Đề Xuất 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Chọc Ối Và Sinh Thiết Gai Nhau # Top 10 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 3/2023 # Những Điều Cần Biết Về Chọc Ối Và Sinh Thiết Gai Nhau # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Chọc Ối Và Sinh Thiết Gai Nhau mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

16/10/2018

Những điều cần biết về chọc ối và sinh thiết gai nhau

 

Ths. BS Hồ Huỳnh Nhung

Khoa Chăm sóc trước sinh-BV Từ Dũ

Xét nghiệm chẩn đoán trước sanh là gì?

Xét nghiệm chẩn đoán trước sanh là xét nghiệm giúp cho bác sĩ biết được chắc chắn thai của bạn có bị các bất thường về di truyền và nhiễm trùng hay không. Thông thường các xét nghiệm này dựa trên thủ thuật chọc ối, sinh thiết gai nhau hoặc lấy máu cuống rốn bào thai. Sau khi có các chẩn đoán về di truyền trước sanh, cha mẹ có kế họach chăm sóc và điều trị thích hợp sau khi bé ra đời, hay đối với một số bệnh có thể điều trị cho bé trước khi sanh. Trong một số trường hợp thai bị các dị tật nặng khó điều trị sau sanh, cha mẹ có thể quyết định chấm dứt thai kì sau khi được bác sĩ tham vấn kết quả.

Có phải tất cả các sản phụ cần xét nghiệm chẩn đoán trước sanh?

Không phải. Chọc ối, sinh thiết gai nhau và lấy máu cuống rốn bào thai chỉ được thực hiện trên những sản phụ thai có nguy cơ cao mang một số rối loạn di truyền. Một số chỉ định thực hiện chẩn đoán tiền sản:

Các xét nghiệm triple test và combined test nguy cơ cao

Độ mờ da gáy dày.

Xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) nguy cơ cao.

Cha mẹ mang một số rối loạn di truyền (thalassemia)

Tiền căn sinh con bị một số dị tật bẩm sinh do di truyền

Tiền căn sinh con rối loạn nhiễm sắc thể

Siêu âm phát hiện một số dị tật: sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc thận, dãn não thất…  

Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán tiền sản, bạn sẽ được tham vấn những lợi ích cũng như những bất lợi mà xét nghiệm mang lại.

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cơ bản cho các sản phụ và thân nhân những vấn đề cơ bản nhất về chọc ối và sinh thiết gai nhau. Đây cũng là hai thủ thuật chẩn đoán tiền sản thường gặp nhất tại bệnh viện Từ Dũ.

Chọc ối được thực hiện như thế nào?

Thai phụ sẽ được chọc ối dưới hướng dẫn của siêu âm, nước ối sẽ được rút ra qua thành bụng bằng 1 cây kim rất nhỏ, sau đó mẫu nước ối này sẽ đuợc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Thông thường lượng nước ối cần lấy là 15- 30 ml. Cơ thể bạn sẽ tái tạo lại ngay lượng nước ối được lấy ra và bé sẽ không bị thiếu ối sau khi thực hiện xét nghiệm. Một số sản phụ sẽ bị đau bụng nhẹ sau khi chọc ối, bác sĩ sẽ đưa thuốc uống và thai phụ nên nghỉ ngơi vào ngày chọc ối. Ngày hôm sau tình trạng đau bụng sẽ giảm.

Tai biến và nguy cơ quan trọng nhất của chọc ối là có thể gây sẩy thai, vỡ ối, nhiễm trùng. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ sẩy thai khi chọc ối là 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ chọc ối sẽ có 1 người bị sẩy thai).

Khi thai phụ mang song thai (2 túi ối), có thể sẽ chọc kim 2 lần vào tử cung để lấy nước ối từ hai buồng ối riêng biệt.

Sinh thiết gai nhau được thực hiện như thế nào?

Sinh thiết gai nhau là lấy 1 ít mô bánh nhau từ tử cung. Mẫu gai nhau sẽ được lấy bằng kim hoặc ống thông qua đường bụng. Trong thủ thuật này, sản phụ sẽ được gây tê để giảm đau và bớt căng thẳng. Sau thủ thuật sản phụ có thể bị xuất huyết âm đạo nhẹ. Nguy cơ sẩy thai của thủ thuật khoảng 1/500.

Thời điểm thực hiện sinh thiết gai nhau và chọc ối?

Sinh thiết gai nhau thực hiện khi thai 12-14 tuần với vị trí bánh nhau thuận lợi.

Khi thai phụ bị viêm gan B, viêm gan C hoặc HIV có thực hiện sinh thiết gai nhau và chọc ối được không?

Các lưu ý sau thủ thuật

Sản phụ nên nghỉ ngơi khoảng 24 tiếng, tránh làm việc nặng.

Sinh hoạt tắm rửa bình thường.

Khám lại khi thấy đau bụng nhiều, ra nước âm đạo, ra huyết âm đạo, sốt.

Khai phụ đến lấy kết quả chọc ối theo lịch hẹn, bác sĩ sẽ tham vấn kết quả và có những hướng dẫn cho lần khám thai tiếp theo.

QUY TRÌNH CHỌC ỐI/SINH THIẾT GAI NHAU TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ:

Vào phòng thủ thuật, các sản phụ sẽ giữ ống đựng nước ối và kiểm tra kỹ tên tuổi trên ống.

Khi lên bàn thủ thuật, sản phụ nằm ngửa, bộc lộ vùng bụng và được sát trùng, trải săn vô khuẩn. Sau bước này, tránh đưa tay vào vùng đã được vô khuẩn.

Bác sỹ siêu âm để xác định vị trí làm, tê tại chỗ (đối với các thủ thuật cần làm lâu) và tiến hành đưa kim vào buồng ối hoặc gai nhau để lấy mẫu.

Sau thủ thuật, sản phụ sẽ nghỉ ngơi và theo dõi tại phòng lưu.

Trước khi ra về sản phụ sẽ được hướng dẫn lại cách nghĩ ngơi, theo dõi và tái khám.

Lưu ý, thai phụ được nghỉ hưởng Bảo hiểm xã hội 2 ngày (tính cả ngày chọc ối).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.ISUOG Practice Guideline: invasive procedure for prenatal diagnosis.

2.Procedure related risk of miscarrige following amniocentensis and chorionic villus sampling: a systematic review and meta-analysis. R.Akolekar et al.

3.SCOG 2003: Amniocentensis andwomen with hepatitis B, hepatitis C, or Human ImmnuodefeciencyVirus

4. Williams obstetrics 22 nd ed. Cunninggham, F.Gary,et al, Ch.13

5.Mayo Clinic Complete Book ò Pregnancy and Baby’s first year. Johnson Robert et al, Ch. 6.

Những Điều Cần Biết Về Giảm Đau Sau Sinh

Cách làm giảm cơn đau đẻ Giảm đau khi sinh trong sản khoa được chia ra 2 nhóm phương pháp: Phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc.Phương pháp không dùng thuốc bao gồm: bấm huyệt, châm cứu, tâm lý liệu pháp, âm nhạc, thôi miên, thủy liệu pháp, tư thế khi sanh, …Phương pháp dùng thuốc bao gồm: Thuốc gây nghiện đường tĩnh mạch, khí mê và gây tê vùng (Gây tê ngoài màng cứng (NMC), gây tê tủy sống hoặc phối hợp gây tê NMC – tê tủy sống. Hiện nay, phương pháp gây tê NMC là kỹ thuật giảm đau hiệu quả nhất và phù hợp nhất cho bà mẹ và bé đối với cả trường hợp sinh thường hay sinh mổ. Với những sản phụ đã được gây tê ngoài màng cứng để giảm đau, nếu có chỉ sinh mổ lấy thai, họ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng, nồng độ lớn hơn để mổ.

Thuốc giảm đau khi sinh thường Thuốc giảm đau khi sinh thường được sử dụng hiệu quả an toàn nhất cho mẹ và bé hiện nay là phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay đẻ không đau. Đẻ không đau là dùng phương pháp gây tê ngoài màng cứng để giảm đau. Thuốc tê được bơm vào khoang ngoài màng cứng (không phải trong tủy sống, khoang này nằm bên ngoài tủy sống, bắt đầu từ đốt sống cổ đầu tiên đến vùng cùng – cụt). Bằng kỹ thuật chuyên môn, người bác sĩ gây mê hồi sức sẽ xác sinh khoang này và luồn 1 ống thông nhỏ vào đó, thuốc tê được truyền liên tục để giảm đau cho đến khi sanh xong. Trong đẻ không đau, tê tủy sống ít khi được thực hiện riêng lẻ, thường là tê tủy sống (lượng thuốc tê rất ít) phối hợp cùng tê ngoài màng cứng. Tê tủy sống cho phép giảm đau ngay sau khi tiêm. Còn tê NMC, sau liều lớn thuốc tê đầu tiên, phải mất khoảng 10 phút thì sản phụ mới hết đau. Thuốc tê sử dụng trong tê NMC để giảm đau thường dùng với nồng độ rất thấp, chỉ đủ để ức chế cảm giác đau mà không làm ảnh hưởng đến vận động. Vậy, việc rặn sinh sẽ diễn ra gần như bình thường, sản phụ có thể yên tâm. Việc truyền thuốc tê liên tục vào khoang NMC, ở một số sản phụ, đôi khi hoàn toàn không đau, hoặc có cảm giác nặng chân, bác sĩ gây mê phải điều chỉnh liều thuốc cho phù hợp. Mục tiêu của đẻ không đau là làm giảm 70-80% cảm giác đau, chỉ chừa lại 20-30% đau, đủ để sản phụ biết cơn gò gây đau, phối hợp rặn tốt khi cổ tử cung mở trọn.

Thuốc giảm đau khi sinh mổ Đối với trường hợp sinh mổ, chỉ cần gây tê ngoài màng cứng để giảm đau lúc mổ và duy trì giảm đau sau mổ là đủ, không cần phải gây tê tuỷ sống. Với những sản phụ có làm giảm đau sản khoa bằng phương pháp gây tê NMC, trong quá trình theo dõi chuyển dạ, nếu có chỉ định mổ lấy thai, khi vào phòng mổ, bác sĩ gây mê hồi sức sẽ bơm tiếp thuốc tê với nồng độ và liều lượng lớn để mổ. Sau mổ, những sản phụ này có thể hưởng lợi bằng việc tiếp tục giảm đau ngoài màng cứng sau mổ.Gây tê ngoài màng cứng có gây nguy hiểm cho bé không? Thuốc tê sử dụng để gây tê NMC không gây nguy hiểm gì cho bé. Gây tê NMC chỉ ngăn chặn dẫn truyền thần kinh (cảm giác đau) ở bà mẹ, không gây độc cho bé. Huyết áp của mẹ phải được giữ ổn định và theo dõi thường xuyên, nếu cần có thể được điều chỉnh bằng thuốc.Những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đối với người mẹ

Sản phụ có thể cảm thấy một chút khó chịu tạm thời do giảm huyết áp. Đôi khi lạnh run, ngứa cũng có thể xảy ra. Sản phụ có thể cảm thấy tê chân, hai chân hơi nặng hoặc khó khăn khi nhấc chân lên.

Sản phụ có thể cảm thấy khó khăn thoáng qua khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu.

Đau lưng sau sinh: Một số phụ nữ cho rằng đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng tuy nhiên không một nghiên cứu nào chỉ ra rằng đau lưng sau sanh là do gây tê NMC. Trên thực tế, 50% sản phụ không dùng phương pháp “đẻ không đau” khi đi sinh, vẫn gặp đau lưng sau sinh.

Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân sau: sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai, giãn dây chằng vùng cột sống lưng, tư thế không phù hợp trên bàn sanh do đau,… Tuy nhiên, nếu đau do gây tê NMC tại vị trí tiêm, nó sẽ tự hết trong 48 giờ.

Vô Sinh Và Tất Cả Những Điều Cần Biết

Vô sinh là không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sáu tháng nếu người phụ nữ 35 tuổi trở lên). Người có khả năng mang thai nhưng không thể giữ được thai cũng được xem là vô sinh. Khoảng 10% phụ nữ ở Mỹ (6.1 triệu) độ tuổi từ 15-44 gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc giữ thai. theo CDC – Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh.

Vô sinh là gì

Vô sinh có phải là một vấn đề phổ biến không?

Vô sinh có phải chỉ là vấn đề của phụ nữ?

Điều gì dẫn đến tình trạng vô sinh ở đàn ông?

Điều gì làm tăng nguy cơ vô sinh của một người đàn ông?

Điều gì gây ra vô sinh ở ngời phụ nữ?

Điều gì làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ?

Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh con của người phụ nữ?

Phụ nữ nên cố gắng để mang thai trong bao lâu trước khi gọi bác sỹ?

Làm thế nào dể bác sĩ phát hiện ra vấn đề về sinh sản?

Vô sinh được chữa trị như thế nào?

Loại thuốc nào được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ?

Thụ tinh trong tử cung là gì?

Công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì? (ART)

Có những loại công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) nào?

Vô sinh là gì?

Vô sinh là không thể mang thai sau 1 năm cố gắng (hoặc sáu tháng nếu người phụ nữ 35 tuổi trở lên). Người có khả năng mang thai nhưng không thể giữ được thai cũng được xem là vô sinh.

Cơ thể người phụ nữ phải giải phóng trứng từ buồng trứng (rụng trứng)

Trứng phải đi qua một ống dẫn trứng về phía tử cung (tử cung).

Tinh trùng của người đàn ông phải tham gia (thụ tinh) với trứng trên đường đi.

Trứng thụ tinh phải gắn vào bên trong tử cung (cấy).

Vô sinh có thể xảy ra nếu có vấn đề với bất kỳ bước nào trong số những bước này.

Vô sinh có phải là một vấn đề phổ biến không?

Câu trả lời là có. Khoảng 10% phụ nữ ở Mỹ (6.1 triệu) độ tuổi 15-44 gặp khó khăn trong việc mang thai hoặc giữ thai theo thống kê của Trung tâm dự phòng và kiểm soát dịch bệnh (CDC)

Vô sinh có phải chỉ là vấn đề của phụ nữ?

Không chính xác. Không phải lúc nào vô sinh cũng là vấn đề của phụ nữ. Cả phụ nữ và đàn ông đều có thể gặp phải những vấn đề dẫn đến vô sinh. Khoảng ⅓ trường hợp vô sinh là do phụ nữ. ⅓ trường hợp còn lại là do đàn ông. Các trường hợp khác có thể gây ra bởi cả đàn ông và phụ nữ hoặc do những vấn đề chưa xác định được.

Điều gì dẫn đến tình trạng vô sinh ở đàn ông?

Vô sinh ở đàn ông hầu hết gây ra bởi:

Một vấn đề được gọi là “giãn tĩnh mạch tinh” (Varicocele). Xảy ra khi các tĩnh mạch trên tinh hoàn của người đàn ông quá lớn, làm nóng tinh hoàn. Sức nóng ảnh hưởng đến số lượng hoặc hình dáng của tinh trùng.

Các yếu tố khác khiến cho người đàn ông xuất ra ít tinh trùng hoặc thậm chí là không có.

Chuyển động của tinh trùng. Điều này có thể do hình dạng của tinh trùng gây ra. Đôi khi vết thương hoặc những tổn thương khác tới hệ thống sinh sản ngăn chặn tinh trùng

Đôi lúc, người đàn ông được sinh ra với những vấn đề ảnh hưởng đến tinh trùng. Những thời điểm khác, các vấn đề bắt đầu muộn hơn trong cuộc sống vì ốm đau hay bị thương. Ví dụ như bệnh u xơ nang có thể gây ra vô sinh.

Điều gì làm tăng nguy cơ vô sinh của một người đàn ông?

Tinh trùng của đàn ông có thể bị biến đổi bởi sức khỏe và lối sống của họ. Một số nguyên nhân có thể làm giảm sức khỏe và số lượng tinh trùng bao gồm:

Uống nhiều rượu

Ma túy

Thuốc lá

Tuổi tác

Độc tố môi trường bao gồm thuốc trừ sâu và chì

Vấn đề sức khỏe như quai bị, các bệnh nguy hiểm như bệnh thận, hoặc các vấn đề về nội tiết tố

Thuốc

Xạ trị và hóa trị do ung thư

Điều gì gây ra vô sinh ở người phụ nữ?

Hầu hết các trường hợp vô sinh ở phụ nữ đều do các vấn đề về rụng trứng. Nếu không rụng trứng, sẽ không có trứng để thụ tinh. Một số dấu hiệu cho thấy một người phụ nữ không rụng trứng bình thường bao gồm kinh nguyệt thất thường hoặc không có kinh nguyệt.

Các vấn đề về rụng trứng thường do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) gây ra. Đây là vấn đề mất cân bằng nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

PCOS là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vô sinh ở phụ nữ. Một nguyên nhân khác nữa là suy buồng trứng sớm (POI). POI xảy ra khi buồng trứng của người phụ nữ ngừng hoạt động bình thường trước tuổi 40. POI không giống với mãn kinh sớm.

Một số nguyên nhân khác:

Ống dẫn trứng bị tắc do bệnh viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật cho mang thai ngoài tử cung.

Các vấn đề về tử cung

U xơ tử cung – những khối mô không cấu thành ung thư và cơ vón cục ở thành tử cung

Điều gì làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ

Tuổi tác

Hút thuốc

Sử dụng rượu bia quá mức

Căng thẳng

Ăn uống không đủ chất

Huấn luyện điền kinh

Thừa hoặc thiếu cân

Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục

Bệnh khiến thay đổi hooc môn như hội chứng buồng trứng đa nang và suy buồng trứng sớm

Tuổi tác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng sinh con của người phụ nữ?

Lão hóa làm giảm khả năng sinh con của người phụ nữ vì:

Giảm sản xuất trứng

Còn lại ít trứng

Trứng không còn khỏe mạnh

Có thể gặp các vấn đề về sức khỏe gây ra vấn đề về sinh sản

Dễ bị sảy thai

Phụ nữ nên cố gắng để mang thai trong bao lâu trước khi gọi bác sỹ?

Hầu hết các chuyên gia khuyên rằng ít nhất là 1 năm, con số này đối với phụ nữ 35 hoặc già hơn 6 tháng. Khả năng có con của phụ nữ giảm nhanh chóng sau tuổi 30.

Một số vấn đề về sức khỏe cũng làm tăng nguy cơ vô sinh. Bởi thế, phụ nữ nên tham vấn ý kiến bác sỹ nếu họ:

Kinh nguyệt thất thường hoặc không xuất hiện

Đau đớn trong kỳ kinh nguyệt

Lạc nội mạc tử cung

Viêm vùng chậu

Sảy thai hơn một lần

Tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi cố gắng mang thai sẽ giúp bạn sẵn sàng hơn cho việc có em bé. Họ cũng có thể trả lời các câu hỏi về khả năng sinh sản và đưa ra các mẹo về thụ thai.

Làm thế nào để bác sĩ phát hiện ra vấn đề về sinh sản?

Đối với đàn ông, bác sĩ thường bắt đầu với việc kiểm tra tinh dịch. Họ nhìn vào số lượng, hình dạng và sự chuyển động của tinh trùng. Thỉnh thoảng bác sĩ cũng sẽ gợi ý về việc kiểm tra lượng hooc môn.

Ghi lại những thay đổi nhiệt độ cơ thể vào buổi sáng trong nhiều tháng

Ghi lại xem chất nhầy ở cổ tử cung trông thế nào trong vài tháng

Sử dụng bộ kiểm tra rụng trứng tại nhà (có sẵn tại cửa hàng thuốc hoặc cửa hàng tạp hóa)

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra quá trình rụng trứng bằng việc xét nghiệm máu. Hoặc họ có thể siêu âm buồng trứng. Nếu quá trình này bình thường, sẽ thực hiện các bài kiểm tra sinh sản khác.

Một số bài kiểm tra phổ biến ở phụ nữ:

Hysterosalpingography: Chụp x-quang tử cung vòi trứng. Bác sĩ sẽ tiêm một loại chất màu đặc biệt vào tử cung qua âm đạo. Chất này xuất hiện trong x-quang. Sau đó, bác sĩ có thể theo dõi xem chất này có di chuyển tự do qua tử cung và ống dẫn trứng không? Điều này có thể giúp họ tìm ra các khối u có thể gây ra vô sinh. Các khối này có thể ngăn cản trứng di chuyển từ ống dẫn trứng đến tử cung, một số khối cũng có thể giữ cho tinh trùng tiếp cận trứng.

Nội soi ổ bụng: Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc giải phẫu nhỏ để nhìn vào bên trong ổ bụng. Họ sẽ rạch một vết mổ nhỏ ở vùng bụng dưới và chèn ống nghe vào. Với phương pháp này, bác sỹ có thể kiểm tra buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. Lạc nội mạc tử cung cũng có thể được tìm ra bởi phương pháp nội soi.

Tìm nguyên nhân gây vô sinh có thể là một quá trình dài nên chị em đừng lo lắng nếu vấn đề không được xác định ngay lập tức.

Vô sinh được chữa trị như thế nào?

Vô sinh có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, thụ tinh nhân tạo, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, hoặc kết hợp các phương pháp này. Phần lớn sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Các bác sĩ khuyên nên điều trị cụ thể cho vô sinh dựa trên:

Kết quả kiểm tra

Thời gian vợ chồng cố gắng để mang thai

Tuổi tác

Sức khỏe tổng thể

Mong muốn của các cặp đôi

Phương pháp chữa trị được áp dụng đối với nam giới:

Vấn đề tình dục: Bác sĩ có thể giúp nam giới đối phó với bất lực hoặc xuất tinh sớm, sử dụng thuốc hoặc liệu pháp hành vi, hoặc kết hợp cả hai.

Quá ít tinh trùng: Phẫu thuật hoặc thuốc kháng sinh (làm sạch các nhiễm trùng ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng)

Chuyển động của tinh trùng: Phẫu thuật

Với phụ nữ: phẫu thuật

Nhiều loại thuốc sinh sản được dùng để giải quyết vấn đề về rụng trứng. Cần nói chuyện với bác sĩ để biết được những lợi ích và tác hại của việc dùng thuốc. Bạn nên hiểu rõ được các mối nguy hiểm, lợi ích và tác dụng phụ của thuốc.

Mời ba mẹ tìm hiểu thêm thông tin qua bài viết Các nghiên cứu tiếp theo về phương pháp điều trị vô sinh

Loại thuốc nào được sử dụng để điều trị vô sinh ở phụ nữ?

Clomid: Thuốc này gây rụng trứng bằng cách tác dụng lên tuyến yên. Nó thường được sử dụng với phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang hoặc các vấn đề khác với rụng trứng. (Uống)

hMG (Repronex, Pergonal): Thuốc này sử dụng cho người không rụng trứng do các vấn đề về tuyến yên. Thuốc hoạt động trực tiếp trên buồng trứng để kích thích rụng trứng. (Tiêm)

FSH: Hoạt động giống hMG

Gn-RH: Được sử dụng cho những phụ nữ không rụng trứng thường xuyên mỗi tháng. (Tiêm hoặc xịt mũi)

Metformin (Glucophage): Dùng cho người kháng insulin hoặc PCOS. Thuốc giúp giảm mức độ hooc-môn nam ở phụ nữ. (Uống)

Bromocriptine (Parlodel): Dùng cho người rụng trứng do prolactin cao. (hoocmon tạo ra quá trình sản xuất sữa)

Nhiều loại thuốc làm tăng khả năng mang thai đôi, ba, hoặc nhiều hơn ở phụ nữ. Phụ nữ mang nhiều bào thai gặp nhiều vấn đề hơn khi mang thai. Nhiều bào thai mẹ sẽ có nguy cơ sinh non. Trẻ sinh non thường có sức khỏe không đảm bảo và gặp vấn đề về sự phát triển.

Thụ tinh trong tử cung là gì?

Là thụ tinh nhân tạo. Trong quá trình này, người phụ nữ được tiêm tinh trùng đặc biệt. Đôi khi người phụ nữ cũng được điều trị với thuốc nhằm kích thích rụng trứng trước khi thực hiện thụ tinh nhân tạo.

Thụ tinh nhân tạo thường được sử dụng khi:

Nam vô sinh nhẹ

Nữ có vấn đề với chất nhầy ở tử cung

Các cặp vợ chồng vô sinh không rõ nguyên nhân

Công nghệ hỗ trợ sinh sản là gì? (ART)

Là một nhóm các phương pháp khác nhau được sử dụng để giúp các cặp vợ chồng vô sinh. Hoạt động bằng cách loại bỏ trứng khỏi cơ thể người phụ nữ. Trứng sau đó được trộn lẫn với tinh trùng để tạo phôi. Các phôi sau đó được đưa trở lại vào cơ thể người phụ nữ.

Tỷ lệ thành công của công nghệ hỗ trợ sinh sản?

Tỷ lệ thành công khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số yếu tố ảnh hưởng:

Tuổi của bạn đời

Lý do vô sinh

Phòng khám bệnh

Loại ART

Trứng tươi hoặc đông lạnh

Phôi tươi hay đông lạnh

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thu thập tỷ lệ thành công về điều trị ARV ở một số phòng khám sinh sản. Theo một báo cáo CDC năm 2014 về ART, tỷ lệ trung bình của các chu kỳ điều trị ARV dẫn đến sinh con là:

39% ở phụ nữ dưới 35 tuổi

30% ở phụ nữ trong độ tuổi 35-37

21% ở phụ nữ tuổi từ 37-40

11% ở phụ nữ trong độ tuổi 41-42

ART có thể tốn kém và tốn thời gian. Nhưng nó đã cho phép nhiều cặp vợ chồng có con. Biến chứng thường gặp nhất của ART là nhiều bào thai. Nhưng đây là một vấn đề có thể được ngăn chặn hoặc giảm thiểu theo nhiều cách khác nhau.

Có những loại công nghệ hỗ trợ sinh sản (ART) nào?

Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)

Thụ tinh bên ngoài cơ thể. IVF là phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Nó thường được sử dụng khi ống dẫn trứng của người phụ nữ bị tắc hoặc khi người đàn ông xuất quá ít tinh trùng. Bác sĩ sẽ dùng một loại thuốc nhằm kích thích buồng trứng sản xuất ra nhiều trứng.

ZIFT

Giống với thụ tinh ống nghiệm (IVF), quá trình thụ tinh xảy ra trong phòng thí nghiệm, sau đó phôi non được truyền vào ống dẫn trứng thay vì tử cung.

GIFT

ICSI

Thường được sử dụng cho các cặp vợ chồng gặp vấn đề nghiêm trọng với tinh trùng. Thỉnh thoảng được sử dụng cho các cặp vợ chồng lớn tuổi, hoặc những người thất bại với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Trong ICSI, tinh trùng được tiêm vào trứng trưởng thành. Sau đó phôi được chuyển vào tử cung hoặc ống dẫn trứng.

Công nghệ hỗ trợ sinh sản sử dụng trứng từ những người hiến tặng (trứng của phụ nữ khác), tinh trùng hiến tặng hoặc phôi đông lạnh trước đây.

Trứng hiến tặng đôi khi được sử dụng cho phụ nữ không sản xuất được trứng. Trứng hay tinh trùng hiến tặng thỉnh thoảng cũng được sử dụng khi gặp vấn đề khi các cặp vợ chồng mắc bệnh truyền nhiễm có thể lây nhiễm cho bé.

Một người phụ nữ hoặc các cặp đôi vô sinh có thể sử dụng phôi hiến tặng. Đây là phôi được tạo ra bởi các cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh hoặc được tạo ra từ tinh trùng và trứng của người hiến tặng. Phôi được hiến tặng sẽ được chuyển đến tử cung. Đứa trẻ sẽ không bị lây nhiễm bệnh từ cha mẹ.

Mang thai hộ

Người có buồng trứng nhưng tử cung không dùng được cho việc mang thai (ví dụ do có vấn đề về sức khỏe) có thể cân nhắc đến phương pháp này.

Trong trường hợp này, người phụ nữ sử dụng trứng của họ. Trứng và tinh trùng của cặp vợ chồng này sẽ được đặt trong tử cung của người mang thai hộ – người này sẽ không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ, sau khi sinh xong, sẽ đưa em bé cho bố mẹ ruột.

Nghiên cứu gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh cho thấy trẻ sinh nhờ công nghệ hỗ trợ sinh sản có khả năng mắc phải các dị tật bẩm sinh cao gấp hai đến bốn lần. Chúng có thể bao gồm vấn đề về tim và hệ tiêu hóa, hở hàm ếch môi hoặc vòm miệng.

Các nhà nghiên cứu chưa biết tại sao điều này lại xảy ra. Các dị tật bẩm sinh có thể không phải do công nghệ mà do các yếu tố khác như tuổi tác của cha mẹ. Cần tìm hiểu thêm. Nguy cơ mắc phải dị tật tương đối thấp, nhưng các bậc cha mẹ cần cân nhắc điều này trước khi đưa ra quyết định nên tiến hành phương pháp nào.

Nguồn: https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/infertility

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, ngoài việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ nên thực hành thai giáo cho con để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online – Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm khác biệt trong chương trình của POH là tính cá nhân hóa sâu sắc và chi tiết theo “NGÀY HÔM NAY” của bé. Mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu trong thời gian ngắn nhất.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết.

Chọc Hút Dịch Màng Phổi Và Sinh Thiết Màng Phổi

Thế nào là tràn dịch màng phổi?

Khi có tràn dịch màng phổi, người bệnh sẽ thường thấy khó thở khi gắng sức, lâu dần đau vùng xương sườn khi hít thở sâu hoặc khi thay đổi tư thế, ho khan. Bác sĩ có thể nghi ngờ tràn dịch màng phổi khi nghe phổi và chỉ định chụp X-quang lồng ngực để xác định. Mặc dù có thể thấy tràn dịch màng phổi trên phim chụp X-quang lồng ngực, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa với việc có thể xác định nguyên nhân gây ra tràn dịch.

Để xác định được nguyên nhân gây ra tràn dịch màng phổi, bác sĩ sẽ thực hiện chọc hút dịch màng phổi (pleural puncture hoặc thoracentesis) để lấy dịch mẫu làm xét nghiệm.

Phòng xét nghiệm sẽ kiểm tra:

Số lượng proteins và LDH (Lactate dehydrogenase): điều này sẽ giúp biết được tràn dịch màng phổi do bệnh lý màng phổi hay do thiếu protein trong máu.

Số lượng và loại bạch cầu: điều này sẽ chỉ ra những nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh lý màng phổi. 

Sự hiện diện của vi khuẩn và độ nhạy cảm với kháng sinh thông thường.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác, kể đến như sinh thiết màng phổi, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể từng người bệnh.

Chọc hút dịch màng phổi cũng giúp bác sĩ loại bỏ tất cả các chất lỏng tích tụ ở khoang màng phổi làm giảm các triệu chứng ở người bệnh.

Thế nào là chọc hút dịch màng phổi?

Chọc hút dịch màng phổi là một thủ thuật xâm lấn nhỏ, cho phép bác sĩ lấy một mẫu dịch lỏng trong khoang màng phổi khi bạn bị tràn dịch màng phổi.

Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim mảnh và thực hiện dưới gây tê cục bộ trên da, xuyên qua thành ngực cho đến khi vào đến không gian màng phổi của người bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ hút chất dịch bằng ống tiêm.

Kim sẽ được tháo ra khi kết thúc thủ thuật.  

Nếu lượng chất lỏng không nhiều, thủ thuật này sẽ được thực hiện sau khi xác định vị trí tràn dịch bằng siêu âm.  

Người bệnh không cần phải nhập viện sau khi làm thủ thuật này nhưng người bệnh sẽ được theo dõi trong 4 tiếng sau đó và chụp X-quang trước khi rời khỏi bệnh viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.

Thế nào là sinh thiết màng phổi?

Sinh thiết màng phổi là một thủ thuật xâm lấn cho phép bác sĩ trích lấy một mẫu xét nghiệm màng phổi – lớp màng bao quanh phổi.

Có hai cách thực hiện sinh thiết màng phổi:

Chọc hút dịch màng phổi:

Đây là một thủ thuật xâm lấn nhỏ được thực hiện dưới gây tê cục bộ bởi bởi bác sĩ hô hấp.

Bác sĩ sẽ bắt đầu thủ thuật bằng một loại kim sinh thiết với kỹ thuật tương tự như chọc hút dịch màng phổi và đưa kim vào thành ngực của người bệnh để lấy mẫu bệnh phẩm ở màng phổi. Kim sẽ được loại bỏ sau cùng khi thủ thuật kết thúc. 

Người bệnh sẽ không cần phải nhập viện nhưng cần phải ở lại bệnh viện trong 4 tiếng sau đó để chụp X-quang trước khi ra viện để đảm bảo rằng người bệnh đang ở tình trạng ổn định, không biến chứng.

Nội soi màng phổi:

Đây là một thủ thuật xâm lấn được bác sĩ phẫu thuật lồng ngực thực hiện dưới gây mê toàn thân. Người bệnh cần nhập viện trước lịch thực hiện vài ngày.

Thủ thuật trên không đề cập chi tiết trong tài liệu này.

Những rủi ro khi thực hiện chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi là gì?

Chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi thường là các thủ thuật chứa đựng một vài biến chứng, có thể kể đến như:

Đau trong khi làm thủ thuật, thường có thể giảm nhẹ bằng cách tiêm thuốc gây tê cục bộ và sẽ biến mất khi kim được gỡ bỏ.

Chảy máu: Người bệnh tối thiểu có thể bị chảy máu khi kim đâm vào da, hoặc khi làm sinh thiết màng phổi, đặc biệt trong trường hợp nếu người bệnh dùng thuốc làm loãng máu hoặc nếu người bệnh gặp các vấn đề về máu đông. Đó là lí do tại sao bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các thuốc điều trị thường xuyên và tiền sử bệnh lý sức khỏe, sau đó chỉ định người bệnh xét nghiệm máu kiểm tra vấn đề đông máu (nếu cần thiết). Hiếm khi, chảy máu có thể chuyển biến phức tạp hơn sau khi thực hiện sinh thiết màng phổi và khi ấy người bệnh cần nhập viện đặt ống lồng ngực.

Tràn khí màng phổi: Dịch màng phổi có thể thay thế bởi không khí, hoặc do có lỗ thủng ở màng phổi trong quá trình thực hiện thủ thuật hoặc thường nhất là do sự giãn nở không hoàn toàn của phổi. Đó là lý do tại sao người bệnh nên chụp X-quang lồng ngực để kiểm tra sau thủ thuật. Trong một số trường hợp, không khí phải được loại bỏ bằng cách lồng ống dẫn lưu từ lồng ngực.

Ho ra máu trong khi thực hiện thủ thuật: Xảy ra rất hiếm và nguyên nhân thường do kim đâm vào phổi. Hiện tượng này thường không đáng lo ngại và sẽ dừng lại sau vài phút.

Khi nào người bệnh có kết quả?

Các mẫu mà bác sĩ trích (lấy) từ người bệnh sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm.

Kết quả phân tích tế bào, proteins và LDH sẽ nhận được sau 01 ngày. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm vi sinh, pathology và lao phổi cần đợi thêm.

Sau chọc hút dịch màng phổi và sinh thiết màng phổi, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh khám lại trong vòng 05 ngày sau để giải thích các kết quả và kê đơn thuốc điều trị hoặc đề xuất thêm các xét nghiệm cần bổ sung (nếu cần thiết).

Khoa Hô hấp-Dị ứng của Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội có khả năng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, về phổi và bao gồm cả Lao phổi và Lao ngoài phổi. Khoa thực hiện khám và điều trị bệnh hô hấp, như: viêm đường hô hấp trên: viêm phế quản cấp, mãn; viêm phổi; áp xe phổi; lao phổi và lao ngoài phổi; bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; hen phế quản; giãn phế quản….

Đồng thời, Khoa Hô hấp-Dị ứng còn thực hiện các thủ thuật, như: Thăm dò chức năng hô hấp và test phục hồi phế quản; chọc dò và sinh thiết màng phổi; mở màng phổi, đặt sonde dẫn lưu màng phổi; nội soi phế quản ống mềm; sinh thiết khối u, thành phế quản; phối hợp với phẫu thuật viên lồng ngực…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Cần Biết Về Chọc Ối Và Sinh Thiết Gai Nhau trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!