Cập nhật nội dung chi tiết về Nguyên Nhân Không Có Tim Thai Và Cách Giải Quyết mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
by Nguyễn Phương4.4k Views
Dấu hiệu không có tim thai
Thông thường, phụ nữ mang thai tuần thứ 6 là đã có tim thai, một số có thể muộn hơn ở tuần thứ 8 – tuần 10.
Các bà bầu phải đi khám và siêu âm mới có thể nghe thấy nhịp tim của em bé.
Không có tim thai cũng tức là không có nhịp tim và đây là dấu hiệu rõ ràng nhất.
Hầu hết khi siêu âm, nếu không có tim thai, nguy cơ bạn bị sẩy thai là rất cao.
Các triệu chứng mang thai như: buồn nôn, đau ngực, mệt mỏi,…biến mất.
Ra máu đỏ tươi.
Chuột rút.
Đau đụng.
Một số trường hợp thai nhi đã chết lưu nhưng bà mẹ không biết gì cho đến 1 tuần sau hoặc vài tuần vì không có triệu chứng gì ở bên ngoài.
Nguyên nhân không có tim thai
Nguyên nhân không có tim thai thường là do bạn đã bị sảy thai. Vậy điều gì đã khiến bạn bị sẩy thai?
Chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về nguyên nhân nhịp tim của thai nhi bỗng nhiên ngừng lại và kết quả là em bé không còn nữa mặc dù sức khỏe của người mẹ rất tốt.
50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứng, lí do là bất thường ở nhiễm sắc thể, bất thường khi phân chia tế bào, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém.
Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi và làm bé không thể nhận được oxy và nguồn dinh dưỡng.
2. Do sức khỏe của người mẹ.
Chứng rối loạn đông máu.
Hội chứng buồng trứng đa năng.
Có vấn đề ở tuyến giáp.
Mắc bệnh tiểu đường.
Tử cung bất thường và thiểu năng cổ tử cung.
Rối loạn miễn dịch.
3. Do tác động từ bên ngoài.
Người mẹ bị ốm bệnh, ví dụ như mắc các bệnh nhiễm trùng từ toxoplasmosis, cytomegalovirus, herpes và rubella.
Người mẹ hút khói thuốc lá, uống rượu hoặc sử dụng ma túy.
Tiếp xúc với môi trường độc hại.
Bị chấn thương.
Stress kéo dài.
Đôi khi bạn không nghe thấy tim thai còn do nhiều nguyên nhân khác nữa chứ không phải do bị sẩy thai.
1. Thai nhi bị chứng rối loạn nhịp tim.
Trường hợp này khá hiếm gặp, nếu xảy ra thì chỉ xảy ra ở một thời điểm nào đó (khoảng 1-2 %) trong cả quá trình mang thai.
Thường là tạm thời và lành tính. Hiếm có trường hợp thai nhi bị tử vong.
Nhịp tim của thai nhi thường là 120-160 nhịp/ phút nhưng nếu bé bị rối loạn nhịp tim thì sẽ có biểu hiện là nhịp tim tăng nhanh, chậm lại hoặc ngừng đột ngột.
Thai nằm ngoài tử cung làm cho bạn khi dùng máy đo không đo được chính xác nhịp tim của thai.
3. Bạn mang thai muộn hơn so với tính toán.
Nếu bạn không có tim thai ở tuần thứ 6 thì đó là bình thường, vì có thể thời điểm thụ tinh muộn hơn so với tính toán, kết quả là bạn không phải mang thai tuần thứ 6.
Đôi khi phôi thai phát triển chậm hơn dẫn đến là phải đến tuần thứ 8, thậm chí tuần thứ 10, bạn mới có tim thai.
4. Thiết bị siêu âm hoặc ống nghe có vấn đề.
Lỗi thiết bị sẽ khiến bạn không nghe thấy tim thai và lầm tưởng rằng thai nhi đang gặp vấn đề nào đó.
Không có tim thai phải làm sao?
Còn nếu sau 12 tuần đi siêu âm mà không có tim thai thì hãy đi kiểm tra hCG gấp. Xét nghiệm này sẽ cho biết bạn có mang thai hay không.
Còn nếu bạn bị sẩy thai thực sự thì bạn cần có các phương pháp điều trị để không gây nguy hiểm cho chính bạn:
Sau khi sẩy thai thì nên để ít nhất sau 3 tháng mới được mang thai lại.
Trường hợp xấu nhất khi không có tim thai đó là sẩy thai, điều này thực sự là vô cùng đau đớn. Nhưng hãy nhớ rằng bạn không có lỗi.
Rất nhiều phụ nữ đã không thể vượt qua được tình huống này và những chuyện đáng tiếc đã xảy ra. Vì thế việc hồi phục lại sức khỏe cả thể chất và tinh thần cũng là một điều rất quan trọng.
Làm sao để trái tim của thai nhi khỏe mạnh?
Bổ sung axit folic trước và trong khi mang thai.
Ăn uống đầy đủ, không nên bỏ bữa.
Tránh xa khói thuốc lá.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những loại có chứa Retin A/Accutane, Retinoids.
Không sử dụng ma túy và các chất kích thích có hại khác.
Sử dụng thuốc uống cần cẩn thận và phải được sự đồng ý từ bác sĩ.
Nguyên Nhân Tim Thai Đập Nhanh Và Cách Giúp Tim Thai Đập Khỏe!
Nguyên nhân tim thai đập nhanh là gì? Nhịp đập nhanh như thế thì em bé trong bụng có khỏe mạnh không? Mẹ cần phải làm gì để điều chỉnh tốc độ tim thai trở nên ổn định?
Tại sao nên quan tâm đến tim thai?
Nhịp tim của thai nhi là một trong những dấu hiệu quan trọng mách bảo với mẹ về sức khỏe thai nhi. Thông qua nhịp tim, mẹ sẽ biết con có đang khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không. Lắng nghe nhịp tim của con giúp mẹ cảm nhận được sự tồn tại của sinh linh bé nhỏ. Tiếng tim đập nhẹ nhàng trong bụng cũng là một âm thanh tuyệt diệu, khơi dậy tình mẫu tử thiêng liêng.
Tim thai đập nhanh như thế có bình thường hay không?
Vì sao tim con lại đột ngột đập nhanh như vậy?
Làm cách nào để tim thai ổn định lại?
Con còn quá nhỏ và đang “trốn” trong bụng mẹ. Vì thế, mẹ bầu không thể nào tự kiểm tra để xác nhận bé có khỏe mạnh hay không.
Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
Tim thai nhi hình thành rất sớm, thường vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Đến tuần thứ 7, nhịp tim thai nhi lớn dần lên và bắt đầu phân chia thành buồng trái và buồng phải. Tim thai bắt đầu đập nhẹ ở tuần thai thứ 11. Đến khoảng tuần 12, tim thai gần như đã hoàn thiện.
Ở các tuần tiếp theo, tim thai đập đều hơn, bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình tim thai có thể giao động từ 120-160 lần/phút. Nhịp tim có thể tăng nhanh đến 180 lần/phút nếu em bé cựa quậy nhiều.
Điều thú vị là, từ tuần thai thứ 20, các mẹ đã có thể nhận biết nhịp tim thai bằng các loại ống nghe thông dụng. Nhịp đập càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh.
Nguyên nhân tim thai đập nhanh – Tình trạng này có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, nhịp đập của tim thai luôn thay đổi thất thường tùy theo từng thời điểm và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu xấu về tim của thai nhi, bác sĩ sẽ thông báo cho bạn và có hướng điều trị sớm nhất.
Một nguyên nhân khác khi tim thai đập nhanh có thể do thai nhi máy nhiều. Mẹ mới ăn xong và nhịp tim nhanh hơn cũng là chuyện bình thường.
Nếu nhịp tim bé đập hơn 180 lần/phút (quá nhanh) thì các mẹ bầu nên đến các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi ngay. Đây có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe mẹ hoặc thai nhi.
Bên cạnh việc theo dõi tim thai đập nhanh, mẹ cũng nên lưu ý tới những trường hợp tim thai yếu.
Ở tuần thứ 6 tới tuần thứ 8, nhịp tim thai dưới 70 nhịp/phút thì bạn có nguy cơ sảy thai lên đến 90%. Dưới 90 nhịp/phút thì tỷ lệ sảy thai là 86% và 50% đối với nhịp tim dưới 120 nhịp/phút. Nhịp tim thai dưới 110 nhịp/phút được xem là nhịp tim chậm.
Nguyên nhân là do khả năng lưu thông máu kém, mẹ bầu bị huyết áp thấp, nhau thai bất thường hoặc do dị tật thai nhi.
Triệu chứng tim thai đập nhanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Rối loạn nhịp tim ở thai nhi chiếm khoảng 2%, đa số trường hợp là lành tính. Nhịp tim thay đổi bất thường, lúc quá nhanh, khi quá chậm cũng có thể là chỉ báo của tình trạng suy thai.
Tình trạng thiếu oxy khi bị suy thai sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đập của tim thai. Điều này sẽ dẫn đến hiện tượng tim thai có lúc đập nhanh (trên 160 lần/phút), có lúc đập chậm (xuống dưới 120 lần/phút).
Cần làm gì để tránh nguy cơ suy thai?
Trước khi có thai, mẹ bầu nên đi khám tiền sản. Mẹ cần điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát các bệnh có khả năng gây ra suy thai. Phổ biến là bệnh thiếu máu, bệnh huyết áp, suy hô hấp, tiểu đường,…
Nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị các biến chứng như nhau bong non, nhau tiền đạo,.. thì cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ an toàn.
Khi nằm ngủ, mẹ cũng cần lưu ý là nằm nghiêng bên trái. Tư thế nằm ngửa có thể làm tử cung đè ép vào động mạch chủ. Từ đó, dòng chảy của máu mẹ đến tử cung sẽ bị giảm.
Mẹ bầu cũng tránh các tư thế có thể khiến tử cung chèn ép lên mạch chủ. Hạn chế cúi thấp người nhặt đồ, nằm sấp, khuân đồ nặng,…
Không được tự ý sử dụng các loại thuốc mà không được sự đồng ý của bác sĩ.
Trong quá trình chuyển dạ, mẹ nên giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng. Mẹ có thể nói chuyện với chồng để cuộc sinh nở không kéo dài. Cố gắng tránh để tình trạng nằm ngửa suốt một tiếng hoặc thời gian sinh quá 24h. Tình trạng này dễ dẫn đến suy thai cấp tính.
Theo dõi tim thai là việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Nếu đột nhiên nhận thấy tim thai đập nhanh, mẹ bầu cần nằm nghỉ và theo dõi thêm cử động của bé. Hoặc trong 60 phút bé cử động 4 lần và mẹ cảm thấy nhịp tim dần ổn định, có lẽ em bé của mẹ chỉ đang “tập thể dục” nên tăng nhịp tim chút thôi.
Nếu mẹ vẫn còn lo lắng, hay có những biểu hiện khác thường nào nữa, mẹ đừng ngần ngại đến ngay cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra. Chúc mẹ sẽ đảm bảo cho con yêu an toàn, khỏe mạnh để sẵn sàng chào đời!
Nguyên Nhân Vì Sao Không Có Phôi Thai?
Không có phôi thai hay còn gọi là trứng rỗng là hiện tượng trứng đã thụ tinh di chuyển vào tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai. Hiện tượng này thường do bất thường nhiễm sắc thể của vợ, của chồng hoặc cả hai vợ chồng.
1. Hiện tượng không có phôi thai (trứng rỗng) là gì?
Không có phôi thai hay còn gọi là trứng rỗng là hiện tượng trứng sau khi thụ tinh đã di chuyển vào tử cung nhưng không phát triển thành phôi thai. Mặc dù không có phôi thai nhưng do nhau thai vẫn tiếp tục phát triển trong thời gian ngắn nên lượng hormone hCG vẫn tiếp tục tăng. Người phụ nữ vẫn có những dấu hiệu mang thai thông thường như trễ kinh, buồn nôn, chóng mặt, căng ngực,… Khi xét nghiệm máu hoặc sử dụng que thử thai vẫn cho kết quả đang mang thai mặc dù phôi thai không tồn tại.
Đến khoảng tuần thứ thai thứ 8 đến 13, trứng rỗng sẽ chuyển sang giai đoạn sảy thai. Một số triệu chứng có thể xuất hiện như đau bụng vùng dưới, ra máu âm đạo, hết cảm giác căng tức ngực,…
Tuy nhiên, các triệu chứng trên không thể xác định được tình trạng không có phôi thai. Để kết luận chính xác bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, tình trạng trứng rỗng là khi siêu âm thấy tử cung trống hoặc túi thai rỗng.
2. Nguyên nhân không có phôi thai là gì?
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân không có phôi thai trong một trường hợp cụ thể là gì. Theo các nghiên cứu, hiện tượng trứng rỗng hay không có phôi thai có thể do các bất thường nhiễm sắc thể của vợ, của chồng, của cả hai vợ chồng hoặc bất thường trong quá trình phân chia tế bào của hợp tử để tạo thành phôi. Bên cạnh đó, chất lượng trứng và tinh trùng cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của phôi thai.
Trứng rỗng có thể được xem như một hiện tượng đào thải tự nhiên đối với những phôi thai có khiếm khuyết. Vì nếu những phôi thai này phát triển, có thể sinh ra những em bé mắc các dị tật bẩm sinh.
Mặc dù sảy thai là một điều khó khăn đối với phụ nữ, tuy nhiên chị em không nên quá đau buồn hay trách bản thân vì trứng rỗng là một vấn đề không thể phòng ngừa, ngăn chặn được.
3. Điều trị tình trạng không có phôi thai (trứng rỗng) như thế nào?
Khi trứng thụ tinh không phát triển thành phôi, trứng sẽ dần tàn lụi và bị trục xuất ra khỏi cơ thể. Nếu hiện tượng này xảy ra sớm, các triệu chứng thường rất nhẹ nhàng, nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình bị sảy thai.
Nếu sảy thai không xảy ra sớm, khi khám thai, bác sĩ siêu âm phát hiện thấy túi thai trống do hiện tượng trứng rỗng. Lúc này sẽ có 3 sự lựa chọn điều trị đó là:
Đợi quá trình sảy thai tự nhiên: Chờ đợi cho đến khi cơ thể tự trục xuất các mô ra ngoài. Đây là phương pháp tự nhiên, an toàn, tuy nhiên không phù hợp nếu quá trình phát triển của thai đã ngừng trên 10 ngày. Mặt khác, nhiều phụ nữ cảm thấy rất căng thẳng khi chờ đến thời điểm này.
Bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc kích thích co bóp tử cung (thường dùng Misoprostol) để thúc đẩy quá trình sảy thai, đẩy trứng rỗng ra khỏi cơ thể.
Bác sĩ thực hiện nong và nạo tử cung để loại bỏ tất cả nhau thai ra khỏi tử cung. Phương pháp này thường không khuyên thực hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ vì cơ thể có khả năng tự loại bỏ mà không cần sự can thiệp. Tuy nhiên, thủ thuật nong và nạo tử cung có thể được sử dụng trong trường hợp phụ nữ muốn thực hiện các xét nghiệm để xác định nguyên nhân sảy thai.
Trứng rỗng thường xảy ra một lần và không ảnh hưởng đến những lần mang thai tiếp theo. Tuy nhiên, hãy nên đợi ít nhất sau ba chu kỳ kinh nguyệt mới cố gắng mang thai trở lại. Trong thời gian này, hãy cố gắng ăn uống, bồi bổ cơ thể, giữ tâm trạng thoải mái, tăng cường vận động thể thao để nâng cao sức khỏe. Uống bổ sung axit folic để tránh dị tật ở thai nhi.
Nếu tình trạng không có phôi thai ( trứng rỗng) xảy ra nhiều lần, hai vợ chồng hãy đến khám tại các cơ sở y tế chuyên sâu. Bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm sàng lọc di truyền, xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm nồng độ hormone FSH, hormone AMH…để xác định nguyên nhân.
Mọi thắc mắc cần được bác sĩ chuyên khoa giải đáp cũng như quý khách hàng có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Giải Mã Nguyên Nhân Không Ứng Tiền Mobifone Được Và Cách Khắc Phục
Giải mã nguyên nhân không ứng tiền MobiFone được và cách khắc phục
Giải mã nguyên nhân không ứng tiền Mobifone được và cách khắc phục
1. Sim không hoạt động 2 chiều tại thời điểm ứng
Khi sim của bạn không hoạt động 2 chiều tức bị chặn 1 chiều, 2 chiều thì mọi hoạt động dùng sim sẽ bị ngắt. Trong đó có cả dịch vụ ứng tiền Mobifone.
Nếu sim bạn đang bị chặn 1 chiều, 2 chiều thì không thể ứng tiền MobiFone thành công được.
Cách khắc phục: Nạp tiền ngay vào tài khoản để mở chiều thuê bao. Trường hợp bạn không thể đi mua thẻ được thì hãy chọn cách nạp tiền online.
2. Khách hàng còn nợ tiền ứng MobiFone trước đó
Dịch vụ ứng tiền MobiFone chỉ cho phép khách hàng thực hiện 1 lần ứng sau đó trả ứng và ứng lại. Nếu bạn đang nợ tiền ứng trước đó thì sẽ không thể tiếp tục ứng tiền được nữa.
Cách khắc phục: Chọn một cách ứng tiền MobiFone khác để sử dụng. Hiện nay bên cạnh dịch vụ ứng tiền 900, ứng tiền tự động Frcedit thì MobiFone còn triển khai dịch vụ ứng tiền qua dịch vụ lì xì, dịch vụ Fast Credit.
3. Khách hàng không đủ điều kiện nên không ứng tiền MobiFone được
Các dịch vụ ứng tiền của MobiFone đều yêu cầu khách hàng cần thỏa mãn điều kiện mới có thể ứng.
Ứng tiền MobiFone 900: Thuê bao trả trước MobiFone hoạt động trên 180 ngày.
Ứng tiền Fast Credit:
Thuê bao phải hoạt động tối thiểu 3 tháng.
Trong 3 tháng gần nhất phải tiêu dùng tối thiểu 15.000đ trong tài khoản chính.
Khách hàng cần phải có giao dịch nạp tiền ít nhất 1 lần 1 trong tháng.
Tại thời điểm ứng tiền MobiFone thuê bao phải đang hoạt động hai chiều và tài khoản còn dưới 5.000đ.
Nếu không thể kịp thời ứng tiền MobiFone để liên lạc bạn có thể chọn cách liên lạc online qua sóng 3G/4G của Mobi. Hoặc nhờ người khác nạp tiền hộ để có thể qua thời gian cháy túi.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nguyên Nhân Không Có Tim Thai Và Cách Giải Quyết trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!