mái, dễ chịu để tránh tình trạng mèo bị stress.
Khi một bé mèo bị tiêu chảy bạn nên cách ly bé mèo đó với đàn để tránh tình trạng bệnh lây lan.
Không cho mèo ăn quá nhiều một lần. Như vậy hệ tiêu hoá của mèo sẽ không kịp hoạt động và có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
Khi mua rau củ cho mèo bạn nên rửa cẩn thận để tránh lẫn thuốc trừ sâu. Nên chọn nguồn
thức ăn cho mèo
uy tín để không ảnh hưởng đến sức khoẻ của mèo.
V. Cách phòng tránh tiêu chảy ở mèo
Khi còn nhỏ, các bạn nên cho chúng đi tiêm phòng các bệnh đường ruột và care.
Định kỳ tẩy giun cho mèo, thông thường 6 tháng các bạn nên tẩy giun cho mèo 1 lần.
Loại bỏ những thức ăn ôi thiu từ bữa trước nếu bạn cho mèo ăn đồ ăn dễ hư kết hợp với làm sạch khay đựng thức ăn cho mèo.
Dọn dẹp chuồng, trai, phơi nắng các vật dụng đồ, tấm lót trong chuồng mèo để làm giảm bớt vi khuẩn sinh sôi.
Tắm rửa cho mèo bằng sữa tắm để loại bỏ những loại vi khuẩn ký sinh trong lông mèo.
Mùa đông nếu lạnh quá bạn có thể mặc áo ấm cho mèo để các bé không bị cảm lạnh.
Không nên cho mèo đi lung tung để tránh tình trạng lây bệnh với những bé mèo khác hoặc ăn phải bả, những loại thức ăn ôi thiu.
Mèo là loại động vật rất hay hiếu động và hay ăn linh tinh nhưng chúng lại rất quấn chủ và đáng yêu. Vì thế nếu bạn đã yêu thương một bé mèo hãy chăm sóc và quan sát bé, hãy yêu thương chứ đừng mắng chửi để các bé luôn có sức khoẻ tốt nhất.
MỜI BẠN XEM THÊM:
Sẹo Lồi: Nguyên Nhân Và Điều Trị
Sẹo lồi là sự tăng sinh collagen da lành tính. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng tỉ lệ tái phát còn cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị.
Hình ảnh sẹo lồi ở một số vị trí trên cơ thể
Sẹo lồi thường là do đáp ứng quá thừa của mô với tổn thương da trong quá trình hồi phục vết thương. Tuy nhiên, có thể có sẹo lồi tiên phát ở những vị trí không có tiền sử chấn thương. Sẹo lồi thường ngứa và/hoặc đau, thường không tự giảm mà lại có khuynh hướng phát triển trở lại sau khi bị cắt đi.
I. Thế nào là sẹo lồi?
- Sẹo bình thường là một vết sẹo có hình dạng và kích thước tương ứng với hình dạng và kích thước của vết thương. Sẹo không bị lồi hoặc lõm hơn so với bề mặt da, không đỏ, không đau và có màu sắc tương đối giống với màu sắc của da lành vùng xung quanh sẹo.
- Sẹo phì đại là những vết sẹo nhô lên khỏi bề mặt da, màu đỏ hồng, có kích thước và hình dạng tương ứng với vết thương. Tuy nhiên, đối với sẹo phì đại thì chúng ta không cần điều trị cũng có thể tự trở thành sẹo bình thường sau 6-12 tháng.
- Sẹo lồi khởi đầu trong vài tháng đầu sau khi bị thương, là một khối đỏ hồng, kích thước thay đổi tùy thuộc tổn thương da lúc đầu. Sẹo có giới hạn rõ, bề mặt căng bóng thấy được các mạch máu giãn bên dưới, mật độ hơi cứng như khối cao su. Sau đó, trong vòng năm đầu sau tổn thương, khối này sẽ phát triển quá mức nhưng lành tính, lan rộng và ra xa khỏi vị trí của vết thương ban đầu, có hình dạng không đều, bề mặt nhẵn bóng, sậm màu và cứng hơn so với da lành vùng xung quanh sẹo. Tổn thương sẹo lồi thường có phần bề mặt phát triển lan rộng hơn so với phần gốc.
Bản chất sẹo lồi là do sự tăng sinh quá mức, kể cả về số lượng lẫn trật tự, của các mô sợi trong lớp bì. Sẹo lồi thường không gây cảm giác khó chịu gì ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, một số sẹo lồi có thể gây ngứa, hơi đau hoặc cảm giác căng cứng.
II. Những vị trí nào thường bị sẹo lồi?
- Thường gặp nhất là vùng trước xương ức.
- Kế đến là dái tai (sau xỏ lỗ tai), da mặt, cổ dưới, ngực trên, bụng, vai, lưng, cổ, tứ chi.
III. Nguyên nhân gây sẹo lồi?
Sẹo lồi thường xuất hiện sau khi da bị tổn thương, có thể do:
- Chấn thương, vết rách da do tai nạn.
- Vết cắt do phẫu thuật các loại ( bướu cổ, tim, ruột thừa, mổ lấy thai, thẩm mỹ: căng da mặt, đặt túi ngực, cắt mỡ bụng…).
- Bỏng da.
- Một số bệnh da như mụn trứng cá, nhiễm trùng da,…
Tuy nhiên, tổn thương da chỉ có thể trở thành sẹo lồi khi có những yếu tố nguy cơ sau:
- Người có cơ địa sẹo lồi, tức là ở những người đã có sẹo lồi trước đó.
- Vết thương căng quá hoặc chùng quá.
- Tồn tại vật lạ trong da.
Ở người da màu, tỷ lệ có cơ địa sẹo lồi rất cao, chiếm 15-20% , hơn 15 lần so với người da trắng. Với người có cơ địa sẹo lồi thì bất cứ vết rách gây tổn thương ngoài da nào, kể cả vết kim chích, cũng có thể tạo ra sẹo lồi ngay tại vị trí đó.
IV. Các phương pháp điều trị sẹo lồi
Sẹo lồi có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với mức độ thành công khác nhau. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ và không có một liệu pháp duy nhất nào luôn luôn thành công. Nhiều báo cáo điều trị thành công sẹo lồi trong y văn là không đúng sự thật. Trị liệu có thể giúp cho sẹo lồi trở nên nhỏ hơn, mềm và phẳng dần chứ không thể làm mất đi sẹo, tức là không thể giúp cho vùng da sẹo trở lại bình thường như da lành xung quanh.
- Dự phòng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị sẹo lồi:
+ Không nên tiến hành những thủ thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người có cơ địa sẹo lồi.
+ Nên tránh những thủ thuật tối đa ở giữa ngực; những vùng tổn thương da hậu phẫu phải được điều trị bằng những kháng sinh thích hợp để tránh nhiễm trùng.
+ Tất cả những vết thương do phẫu thuật phải được đóng lại với độ căng bình thường nếu có thể, không nên cắt ngang khoảng cách giữa các khớp và nên cắt da theo hình elipse nằm ngang theo cùng hướng với đường căng của da.
- Nội khoa: Corticosteroids, Interferon, 5-fluorouracil, Imiquimod.
- Ngoại khoa: cắt bỏ và phẫu thuật lạnh.
- Xạ trị và các biện pháp vật lý khác.
1. Điều trị nội khoa
a. Tiêm Steroid
Corticosteroid có tác dụng ức chế alpha 2-macroglobulin, một chất có tác dụng ức chế collagenase. Một khi chu trình này bị ngăn chặn, lượng collagenase sẽ tăng và do đó sẽ làm thoái hóa collagen.
- Áp dụng cho những sẹo lồi nhỏ, thường dùng nhất là tiêm Triamcinolone acetonide (10-40 mg/ml). Vùng da được tiêm thuốc có thể bị mất sắc tố và tình trạng này kéo dài 6 – 12 tháng; có thể gặp chứng teo và giãn mao mạch xung quanh chỗ tiêm. Phải thực hiện đúng kỹ thuật, đâm kim và bơm Triamcinolone vào đến tận lớp nhú bì, nơi tạo ra chất collagenase. Không nên tiêm Steroid vào mô dưới da vì có thể làm teo lớp mỡ bên dưới.
- Có thể tiêm lặp lại vài lần cách nhau mỗi 1-2 tháng tùy theo diễn tiến của sẹo lồi và các tác dụng phụ có thể xảy ra cho bệnh nhân hay không.
- Phương pháp này có thể được kết hợp với các phương pháp khác như áp Nitrogen lỏng hoặc dán Silicon gel để tăng thêm hiệu quả.
b. Điều trị bằng Interferon
Interferon-alpha & gamma ức chế tổng hợp collagen bằng cách khử Ribonucleic acid thông tin nội bào. Sẹo lồi được phẫu thuật cắt bỏ và tiêm Interferon sau đó để ngừa tái phát. Liều lượng tiêm là 1 triệu đơn vị vào mỗi centimét chiều dài da xung quanh vị trí sẹo ngay sau khi phẫu thuật, và tiêm nhắc lại 1 đến 2 tuần sau đó. Đối với những bệnh nhân phải cắt bỏ nhiều sẹo lồi hoặc những sẹo lồi lớn, việc điều trị bằng Interferon sẽ rất tốn kém và bệnh nhân phải được tiền mê bằng Acetaminophen để điều trị những triệu chứng giống bệnh cúm do Interferon gây ra.
c. Điều trị bằng 5-flurouracil
Liệu pháp tiêm chất 5-flurouracil (5-FU) vào sẹo đã được dùng một cách thành công trong điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Trung bình sau 5-10 lần tiêm mới đạt hiệu quả. Nếu tiêm hỗn hợp 0,1 ml Triamcinolone acetonide 10 mg/ml và 0,9 ml 5-FU (50 mg/ml) kết quả sẽ tốt hơn.
d. Điều trị bằng Imiquimod:
Imiquimod 5% dạng kem gây sản xuất tại chỗ Interferon tại nơi bôi thuốc. Nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi cắt bỏ sẹo lồi và bôi hằng ngày liên tục trong 8 tuần. Hơn 50% bệnh nhân bị tăng sắc tố tại chỗ điều trị.
e. Các phuơng pháp điều trị trị nội khoa khác:
- Băng keo Flurandrenolide (Cordran) được dán trên sẹo lồi trong 12-20 giờ một ngày thường làm cho sẹo lồi mềm dần và phẳng lại. Cordran còn có tác dụng làm vết sẹo hết ngứa. Dùng lâu dài có thể gây teo da.
- Bleomycin (1mg/ml; 0,1-1 ml) được tiêm trực tiếp vào sẹo để điều trị những sẹo lồi nhỏ. Thuốc có thể làm thoái triển hoàn toàn vài sang thương.
- Thuốc mỡ hoặc gel Clobetasol, bôi hai ngày một lần, có thể làm mềm và/hoặc làm phẳng sẹo lồi, giúp bệnh nhân hết ngứa, hết cảm giác đau hay khó chịu do sẹo lồi. Dùng lâu dài thuốc sẽ gây mất sắc tố, teo da và giãn mạch.
- Tacrolimus là một thành viên mới trong các trang bị điều trị sẹo lồi. Một nghiên cứu phát hiện có sự tăng gen ung thư gli-l (glioma-associated oncogene homolog 1) trong các sẹo lồi nhưng trong các mô sẹo bình thường thì không có hiện tượng này. Vì Tacrolimus có thể ngăn chặn gen gli-1 nên được ứng dụng điều trị sẹo lồi. Cần có những nghiên cứu lâu dài và lớn hơn để xác định hiệu quả của liệu pháp này.
- Methotrexate kết hợp với cắt bỏ sẹo phòng tránh được sự tái phát. Cho người bệnh uống 15-20 mg Methotrexate mỗi lần, 4 ngày bắt đầu từ tuần trước phẫu thuật và liên tục trong 3-4 tháng sau khi vết cắt lành.
- Pentoxifylline (Trental) 400 mg 3lần/ngày cũng khá thành công trong dự phòng tái phát sẹo lồi đã cắt. Cơ chế tác động của thuốc chưa được hiểu đầy đủ, nhưng có thể do tuần hoàn tăng, quét sạch những yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi.
- Colchicine đã được dùng để điều trị và dự phòng tái phát sẹo lồi bằng cách ức chế tổng hợp collagen, phá vỡ các vi ống và kích thích collagenase.
- Vì kẽm bôi ngoài da ức chế Lysyl oxidase và kích thích collagenase, nên được dùng để điều trị sẹo lồi, nhưng thành công còn hạn chế.
- Tretinoin bôi 2 lần/ngày làm giảm ngứa và những triệu chứng khác của sẹo lồi, có thể làm thoái triển sẹo lồi một phần nào.
- Một số thuốc khác đã được thử nghiệm nhưng thành công còn hạn chế hoặc tỷ lệ nguy cơ/lợi ích còn đáng ngờ là Verapamil, Cyclosporine, D-penicillamine, Relaxin tiêm vào sẹo lồi.
2. Điều Trị ngoại khoa
Được chỉ định khi sẹo lồi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc sang thương quá lớn. Các bác sĩ sẽ cắt bỏ sẹo và khâu kín, ghép da với mảnh da ghép toàn phần hay ghép da mỏng để giảm lực căng trên toàn bộ da được khâu. Trước khi cắt bỏ sẹo lồi, bác sĩ sẽ lưu ý đến những nguy cơ chính đi kèm với sự tái phát của sẹo lồi như:
- Tiền sử gia đình về sẹo lồi;
- Chỗ phẫu thuật bị nhiễm trùng;
- Vị trí phẫu thuật trên cơ thể (nhất là giữa ngực và vai);
- Loại chấn thương gây ra sẹo (bỏng do nhiệt hoặc hóa chất);
- Căng da trong thời kỳ hậu phẫu;
- Da sậm màu nhóm 4-6 theo phân loại Fitzpatrick.
Tỷ lệ tái phát cho thủ thuật cắt bỏ sẹo lồi đơn giản không kèm những biện pháp phụ trợ hậu phẫu dao động từ 50 – 80%.
a. Phẫu thuật:
- Một trong những qui trình dễ nhất và thường được áp dụng nhất để khử bỏ sẹo lồi là cắt bỏ rồi tiêm Corticosteroid. Hầu hết những sẹo lồi đã cắt đều cần phải điều trị phụ trợ thêm như: Corticosteroid tiêm trong vết thương, băng ép, Silicon gel, kem Imiquimod hoặc tiêm Interferon. Vết khâu phải để yên trong 10-14 ngày vì hỗn hợp Lidocaine/Steroid để gây tê có thể làm chậm lành vết thương.
- Trong những trường hợp vết sẹo đã cắt không thể khép lại được, bác sĩ có thể chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô. Sự bành trướng mô dần dần cho phép có thể cắt và đóng sẹo lại, và không làm căng da.
- Đối với những bệnh nhân bị sẹo lớn hoặc nhiều, không thể áp dụng thủ thuật cắt bỏ thì việc bào mòn sẹo cho ngang bằng với da bình thường xung quanh rồi bôi Imiquimod kéo dài trong tám tuần đôi khi cũng thành công nhưng thường bị tăng sắc tố làm cho vết sẹo có màu không hợp với màu da xung quanh.
b. Phẫu thuật lạnh
- Thủ thuật làm đông lạnh sẹo lồi bằng Nitrogen lỏng (nhiệt độ -196oC) hủy hoại tế bào và các mao mạch. Sự thiếu oxy sẽ làm mô sẹo bị họai tử, bị tróc ra và xẹp xuống. Áp hoặc phun Nitrogen lỏng trực tiếp lên sẹo, mỗi lần cách nhau 2-3 tuần. Hơn 1/2 trường hợp sẹo lồi sẽ phẳng ra sau 8-10 lần điều trị.
- Phương pháp này đạt hiệu quả 50-70 %. Nếu kết hợp với chích steroid trong khi phẫu thuật lạnh thì tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng với điều trị là 84%. Nhiều bệnh nhân không trở lại tái khám sau phẫu thuật do đau sau mổ và vết thương chậm lành. Hiện tượng mất sắc tố thường kéo dài nhiều năm.
3. Xạ Trị
- Tia phóng xạ được dùng như một đơn liệu pháp hoặc kết hợp với phẫu thuật để dự phòng tái phát sẹo lồi sau khi cắt bỏ. Chiếu xạ sẽ hiệu quả hơn nếu được áp dụng sau hai tuần đầu sau khi cắt bỏ sẹo (là thời gian mà các nguyên bào sợi ngày phẫu thuật.
- Xạ trị từng đợt ngắn liều cao kết hợp với cắt bỏ sẹo dường như đem lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị sẹo lồi và dự phòng tái phát. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 88%. Những tác dụng phụ là tăng sắc tố, có khả năng gây ung thư.
4. Những liệu pháp vật lý khác
a. Băng ép
Băng ép Gradient (Jobst) là một phương tiện hỗ trợ điều trị sẹo lồi sau mổ hay sau phỏng để phòng tránh tái phát. Phương pháp này còn được dùng để điều trị sẹo lồi sau khi bôi một loại Steroid mạnh hoặc dùng băng keo Flurandrenolide. Một số phương pháp băng ép thường được dùng trong điều trị sẹo lồi là băng Ace, băng thun, băng nén (Coban), băng dán tai, băng có ống hỗ trợ.
b. Cột thắt
Cột thắt sẹo có thể được dùng cho những sẹo lồi có cuống ở những vị trí không thể cắt được hoặc bệnh nhân không cho cắt. Một loại chỉ khâu không tan 4-0 được cột chặt quanh đáy sẹo và được thay chỉ mỗi tuần. Những cọng chỉ này ngày càng ăn sâu vào gốc sẹo, làm cho gốc sẹo bị rơi ra. Một số trường hợp cần dùng thêm thuốc giảm đau (Acetominophen) vài ngày sau khi thắt.
c. Laser
- Việc sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi có kết quả không nhất quán. Laser Argon được dùng đầu tiên để điều trị sẹo lồi. Phương pháp này có vẻ thành công đối với những sẹo lồi mới, đang sinh mạch. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây không chứng minh bất kỳ sự cải thiện nào của sẹo lồi khi được điều trị bằng Laser Argon ngoại trừ sự giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác trong vài tháng.
- Laser CO2, khi được dùng như đơn liệu pháp, có tỉ lệ tái phát 40-90%. Ngay cả khi được kết hợp với Corticosteroids sau mổ, phương pháp này vẫn còn có tỉ lệ tái phát khá cao. Công dụng chủ yếu của Laser CO2 là làm dẹp sẹo lồi lớn để chúng có thể được điều trị bằng những biện pháp khác.
- Laser Neodymium; Nd:YAG “Neodimium Doped Yttrium Aluminum Garnet” 1064nm, Laser Affirm công nghệ CAP “Combined Apex Pulse” dường như có ảnh hưởng đến chuyển hóa collagen.
- Laser nhuộm màu tia dạng xung PDL (Pulsed Dye Laser) bước sóng 585-595nm cũng đã được dùng để điều trị sẹo lồi với một số thành công bước đầu. Tia Laser hủy mạch máu nuôi dưỡng sẹo, gây thiếu máu cục bộ vùng sẹo, làm mềm, ngưng phát triển và giảm dần kích thước, độ dày của sẹo.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng đã cho thấy phương pháp này gây tốn kém nhiều nhưng hiệu quả chưa cao, không ngăn được sẹo lồi tiến triển và sự tái phát, cần được nghiên cứu thêm. Phối hợp tiêm Triamcinolone trong tổn thương với Laser PDL có thể làm tăng hiệu quả điều trị sẹo lồi.
d. Thuốc dán gel Silicon
Thuốc dán gel Silicon là một miếng thuốc dán mềm, dạng gel dùng để điều trị sẹo lồi. Sẹo lồi càng mới, bệnh nhân càng trẻ, sự đáp ứng càng tốt. Trẻ em thích phương pháp này vì miếng dán dạng gel không gây đau. Cần phải điều trị trong 6-12 tháng để đạt kết quả tốt nhất, nhưng sau vài tháng điều trị hầu hết các bệnh nhân đều không tuân thủ vì thời gian kéo dài, vì sự bất tiện của việc cắt và đặt miếng gel Silicon lên sẹo. Để dự phòng sự chảy nhão và nhiễm trùng thứ phát chỗ da được dán, chỉ nên đắp 22-23 giờ một ngày, rồi tháo ra ,lau sạch vết sẹo mỗi ngày và đảm bảo thông khí tốt.
Dùng băng Polyurethane (Curad) 20-22 giờ một ngày làm mềm sẹo lồi và làm thoái triển sẹo sau 8 tuần điều trị. Tác dụng điều trị tốt hơn nếu Polyurethane được dùng với lực nén.
5. Những liệu pháp tiềm năng mới
– Tia UVA bước sóng dài – black light (340-400nm; UVAl) có thể giúp dự phòng tái phát sẹo lồi do có khả năng làm giảm các tế bào bón (mast cell).
– Quercetin, một flavonoid, có tác dụng ức chế sự phát triển và co thắt các nguyên bào sợi quá thừa trong sẹo.
– Prostaglandin E2 (Dinoprostone) phục hồi sự sửa chữa vết thương bình thường.
– Chất tẩy màu mạnh(vì sẹo lồi không có ở bệnh nhân bạch tạng và thoái triển khi da trên sẹo lồi trở nên trắng ra).
– Chất ức chế tế bào bón (mast cell) mạnh: những tế bào bón không những tăng trong sẹo lồi mà còn có quan hệ gần với các nguyên bào sợi ở ngoài bìa bền vững và bị bào sợi – tế bào bón.
– Liệu pháp gene.
V. Kết luận
Sẹo lồi, một bệnh ngoài da lành tính về mặt nội khoa, là những tổn thương thứ phát từ một đáp ứng mô liên kết quá thừa ở những người có khuynh hướng tạo sẹo lồi. Điều trị sẹo lồi đa số là để giải quyết vấn đề thẩm mỹ nhưng việc này cũng đặt ra một thách thức lớn cho các bác sĩ vì tỉ lệ tái phát cao và thường không đáp ứng hoàn toàn với điều trị. Mặc dù tiêu chuẩn vàng hiện nay là cắt bỏ sẹo rồi tiêm Steroid hoặc dùng những liệu pháp phụ trợ khác nhưng, rất nhiều những chọn lựa điều trị đã chứng minh cho thấy rằng không có một liệu pháp duy nhất nào đạt hiệu quả 100%. Vì vậy y học còn cần phải nghiên cứu nhiều hơn về việc điều trị sẹo lồi.
BS CKI Phan Tấn Phong
Khoa Điều trị theo yêu cầu – Y học thể thao, Bệnh viện Nhân dân 115
Ho Ra Máu Nguyên Nhân Và Giải Pháp
Một bệnh nhân ho ra máu có thể do máu từ đường tiêu hóa hoặc từ đường hô hấp. Vậy làm sao để phân biệt máu từ đâu ho ra để có thái độ xử trí kịp thời?
Lao phổi dễ gây ho ra máu ồ ạt.
Phân biệt máu ho ra từ đường tiêu hóa hay đường hô hấp
Do máu từ mũi họng hay từ dạ dày, ruột có thể giống với máu từ đường hô hấp dưới nên khi bị ho ra máu, điều quan trọng là cần phải xác định ho ra máu từ đâu. Đặc điểm của máu đi ra từ dạ dày, ruột là máu có vẻ ngoài đỏ sẫm và độ pH acid (người ta có thể thử bằng giấy quỳ, xét nghiệm hoặc ngửi thấy mùi chua). Trái lại, nếu máu từ trong đường hô hấp dưới ho ra là máu có vẻ ngoài đỏ sáng và độ pH kiềm.
Những tổn thương gây ho ra máu thường gặp
Vị trí chảy máu thường gặp nhất là đường hô hấp, ở khí phế quản, nơi có thể bị tổn thương do viêm (viêm phế quản cấp tính hay mạn tĩnh, giãn phế quản) hoặc bởi khối u tân sinh như ung thư biểu mô phế quản, ung thư biểu mô di căn trong phế quản hay khối u loại khác. Máu bắt nguồn từ nhu mô phổi có thể do nhiễm khuẩn gây viêm phổi, áp-xe phổi, lao hoặc do bệnh đông máu, bệnh tự miễn dịch (hội chứng Goodpasture). Các bệnh khác ảnh hưởng đến hệ mạch phổi là bệnh nghẽn mạch phổi và các bệnh gây tăng áp suất tĩnh mạch và mao mạch phổi như hẹp van hai lá và suy tâm thất trái.
Những công trình nghiên cứu gần đây nhất cho thấy viêm phế quản và ung thư biểu mô phế quản là hai nguyên nhân thường gặp nhất gây ho ra máu. Tuy các bệnh lao và giãn phế quản có tần suất thấp gây ho ra máu nhưng là nguyên nhân gây ho ra máu ồ ạt. Ngoài ra, phần lớn bệnh nhân ho ra máu không tìm thấy bệnh căn, gọi là ho ra máu tự phát hoặc ho ra máu nguồn gốc ẩn và nguồn gốc chảy máu thật có thể là bệnh nhẹ ở đường hô hấp hoặc nhu mô phổi.
Trước một bệnh nhân ho ra máu, thầy thuốc khám phổi có thể thấy tiếng cọ màng phổi (trong nghẽn mạch phổi), tiếng ran khu trú hoặc lan tỏa trong chảy máu nhu mô, bằng chứng tắc nghẽn đường thông khí (viêm phế quản mạn tính) hoặc ran ngáy rõ rệt kèm theo có hay không có khò khè là dấu hiệu của giãn phế quản. Nghe tim có thể thấy hẹp van 2 lá hoặc suy tim. Khám da có thể phát hiện sarcom Kaposi, dị dạng động tĩnh mạch của bệnh Osler- Rendu- Weber hoặc tổn thương của bệnh lupus ban đỏ.
Chụp Xquang lồng ngực có thể thấy các dấu hiệu giãn phế quản hoặc bệnh nhu mô khu trú hay lan tỏa. Kỹ thuật soi phế quản bằng sợi quang học đặc biệt có ích để định vị nơi chảy máu và để nhìn thấy tổn thương trong phế quản. Đối với bệnh nhân nghi ngờ bị giãn phế quản, hiện nay, phương thức tốt nhất là chụp cắt lớp để xác định tổn thương.
Điều trị khi bị ho ra máu
Việc điều trị ho ra máu phải căn cứ vào tốc độ chảy máu và mức độ tác động đến sự trao đổi khí để quyết định cách xử lý. Nếu chảy máu hạn chế ở mức đờm có vết máu hay lượng máu ít, sự trao đổi khí thường không bị ảnh hưởng, khi đó sự ưu tiên cao nhất là duy trì hô hấp đúng mức, ngăn ngừa máu phun ra các vùng phổi lành và tránh nghẹt thở. Cho bệnh nhân nằm nghỉ và dùng thuốc giảm ho để giảm chảy máu. Trường hợp biết được nguồn gốc xuất huyết và hạn chế ở một phổi thì nên đặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp để máu không bị hít vào phổi lành.
Trường hợp nặng, máu chảy ồ ạt, vì cần kiểm soát đường thông khí và duy trì sự trao đổi khí đúng mức nên cần phải đặt ống thông trong khí quản và thông khí cơ học. Ở bệnh nhân có nguy cơ chảy máu sang bên phổi lành đối bên với bên xuất huyết, cần phải tách riêng hai nhánh chính phế quản phải và trái với nhau bằng cách đặt ống thông chọn lọc vào phổi không chảy máu nhờ hướng dẫn bằng soi phế quản hoặc bằng cách dùng ống trong khí quản hai lòng được thiết kế đặc biệt. Có thể dùng phương pháp đặt ống thông túi qua ống soi phế quản và làm phồng túi ống thông để bít phế quản dẫn đến vị trí chảy máu nhằm ngăn ngừa hít máu vào các vùng phổi lành và chèn ép vị trí chảy máu làm ngừng chảy máu.
Ở những cơ sở có điều kiện, có thể kiểm soát chảy máu bằng các phương pháp: dùng ánh sáng laze, dùng dao đốt điện, liệu pháp nghẽn mạch và phẫu thuật cắt bỏ vùng phổi bị bệnh. Khi chảy máu từ khối u trong phế quản, tia laze thường đạt kết quả cầm máu nhờ làm đông máu tại chỗ. Dao đốt điện để xử trí chảy máu từ khối u trong phế quản.
ThS. Phạm Thanh Tùng(SK&ĐS)
Chó Buồn Stress Phải Làm Gì? Nguyên Nhân
Chó nhà bạn đã bao giờ gặp phải stress, mắc bệnh trầm cảm chưa? Nghe có vẻ khó tin vì phần lớn mọi người đều cho rằng động vật không có tình cảm, chúng không thể hiện cảm xúc.
Trên thực tế, những người yêu và nuôi chó sẽ thấy loài chó rất thường xuyên thể hiện cảm xúc, chỉ là không rõ rệt như con người. Chúng biết phân biệt giữa kẻ thù và người bạn, biết đối xử tốt với người nuôi dưỡng mình.
Thế nhưng đôi khi trong cuộc sống, vì một nguyên nhân nào đó khiến chúng bị stress, dần dà dẫn đến bệnh trầm cảm. Chúng sẽ cảm thấy chán chường và mệt mỏi. Những lúc này chúng ta cần làm gì? Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những cách tốt nhất để điều trị stress và trầm cảm ở chó.
Cần làm gì khi chó bị stress?
Loài chó có thể vì một nguyên nhân nào đó dẫn đến stress, phần lớn là do quá sốc. Những lúc này bạn sẽ cảm thấy những biểu hiện và hành động khác lạ, thất thường của chúng như tỏ ra khó chịu, cắn đồ, sủa loạn, chán ăn, bỏ ăn, nôn mửa, nổi mẩn. Nếu không quan tâm và điều trị kịp thời, chú chó nhà bạn sẽ nhanh chóng lâm vào trầm cảm nghiêm trọng.
Nguyên nhân làm cho chó bị stress
Môi trường sống có tầm quan trọng lớn đối với chó. Chỉ cần bị chuyển nơi ở, tâm lý một chú chó sẽ thay đổi. Vậy nên nguyên nhân có thể do:
Dọn đến nơi ở mới, thay đổi môi trường sống.
Không nhận được sự quan tâm từ chủ. Công việc bận rộn, không có thời gian chăm sóc cho chó, làm ảnh hưởng đến tâm lý của chúng. Thậm chí nếu người chủ cảm thấy buồn phiền, căng thẳng, chú chó cũng bị stress theo.
Trong gia đình có thêm hay mất đi một thành viên. Đối với những chú chó đã có thời gian gắn bó lâu với những người trong gia đình, việc mất đi một thành viên là sự mất mát lớn trong lòng chúng. Suy nghĩ tiêu cực trong thời gian dài khiến chúng bị trầm cảm. Ngược lại, nếu gia đình có thêm một thành viên mới. Sự chú ý của mọi người tập trung hết vào thành viên mới, không quan tâm đến chúng như trước nữa. Tâm trạng của chúng sẽ rất buồn và stress.
Trong gia đình chúng có sự xuất hiện của thành viên mới. Trường hợp này gặp ở khá nhiều chú chó.
Tuổi tác. Về già, cơ thể của chó phần lớn sẽ bị thay đổi. Những hoạt động như ăn uống, chạy nhảy,… không còn linh hoạt như trước nữa. Thị lực suy giảm, chậm chạp làm chú chó thêm áp lực, chán nản, stress.
Khí hậu, thời tiết. Sống ở vùng điều kiện thời tiết khắc nghiệt có ảnh hưởng vô cùng lớn với chú chó. Không thể thích nghi với môi trường khí hậu sẽ dẫn đến trầm cảm nghiêm trọng.
Chó buồn có phải bệnh trầm cảm không?
Chó buồn có phải bị bệnh trầm cảm không?
Nếu như chú chó của bạn luôn tỏ ra buồn chán, kèm theo những triệu chứng sau thì rất có thể chúng đang bị trầm cảm:
Chán ăn, bỏ ăn: Thường xuyên bỏ bữa làm suy giảm sức khỏe, không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể chú chó, gây thiếu máu, mất sức.
Giảm các hoạt động thể chất: Thay vì chạy nhảy, chơi đùa thì chúng chỉ nằm im một chỗ để ngủ, không có chút tinh thần nào.
Thay đổi tính cách: Gặp phải stress, tính tình chú chó cũng bị ảnh hưởng. Chúng hay tỏ ra tức giận và hung dữ, kể cả với người chủ nuôi.
Thay đổi giấc ngủ: Cách dễ dàng nhận biết chú chó nhà bạn đang trầm cảm đó là ngủ ban ngày và thức vào ban đêm. Sự thay đổi nhịp điệu ngủ ảnh hưởng lớn đến tâm lý chó.
Lưu ý: Không phải cứ có một trong số những triệu chứng trên là do mắc bệnh trầm cảm. Bạn cần kiểm tra thể chất của chú chó trước khi đưa ra phán đoán.
Cách điều trị bệnh trầm cảm ở chó
Sau khi xác định chính xác, rõ ràng nguyên nhân gây trầm cảm ở chó, việc bạn cần làm ngay bây giờ đó là tìm phương pháp điều trị dứt điểm. Cách điều trị có tác động trực tiếp đến tinh thần chú chó, nếu không hiệu quả, bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng thêm.
Làm thế nào điều trị bệnh trầm cảm ở chó?
Bận nên dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc và thời gian vui đùa với chú chó nhà mình hơn. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày để đưa chơi đi tập thể dục, rèn luyện cơ thể, vui chơi. Chúng nên có ít nhất 15-20/ngày để ra ngoài đi dạo và hoạt động. Ngoài ra cũng cần cho chúng làm quen, hòa đồng thêm với nhiều bạn bè xung quanh.
Hãy giúp chú chó nhà bạn sản sinh thêm Serotonin ( Là chất dẫn truyền thần kinh Monoamine, có vai trò điều chỉnh tâm trạng) bằng cách tham gia các hoạt động thể chất cùng với chúng, giúp chúng lấy lại tinh thần, niềm tin.
Trường hợp chú chó trầm cảm do tuổi tác, bạn nên thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh nơi ở và thân thể chúng. Sắp xếp và thay đổi môi trường sống để chúng luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi nghỉ ngơi. Chó về già đi lại khó khăn, bạn nên chuẩn bị xe đẩy hoặc ôm chúng vào lòng để thuận tiện hơn cho việc đi dạo.
Nếu chú chó nhà bạn bị trầm cảm do thời tiết thì tắm nắng là việc rất cần thiết. Dạo nắng nhẹ buổi sớm giúp tinh thần thoải mái, cơ thể sảng khoái. Vào những ngày mưa bão cũng đừng để chú chó nhà bạn ngấm nước mưa, rất dễ ốm.
Sau khi áp dụng những biện pháp trên mà tình trạng trầm cảm không giảm sút thì nên nhanh chóng đưa chú chó đến gặp bác sĩ thú y. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cụ thể sau khi kiểm tra chúng.
Khi chú chó của bạn buồn, có dấu hiệu bị stress thì hãy áp dụng ngay những biện pháp khắc phục mà chúng tôi gợi ý ở trên. Đừng để chú chó của bạn phải một mình đối diện với sự cô đơn. Bởi vì chúng cũng là động vật có suy nghĩ, cảm xúc!
Tiêu Chảy (Ỉa Chảy) Là Gì? Nguyên Nhân
5
/
5
(
3994
bình chọn
)
1. Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì?
Thông thường, thức ăn khi đưa vào cơ thể sau 2-3 ngày sẽ được hấp thu triệt để nước và các chất dinh dưỡng; các chất cặn bã sẽ được thải ra ngoài. Do đó, một người khỏe mạnh có thể đi đại tiện 1-2 lần/ngày, phân thành khuôn, không lỏng hoặc nát.
Tiêu chảy cấp: Xảy ra khi cơ thể bị dị ứng thức ăn, nhiễm khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn…) hoặc do virus Rota (tiêu chảy Rota)… Tình trạng này có thể kéo dài từ 1-2 tuần.
Tiêu chảy mạn: Bệnh kéo dài 4 tuần trở lên. Lúc này, người bệnh dễ bị suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể và việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
Tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở các nước đang phát triển và đứng thứ hai trong số những bệnh gây tử vong ở trẻ em trên thế giới.
Bệnh có thể xuất phát từ một số nguyên nhân phổ biến như sau:
2.1. Nhiễm khuẩn đường ruột
Đây là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Thường gặp khi bạn ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa vi khuẩn Salmonella, Clostridium, khuẩn tụ cầu… dẫn tới ngộ độc. Mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể, kích thích các mô trong đường tiêu hóa, gây viêm nhiễm và đau.
Ngoài ra, việc ăn rau sống, gỏi, đồ tái sống… được tưới bằng nước bẩn, phân tươi sẽ truyền vi khuẩn E.coli, giun sán, các loại kí sinh trùng. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể gây bùng phát dịch lớn như: tả, lỵ, thương hàn…
2.2. Vệ sinh kém
Việc giữ vệ sinh kém cũng có thể lây lan vi khuẩn gây tiêu chảy nhiễm trùng. Vì vậy, mỗi người cần rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước lúc ăn để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
2.3. Rối loạn vi sinh đường ruột
Lạm dụng thuốc kháng sinh vô tình tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây rối loạn tiêu hoá. Hậu quả là đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống.
Một số người có cơ địa không dung nạp được các loại đường như: lactose, fructose từ các loại trái cây, mật ong, sữa và chế phẩm từ sữa…
Chính vì vậy, khi họ ăn những thực phẩm chứa các loại đường này thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy kéo dài. Hoặc cơ thể thiếu các men như lactase… cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng ỉa chảy có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau đây:
2.5. Ngộ độc thực phẩm
Do người bệnh sử dụng thức ăn bị ôi thiu, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như: đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
2.6. Hội chứng ruột kích thích
Đây là bệnh rối loạn chức năng đường tiêu hoá mạn tính, hay tái phát. Biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng ở đại tràng. Một số bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích có thể bị tiêu chảy do nhu động ruột co thắt quá mức và kéo dài khiến thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
2.7. Viêm đại tràng
Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, còn xuất phát từ một số nguyên nhân như: rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý… Người bệnh viêm đại tràng thường bị rối loạn tiêu hóa, trong đó có tình trạng tiêu chảy.
3. Triệu chứng tiêu chảy thường gặp
Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường gặp các triệu chứng như:
Tăng số lần đại tiện: Đi ngoài nhiều lần trong ngày, tiêu són, mót dặn, đi cầu ra máu.
Đau bụng: Đau âm ỉ hoặc đau quặn bụng, bụng chướng hơi.
Đau đầu chóng mặt, cơ thể mệt mỏi: Cơ thể mất nước khiến người bệnh tụt huyết áp dễ dẫn tới đau đầu, chóng mặt.
Sốt, chuột rút, da lạnh, khô da.
Tiểu ra nước màu vàng đậm, rất ít hoặc không có nước tiểu.
4. Đối tượng có nguy cơ bị tiêu chảy
Đây là bệnh phổ biến có thể gặp ở tất cả mọi người bất kể độ tuổi hay giới tính nào. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ cao hơn đối với các trường hợp:
Trẻ em: Do vệ sinh kém, còi xương, suy dinh dưỡng, không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu,…
Phơi nhiễm độc tố của vi khuẩn ruột: Người đi du lịch ở những nơi chậm phát triển, vệ sinh môi trường kém, thực phẩm bẩn.
Lạm dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.
Độ pH dịch vị giảm: mắc bệnh lý viêm dạ dày mạn tính, sử dụng các thuốc ức chế bài tiết acid.
Suy giảm hệ miễn dịch: HIV/AIDS, hóa trị, bệnh ung thư.
Khám bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi tiền sử bệnh tật, triệu chứng mắc phải.
Xét nghiệm:
Nuôi cấy phân để kiểm tra vi khuẩn hoặc ký sinh trùng bất thường trong đường tiêu hóa của trẻ.
Xét nghiệm máu, loại trừ một số bệnh
Siêu âm loại trừ các vấn đề bất thường về cấu trúc giải phẫu của hệ tiêu hóa
Xét nghiệm kiểm tra sự không dung nạp thực phẩm hoặc dị ứng
Nội soi đại tràng: Xét nghiệm này cho phép bác sĩ xem toàn bộ khung đại tràng, một phần của ruột non, từ đó, tìm ra nguyên nhân tiêu chảy.
6. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh tiêu chảy có thể xử lý ngay tại nhà được. Tuy nhiên đối với các trường hợp nghiêm trọng, tiêu chảy kéo dài bạn cần đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để có phương án điều trị thích hợp.
6.1. Trường hợp tiêu chảy ở trẻ em
Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà người lớn cần lưu tâm. Bệnh có thể khiến trẻ mất nước, làm đe doạ đến tính mạng chỉ trong một thời gian ngắn. Bạn cần liên hệ bác sĩ khi thấy trẻ có các biểu hiện như:
Đi tiểu ít.
Đau đầu và buồn ngủ.
Bị khô miệng và khô da.
Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng:
Chân tay lạnh, da xanh nhợt.
Sốt cao, li bì, không tỉnh táo.
Phân chứa máu và mủ.
Phân đen, có máu.
6.2. Trường hợp tiêu chảy ở người lớn
Mặc dù ít nguy hiểm hơn như ở trẻ nhỏ, nhưng bạn vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu tiêu chảy kéo dài và có những triệu chứng sau:
Phân đen có lẫn máu.
Nôn mửa.
Mất nước nghiêm trọng.
Sụt cân.
7. Phương pháp điều trị tiêu chảy
Để ngăn chặn những biến chứng khó lường do tiêu chảy gây ra, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt theo các phương pháp sau:
7.1. Bù nước và chất điện giải
Khi bị tiêu chảy cấp, cơ thể mất khá nhiều nước và rối loạn điện giải. Do đó, việc quan trọng nhất và cần thực hiện đầu tiên là phải bù nước, chất điện giải kịp thời.
Bạn hãy uống nước đun sôi để nguội hoặc sử dụng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn. Bên cạnh đó, có thể uống các loại nước khác như: nước cháo loãng, nước gạo rang, nước cơm…
Trong trường hợp bị tiêu chảy kéo dài, lượng nước mất hơn 5% trọng lượng cơ thể, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ thì phải truyền tĩnh mạch.
7.2. Sử dụng thuốc tây
Đối với trường hợp bị tiêu chảy nhẹ thì tình trạng bệnh có thể thuyên giảm trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, người bệnh bị nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục thì cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân.
7.2.1. Tiêu chảy uống thuốc gì?
Bị tiêu chảy uống thuốc gì là tốt nhất sẽ cần căn cứ vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiêu chảy với các loại thuốc tiêu chảy phù hợp.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm lỵ trực khuẩn, E.coli, Salmonella thì có thể sử dụng kháng sinh như: Ciprofloxacin, Ofloxacin, Pefloxacin… Trường hợp nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Tetracyclin, Cloramphenicol hoặc Biseptol.
7.2.2. Lưu ý
Các loại thuốc tây được đánh giá là đem lại hiệu quả nhanh trong việc làm giảm những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đối với người già hoặc trẻ bị tiêu chảy cấp, hệ tiêu hóa kém thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ có nguy cơ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó lại gây ra rối loạn tiêu hoá.
Nếu lạm dụng kháng sinh, dùng không đúng liều và thời gian có thể khiến vi khuẩn kháng thuốc gây khó khăn cho việc điều trị. Do đó, cha mẹ cần thận trọng trong việc dùng thuốc khi bé bị tiêu chảy, khi dùng phải có tham khảo chỉ định của bác sĩ điều trị.
7.3. Các bài thuốc nam trị tiêu chảy tại nhà
7.3.1. Bài thuốc từ lá vối
Theo Đông y, lá vối vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thực, dùng để chữa cảm sốt, đau đầu, ăn không tiêu. Ngoài ra, chất tanin có trong nụ vối giúp kích thích tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc ruột.
Chuẩn bị một nắm lá vối, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm chuối tiêu 10g. Thái nhỏ phơi khô, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tục trong vòng 2-3 ngày.
7.3.2. Bài thuốc từ vỏ cam
Vỏ cam chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp điều chỉnh nhu động ruột và tăng cường tiêu hóa. Ngoài ra, chất pectin chứa trong vỏ cam giúp kích thích sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột. Do đó, đây là một trong những vị thuốc trị tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu… hiệu quả.
Bạn chỉ cần hãm 1-2 vỏ cam với nước nóng trong 15 phút rồi uống. Phương pháp này giúp cải thiện rất nhanh các triệu chứng đau bụng, đi ngoài lỏng, đầy hơi…
7.3.3. Bài thuốc từ lá ổi
Lá ổi chứa nhiều chất tanin, có tác dụng làm săn niêm mạc, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động, kháng khuẩn… Bởi vậy, đây là vị thuốc hỗ trợ điều trị đau bụng đi ngoài hiệu quả.
Người bệnh lấy khoảng 50g lá ổi vừa non vừa già, sắc nhỏ lửa với 2 bát nước. Đun sôi liên tục trong vòng 15-30 phút. Mỗi lần uống 1 chén nhỏ, ngày uống nhiều lần.
8. Phòng tránh bệnh tiêu chảy
8.1. Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Song song với việc sử dụng thuốc, thì tiêu chảy nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng tác động không nhỏ đến việc điều trị có hiệu quả hay không.
Các chuyên gia y tế khuyên những người bị tiêu chảy nhiều lần nên ăn thức ăn lỏng, nhẹ, dễ tiêu hóa như: cháo trắng, súp… Không chỉ giúp cơ thể nhanh chóng bù nước mà còn giúp cho việc tiêu hóa, tạo khuôn phân bình thường trở lại.
Khi triệu chứng tiêu chảy thuyên giảm, bạn có thể bổ sung thịt nạc xay, mì nước, nước rau, bánh mì nướng… để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
!! Đừng bỏ lỡ: Tất tần tật tiêu chảy nên ăn gì và kiêng gì để máu chóng lại sức
8.2. Dành thời gian nghỉ ngơi
Việc tập thể dục có thể khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn. Do đó, bạn cần dành thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi. Bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng nên tránh những hoạt động tiêu tốn năng lượng không cần thiết.
8.3. Uống trà
Bạn có thể nhâm nhi một ly trà thêm vài cánh hoa cúc la mã, hoặc vài lát sả. Sả có tác dụng làm ruột của bạn ổn định hơn. Ngoài ra, bạn có thể uống một cốc trà gừng vì đây là cách trị đau bụng tiêu chảy cấp tốc rất hiệu quả.
8.4. Giữ vệ sinh ăn uống cá nhân
Thực hiện ăn chín uống sôi, sử dụng thực phẩm đảm bảo. Vệ sinh dụng cụ nấu ăn sạch sẽ, đậy thức ăn tránh ruồi nhặng.
Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, cha mẹ không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy cho bé mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, phải giữ vệ sinh tuyệt đối bằng cách: rửa tay trước khi cho trẻ ăn hoặc bú sữa, sau khi thay tã cho trẻ, đi vệ sinh và lúc bị dây bẩn.
Trong trường hợp tiêu chảy nhẹ thì người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi và bù lượng nước điện giải đã mất. Tuy nhiên, với trường hợp nặng, bệnh có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nhất là đối với trẻ nhỏ.
Vì vậy, nếu thấy triệu chứng bất thường, tốt nhất, bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và giải quyết dứt điểm tình trạng tiêu chảy. Liên hệ 0865 344 349 để biết thêm thông tin chi tiết!
XEM THÊM:
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân &Amp; Cách Chữa Trị Khi Mèo Bị Tiêu Chảy Hiệu Quả! • Yolo Pet Shop trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!