Đề Xuất 3/2023 # Nguyên Nhân Khiến Chiều Cao Không Phát Triển # Top 8 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Nguyên Nhân Khiến Chiều Cao Không Phát Triển # Top 8 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân Khiến Chiều Cao Không Phát Triển mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dinh dưỡng chưa hợp lý

Cuộc sống bận rộn khiến các bữa ăn hàng ngày đang mất dần giá trị dinh dưỡng vốn có. Nhiều phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen ăn thức ăn nhanh, chế biến công nghiệp, ăn uống không điều độ… gây mất cân bằng dinh dưỡng khiến cơ thể thiếu hụt các chất cần thiết như vitamin, khoáng chất, chất xơ…

Trong khi lại thừa quá nhiều chất gây hại như chất béo bão hòa, phụ gia thực phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng khiến trẻ thấp còi, hệ miễn dịch suy giảm, dẫn đến chiều cao hạn chế so với bạn bè cùng trang lứa.

Chúng ta đều biết rằng, yếu tố dinh dưỡng chiếm đến 32% trong quá trình tăng trưởng chiều cao của trẻ. Do đó, việc xây dựng cho trẻ bữa ăn đầy đủ dưỡng chất là điều vô cùng quan trọng.

PGS.TS. Trần Đình Toán – Trưởng khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, chế độ dinh dưỡng hợp lý cần đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết như chất đạm, chất béo, vitamin cùng khoáng chất.

Trong đó, nhóm chất đạm, chất béo được coi là nhóm sinh năng lượng, còn vitamin cùng khoáng chất giúp các chức năng trong cơ thể hoạt động hiệu quả, kích thích tăng chiều cao. Khi cơ thể được bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất có lợi, sẽ hỗ trợ lẫn nhau từ đó đảm bảo năng lượng đầu vào cần thiết để cơ thể phát triển cả về chiều cao lẫn trí não.

Thường xuyên ngủ muộn

Nếu trẻ duy trì thói quen đi ngủ muộn trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển chiều cao. Thông thường, vào ban đêm tuyến yên sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhiều nhất, đặc biệt là vào khung giờ từ 10 giờ đêm đến 1 giờ sáng.

Chỉ khi trẻ ở trong trạng thái ngủ sâu, cơ thể mới có thể tiết ra một lượng lớn hormone tăng trưởng. Do đó, lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh là hãy tập cho trẻ đi ngủ sớm vào lúc 9 giờ buổi tối để đảm bảo rằng 10 giờ là trẻ đã ngủ sâu và duy trì thói quen ngủ sớm trong suốt thời gian phát triển chiều cao của trẻ.

Lười vận động

Hiện nay, điều kiện học tập cũng như không gian sống trở nên chật hẹp hơn khiến trẻ trở nên lười vận động, quen dần với việc đọc sách, xem tivi, chơi game… Chính việc lười vận động này là một trong những tác nhân cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.

Vì vậy, bố mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ được chơi các môn thể thao như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây, nhảy xa… Hoặc khuyến khích trẻ giúp mẹ làm các công việc nhà như lau nhà, giặt quần áo, phơi đồ… tùy theo sức của trẻ. Đây cũng là cách hay để khuyến khích trẻ hoạt động cơ bắp và vận động nhiều hơn.

Cần lưu ý rằng, để trẻ có được chiều cao lý tưởng thì cần tránh việc trẻ mang vác vật nặng trong thời gian dài, không để trẻ vận động quá sức, việc nâng tạ quá cân nặng của bé hay chạy bộ đường dài đều gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ.

Việc hoạt động thể thao ngoài trời cũng giúp trẻ hấp thụ thêm vitamin D – tăng cường hấp thụ canxi cho xương. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần lựa chọn các môn thể thao phù hợp, áp dụng thời gian tập luyện cân đối. Vì việc luyện tập quá sức sẽ gây ra những tổn thương cho xương và dẫn đến những di chứng ở xương, đây cũng là lý do khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển.

Thiếu hụt canxi

Canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ em. Không chỉ vậy, canxi là chất khoáng không thể thay thế cho sức khỏe răng miệng, tim mạch, sự tạo cơ, enzym và các tế bào thần kinh. Canxi còn giúp điều hòa nhịp tim, giúp đông máu và dẫn truyền các tín hiệu đến hệ thần kinh. Thiếu canxi lâu ngày, bé sẽ bị còi xương, co rút và các bệnh lý khác.

Để hấp thụ canxi, cơ thể cần chất dẫn truyền là vitamin D. Do đó, canxi và vitamin D là bộ đôi không thể tách rời. Vitamin D cũng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó là chất để hấp thu canxi và phốt pho. Nó tác động đến ống thận để tái hấp thu canxi cũng như gắn canxi vào trong xương.

Dậy thì sớm

Trẻ dậy thì sớm khiến trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn bạn bè đồng trang lứa. Nhưng sau một thời gian ngắn, chiều cao sẽ dậm chân tại chỗ trong khi bạn bè bắt đầu tăng chiều cao theo đúng lứa tuổi.

Các thống kê cho thấy, với những bé gái dậy thì sớm có thể thấp hơn bạn bè đồng trang lứa khoảng 12cm, còn bé trai dậy thì sớm thấp hơn khoảng 20cm.

Tiến sĩ Từ Ngữ – Tổng thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam nhận định rằng, việc dậy thì sớm sẽ khiến sự phát triển chiều cao của trẻ bị kìm hãm. Điều này có nghĩa là, những đứa trẻ có giai đoạn dậy thì diễn ra sớm hơn thường sẽ có chiều cao thấp hơn.

Nguyên nhân là do việc dậy thì sớm khiến xương trưởng thành sớm, các đầu xương cũng đóng lại sớm. Nó khiến cho giai đoạn phát triển chiều cao của trẻ trở nên ngắn hơn so với những trẻ khác. Kết quả là, xương của trẻ không đủ tiềm năng phát triển như nó vốn có hay như gen quy định. Tuổi của xương sẽ tăng nhanh hơn so với tuổi thực.

Thường xuyên bỏ bữa sáng

Các chất dinh dưỡng được cung cấp vào buổi sáng sẽ làm tăng quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể và tăng sức đề kháng của cơ thể. Trong khi đó, sức đề kháng của cơ thể tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng thể chất.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người có thói quen bỏ bữa sáng thường bị cảm lạnh và cúm. Do đó, bạn không nên bỏ bữa sáng vì bất kỳ lý do gì và bỏ qua cơ hội để có một chiều cao vượt trội.

Các thói quen không lành mạnh

Nếu trẻ thường xuyên ăn đồ ngọt, uống nước ngọt có ga, ăn quá no trước khi đi ngủ…sẽ làm tăng bài tiết các khoáng chất, đặc biệt là canxi ra ngoài cơ thể. Đồng thời ảnh hưởng đến quá trình điều tiết hormone tăng trưởng chiều cao khiến cơ thể trẻ chậm lớn. Việc hạn chế các thói quen không lành mạnh là điều vô cùng cần thiết đối với giai đoạn trưởng thành của trẻ.

Trẻ bị rối loạn tâm lý

Những sang chấn tâm lý khi trẻ bị bạo hành, ngược đãi, lạm dụng…trong quá khứ sẽ ám ảnh và ức chế quá trình tăng trưởng của trẻ. Các con cần được nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường lành mạnh để đạt được sự tăng trưởng tốt nhất trong tương lai.

Ăn quá nhiều tinh bột

Mặc dù tinh bột là thành phần không thể thiếu trong thực đơn ăn uống mỗi ngày của trẻ, tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều tinh bột lại thực sự có ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển chiều cao của trẻ.

Việc bổ sung nhiều tinh bột sẽ khiến cho lượng insulin trong máu tăng cao, làm cảm trở đến quá trình sản sinh hormone tăng trưởng cũng như làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ

Trẻ bị béo phì

Việc trẻ thừa cân, béo phì không chỉ gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khỏe mà nó còn gây kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ. Lý do là vì những trẻ có cân nặng quá khổ sẽ tạo nên sức ép đè nén lên xương, khiến cho xương của trẻ không thể phát triển như bình thường và sẽ khiến cho chiều cao phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ sở hữu thân hình cân đối

Mắc bệnh nhiễm khuẩn

Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc để trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa… tái phát nhiều lần (1-2 tháng/1 lần) là nguyên nhân hàng đầu khiến chiều cao trẻ bị hạn chế do biếng ăn, dùng nhiều kháng sinh ảnh hưởng đến sự phát triển sụn xương…

Rối loạn nội tiết tố và chuyển hóa

Tuy hiếm gặp, nhưng những bất thường về nội tiết tố và chuyển hóa có thể là nguyên nhân khiến chiều cao của bé không tăng. Điều này xảy ra là do tình trạng tuyến yên không sản sinh được hormone tăng trưởng.

Cơ thể thiếu hormone tăng trưởng sẽ gây ra các vấn đề về chiều cao. Một loại hormone khác cũng có vai trò trong quá trình tăng trưởng là hormone tuyến giáp.

Dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì việc bé chậm phát triển chiều cao cũng khiến nhiều bậc phụ huynh thật sự lo lắng. Để chấm dứt tình trạng đó, các bậc phụ huynh cần xây dựng cho bé chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khuyến khích trẻ vận động thể thao, duy trì thói quen đi ngủ sớm…có như vậy chiều cao của trẻ mới được cải thiện.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể cho bé sử dụng thêm các sản phẩm tăng chiều cao để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết mà bữa ăn hằng ngày chưa cung cấp đủ.

Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt với các sản phẩm có thành phần gồm Nano Canxi, Collagen Type II, nhóm thảo dược quý, 5 – HTP cùng Bạch Quả giúp kích thích quá trình tạo xương sụn, đồng thời chăm sóc sức khỏe toàn diện, giúp trẻ ngủ ngon, cao lớn mỗi ngày.

Để đảm bảo lựa chọn được sản phẩm uy tín, chất lượng mang đến hiệu quả tốt cho trẻ, bên cạnh việc quan tâm đến thành phần hoạt chất các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến nguồn gốc, xuất xứ cũng như các chứng nhận uy tín về sản phẩm.

Với những sản phẩm tăng chiều cao đã được FDA Hoa Kỳ cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do trên toàn nước Mỹ sẽ là sản phẩm bổ ích dành cho con bạn trong độ tuổi đang phát triển.

Đánh giá bài viết này

[Total:

3

Average:

2.3

]

Làm Cách Nào Để Phát Triển Chiều Cao?

Có 3 giai đoạn chủ yếu góp phần quyết định chiều cao của cơ thể: Giai đoạn bào thai (nhất là 6 tháng cuối), 5 năm đầu tiên của cuộc đời) và đặc biệt là khi bước vào tuổi dậy thì. Bởi vậy, để con có tiềm năng phát triển tốt chiều cao, khi mang thai người mẹ cần ăn uống đa dạng, bảo đảm tăng đủ 10-12 kg trong 9 tháng. Trẻ sinh ra nếu đủ cân (3 kg), dài hơn 50 cm thì đó là một khởi đầu tốt để phát triển sau này.

Khi cơ thể đang lớn, muốn phát triển chiều cao tốt, không nên ăn uống kiêng cữ mà phải ăn được nhiều thứ, nhất là đủ protein (có nhiều trong thịt nạc, cá, trứng, sữa, các hạt họ đậu) và canxi (có nhiều trong sữa, cá hộp nguyên xương, cá nhỏ kho nhừ ăn cả xương, tôm, cua, ốc, rau xanh). Sữa là thực phẩm lý tưởng cho chiều cao vì có nhiều canxi rất dễ hấp thụ, lại giàu protein.

Hơn nửa thế kỷ trước, người Nhật vốn thấp lùn, nhưng ngày nay do đời sống kinh tế cao, ăn uống đầy đủ nên họ đã cao lên nhiều.

Phải tập nhiều mới cao được

Muốn tăng nhanh chiều cao, cần tạo nếp sống ham tập luyện ngay từ tuổi thiếu niên. Sau 22 tuổi, việc tập luyện chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng chứ không giúp cao thêm được nữa.

Một gương sáng tăng chiều cao nhờ thể dục thể thao là Ruxtam Akhơmetôp. Anh bị gene di truyền ngược đãi, bố mẹ và những người thân đều thấp dưới mức trung bình. Bản thân Ruxtam còn thấp hơn, đến 14 tuổi thì không lớn được nữa. Nhưng anh đã quyết tâm rèn luyện để tăng chiều cao, và may mắn được một huấn luyện viên có tên tuổi giúp đỡ. Cách tập của Ruxtam có thể gọi là khổ luyện với thời gian và cường độ lớn, chủ yếu là các động tác nhằm vươn dài người như nhảy cao, nhảy xa, đánh đu… Nhờ đó, anh đã cao lên rất nhiều, đến 187 cm, và trở thành vận động viên xuất sắc.

Các nhà nghiên cứu cho biết, tập luyện đúng phương pháp làm tăng quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu, tăng tiết hoóc môn tăng trưởng GH, tăng trọng khối xương. Việc tập cường độ cao 1,5-2 giờ mỗi ngày có thể làm tăng GH lên 3 lần. Ở những người tập ban ngày, về đêm lại thấy tăng GH lần nữa.

Việc tập nhẹ nhàng trong một thời gian ngắn (như thể dục buổi sáng, đi bách bộ) hay tập quá lâu, quá nặng nhọc (chạy maraton, cử tạ…) cũng không thúc đẩy phát triển chiều cao.

Cần ngủ đủ

Giấc ngủ rất quan trọng vì quá trình phát triển chiều dài xương trẻ em diễn ra vào ban đêm. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đặt một thiết bị cảm biến vào xương chân những con cừu non và nhận thấy 90% sự phát triển xương diễn ra trong lúc đang ngủ, hoặc đang nghỉ ngơi.

Dùng thuốc tăng chiều cao

Đó là chế phẩm chứa hoóc môn tăng trưởng GH, áp dụng cho trẻ thấp lùn do thiếu hoóc môn này, do bác sĩ chỉ định và theo dõi. Việc điều trị đạt kết quả tốt nhất khi trẻ 3-7 tuổi.

Tuy nhiên, đây là phơng pháp rất tốn kém, và trẻ phải được tiêm hằng ngày cho đến hết tuổi dậy thì hoặc khi đạt chiều cao bình thường.

Chiều Cao Ngừng Phát Triển Ở Tuổi Bao Nhiêu?

Giai đoạn nào chiều cao phát triển mạnh mẽ?

Chiều cao của mỗi người đều có những giai đoạn tăng trưởng nhanh hay chậm tùy theo độ tuổi, bạn sẽ cần phải ghi nhớ giai đoạn này để áp dụng đúng các phương pháp, bí quyết tốt nhất có thể để giúp cho chiều cao tăng trưởng vượt trội.

Giai đoạn tăng chiều cao quan trọng nhât đối với mỗi người đó chính là giai đoạn dậy thì, ở giai đoạn này, chỉ cần áp dụng đúng các phương pháp, bí quyết cải thiện chiều cao thì bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy tốc độ tăng chiều cao diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. Có những thời điểm mà tốc độ tăng chiều cao trên 10cm chỉ trong vòng 1 năm.

Chiều cao ngừng phát triển ở tuổi bao nhiêu?

Vậy sau khi bước qua độ tuổi dậy thì, liệu chiều cao có còn phát triển hay không? Câu trả lời là có, chiều cao của bạn sẽ vẫn tiếp tục phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng chiều cao sau khi bước qua độ tuổi dậy thì diễn ra khá chậm và sẽ ngừng tăng chiều cao khi bước qua tuổi 20.

Không phải tất cả mọi người đều ngừng phát triển chiều cao ở tuổi 20 bởi vì vẫn có 1 số trường hợp sau độ tuổi này, chiều cao vẫn còn tăng thêm, tuy nhiên lúc này, mặc dù chiều cao có tăng nhưng không đáng kể.

Vì độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là ở tuổi 20 cho nên sau độ tuổi này, cho dù bạn có áp dụng các phương pháp tăng chiều cao nào đi chăng nữa thì cũng sẽ không đem lại hiệu quả bởi lúc này xương đã cốt hóa hoàn toàn, không còn phát triển được nữa

Độ tuổi dậy thì ảnh hưởng đến độ tuổi ngừng phát triển chiều cao

Những bé gái không có dấu hiệu phát triển ngực ở tuổi 13 hoặc không có kinh lần đầu ở tuổi 15 hoặc 16 được coi là chậm dậy thì. Mặt khác, một bé gái có dấu hiệu dậy thì ở tuổi 6, 7 thì dậy thì sớm.

Vậy nên nếu trẻ có dấu hiệu dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn thì các bậc phụ huy cần chú ý đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa để kiểm tra xem con bạn có bất kỳ biểu hiện nào ở trên không vì có thể có một vấn đề y tế hoặc nội tiết (nội tiết tố) đang gây dậy thì sớm hoặc chậm. Bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp X-quang tuổi xương để xác định xem trẻ có đang đi đúng hướng để đạt được chiều cao hợp lý hay không.

Sau khi biết được độ tuổi ngừng phát triển chiều cao là 20 tuổi thì chắc hẳn câu hỏi mà tất cả các bạn đều đặt ra chính là phải làm cách nào để tăng chiều cao trước tuổi 20 phải không nào?

Để có thể tăng chiều cao hiệu quả, bạn hãy chú ý đến những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển chiều cao sau đây.

Những yếu tố nào quyết định đến sự phát triển chiều cao của bạn?

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy chiều cao của bạn tăng trưởng. Nếu như chế độ ăn của bạn thiếu hụt dinh dưỡng thì bạn không chỉ bị suy dinh dưỡng, gầy ốm mà tốc độ tăng chiều cao của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Để có thể tăng chiều cao hiệu quả thì bạn cần phải cung cấp đủ canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết để giúp cho xương phát triển, từ đó giúp cho chiều cao cơ thể của bạn được cải thiện.

Những món ăn cung cấp canxi cho cơ thể

Vậy làm thế nào để có thể bổ sung canxi cho cơ thể? Tất nhiên là chúng ta sẽ bổ sung qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày rồi. Vậy những món ăn nào đem đến cho bạn hàm lượng canxi dồi dào giúp tăng chiều cao hiệu quả?

Thịt gà

Trứng

Cà rốt

Rau bina

Yến mạch

Đậu nành

Tôm

Sữa và chế phẩm từ sữa

Bông cải xanh

Để hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm hỗ trợ tăng chiều cao này cũng như thực đơn ăn uống như thế nào giúp tăng chiều cao hiệu quả thì các bạn hãy tham khảo bài viết: ” Thực đơn tăng chiều cao nhanh nhất hiện nay “

Các dưỡng chất khác cần bổ sung trong chế độ ăn của bạn?

Collagen type II

Vitamin D

Vitamin D cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho xương phát triển, chúng có tác dụng hấp thụ canxi mà bạn bổ sung trong chế độ ăn hằng ngày. Nếu thiếu hụt vitamin D thì lượng canxi này sẽ không được hấp thụ mà bị đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết

Magie

Magie cũng là một dưỡng chất mà bạn cần bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày để cải thiện chiều cao. Dưỡng chất này kết hợp với canxi để thúc đẩy quá trình tạo xương, khớp giúp cải thiện độ chắc của xương

Thường xuyên vận động

Chắc hẳn nếu bạn nào thường xuyên tìm hiểu về cách tăng chiều cao cũng như thường đọc các bài viết trên website Sachainchi VN của mình thì chắc hẳn đã biết vận động thường xuyên có tác động như thế nào đến chiều cao rồi. Tuy nhiên, mình sẽ nhắc sơ qua để bạn nào chưa biết có thể hiểu rõ hơn

Thông thường, ở những người ít tập luyện, vận động thì lượng hormone tăng trưởng sẽ tiết ra ít, tuy nhiên khi vận động, cơ thể sẽ sản sinh hormone tăng trưởng gấp 1.5 lần so với bình thường, vì vậy mà việc tập luyện thường xuyên, đều đặn sẽ giúp cho bạn cải thiện chiều cao nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, các bài tập, môn thể thao yêu cầu bạn bật nhảy, kéo giãn cơ thể thường xuyên sẽ góp phần kích thích sụn khớp phát triển, thúc đẩy chiều cao tăng trưởng hiệu quả

Vậy đâu là những bài tập và những môn thể thao giúp tăng chiều cao nhanh chóng? Các bài tập và các môn thể thao hỗ trợ tăng chiều cao thì mình đã có những bài viết chia sẻ khá chi tiết rồi nên mình sẽ không nhắc lại trong bài viết này, chỉ tóm tắt sơ để bạn có thể nắm rõ hơn

Các bài tập tăng chiều cao hiệu quả

Môn thể thao hỗ trợ tăng chiều cao

Việc chơi các môn thể thao không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn hỗ trợ phát triển chiều cao hiệu quả. Tuy nhiên, không phải môn thể thao nào cũng đem lại cho bạn tốc độ tăng chiều cao như nhau, bạn cần lựa chọn cho mình những môn thể thao phù hợp để đạt được hiệu quả tốt nhất. Vậy bài tập nào giúp tăng chiều cao hiệu quả? Bạn có thể tìm cho mình câu trả lời thông qua bài viết:” Môn thể thao nào hỗ trợ tăng chiều cao hiệu quả? “

Cải thiện giấc ngủ

Chắc hẳn bạn thắc mắc vì sao việc ngủ nghỉ lại ảnh hưởng đến chiều cao phải không nào? Câu trả lời dành cho bạn đó chính là khi chìm vào giấc ngủ sâu chính là thời điểm mà cơ thể của bạn sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng nhất, thời điểm này thường nằm trong khoảng thời gian từ 11h đến 3 giờ sáng

Làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon?

Muốn có được một giấc ngủ ngon, bạn cần chú ý ghi nhớ những điều sau đây:

Tránh bật đèn khi ngủ, ảnh sáng sẽ khiến cho bạn ngủ chập chờn, không sâu giấc

Lựa chọn không gian ngủ yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn

Không dùng thiết bị điện tử khi nằm trên giường ngủ

Đi vệ sinh trước khi ngủ, tránh phải thức giấc vào ban đêm

GIữ tư thế ngủ nằm ngửa, tay chân duỗi thẳng

Tránh xa các chất kích thích

Ngày nay, giới trẻ thường khá thích sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Điều này là vì tâm lý của giới trẻ thường muốn chứng tỏ bản thân hoặc có thể gặp phải những chuyên buồn trong cuộc sống nên muốn tìm tới rượu bia, thuốc lá.

Cho dù đó là lý do gì đi chăng nữa thì bạn cần phải nhớ rằng các chất kích thích gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của xương cũng như sựn khớp, vì vậy bạn cần phải tránh xa các chất kích thích này nếu muốn đạt được chiều cao lý tưởng trong tương lai

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt

Kiếm soát trọng lượng cơ thể

Còn nếu bạn sở hữu trọng lượng cơ thể quá khổ thì điều này sẽ tạo áp lực lên xương của bạn và sẽ kìm hãm sự phát triển của khung xương, do đó mà những dứa trẻ béo phì khi trưởng thành thường sẽ có chiều cao thấp hơn so với những người có cân nặng chuẩn khác

kiểm tra xem con bạn có bất kỳ biểu hiện nào ở trên không vì có thể có một vấn đề y tế hoặc nội tiết (nội tiết tố) đang gây dậy thì sớm hoặc chậm. Bác sĩ nhi khoa có thể tiến hành chụp X-quang tuổi xương để xác định xem trẻ có đang đi đúng hướng để đạt được chiều cao trung bình của người lớn hay không.

Hi mọi người, mình là Trần Nguyễn Hoa Linh, chuyên gia trong lĩnh vực tăng chiều cao. Hiện nay mình đang làm việc tại Sachainchi VN, website chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cơ thể

Làm Sao Để Phát Triển Chiều Cao Cho Trẻ?

Quá trình phát triển chiều cao của trẻ trải qua những giai đoạn nào?

Trong có trình phát triển của con nhỏ, các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý tới 3 giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất của trẻ như sau:

Thứ nhất là thời kỳ khi còn ở trong bụng mẹ

Thời kỳ còn ở trọng bụng mẹ được coi là tiền đề rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ và thể chất những năm tháng đầu đời và khi trưởng thành, bao gồm cả chiều cao của trẻ.

Cho nên, trong suốt thời gian khi mang thai, các mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bản thân và thai nhi qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Có thể mẹ sẽ lên câng từ 10-20 kg, còn con sẽ đạt 2,2 – 4 kg và có chiều cao 40-50 cm khi chào đời.

Thứ hai là giai đoạn trẻ sơ sinh đến khi trẻ lên 3 tuổi

Bạn biết không, 12 tháng đầu đời là khoảng thời gian mà chiều cao của trẻ tăng nhanh nhất. Có thể tăng từ khoảng 20 – 25 cm, thậm chí có thể nhiều hơn. 2 năm tiếp sau đó nếu em bé dược nuôi dưỡng tốt thì mỗi năm trẻ sẽ cao thêm khoảng 10 cm.

Có thể nói chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Bởi vậy cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

Thứ ba là thời kì khi trẻ bước vào độ tuổi dạy thì

Giai đoạn dậy thì là thời điểm chiều cao của trẻ tăng nhiều nhất. Tuy nhiên độ tuổi dậy thì có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái: bé gái là từ 9-16 tuổi và với trẻ trai là từ 12-18 tuổi. Ở giai đoạn này, chiều cao của trẻ sẽ có sự thay đổi tăng vọt. Nhiều trẻ có thể tăng từ 8-12 cm mỗi năm nếu có chế độ dinh dưỡng, lối sống sinh hoạt phù hợp và lành mạnh.

Khi trải qua giai đoạn dậy thì cho đến trước 25 tuổi, cơ thể trẻ sẽ vẫn có sự thay đổi về chiều cao, nhưng với tốc độ rất chậm, hay có khi không hề thay đổi nữa. Bởi vậy,để giúp trẻ đạt được chiều cao lý tưởng, các bậc cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, lối sống của con mình trong giai đoạn dậy thì này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chiều cao của trẻ phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố như: chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, lối sống,… Cho nên nếu không muốn trẻ bị thấp còi so với các bạn cùng trang lứa, cha mẹ hãy thử áp dụng những cách sau để giúp tăng chiều cao cho trẻ:

Tăng chiều cao cho trẻ bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Khi còn ở trong bụng mẹ, trọng lượng và chiều cao của trẻ sẽ quyết định khá nhiều đến sự tăng trưởng của trẻ sau khi chào đời. Cho nên, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.

Không những thế, để chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của con yêu, trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai và thời kỳ cho con bú bằng sữa mẹ, chị em cần có chế độ dinh dưỡng hợp lí. Đặc biệt cần ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng: chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA),… để con phát triển khỏe mạnh, đạt chiều cao tối đa khi còn trong bụng mẹ.

Tăng chiều cao cho trẻ bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ

Như đã phân tích ở trên, ngoài yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng có thể coi là yếu tố tác động nhiều nhất sự phát triển trí tuệ, thể chất, chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng rất khác nhau. Song trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm:

Đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng)

Tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng)

Chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và các vitamin, khoáng chất thiết yếu khác.

Cùng với đó, các mẹ cần linh hoạt và phong phú trong cách chế biến các món ăn cho trẻ. Không nên ăn bất cứ thứ gì quá nhiều hay quá ít, gây mất cân bằng dinh dưỡng.

Tăng chiều cao cho trẻ bằng cách tập cho trẻ những thói quen sống, sinh hoạt khoa học

Cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập thể dục, thể thao mỗi ngày, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì để đạt được sự phát triển tối đa. Trẻ có thể chơi một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như: đu xà, bơi lội, bóng rổ, bơi lội, …Vì lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, sụn xương, từ đó làm giảm chiều cao của trẻ.

Cần tập cho trẻ thói quen ăn sáng lành mạnh, tránh xa các loại thực phẩm ăn nhanh, đồ hộp…. Bằng cách, mẹ có thể chuẩn bị bữa sáng bằng ngũ cốc ăn sáng, trứng ốp la, rau xanh cùng sữa tươi, sữa đậu nành hay loại nước ép trái cây, các loại quả mọng con ưa thích, để cung cấp protein, vitamin, canxi tốt cho cơ thể trẻ.

Một điều quan trọng nữa, các bữa ăn khác trong ngày của trẻ cũng cần được ăn đúng giờ, đúng bữa, với những thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng. Không nên cho trẻ ăn uống vội vã, ăn không đúng giờ, ăn ở mọi nơi (trên xe, cổng trường,…

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya cũng là một thói quen quan trọng giúp phát triển chiều cao ở trẻ. Vì khi ngủ, cơ thể trẻ có thời gian được nghỉ ngơi và tăng trưởng hiệu quả. Trẻ nên được đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể trẻ tiết ra hormone tăng trưởng cao nhất.

Cha mẹ cần rèn cho con có lối sống lành mạnh, tránh ra rượu bia, khói thuốc lá, học tập và nghỉ ngơi hợp lí, không sử dụng điện thoại, máy tính nhiều, …

Ngoài những cách trên ra, các mẹ vẫn nên cho con sử dụng các sản phẩm bổ sung canxi để đạt được sự tăng trưởng chiều cao tối ưu.

Viên nhai canxi Thiên Sư, với thành phần có chứa: Bôt xương(Enzymo-lysis Osteocalcin)Bôt ca cao ,vitamin C,D2,A đặc biệt phù hợp với những trẻ đang trong giai đoạn phát triển.

http://muasamtructuyenaz.vn/vien-nhai-canxi-thien-su-31613.html

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân Khiến Chiều Cao Không Phát Triển trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!