Đề Xuất 6/2023 # Nhức Mỏi Đầu Gối Ở Người Trẻ Ngày Càng Tăng Do Đâu? # Top 7 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Nhức Mỏi Đầu Gối Ở Người Trẻ Ngày Càng Tăng Do Đâu? # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhức Mỏi Đầu Gối Ở Người Trẻ Ngày Càng Tăng Do Đâu? mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhức đầu gối do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do thoái hóa khớp gối và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Gần đây, bệnh thoái hóa khớp gối có xu hướng trẻ hóa hơn ở những người trẻ tuổi.

Nhức mỏi đầu gối ảnh hưởng xấu đến sự vận động của chân

Nhức mỏi đầu gối ở người trẻ có nguy hiểm không?

Đầu gối là vị trí trung tâm nối xương đùi, xương cẳng chân và xương bánh chè. Vì thế, đây là bộ phận chịu nhiều áp lực nên rất dễ bị tổn thương.

Thoái hóa khớp gối sẽ gây đau nhức đầu gối, thường gặp ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân là do xương bị lão hóa, loãng xương hoặc các bệnh của người lớn tuổi gây ra. Tuy nhiên, tình trạng nhức đầu gối ở người trẻ đang tăng chóng mặt, có thể do một số nguyên nhân: thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, tính chất công việc, chế độ dinh dưỡng, do cơ địa hoặc chấn thương…

Bệnh nhức mỏi đầu gối ở người trẻ không chỉ gây hoang mang tinh thần mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các tổn thương của tế bào sụn khớp khiến lớp sụn dần bị mài mòn, dẫn đến lớp xương hai đầu cọ xát mạnh hơn, dễ gây viêm nên gây đau nhức ngày càng nhiều. Nhức đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của các bệnh lý xương khớp. Nếu không được tầm soát kịp thời bệnh có thể tiến triển ngày càng nghiêm trọng hơn.

Sụn khớp bọc ở hai đầu xương bị hao mòn gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về khớp.

Các chuyên gia về xương khớp cho biết thêm, từ tuổi 25 trở đi nhiều người đã bắt đầu xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng. Tùy vào thể trạng của từng người mà giai đoạn thoái hóa đến sớm hay muộn.

Đau một bên đầu gối (trái hoặc phải) là do đâu?

Đau một bên đầu gối khiến người bệnh đi không vững

Nhức mỏi đầu gối một bên tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ức chế, khó chịu vì không thể sinh hoạt bình thường. Đau một bên đầu gối có thể do một trong những nguyên nhân sau:

1.Viêm khớp

Viêm khớp ở đầu gối thường sưng đỏ, khớp bị cứng sau mỗi sáng thức dậy. Bệnh viêm khớp này thường gặp ở người trên 50 tuổi, song có dấu hiệu trẻ hóa trong những năm gần đây. Viêm khớp tại đầu gối làm tổn thương các tế bào sụn khớp, gia tăng áp lực lên xương đầu gối, lâu ngày có nguy cơ mắc bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm xương khớp…

2.Bong gân

Nhức mỏi gối do bong gân là hệ quả của quá trình vận động mạnh và quá sức. Những cơn đau kéo và âm ỉ tại một bên đầu gối là đặc trưng của dấu hiệu bong gân.

3.Thoái hóa gân bắp đùi làm nhức mỏi một bên đầu gối

Biểu hiện của thoái gân bắp đùi là đau nhức và cứng khớp sau khi tập luyện thể dục. Nếu mắc bệnh thoái hóa gân bắp đùi việc bị đau một bên đầu gối là không thể tránh khỏi.

4.Chấn thương khi vận động mạnh

Chấn thương có thể xảy ra ở cả người già lẫn người trẻ khi tập luyện, sinh hoạt, vui chơi gây đau một hay hai bên đầu gối. Biểu hiện bên ngoài là sưng tấy, đau nhức, đi lại khó khăn.

Hướng điều trị chứng nhức đầu gối

Lời khuyên từ các chuyên gia xương khớp:

Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày: bổ sung đầy đủ thực phẩm chứa canxi như hải sản, rau xanh đậm màu như cải xanh, diếp cá… và nguồn canxi từ các chế phẩm của sữa.

Giảm cân để giảm áp lực lên khớp gối. Cân nặng cũng là yếu tố khiến các khớp trụ bị tổn thương.

Hạn chế hoạt động mạnh và quá sức. Nên khởi động cho nóng cơ trước khi tham gia các hoạt động thể thao để tránh chấn thương không mong muốn.

Khi bị viêm khớp gối cần được thăm khám và tư vấn từ bác sĩ để làm giảm tình trạng đau nhức.

Quan tâm nhiều hơn tới việc tái tạo sụn và xương dưới sụn giúp hạn chế tác động tiêu cực lên khớp gối, nhờ đó giải quyết tận gốc nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối.

Như Chuyên gia Nguyễn Thị Kim Loan (Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) chia sẻ: Phương pháp điều trị các bệnh xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp… chủ yếu nhằm hai mục đích: Điều trị triệu chứng và điều trị cơ bản. Trong đó, việc điều trị triệu chứng bằng thuốc giảm đau, kháng viêm chỉ ngăn ngừa tình trạng viêm và đau.

Điều trị cơ bản hướng đến mục tiêu xa hơn đó là cải thiện chất lượng sụn khớp và xương dưới sụn, hay làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Đây là xu hướng cần được khuyến khích vì tính hiệu quả và an toàn cao.

Hiện nay, sử dụng tinh chất có tác dụng kích thích sản sinh tế bào sụn và xương dưới sụn như Collagen Peptide (có trong JEX) là 1 phần quan trong phương pháp điều trị cơ bản các vấn đề xương khớp. Mọi thông tin về đặc tính và công dụng của Collagen Peptide – Các bạn có thể liên hệ đến Hotline 1800 556 889 để được tư vấn chi tiết.

Nhật Uyển

Nhức Mỏi Đầu Gối: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nhức mỏi đầu gối là hiện tượng thường gặp ở độ tuổi trung niên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý xương khớp cần được đặc biệt lưu ý.

1. Nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối

Có nhiều nguyên nhân gây nhức mỏi đầu gối, bao gồm 2 nhóm nguyên nhân chính: cơ học và bệnh lý.

1.1. Do tác động bên ngoài

Theo các chuyên gia xương khớp, nhức mỏi đầu gối có thể do tai nạn như gãy xương, giãn dây chằng. Bên cạnh đó, ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, bê vác vật nặng, vận động sai tư thế… cũng là tác nhân gây nên tình trạng này.

1.2. Bệnh lý xương khớp mạn tính

1.2.1 Thoái hoá khớp gối

Nếu bạn đang băn khoăn đau mỏi đầu gối là bệnh gì? Thì đáp án rất có thể là thoái hoá khớp gối. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến đầu gối bạn đau nhức. Xuất hiện do tình trạng lớp sụn ở đầu gối bị bào mòn theo thời gian, tuổi tác hoặc do vận động.

Khi bị thoái hóa khớp, ngoài đau nhức và tê mỏi, người bệnh còn thấy các triệu chứng như tê bì, co cứng khớp và phát ra tiếng lục cục khi di chuyển.

1.2.3. Bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khớp trong cơ thể, đặc biệt là vùng thường xuyên hoạt động như khớp gối.

Bệnh có các triệu chứng điển hình là đau nhức và xơ cứng khớp thường gặp vào buổi sáng sau khi thức dậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

1.2.4. Bệnh gút

Gút là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể gây nên. Đau đầu gối là triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân gút, do tinh thể urat lắng đọng tại khớp, gây viêm đau dữ dội.

Ngoài ra, một số trường hợp do hạt tophi ở khu vực khớp gối chèn ép lên dây thần kinh cảm giác, gây đau.

1.2.5. Viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bao hoạt dịch có nhiệm vụ làm giảm ma sát giữa các khớp xương, giúp các khớp di chuyển dễ dàng và linh hoạt hơn. Khi bị viêm, túi hoạt dịch không thể tiết lượng dịch nhầy như bình thường gây khô khớp, hoặc làm tràn dịch khớp.

Bệnh thường gây đau nhức và sưng đỏ xung quanh khớp gối, có thể kèm theo sốt cao.

2. Triệu chứng nhức mỏi đầu gối

Đau nhức đầu gối thường là triệu chứng khởi phát thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp với các biểu hiện như sau:

Đau vùng gối và dưới đầu gối

Khi cử động người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức kèm theo sưng đau gối. Đây có thể là dấu hiệu của tổn thương sụn chêm, màng hoạt dịch, hệ thống gân hoặc dây chằng quanh khớp gối.

Sưng đau và nóng ở đầu gối

Đây là triệu chứng của viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch khi bị viêm sẽ sưng, gây đau nhức và khiến người bệnh cử động khó khăn hơn. Nhức mỏi đầu gối về đêm khiến người bệnh khó ngủ.

Có tiếng kêu ở trong gối

Phần sụn khớp ở người bệnh đau gối thường có liên kết lỏng lẻo nên khi vận động sẽ làm xuất hiện âm thanh lục cục tại đầu gối.

Nhức mỏi đầu gối tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không có phương pháp điều trị hợp lý thì dễ dẫn tới nhiều biến chứng khó lường như: biến dạng khớp ở đầu gối, bại liệt chân… gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày.

3. Đối tượng nguy cơ mắc bệnh nhức mỏi đầu gối

Đây là bệnh lý thường bắt gặp ở người già. Tuy nhiên, những năm gần đây, bệnh đang ngày một trẻ hoá – xuất hiện ở cả người trẻ tuổi.

3.1. Nhức mỏi đầu gối ở người già

Người già là đối tượng dễ bị nhức mỏi đầu gối vì theo thời gian, xương khớp bị lão hóa dần, các khớp yếu hơn, dễ bị tổn thương, gây nên hiện tượng đau mỏi.

3.2. Nhức mỏi đầu gối ở người trẻ

Nếu ở người già, nguyên nhân chủ yếu gây đau khớp gối là do thoái hóa, viêm khớp thì ở người trẻ thường bắt nguồn chủ yếu do chấn thương, sinh hoạt không lành mạnh, vận động sai tư thế, không phù hợp hoặc sai lệch cấu trúc xương.

4. Nhức mỏi đầu gối có nguy hiểm không?

Mức độ nguy hiểm do đau mỏi đầu gối là điều chúng ta rất khó có thể lường trước được, do bệnh tiến triển thầm lặng và phức tạp. Chính vì vậy, người bệnh thường có tâm lý chủ quan, không điều trị kịp thời dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, đây thường là triệu chứng của các bệnh lý về xương khớp. Khi đã ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các biến chứng:

Đau đầu gối dữ dội, xảy ra thường xuyên: Các cơn đau buốt ở đầu gối khiến bệnh nhân không chịu đựng được, vận động trở nên khó khăn.

Biến dạng khớp ở đầu gối: Đầu gối sưng to, biến dạng, thậm chí có thể lệch hẳn một bên.

Bại liệt chân: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh có thể gặp phải. Người bệnh mất hoàn toàn khả năng đi lại, sinh hoạt hàng ngày bất tiện, khó khăn.

Chính vì vậy, khi cảm thấy đau mỏi bất thường ở đầu gối, hãy nhanh chóng liên hệ, tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán đúng bệnh.

5. Phương pháp điều trị

5.1. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc tây có ưu điểm làm giảm nhanh các cơn đau nhức đầu gối, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu ngay.

Một số loại thuốc thường được sử dụng phổ biến như:

Thuốc giảm đau Paracetamol.

Sử dụng Corticoid tiêm tại khớp.

Tăng cường dưỡng chất cho sụn khớp, cải thiện khả năng vận động bằng cách bổ sung thêm Glucosamin, Chondroitin, Canxi…

Tuy nhiên, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh các tác dụng phụ không mong muốn như đau dạ dày, ảnh hưởng đến gan, thận…

5.2. Chườm lạnh, chườm nóng

Chườm lạnh một phương pháp an toàn giúp giảm sưng và đau hiệu quả. Người bệnh có thể dùng túi nước đá chườm lên gối trong khoảng 10 -15 phút.

Ngoài chườm lạnh, người bệnh có thể chườm nóng để thúc đẩy lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp xương. Hãy cho nước ấm vào túi chườm và đặt lên đầu gối bị đau, khoảng 15 phút bạn sẽ thấy dễ chịu ngay.

5.3. Vật lý trị liệu

Phương pháp vật lý trị liệu giúp người bệnh gia tăng lực ở các cơ, giảm tình trạng đau nhức và tăng cường khả năng vận động cho các khớp. Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp này cũng ngăn chặn khớp đầu gối bị biến dạng.

Tuỳ tình trạng bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cách điều trị đi từ những bài tập bổ trợ cho đến các phương tiện máy móc hiện đại. Người bệnh nên tới những cơ sở uy tín để được tư vấn điều trị kỹ hơn.

5.4. Khắc phục bằng một số bài tập đơn giản

Ngoài ra, các bài tập vận động rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể áp dụng bài tập đơn giản sau đây để nâng cao sức mạnh cơ bắp, giúp làm giảm áp lực lên khớp gối:

Tư thế nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng.

Dựng đầu gối trái lên, chân phải nâng cao cách mặt đất khoảng 50cm. Giữ yên trong vòng 5 giây.

Hạ chân xuống đất từ từ. Đổi chân và lặp lại động tác 10 lần.

Tư thế đứng thẳng.

1 chân trụ vững, từ từ uốn cong một đầu gối về phía sau.

Nâng cao gót chân khỏi sàn, đồng thời vẫn giữ nguyên vị trí của đùi.

Giữ tư thế như vậy trong 5 giây rồi từ từ hạ chân xuống.

Đổi bên và thực hiện lại động tác 8-10 lần

6. Biện pháp phòng tránh đau mỏi đầu gối

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Hằng, để phòng ngừa nhức mỏi khớp gối, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường chất dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khoẻ hệ sống xương khớp.

Bổ sung vitamin D thông qua phơi nắng, thực phẩm bổ sung hoặc chế độ dinh dưỡng.

Thường xuyên vận động và tập thể dục ít nhất 15 phút mỗi ngày, 4-5 lần/tuần.

Hạn chế đi giày cao gót, nên chọn các loại giày thể thao, giày chạy bộ bảo vệ chân.

Giảm cân, duy trì trọng lượng hợp lý để giảm áp lực lên đầu gối.

Tránh bê vác nặng, vận động và làm việc quá sức.

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, chất kích thích.

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Đau Nhức Xương Khớp Ở Người Trẻ

Thời tiết là nguyên nhân đầu tiên gây ra những cơn đau nhức ê ẩm khắp người. Vào thời điểm chuyển giao từ mùa thu sang đông, triệu chứng đau ở toàn thân sẽ khiến người mắc cực kỳ mệt mỏi. Về đêm và rạng sáng, cơn đau có xu hướng trở nên tồi tệ hơn. Theo các chuyên gia, sự thay đổi của thời tiết như lúc khô hanh, lúc lại ẩm ướt, nóng lạnh thất thường có thể kéo theo hàng loạt những thay đổi bên trong cơ thể như độ nhớt dịch khớp, sự kết tủa của các muối,… Chính những thay đổi nội môi này gây ra triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ.

Đau nhức xương khớp ở người trẻ – Nguyên nhân do đâu?

Hệ thống xương khớp của cơ thể được thiết kế với khả năng chịu lực vừa đủ với một người có trọng lượng bình thường. Khi trọng lượng cơ thể vượt quá mức giới hạn cho phép, hệ thống ấy sẽ bị quá tải, gia tăng áp lực lên các khớp. Tình trạng này kéo dài khiến cho phần sụn khớp bị bào mòn, xương dưới sụn nhanh chóng bị tổn thương dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ.

Những người bị đau nhức xương khớp thường làm công việc với đặc thù phải ngồi nhiều hay đứng một chỗ trong thời gian dài như dân văn phòng, lái xe,…

Những thói quen xấu như lười vận động, chơi thể thao quá độ, nằm ngủ không đúng tư thế,… có thể khiến mạch máu bị chèn ép, không lưu thông được dẫn đến các cơ xương bị tê bì và đau mỏi.

– Một số trường hợp bị đau như điện giật.

– Cơn đau nhức có thể âm ỉ toàn thân hoặc dữ dội xuất hiện sau khi lao động nặng nhọc, căng thẳng mệt mỏi. Vùng xương khớp ảnh hưởng có thể bị sưng đỏ.

– Tay chân tê buốt, cử động kém linh hoạt.

– Cơ thể mệt mỏi, sốt cao do khí huyết lưu thông kém.

– Cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi được nghỉ ngơi.

Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ

– Khi trời trở lạnh, bạn cần giữ ấm cơ thể đặc biệt là về đêm và gần sáng. Hãy mặc đủ ấm, sử dụng khăn quàng cổ, găng tay, tất,…

– Tắm nước ấm có thể giúp tăng khả năng tuần hoàn ngoại vi, thư giãn cơ, giảm co cứng cơ, từ đó xoa dịu cơn đau nhức xương khớp hiệu quả.

– Người mắc có thể thực hiện chườm ấm ở một hoặc hai khớp trong khoảng 20 phút sẽ thấy cơn đau giảm nhanh chóng.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

– Người mắc cần chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; ăn nhiều thực phẩm chứa canxi như sữa và các loại đậu, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, giảm đau hiệu quả.

– Các thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp cải thiện triệu chứng đau xương khớp đáng kể.

– Hạn chế sử dụng đồ uống chứa cồn như rượu, bia.

– Uống đủ nước mỗi ngày.

Luyện tập thể dục thể thao đều đặn

Người mắc đau nhức xương khớp thường có tâm lý chung là sợ cử động, dẫn đến khớp tê cứng và tình trạng ngày một nặng thêm. Do vậy, dù bị đau nhức khớp nhưng bạn vẫn cần vận động phù hợp để khớp được “hô hấp”, tránh bị cứng khớp. Những môn thể thao nên thực hiện bao gồm bơi lội, yoga, chạy bộ,…

Sử dụng sản phẩm thảo dược

Ngày nay, nhiều người trẻ có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để giảm đau xương khớp hiệu quả. Đây là giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao bởi mức độ an toàn mà nó đem lại. So với thuốc giảm đau thông thường, việc sử dụng thảo dược thiên nhiên để giảm đau nhức xương khớp ở người trẻ không gây bất kỳ tác dụng phụ nào, kể cả khi sử dụng lâu dài.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên giảm đau nhức xương khớp

Để tiện lợi hơn trong việc sử dụng, các nhà khoa học đã không ngừng nghiên cứu, kết hợp giữa nhiều loại thảo dược quý để tạo nên công thức giảm đau toàn diện mang tên thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bách Thống Vương dạng viên nén. Với thành phần bao gồm:

– Chiết xuất vỏ cây Liễu chứa hoạt chất salicin, chuyển hóa thành acid salicylic trong cơ thể, được biết với tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả do ức chế thụ cảm thể. Thảo dược này đã được ứng dụng trong hỗ trợ điều trị giảm đau lưng, đau xương khớp, thoái hóa khớp từ hàng ngàn năm trước.

– Cao Sơn đậu căn chứa hợp chất oxymatrine và matrin có tác dụng chống viêm, kháng virus, tiêu sưng, giảm đau hiệu quả.

– Cao bán biên liên có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, giúp bảo vệ lớp vỏ bọc sợi thần kinh.

– Cao Huyền hồ sách có tác dụng hoạt huyết, tán ứ, hành khí dùng trị đau nhức toàn thân hiệu quả.

– Các nguyên tố vi lượng (đồng, mangan, magie) làm trung hòa môi trường acid giúp giảm đau trong các trường hợp có sự acid hóa môi trường ngoại bào.

Như vậy, Bách Thống Vương là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ giảm đau xương khớp ở người trẻ an toàn, hiệu quả. Ngoài ra, sản phẩm có thể sử dụng tốt cho các trường hợp đau đầu, đau bụng kinh và một số bệnh lý gây đau mạn tính khác. Do có thành phần từ thảo dược nên sản phẩm rất an toàn, lành tính và có thể sử dụng lâu dài mà không lo tác dụng phụ.

“Chuyên mục: Bế vợ!

Hồi học đại học mình đã đọc truyện “Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh”. Sau khi lấy chồng mình cũng bị ảnh hưởng bởi chút “ngôn tình” nên hay đòi chồng bế, tuy không được mỗi ngày, nhưng khi nào mình nhảy lên là anh ý vẫn chiều vợ, dù chỉ một phút nhưng thế cũng đủ tạo nên những khoảnh khắc hài hước trong gia đình.

Cách đây 2 tháng, nhà mình lại chơi trò bế nhau thì thằng cu nhà mình trên giường leo lên người mẹ, rồi nghe “khục” một cái, mặt anh ý nhăn nhó thả cả hai mẹ con xuống giường. Từ hôm đó, anh ấy kêu đau lưng, không đứng thẳng lên được. Cứ tưởng chồng lấy lý do để khỏi phải bế vợ, nào ngờ đau thật.

Mình cũng áp dụng vài phương pháp như xoa bóp, dán cao, rồi mẹ chồng còn rang ngải cứu bọc vải xoa bóp cả tuần, tình hình cũng đỡ đôi chút, đi lại nhẹ nhàng được nhưng chưa dám cử động mạnh. Tưởng rằng thế là hết, từ nay không còn được chồng bế nữa thì may thay mình lại có cơ duyên biết đến sản phẩm giảm đau thảo dược Bách Thống Vương. Không chút đắn đo, mình mua ngay về cho chồng uống, thật bất ngờ đến nay anh ấy không còn bị đau nữa, đi lại bình thường và có thể bế vợ, con trở lại rồi. Yêu Bách Thống Vương quá!”

Cách Điều Trị Nhức Mỏi Gối Tại Nhà Mang Lại Hiệu Quả Tốt Nhất

Nhức mỏi khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm cả yếu tố bệnh lý và các tác động từ bên ngoài. Để có thể biện pháp chữa trị kịp thời, cách tốt nhất là bạn cần chủ động tìm hiểu về bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về bệnh và cách điều trị nhức mỏi gối tại nhà cực kỳ hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Khớp gối được tạo thành từ hai đầu xương đùi và xương chày, cùng một số phần mô, sụn đệm giữa để đảm bảo khả năng vận động của cơ thể. Do phải hoạt động liên tục mỗi khi bạn thay đổi tư thế và di chuyển nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương, gây nhức mỏi gối.

Để có cách điều trị nhức mỏi gối hiệu quả, trước hết chúng ta cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân gây ra bệnh lý này.

Yếu tố bên ngoài

Theo các nghiên cứu khoa học, chứng nhức mỏi khớp gối có thể đến từ những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học của người bệnh. Cụ thể:

Sử dụng đầu gối quá mức: việc vận động và tác động quá nhiều lên đầu gối sẽ khiến phần khớp xương và mô sụn ở bộ phận bị thoái hóa nhanh chóng, dẫn đến hiện tượng nhức mỏi.

Lười vận động: việc nằm và ngồi thường xuyên có thể gây ra tình trạng cứng khớp, làm mất tính linh hoạt của khớp gối.

Thiếu máu: hiện tượng nhức xảy ra khi lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể không đủ để nuôi dưỡng khớp gối. Lúc này, khả năng chống đỡ của khớp gối đã bị suy giảm đáng kể. Theo thống kê, có đến ⅔ số người bị viêm khớp gối có kèm theo tình trạng thiếu máu mãn tính.

Nồng độ kali trong máu thấp cũng là nguyên nhân gây đau mỏi khớp gối.

Thiếu ngủ hay ngủ không đủ giấc khiến cơ thể không có đủ thời gian để thực hiện quá trình tự hồi phục sau một ngày làm việc. Do đó, bạn sẽ thấy toàn thân nhức mỏi, bao gồm cả khớp gối.

Thừa cân, béo phì: trọng lượng cơ thể tăng cao cũng làm tăng áp lực dồn nén lên khớp gối. Do đó, tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh hơn, gây hiện tượng nhức mỏi mỏi gối.

Ăn uống thiếu chất, đặc biệt là các loại vitamin và canxi cần cho xương khớp.

Yếu tố bệnh lý

Ở một số trường hợp, tình trạng sưng đau và nhức mỏi gối kéo dài có thể là biểu hiện của các bệnh lý như:

Suy tĩnh mạch: hiện tượng này xảy ra khi tĩnh mạch ở đầu gối bị mở rộng quá mức và mất tính đàn hồi. Lúc này, lượng máu dồn về đầu gối cũng sẽ vượt quá mức cho phép, làm tăng áp lực và gây nhức mỏi đầu gối.

Viêm khớp dạng thấp: đây là tình trạng các mô xung quanh khớp gối bị viêm, khiến phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị tổn thương, gây đau nhức và giảm khả năng vận động.

Thoái hóa khớp gối: người trên 50 tuổi bị nhức mỏi khớp gối phần lớn là do bệnh thoái hóa khớp làm giảm phạm vi di chuyển của khớp gối.

Đa xơ cứng: hiện tượng nhức mỏi đầu gối có thể là biểu hiện của bệnh đa xơ cứng. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng kèm theo như khớp gối bị co thắt, dễ mất cân bằng và chóng mặt.

Nhiễm trùng khớp: đây là một bệnh lý nguy hiểm do khớp gối và các khu vực xung quanh vị vi khuẩn tấn công. Người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát và sưng đau ở khớp gối.

Dựa nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị chứng nhức mỏi khớp gối phù hợp nhất cho từng bệnh nhân. Đối với trường hợp nhức mỏi gối do yếu tố bệnh lý, bạn sẽ sẽ được chỉ định điều trị kết hợp nhiều phương pháp như uống thuốc, vật lý trị liệu,…

Cách điều trị nhức mỏi gối tại nhà

Với những trường hợp đau nhẹ, bạn hoàn toàn có thể tự khắc tại nhà bằng một số phương pháp sau đây:

Tắm nước ấm: đây là cách điều trị nhức mỏi khớp gối rất đơn giản nhưng ít người biết đến. Chỉ cần ngâm chân và đầu gối trong nước ấm pha thêm một chút muối biển, cơn đau sẽ được xua tan nhanh chóng.

Dùng giấm táo: hãy dùng trực tiếp giấm táo để thoa lên vùng khớp bị sưng. Đây là cách điều trị nhức mỏi gối tại chỗ cực kỳ hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.

Bài tập nâng chân: bạn có thể thực hiện động tác này ở bất cứ đâu chỉ với một chiếc thảm tập. Hãy nằm ngửa trên thảm, nâng chân lên cao và duỗi thẳng khớp gối sao cho các mũi chân đều hướng lên trần nhà. Duy trì tư thế này trong 5 giây rồi từ từ hạ xuống và lặp lại thêm 10 – 15 lần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm một số phương pháp tập luyện khác để giảm đau khớp gối.

Liên hệ qua Fanpage của DiskDr. tại: https://fb.com/diskdrdieutrithoatvidiadem/

Hotline/Zalo: 0969685333

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhức Mỏi Đầu Gối Ở Người Trẻ Ngày Càng Tăng Do Đâu? trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!