Đề Xuất 6/2023 # Những Điều Ít Biết Về Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Sơ Sinh # Top 15 Like | Ngubao.com

Đề Xuất 6/2023 # Những Điều Ít Biết Về Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Sơ Sinh # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Điều Ít Biết Về Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Sơ Sinh mới nhất trên website Ngubao.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi nào trẻ có thể nhìn thấy?

Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé  1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng.

Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi mới vừa chào đời, nhưng lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn rất hạn chế. Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc.

Những điều nên biết về thị giác của trẻ sơ sinh

Đôi mắt “sơ khai”

Tiền thân của đôi mắt là hai đường rãnh nhỏ xuất hiện trên phôi thai ở ngày thứ 22 của thai kỳ. Từ đây, hình thành dây thần kinh thị giác và sau đó là đôi mắt.

Kiểm tra các dị tật mắt bẩm sinh

Ngay khi bé chào đời, bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có mắc các dị tật mắt bẩm sinh hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn nhỏ nước muối sinh lý cho bé để ngăn nhiễm trùng.

Bé sẽ nhìn thấy gì?

Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai màu: đen, trắng và sắc độ xám trung gian. Điều này là do các tế bào thần kinh não và các tế bào mắt chưa phát triển hoàn toàn.

Tầm nhìn bị hạn chế

Bé sẽ không thể di chuyển mắt của mình để quan sát cùng lúc hai đối tượng và chỉ có thể nhìn thấy vật thể trong phạm vi 20 – 30cm trước mặt.

Tật khúc xạ

Trẻ sơ sinh sẽ mắc phải một số tật khúc xạ tự nhiên. Người lớn mắc tật khúc xạ thì sẽ phải đeo kính. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bạn không cần phải lo lắng vì đây là do võng mạc của bé đang phát triển. Ngoài ra, bạn cũng sẽ thấy bé thường phản ứng với những ánh sáng rực rỡ bằng cách nhấp nháy mắt.

Sự phát triển thị giác của trẻ sơ sinh diễn ra như thế nào

Ngay giây đầu tiên lọt lòng mẹ, thị giác của bé đã được kích hoạt và bắt đầu phát triển. Tại thời điểm chào đời, thị lực của bé là 1/20, nhưng sẽ phát triển nhanh chóng để đạt đến mức trưởng thành là 20/20 khi bé ở vào khoảng 3-5 tuổi. Sự tăng trưởng cực nhanh là lý do vì sao tháng đầu đời rất quan trọng trong sự phát triển thị giác của trẻ.

Trong tuần đầu tiên

Bé chỉ có thể nhìn thấy sự vật trong phạm vi 20-30cm trước mặt, bằng khoảng cách từ mặt bé đến bạn khi bạn cho con bú. Các bé ở độ tuổi này thường chỉ nhìn tập trung vào sự vật được trong vài giây mà thôi. Để tạo điều kiện phát triển thị lực đồng đều ở cả hai mắt của bé, bạn hãy thường xuyên đổi bên vú và chiều bế bé khi cho bú. Bằng cách này, cả hai mắt của bé sẽ được kích thích thị giác như nhau. Bạn cũng đừng ngại áp sát vào bé khi nói chuyện hay diễn các nét mặt cho con xem.

Ngay khi sinh ra, bé chỉ nhìn được sự vật xung quanh trong hai sắc: đen và trắng, cùng sắc độ xám trung gian. Trong những tháng tiếp theo, con bạn sẽ dần phát triển thị giác màu sắc, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Bé yêu của bạn sẽ phát triển thị giác màu sắc trong khoảng 4 tháng.

Bố mẹ thường thích trang trí phòng của thiên thần nhỏ với những gam màu dịu nhẹ dễ thương nhưng trong thực tế, những màu này không gây kích thích tự nhiên với thị giác của trẻ sơ sinh. Màu trắng và đen, cùng với những màu cơ bản như đỏ, cam, vàng và xanh dương sẽ kích thích thị giác của bé tốt hơn. Mẹo chọn màu sơn cho phòng bé rất đơn giản, hãy bắt chước màu đồ chơi trẻ con (chẳng hạn những khối xếp hình Lego), các nhà sản xuất đồ chơi đã có nghiên cứu kỹ lưỡng về điều này.

Ở tuần tuổi thứ hai

Ở tuần thứ ba

Bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây. Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.

Ở tuần thứ tư

Bé đã bắt đầu có thể nhìn theo khi vật thể di chuyển qua lại sang hai bên ở trước mặt bé. Nhưng bé làm điều này bằng cách xoay cả đầu. Bé sẽ chưa thể điều khiển để chỉ di chuyển mắt theo vật thể cho đến khi được 2-4 tháng tuổi.

1 tháng tuổi

Di chuyển mắt và đầu theo hướng có nguồn sáng.

Ghi nhận vật thể nằm trong trục ngang trước mặt (đặc biệt là các khuôn mặt).

Tiếp xúc bằng mắt và nhìn chăm chú vào những người chăm sóc bé.Ở tuần thứ ba, bé đã có thể nhận diện được khuôn mặt của bạn, nhưng vẫn chỉ có thể nhìn rõ trong khoảng 20-30cm trước mặt. Dù vậy, sự tập trung đã có thể dài hơn. Cho đến trước thời điểm này, bé chỉ có thể giữ ánh nhìn vào khuôn mặt trong vài giây, nhưng giờ thì bé đã có thể nhìn bạn chăm chú đến 10 giây.

Dù bạn thấy dường như không có gì khác biệt, nhưng mắt bé đang biến chuyển với một tốc độ nhanh chóng. Hãy tiếp tục kích thích thị giác của con bằng cách làm mặt hề và chơi đùa với bé ở khoảng cách gần, ngoài ra, hãy đặt những món đồ chơi có hình khối rõ ràng trước mặt con.

2-3 tháng tuổi

Ghi nhận vật thể theo cả trục dọc và trục xoay (quanh bé).

Bắt đầu có thể di chuyển mắt độc lập với đầu.

Tăng nhạy với ánh sáng.

Dùng mắt nghiên cứu bàn tay và bàn chân mình.

Dễ bị mất tập trung bởi những hình ảnh thú vị khác.

Giữ tiếp xúc bằng mắt cường độ cao trong thời gian dài hơn.

3-6 tháng tuổi

Xem và nghiên cứu bàn tay, bàn chân mình như thể đồ chơi;

Quan sát đồ chơi rơi và lăn đi;

Hướng mắt theo vật thể theo trục ngang (nhìn từ trái sang phải và ngược lại);

Mở rộng phạm vi thị giác và mức độ tập trung;

Tập trung quan sát được hầu khắp căn phòng;

Thích nhìn hình phản chiếu;

Di chuyển mắt độc lập với đầu.

Những bất ngờ về thị giác của trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh nhận ra mẹ từ rất sớm

Khi mới chào đời, thị lực của trẻ kém hơn người lớn 60 lần do cơ cấu của mắt chưa được hoàn chỉnh, mật độ các tế bào ở võng mạc còn thấp. Chỉ sau 48 tiếng đồng hồ, bé đã nhận ra mẹ.

Từ 0 đến 3 tháng tuổi thị giác của bé đã phát triển gần như hoàn thiện, tuy nhiên vẫn chưa thực sự tốt lắm. Ở độ tuổi này, bé thường thích nhìn những sự vật có nhiều màu sắc, khi thấy được rõ ràng bé sẽ bắt đầu yên lặng và nhìn.

Thị lực phát triển cùng trí tuệ của bé

Những trò chơi giúp phát triển thị lực là rất tốt cho bé, vì thị lực chính là thước đo cho sự phát triển trí não trong năm đầu đời. Bố mẹ hãy giúp bé học nhìn bằng những đồ vật thật sự rõ ràng và thu hút bởi vì việc nhìn thấy rõ ràng rất có hiệu quả đối với trẻ còn rất nhỏ. Khi không nhìn thấy rõ, trẻ sẽ không quan tâm và không chú ý nên bố mẹ tưởng bé chỉ nhìn vu vơ và lơ đễnh.

Cảm nhận được màu sắc và hình khối

Qua quan sát, có thể dễ dàng nhận ra rằng bé sơ sinh thường thích và bị thu hút bởi các đồ vật có hình tròn, có màu sắc tương phản. Dễ thấy nhất là khuôn mặt, ánh mắt và màu tóc của mẹ, mỗi khi mẹ ôm bé vào lòng cho bú, hay khi nói chuyện, nhìn nét mặt, ánh mắt của con cũng là một phương pháp tốt giúp kích thích hình thành sự tập trung cho bé. Cha mẹ nên treo trong phòng vài bức tranh hoặc ảnh kích thước lớn, bố cục đơn giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng để giúp bé tự học cách quan sát và cảm nhận.

Bé sơ sinh cần thời gian để quan sát và tập trung

Từ tháng tuổi thứ 4, khả năng thị giác của bé đã phát triển đầy đủ, nên cho bé xem màu sắc phong phú hơn, hình khối đa dạng hơn ở vị trí xa, gần khác nhau trong khoảng cách 32cm với các trạng thái đứng im hoặc chuyển động nhanh, chậm. Những đồ chơi hay tấm thẻ màu có màu tương phản mạnh như đỏ đen trắng sẽ giúp thúc đẩy phát triển thị giác của bé.

Tuy nhiên, khi bắt đầu “trình bày” những đồ chơi này trước mặt bé, có thể bé sẽ không nhìn và chẳng thèm đoái hoài gì, nhưng cứ kiên nhẫn làm như thế thật đều đặn mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi bé bắt đầu từ từ nhìn theo và quan sát đồ vật trước mắt, đó là khi trí não của bé bắt đầu tập trung vào những gì mà bé đã nhìn thấy được rõ ràng.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Các Giai Đoạn Phát Triển Ngôn Ngữ Của Trẻ Và Những Điều Ba Mẹ Cần Biết

Ba mẹ có biết, 6 năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến một lần trong cuộc đời. Nếu ba mẹ bỏ qua giai đoạn “vàng” này, trẻ rất khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.

Cho nên, việc tận dụng tối đa “thời kì mẫn cảm” của trẻ để phát triển các yếu tố nhạy cảm về trí tuệ ngôn ngữ vô cùng cần thiết. Sự thẩm thấu ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ của trẻ được đặc trưng bởi các mốc phát triển ngôn ngữ trong khoảng từ 0 đến 6 tuổi.

1. Giai đoạn nằm trong bụng mẹ

Trẻ bắt đầu nhận thức ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ khi bộ não của trẻ được kích hoạt ngay từ những ngày cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, thai nhi tiếp xúc và làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau. Đầu tiên là âm thanh của nhịp tim đập, tiếng chuyển động của bản thân mình, tiếng nhạc mà mẹ cho nghe, giọng nói của mẹ, tiếng cưng nựng của bố,… dần dần là các âm thanh phức tạp tiếng nhạc, tiếng động từ hoạt động của mọi người xung quanh.

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rõ rằng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những hoạt động có tính chất ngôn ngữ đầu tiên. Khi ở vào tuần tuổi 24 – 27, thai nhi đã học được những đặc trưng âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ như là nhịp điệu, độ cao, độ dài của âm thanh. Và cho đến khi được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết một vài âm mà chúng đã được tiếp xúc thường xuyên, liên tục ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Chính vì thế, cho trẻ nghe nhạc hay trò chuyện với trẻ ngay từ lúc chưa sinh ra trong giai đoạn cuối thai kì là một việc mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng nên làm.

2. Giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi

Ngay từ lúc sinh ra, trẻ đã có thể phát ra những âm thanh nho nhỏ, mặc dù năng lực thính giác chưa có biểu hiện rõ ràng. Đến tháng thứ hai, trẻ đã có thể bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ, hay tạo ra những tiếng kêu khe khẽ thích thú. Cũng ở tháng thứ hai, trẻ đã có thể hướng đầu tới phía nguồn phát ra âm thanh, bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc, bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình, và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình. Trẻ đã có thể bắt đầu cười ra tiếng khi tiếp xúc với cha mẹ và người thân.

Bắt đầu từ 4 tháng tuổi trở đi, khả năng phản xạ lại âm thanh thu nhận được của trẻ trở nên rõ rệt hơn. Trẻ có thể tự tạo ra các âm thanh đơn giản của chính mình hoặc đáp lại những âm thanh của người khác một cách tự nhiên hoặc bằng cử chỉ.

Ngay ở cuối giai đoạn này, trẻ đã có thể phân biệt một số tương tác bề ngoài tốt hay xấu với trẻ. Ví dụ bẹo má nhẹ kèm lời mắng yêu có thể làm cho trẻ khóc thét, do trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các hành vi đó. Nhưng dần dà về sau, trẻ đã có thể nhận ra các âm thanh có mục đích và đã có thể dần có những hành vi đơn giản để đáp ứng lại, ví dụ như trẻ có thể đái khi được xi, trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi nghe tiếng ru,… Ở cuối giai đoạn, trẻ đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và giọng nói của người khác. Đặc biệt, với một số trẻ phát triển sớm, hỏi bố đâu, mẹ đâu là trẻ đã có thể quay người để đi tìm và có thể tìm đúng, dù không phải lần hỏi nào cũng có thể đáp ứng được.

3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi

Bước sang tháng thứ tư, nhìn chung trẻ đã có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau, biết nâng cao giọng ê a của mình một cách tự nhiên. Trẻ bắt đầu biết tập trung chú ý, quan sát tỉ mỉ cử động và hình dáng miệng của người lớn khi người lớn nói chuyện với trẻ. Ở tháng thứ năm, trẻ đã tự mình phát ra được một số âm, chủ yếu là nguyên âm, khi tiếp xúc với người hoặc vật, hoặc trong lúc chơi một mình. Bước sang tháng thứ sáu, nói chung trẻ đã biết quay đầu hướng sang phía người gọi tên mình và đã có thể phát ra và lặp đi lặp lại những âm tiết (chưa có nghĩa) đầu tiên.

4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi

Bước vào giai đoạn này, những thành tựu ngôn ngữ mà trẻ có được ở giai đoạn trước phát huy mạnh mẽ. Năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rệt. Từ những tiếng bập bẹ nói gọi pa pa, ma ma, da da,… trẻ bắt đầu có những phát triển rõ rệt hơn về mặt ngôn ngữ. Số từ mà trẻ có thể hiểu có thể lên tới con số hàng trăm, trong đó trẻ dễ phản ứng theo những từ như bà, mẹ, bố, hôn, thơm, tạm biệt, há miệng, bế, đi chơi, về, đi làm, bú, ti,… Đồng thời, trẻ cũng đã nhận biết và có phản ứng phù hợp và rõ ràng với những lời nói tích cực (âu yếm, cưng nựng, cười đùa), những lời nói tiêu cực (tiếng quát mắng, cáu giận) hay lời nói “không” của cha mẹ.

Cuối giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Những từ đó thường là những từ bà, mẹ/ mạ, ba, nhăm, măm,… Khi nói ra được những từ như vậy thì trẻ cũng đã bắt đầu biết kết hợp giữa cử chỉ và ngôn ngữ của mình để thực hiện các yêu cầu đơn giản.

5. Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Đa số trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ khi tròn một tuổi. Bắt đầu từ đây, quá trình học ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách chính thức để tiến hành giao tiếp. Đến 18 tháng tuổi, trẻ đã phát hiện ra rằng mỗi sự vật, hiện tượng, hành động đều có tên gọi riêng của mình. Đây chính là điểm xuất phát khiến trẻ có thể bước vào giai đoạn bùng phát ngôn ngữ ở thời kì tiếp theo.

Trẻ đã có thể nghe hiểu và đáp ứng các hành vi định danh và mệnh lệnh thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, khi hỏi trẻ những câu hỏi như ở đâu, cái gì, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời thường xuyên và ổn định hơn trước nhiều, do chỗ trẻ đã biết gọi tên một số vật quen thuộc với mình, đã biết sử dụng ngón trỏ đi kèm lời nói.

6. Giai đoạn 18-24 tháng tuổi

Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn, tập trung quan sát cuộc nói chuyện của người lớn, dễ dàng lặp lại những từ nghe lỏm được, và biết nghe theo các chỉ dẫn, hiệu lệnh đơn giản mà không cần có cử chỉ hay hành động đi kèm. Cuối giai đoạn, trẻ có thể tự đặt những câu hỏi như cái gì? đi đâu?…

7. Giai đoạn 24-36 tháng tuổi

Bước sang tuổi thứ hai, trẻ bước sang giai đoạn bùng phát về mặt ngôn ngữ trên cả phương diện từ vựng lẫn phương diện tổ chức ngôn ngữ. (Cũng bắt đầu từ đây, cá tính của trẻ đã được bộc lộ). Ở giai đoạn này, trẻ học từ mới rất nhanh. Năng lực sử dụng từ ngữ cũng được cải thiện đáng kể, có thể gây ngạc nhiên cho người lớn.

Trẻ không chỉ học cách gọi tên sự vật, hiện tượng, mà còn học cả những từ chỉ quan hệ ngữ pháp (cái, của, rồi, chưa, à,…). Trẻ thường xuyên nói chuyện một mình, nói chuyện với đồ chơi, quan sát và bắt chước lời nói của người lớn (cũng như bắt chước làm theo việc người lớn làm). Đến ba tuổi, trẻ có thể có 1.000 từ. Câu nói của trẻ dài năm – sáu âm tiết, thậm chí chín – mười âm tiết. Năng lực và nhu cầu thực hiện các hành động ngôn ngữ tăng lên đáng kể – các nhu cầu, mong muốn của trẻ đều có thể được thể hiện trực tiếp bằng các hành động ngôn ngữ (Con muốn uống. Đái tè…). Trẻ có thể hiểu, nhớ và làm theo một số mệnh lệnh đơn giản liên tiếp (đi ra ngoài, đóng cửa; bê ghế, ngồi vào bàn,…).

8. Giai đoạn 3 – 6 tuổi

Đây là giai đoạn mà chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ trẻ. Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần. Trẻ dễ dàng nói được các câu có năm-sáu từ. Đến năm tuổi, trẻ có thể đã có khoảng 5.000 từ. Trẻ nói đã rõ ràng, với một đứa trẻ nói ngọng, người lạ cũng có thể hiểu đến 75% những gì chúng nói.

Trẻ gần như có thể hiểu hết những gì nghe được hay chủ động tiếp xúc. Thời điểm này, trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ. Trẻ có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác. Trẻ cũng có thể phát âm chính xác các chữ cái hay các âm riêng rẽ khi chúng ta dạy trẻ, kể cả những chữ cái hay âm không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ. Các kĩ năng giao tiếp được phát triển rất nhanh. Trẻ biết chủ động gây sự chú ý hay thiết lập quan hệ bằng lời nói (như rủ bạn chơi).

Với những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nêu trên, có thể nhận thấy rằng, 6 năm đầu đời đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ hãy chú trọng tới thời điểm “vàng” này để khơi gợi tiềm năng sẵn có và mang tới cho con một môi trường sẵn sàng để phát triển ngôn ngữ tốt nhất.

Hi vọng những thông tin trên hữu ích với ba mẹ.

TẠI ĐÂY: http://tuyensinh.sakuramontessori.edu.vn/caugiay-hoithao-monandmom/

Đăng ký tham gia ngay

Nguồn: Từ Hot Mom Phan Thị Hồ Điệp

Mụn Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Mẹ Cần Biết

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ những tháng đầu tiên sau khi sinh thường xuyên xuất hiện các mụn sữa trắng (hay còn gọi là hạt kê). Mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và hầu hết trẻ sơ sinh đều xuất hiện loại mụn này. Mụn sữa thấy được gần như ở một nửa số trẻ sơ sinh từ khi mới sinh.

Mụn sữa có kích thước 1-2 mm, nằm như một u đặc bên dưới da. Mẹ có thể nhìn thấy mụn sữa ở trẻ ở các khu vực như lông mày, mũi, những phần có nếp gấp, trên đầu. Hầu hết mụn sữa có khả năng biến mất khi trẻ lớn dần. Có nhiều trẻ có thể phát triển muộn hơn sau giai đoạn sơ sinh là thời thơ ấu hoặc thiếu niên.

Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa xảy ra khi các tế bào da chết từ lớp biểu bì bị mắc kẹt trong các túi nhỏ trên bề mặt da thay vì rơi ra. Điều này gây ra các mụn nhỏ, màu trắng, giống như ngọc trai trên da của trẻ.

Trong một vài trường hợp trẻ uống sữa công thức và dị ứng hoặc không hợp với sữa chứa nhiều đạm albumin. Hoặc bé cũng có thể nổi mụn sữa do mẹ ăn thức ăn nóng hoặc có chứa chất không phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.

Mụn sữa thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá ở trẻ em, nhưng chúng không phải là một. Một bác sĩ nhi khoa có kinh nghiệm sẽ có thể phân biệt bằng cách chỉ kiểm tra da. Không cần xét nghiệm chẩn đoán để xác nhận sự hiện diện của mụn sữa. Mụn sữa có thể tiếp tục xuất hiện trên da của bé trong một vài năm.

Các triệu chứng mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa trắng ở trẻ sơ sinh có đặc trưng bởi các nốt sần màu trắng, hình ngọc trai, có thể nhìn thấy trên da của bé. Chúng phổ biến nhất ở mũi, má và cằm và những vùng khác trên khuôn mặt. Trên da đầu của trẻ cũng có thể thấy các nốt phồng, đặc biệt là khi tóc thưa. Trong một số trường hợp, các vết sưng có thể lan đến thân, chân tay hoặc thậm chí xuất hiện ở miệng và vòm họng.

Trẻ quẩy khóc bất thường cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân nổi mụn sữa. Trẻ nổi nhiều mụn sữa hơn khi đang bị nóng trong, da bị dính nước bọt, sữa hay tiếp xúc với quần áo vải thô ráp. Mụn sữa thường sẽ tự khỏi khi trẻ được 3 tháng. Nếu ngoài 3 tháng bé vẫn bị mụn sữa, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được tư vấn và kê một số loại thuốc phù hợp.

Phân biệt các loại mụn sữa ở trẻ

Đây là dạng mụn sữa mà trẻ sơ sinh thường mắc phải có màu trắng đục như đốm sữa. Mụn sữa ở trẻ em không nguy hiểm và có thể tự hết.

Mụn sữa tạo thành mảng bám là một tập hợp nhiều tổn thương lan rộng trên đường kính rộng trên da. Nguyên nhân xuất hiện mụn sữa mảng bám là do các rối loạn da như pseudoxanthomaasticum, lupus ban đỏ dạng đĩa và bệnh liken phẳng.

Khi có mụn sữa tái phát ảnh hưởng đến mặt, cánh tay và thân mình, nó được gọi là mụn sữa nhiều đợt. Mụn sữa có thể không có triệu chứng như mụn sữa ở trẻ sơ sinh, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể ngứa. Mụn sữa có thể xuất hiện khi xảy ra phản ứng một số loại thuốc bôi ngoài da như phenol, kem corticosteroid, kem 5-fluorouracil và hydroquinone.

Mụn sữa do chấn thương đề cập đến tình trạng da phát sinh tại vị trí chấn thương da. Mụn sữa xuất phát từ các ống dẫn mồ hôi ở vùng kín và gợi nhớ đến một nốt vôi hóa. Các chấn thương thường gặp trên da có thể gây ra mụn sữa bao gồm bỏng nhiệt, phát ban phồng rộp và da bị trầy xước.

Cách điều trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh

Cách trị mụn sữa ở trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất là chăm sóc da hằng ngày cho bé một cách khoa học. Hầu hết các vết sưng trên da của em bé sẽ tự lành, mặc dù phải mất một vài tuần mới có thể hết hoàn toàn.

Chăm sóc da cơ bản bằng cách tắm cho bé bằng nước ấm (không nóng), sử dụng sữa tắm chứa chất tẩy rửa nhẹ nhàng và nước ấm. Mẹ cũng có thể đun nước lá tắm cho bé như sài đất, lá riềng, nước hạt mùi,…Tham khảo ngay bài viết “trẻ sơ sinh bị mụn sữa tắm lá gì” nếu mẹ muốn tìm hiểu về các loại nước tắm lá cho bé. Hoặc đơn giản hơn là sử dụng nước tắm thảo dược an toàn cho da bé có khả năng ngăn ngừa rôm sảy, mụn nhọt là một ý tưởng không tồi.

Không nên chà xát da mạnh khi đang lau khô, thay vào đó nên dùng khăn lau nhẹ cho khô. Bạn không nên cố gắng cậy hoặc nặn chúng vì điều này làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Da của trẻ cần được dưỡng ẩm bằng kem dưỡng ẩm không chứa nước hoa, không chứa dầu để đảm bảo da không bị khô.

Mẹ nên lựa chọn cho bé những bộ quần áo cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Nếu có thể mẹ nên cho bé dùng tã vải tránh bị bí. Đồ dùng của bé như chăn màn, gối, ga cũng cần được vệ sinh thường xuyên bằng chất tẩy rửa nhẹ, không chứa nước hoa.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh không khiến bé khó chịu hay đau đớn. Nó không gây ngứa nhưng nếu trẻ gãi vào xung quanh trẻ có thể bị mẩn đỏ hoặc sưng tấy. Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng thứ phát cần phải được đưa bé tới khám bác sĩ.

Sự Phát Triển Của Dương Vật Vào Tuổi Dậy Thì

Dương vật là bộ phận sinh dục quan trọng của nam giới. Đối với nam giới, sự phát triển của dương vật luôn được quan tâm nhiều nhất. Tuổi dậy thì là độ tuổi mà dương vật có những thay đổi nhiều nhất. Do đó, nam giới cần hiểu biết các thay đổi trong thời gian này, qua đó biết cách chăm sóc hiệu quả hơn cơ quan quan trọng này.

1. Dương vật là gì?

Dương vật là một bộ phận thuộc cơ quan sinh dục nam, sẽ phát triển và đạt kích thước tương đối đầy đủ trong giai đoạn dậy thì.

Ngoài chức năng tình dục, dương vật hoạt động như một ống dẫn để loại nước tiểu khỏi cơ thể. Ở đây, dương vật là phần nối dài của niệu đạo ngoài cơ thể nam.

1.1. Cấu tạo dương vật

1.1.1. Đầu dương vật

Đối với những người đàn ông không được cắt bao quy đầu, đầu dương vật được bao phủ bởi một lớp mô màu hồng (gọi là niêm mạc). Còn khi nam giới đã cắt bao quy đầu, bao quy đầu được phẫu thuật cắt bỏ và niêm mạc trên quy đầu chuyển thành da khô.

Ở đầu dương vật có lỗ tiểu. Đây là điểm cuối của niệu đạo ngoài. Cũng là điểm cuối của đường dẫn tinh phóng ra ngoài.

Tại đầu dương vật có chứa các mút đầu tận thần kinh nhạy cảm. Một số đầu dây nằm ở bộ phận dây thắng dương vật. Chúng có chức năng cảm nhận khoái cảm khi thực hiện hành vi tình dục. Một số người có sự nhạy cảm hưng phấn quá mức thì dẫn đến dễ xuất tinh hay xuất tinh sớm.

1.1.2. Thể hang (Corpus cavernosum)

Là hai ống mô dài chạy dọc theo thân dương vật. Khi hưng phấn tình dục, máu lấp đầy thể hang và làm dương vật cương cứng. 

Lúc còn nhỏ, trẻ vẫn có sự cương dương. Tuy nhiên, khi chưa đến tuổi dậy thì, sự cương dương khá yếu. Đến tuổi dậy thì, lượng testosteron tăng đột ngột, kích thích thể hang phát triển. Hormon này làm kéo dài thể hang. Đây là nhân tố chính tạo nên kích thước dương vật nam giới. 

1.1.3. Thể xốp (Corpus spongiosum)

Chúng là một cột ống mô khác chạy dọc theo thân dương vật và kết thúc ở tinh hoàn. Thể xốp có tác dụng đóng – mở niệu đạo để cho nước tiểu hoặc tinh trùng đi ra khỏi cơ thể nam giới.

1.1.4. Mạch máu và thần kinh

Mạch máu và thần kinh xuất phát từ hai bên gốc dương vật, phân bố dọc theo chiều dài niệu đạo ngoài và khắp dương vật. Mạch máu và thần kinh ở khu vực này rất đặc biệt. Chúng thường nhạy cảm hơn ở các phần khác của cơ thể và độc đáo ở điểm chúng có thể “co-giãn” tùy theo sự phát triển chiều dài dương vật. 

1.2. Các bộ phận khác của cơ quan sinh dục nam

Khi nhắc đến vấn đề cơ quan sinh dục nam, ta thường chỉ chú trọng và chăm sóc mỗi “cậu bé”. Nhưng “một cây làm chẳng nên non”. Một mình “cậu bé” không thể đảm nhận cũng như làm hết tất cả vai trò của nó được. Bên cạnh đó, các cơ quan xung quanh cũng góp phần và hỗ trợ cho vai trò của cậu.

1.2.1. Tinh hoàn

Đây là bộ phận quan trọng bậc nhất của nam giới. Tuy nhiên chúng ít được quan tâm nhất. Đa số các nam giới chỉ quan tâm đến phần “niệu đạo ngoài” kia mà ít khi nào quan tâm đến hai cậu bé này.

Tinh hoàn gồm hai cơ quan: trái và phải. Ở giai đoạn bào thai, tinh hoàn được hình thành trong ổ bụng, phái trên thận. Khi thai nhi phát triển đến lúc sinh ra, hai tinh hoàn sẽ di chuyển xuống dưới và sau đó, nằm gọn cuối cùng ở hai túi bìu, bên dưới dương vật.

Tại đây, chúng có nhiệt độ thích hợp, “mát mẻ” hơn so với nhiệt độ bên trong ổ bụng. Chúng sẽ bắt đầu phát triển và tiết ra testosteron chủ yếu của nam giới cũng như chức năng sản sinh tinh trùng.

Một phần dây dẫn sẽ dẫn tinh trùng từ tinh hoàn sinh ra, tinh trùng phát triển dần bên trong ống dẫn tinh và hoàn thiện tại túi tinh.

Tinh hoàn được nuôi bởi hệ thống mạch máu và thần kinh rất phức tạp.

1.2.2. Túi tinh

Một thời gian, người ta tin rằng túi tinh chỉ có tác dụng chứa tinh trùng. Tuy nhiên mặt trong của túi tinh có chứa các tuyến, tiết ra các chất giúp các tinh trùng hoàn thiện cấu tạo. Một phần dinh dưỡng cũng được tiết ra để nuôi đám tinh binh này.

Khi các tinh binh đã già và đến “tuổi” chết đi, phần niêm mạc túi tinh sẽ hấp thụ lại các tế bào này.

1.2.3. Tuyến tiền liệt

Đây là một tuyến hình trái tim, bao quanh phần gốc của dương vật. Tuyến này có tác dụng tiết ra các chất nhờn và các chất dẫn, các chất dinh dưỡng giúp tinh trùng có thể sống sót một thời gian sau khi ra khỏi cơ thể. 

Ngoài ra, chất nhờn từ tuyến tiền liệt có chức năng bôi trơn đường dẫn trong lúc thực hiện hành vi tình dục. Phần chất nhờ sẽ bôi đường dẫn cho tinh trùng khi phóng tinh.

1.2.4. Phần da mu và xung quanh dương vật

Ít ai để ý phần da phía trên và xung quanh dương vật. Nhất là khi còn bé, phần da này của nam giới cũng trông như bình thường. 

Phần da xung quanh dương vật sẽ phát triển đặc tính sinh dục phụ: phần lông quanh bộ phận sinh dục. Về vai trò, sẽ được đề cập ở phần bên dưới.

1.2.5. Hệ thống dây chằng neo dương vật 

Cũng là một thiếu sót nếu như bỏ qua hệ thống dây chằng này. Phần gốc dương vật nằm ở đáy xương chậu. Dương vật gắn một cách lỏng lẻo vào xương mu bằng hệ thống dây chằng. Nói cách khác, cái tên gọi đã nói lên chức năng của nó. Nếu không có hệ thống dây chằng này, thì dương vật giống như “một trái chín rụng khỏi cây” – hoàn toàn không có gì gắn vào thân mình nam giới cả.

Hệ thống dây chằng này cũng là “cơ quan phụ” giúp cho “cậu bé” có thể cương cứng, dựng đứng một cách hoành tráng. Khi co cơ, cậu bé sẽ dựng đứng lên. Một số người có dương vật nhỏ, việc phẫu thuật cắt bỏ dây chằng neo dương vật sẽ giúp dương vật dài thêm khoảng 2-3cm, được dùng để phẫu thuật điều trị cho những người có dương vật nhỏ. Tuy nhiên, các bạn cũng biết đấy, khi cương cứng, dương vật sẽ không thể “hùng dũng”, “hiên ngang” như trước.

1.2.6. Dây thắng dương vật

Tại đầu dương vật có dây thắng dương vật. Đây thực chất là một nếp mô rất mỏng và co giãn, nằm mặt dưới của quy đầu. Đối với nam giới tụt được quy đầu xuống, thì khi cương cứng, phần dây thắng này căng ra.

Nhìn thì tưởng chừng vô dụng, nhưng thực tế, cơ thể người rất đặc biệt. Không có bộ phận nào mà “vô dụng” cả. Phần dây thắng này sẽ giữ cho bao quy đầu không tụt ra quá xa khi dương vật cương cứng. Do đó, đảm bảo cho sự che chở quy đầu.

Một phần ít ai nghĩ tới, là phần da mỏng ấy cũng che đậy các sợi thần kinh thụ cảm rất nhạy cảm. Khi bị kích thích, chúng cũng tạo nên các khoái cảm ở nam giới.

Nam giới khi cắt bao quy đầu, có thể bị cắt một phần hay cắt toàn bộ dây thắng. Khiến khi cương lên, lộ phần đầu dương vật ra ngoài, đôi khi không được bảo vệ, dễ bị trầy xước hơn. Đôi khi, một số nam giới khó đạt được khoái cảm, khi đã bị cắt bỏ dây thắng.

2. Những thay đổi trong giai đoạn dậy thì

2.1. Phát triển của dương vật

Dương vật bắt đầu phát triển trong độ tuổi từ 10 – 14 dưới tác động của hormone tăng trưởng. Bạn cần thích nghi với những thay đổi này để bước sang tuổi trưởng thành. Dương vật sẽ ngừng phát triển ở tuổi 16 – 21 khi mà kích thước đã đạt chuẩn. 

Bộ phận dương vật vừa thay đổi về kích thước và chức năng. Về kích thước, dương vật sẽ phát triển theo thứ tự lần lượt từ chiều dài đến chiều rộng. Dương vật chỉ phát triển mạnh trong một khoảng thời gian, sau đó ngừng lại rồi lại tiếp tục phát triển. Về chức năng, dương vật bắt đầu cương cứng để đáp ứng với các kích thích tình dục.

Dương vật có thể tiếp tục phát triển trong 1 – 2 năm sau khi ngừng tăng trưởng chiều dài. Nhìn chung, kích thước dương vật sẽ đạt đến mức chuẩn năm 18 – 21 tuổi. Dương vật sẽ phát triển cả về chiều dài và chiều ngang. Rõ nhất sẽ nhận thất ở hai trạng thái: khi xìu và cương dương.

Kích thước của dương vật không phụ thuộc vào thời gian bắt đầu phát triển sớm hay muộn. Nó phụ thuộc nhiều hơn vào lượng hormone tiết ra trong độ tuổi dậy thì.

2.2. Quá trình cương dương

Quá trình cương cứng là kết quả của sự thay đổi lưu lượng máu bên trong dương vật. Khi một người đàn ông bị kích thích tình dục, dây thần kinh làm cho các mạch máu dương vật mở rộng. Nhiều máu chảy vào và ít chảy ra khỏi dương vật, làm cứng các mô và duy trì sự cương cứng cho quá trình quan hệ tình dục.

Thể hang, như đã nói ở trên, sẽ phát triển mạnh trong giai đoạn này. Sự phát triển đó tạo nên kích cỡ chính của dương vật.

Vào thời điểm này của giai đoạn dậy thì, các cậu bé nam dễ bị kích thích bởi các yếu tố tình dục. Một chút hưng cảm, một chút cảm xúc nhẹ với đối tượng mình thích cũng khiến dương vật cương cứng. Đây là điều bình thường và không có điều gì phải e ngại cả.

Việc cố gắng kiềm chế sự cương dương như bóp, bẻ dương vật, mặc quần lót chật hoặc gò ép quá mức lúc cương cứng sẽ gây sang chấn dương vật. Từ nhẹ đến nặng. Nhẹ thì dương vật có thể phục hồi. Nếu nặng có thể làm gãy dương vật, hư hại thể hang và sẹo trong thể hang. Sẹo này sẽ làm cong dương vật về sau.

2.3. Quy đầu và phần đầu dương vật

Cùng với sự phát triển về kích cỡ dương vật, đầu dương vật cũng sẽ dần “lộ” ra ngoài.

2.3.1. Đối với các cậu bé được phẫu thuật cắt bao quy đầu

Một số bé trai được cắt bao quy đầu. Điều này có nghĩa là bao quy đầu bị loại bỏ. Quyết định cắt bao quy đầu cho một bé trai có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều này bao gồm sở thích, tôn giáo của cha mẹ và nơi đứa trẻ được sinh ra.

Nếu cắt bao quy đầu quá sớm, khi còn ở gian đoạn trẻ em thì khi dậy thì, một số cậu bé có thể gặp rắc rối. Sự phát triển của dương vật sẽ là căng phần da khi cương. Nếu cắt bao quy đầu từ lúc nhỏ có thể làm thiếu da, làm đau khi cương dương. Một số dương vật sẽ bị cong lên phía trên do thiếu da khi cương dương. Nếu phẫu thuật quá sớm, làm đứt dây thắng dương vật, có thể làm mất điểm kiểm soát khoái cảm khi thực hiện hành vi tình dục ở nam giới.

2.3.2. Đối với các cậu bé chưa phải trải qua phẫu thuật cắt bao quy đầu

Ở một cậu bé không được cắt bao quy đầu, bao quy đầu sẽ bắt đầu tách ra khỏi quy đầu. Điều này được gọi là co rút bao quy đầu. Nó xảy ra tự nhiên trong khi cậu bé là một em bé. Thu hồi bao quy đầu có thể xảy ra ngay sau khi sinh. Hoặc có thể mất vài năm. Hầu hết bao quy đầu có thể được rút lại hoàn toàn vào thời điểm một chàng trai trẻ 18 tuổi. 

Do đó, quá trình tụt dần của bao quy đầu sẽ hoàn tất cùng với sự phát triển của dương vật trong độ tuổi thiếu niên. Việc tụt xuống tự nhiên của bao quy đầu là do sự phát triển tự nhiên của cơ thể.

Phần bao quy đầu có thể được tụt xuống trong thời gian này, một phần cũng là do sự dễ cương dương. Các kích thích hoạt động tình dục và thủ dâm nam giới cũng giúp phần quy đầu này tụt xuống. 

Một thiếu niên không được cắt bao quy đầu nên rút lại hoặc kéo lại bao quy đầu và làm sạch bên dưới nó hàng ngày. Nó nên là một phần của thói quen vệ sinh hàng ngày của mình

2.4. Sự phát triển của tinh hoàn

Bạn cần chắc chắc rằng bạn có đủ hai tinh hoàn trong túi bìu. Nếu không có đủ hai tinh hoàn, đó sẽ là một rắc rối lớn. Như đã đề cập ở trên, tinh hoàn được hình thành tròn ổ bụng và di chuyển xuống bìu lúc bé trai được sinh ra. Khi không có đủ hai tinh hoàn tức là chúng đã bị “kẹt” trên đường di chuyển đâu đó trong ổ bụng. Việc phẫu thuật là cần thiết để định hình lại đúng vị trí của tinh hoàn. Nhiệt độ quá cao trong ổ bụng sẽ khiến tinh hoàn ẩn dễ sinh ra ung thư tinh hoàn, đây là một bệnh lý ác tính ở nam giới.

Khi bạn đã có đủ hai tinh hoàn trong túi bìu thì bạn an tâm, chúng sẽ phát triển trong giai đoạn dậy thì ở nam giới. Tinh hoàn sẽ to lên dần. Kích thước thường là đường kính 2.5 – 5cm mỗi tinh hoàn. 

Vào giai đoạn này, chúng sẽ hoạt động mạnh, tiết ra các hormon testosteron, kích thích các sự phát triển giới tính phụ ở nam. Tinh hoàn bắt đầu sản xuất tinh trùng. Sự sản xuất này sẽ bắt đầu từ thời điểm này cho đến lúc tinh hoàn không còn nữa, hoặc cho đến lúc cậu nam đó “nhắm mắt-xuôi tay” đến hết đời.

Tinh trùng sẽ được đưa dần đến túi tinh qua ống dẫn tinh. Trong quá trình đó, tinh trùng sẽ dần phát triển đến mức hoàn chỉnh. Thời gian sống của tinh trùng là 28 – 55 ngày. Số tinh trùng già và chết đi sẽ được hấp thụ lại trong túi tinh.

2.5. Túi tinh và “mộng tinh”

Khi được tạo ra quá dồi dào và dễ bị kích thích, một số nam giới sẽ diễn ra hiện tượng mộng tinh. Một kích thích nhẹ trong lúc ngủ, một giấc mơ đẹp về người mình thích sẽ kích thích túi tinh phóng tinh trong lúc ngủ. Điều này tạo nên các “giấc mơ ướt” hay mộng tinh ở nam giới. Đây là điều bình thường và không có gì phải e thẹn cả.

2.6. Túi bìu

Cùng với sự phát triển của tinh hoàn, hai túi bìu cũng phát triển. Phần da sẽ trở nên dãn ra, phù hợp với kích thước tinh hoàn. Da sẽ sậm đi, một số người sẽ nhăn lại.

Phần túi bìu có các thần kinh cảm giác, sẽ “săn” co rút lại khi bị kích thích hoặc khi gặp lạnh. Đây là cơ chế tự nhiên bảo vệ tinh hoàn.

2.7. Lông mu

Tinh hoàn sẽ tăng dần kích thước, lông mu bắt đầu mọc lên. Phần lông này là lông quăn, xoăn tít. Chúng sẽ mọc từ tuổi dậy thì cho đến khi cuối đời ở nam giới.

Phần lông này mọc dài từ phía trên mu, xuống bìu. Có người sẽ mọc lan ra hai bên háng và đùi. Một số nam giới, phần lông này lan lên cả bụng và quanh rốn. Có khi, phần lông này mở rộng hơn, lan ra hai bên hậu môn.

Một số người có sở thích cạo phần lông này. Lý do thường là thẩm mỹ, tôn giáo, giữ vệ sinh đối với những nam giới thường xuyên quan hệ. Cạo lông cũng tránh việc lây bệnh rận mu.

Tuy nhiên, phần lông này cũng có chức năng của nó. Chức năng đầu tiên là thẩm mỹ và thu hút bạn tình. Nhiều người cảm thấy kích thích khi thấy phần lông kéo dài ở bụng, quanh rốn. Phần lông này cũng là một lớp đệm và giúp cách nhiệt với môi trường, bảo vệ “cậu bé”. Chức năng chính của lớp lông này là giữ mùi.

Thực tế cơ quan sinh dục nam luôn tỏa ra các pheromone đặc trưng của từng người. Phần mùi này lưu giữ quanh phần lông và tạo nên sức hấp dẫn tình dục ở riêng mỗi người. Điều thú vị là cũng tùy người, có người cũng không thích mùi này lắm đâu. Nên còn tùy thuộc vào “đối tác” mà chúng ta có thể thay đổi phù hợp, hoặc theo “sở thích” của chính mình.

2.8. Chuỗi ngọc dương vật

Khi nam giới bắt đầu tụt được quy đầu, họ sẽ nhìn thấy xung quanh rãnh quy đầu có những hạt nhỏ li ti đồng dạng. Đôi khi xếp thành 2 hoặc 3 hàng chạy xung quanh rãnh quy đầu. 

Độ tuổi dậy thì sẽ bắt đầu xuất hiện các hạt này. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên sợ hãy bệnh gì cả vì chúng thực sự… bình thường. Chúng được gọi tên một cách trìu mến là “chuỗi hạt ngọc dương vật“. Chúng hoàn toàn vô hại.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Điều Ít Biết Về Sự Phát Triển Thị Giác Của Trẻ Sơ Sinh trên website Ngubao.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!